Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 đến 11

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 đến 11

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện

- Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật em bé thông minh

- Kỹ năng : - Rèn kỹ năng kể chuyện

- Thái độ : - Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, bài soạn, TLTK.

- Bảng phụ, phấn màu.

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp quy nạp

D. Tiến trình

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh và cho biết tại sao đây là truyện cổ tiêu biểu nhất, có nhân vật phong phú và kết cấu hoàn chỉnh nhất?

3- Bài mới

* Giới thiệu bài: Trong kho tàng cổ tích VN có loại truyện đề cao trí khôn dân gian tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày. “Em bé .”là một trong những truyện như thế

 

doc 28 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 Tuần 7, Tiết 25,26
	Văn bản
Em bé thông minh
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện
- Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật em bé thông minh
- Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng kể chuyện
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn, TLTK.
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh và cho biết tại sao đây là truyện cổ tiêu biểu nhất, có nhân vật phong phú và kết cấu hoàn chỉnh nhất?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong kho tàng cổ tích VN có loại truyện đề cao trí khôn dân gian tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày. “Em bé ...”là một trong những truyện như thế
Hoạt động 1 (10’)
- GV nêu yêu cầu đọc: vui, hóm hỉnh, lưu ý những câu, đoạn đối thoại 
- GV và HS đọc cả truyện 
- HS nhận xét cách đọc -> GV nhận xét 
?) HS giải thích các từ khó trong chú thích
I. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Thể loại
Hoạt động 2(25’)
*Yêu cầu 1:
?) Văn bản chia làm mấy đoạn? Nội dung chính mỗi đoạn ?
- Đoạn 1: từ đầu -> về tâu vua : thử thách lần 1
- Đoạn 2: tiếp -> ăn mừng với nhau:thử thách lần 2
- Đoạn 3: tiếp -> ban thưởng rất hậu: thử thách lần 3
- Đoạn 4: còn lại : thử thách lần 4
*Yêu cầu 2:
?) Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích ko? Tác dụng ?
- Phổ biến trong truyện cổ tích 
- Tác dụng: - tạo ra thử thách để n/vật bộc lộ tài năng, p/ chất 
 - tạo tình huống cho cốt truyện 
 - gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe 
*Yêu cầu 3: 
? Sự thông minh, mưu trí của em bé được thử thách qua mấy lần? Đó là những lần nào ?
?) Đọc lại câu đố của viên quan và cho biết câu đố đó nhằm vào ai ? Đối tượng nào trả lời ?
?) Em bé giải thích bằng cách nào ? kết quả ?
?) Để em bé trả lời thay cha và đặt viên quan từ tình thế chủ động sang tình thế bị động, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Mục đích?
- Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự oái oăm của câu đố và trí thông minh của em bé
* GV chốt
* Yêu cầu 4:
?) Mặc dù rất vui nhưng nhà vua đã làm gì ?
- Cho 3 con trâu đực trong 1 năm phải đẻ 9 con nghé.
?) Có thể coi câu đố nay là một tình huống được ko?
- Như 1 bài toán khó -> tình huống rắc rối chưa có cách giải quyết
?) Thái độ của dân làng thế nào ?
? Thử giải nghĩa các từ : quả quyết, ngờ vực, cam đoan?
- Quả quyết : dứt khoát
- Ngờ vực : chưa tin tưởng 
- Cam đoan: hứa chịu trách nhiệm, dám làm 
?) Sự thông minh của em bé được thể hiện ở đây ntn?
?) Cách giải quyết của em bé có gì giống và khác lần 1? Nhận xét?
* GV chốt
 Tiết 26 
* Yêu cầu 5: HS thảo luận nhóm-> 1 HS trình bày 
?) So với 2 câu đố trên, câu đố của vua và lời giải của em bé hay ở chỗ nào?
- Câu đố hay: vì bất ngờ, lí thú, đưa ra lúc hai cha con đang ăn cơm và phải trả lời ngay 
- Lời giải hay: em bé hỏi vua 1 câu hỏi khác như 1 lời thách thức và vua hiểu được cách giải thông minh của em bé 
?) Kết quả ?
- Vua ban thưởng rất hậu 
* GV chốt
* Hs đọc đoạn 4
?) Câu đố lần này có gì khác với lần trước? ( Đối tượng ra câu đố? Người phải giải đố? )
- Người ra câu đố là sứ thần nước ngoài 
- Người giải đố : là vua và các đại thần, ông trạng, nhà thông thái => ko giải được
?) Câu đố này mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao có đúngko
?) Em bé đã giải đố bằng cách nào? ý nghĩa?
- Giải bằng 1 bài đồng giao 
- Người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và hồn nhiên, nhí nhảnh của em bé -> GV chốt
* Yêu cầu 6:
?) Sự thông minh giải đố của em bé dựa vào kiến thức sách vở hay kinh nghiệm đời sống dân gian ? Tác dụng ?
- Đề cao trí thông minh của em bé dựa vào kinh nghiệm đời sống dân gian => sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng thực tế.
* GV chốt
?) Tại sao nói câu chuyện có ý nghĩa hài hước, mua vui ?
* GV: Em bé là đứa trẻ đầy bản lĩnh, ứng xử nhanh nhẹn và khéo léo, hồn nhiên. Rõ ràng trí tuệ dân gian, nhân cách người bình dân lao động VN được kết tinh trong hiện tượng em bé thông minh 
Hoat động 3(5’)
?) Trình bày lại ghi nhớ ?
- Một HS phát biểu -> 1 HS đọc ghi nhớ
II. Phân tích văn bản	
1. Bố cục: 4 đoạn
2. Phân tích
a) Câu đố và lời giải - thử thách lần thứ nhất
- Em bé đố lại viên quan và giành thế chủ động
b) Câu đố 2 và lời giải - thử thách lần thứ hai
- Em bé để vua tự nói ra sự vô lý, phi lý của điều mà vua đã đố.
c) Câu đố 3 và lời giải - thử thách thứ 3
- Em bé giải đố bằng một câu hỏi như một lời thách thức và được ban thưởng
d) Câu đố 4 và lời giải - thử thách thứ 4
- Em bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian, có ý nghĩa ngoại giao
3. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk(74)
Hoạt động 3(12’)
- Một HS đọc thêm 
?) Kể 1 câu chuyện tương tự với 1 lân thử thách 
- 2 HS -> HS nhận xét -> GV đánh giá 
III. Luyện tập
1. Đọc thêm (74)
2. Kể dũng cảm
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, tập kể tóm tắt 
- Chuẩn bị : Cây bút thần . Lưu ý: ? Vì sao Mã Lương vẽ giỏi ? Mã Lương vẽ gì? Chia bố cục?
* Chuẩn bị tiếp: Chữa lỗi dùng từ (Tìm đoạn văn có lỗi sai trong bài viết số 1)
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 7, Tiết 27
Tiếng Việt
Chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nhận ra được những lỗi thông thườn về nghĩa của từ
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa và sửa được các lỗi dùng từ sai nghĩa
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, TLTK
- Bảng phụ, phấn màu
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’): ? Chúng ta thường dùng từ sai nghĩa trong những trường hợp nào? Hãy nêu cách chữa? Chữa câu sau: Cây bàng rụng rất nhiều lá bàng nên chúng em nhanh chóng quét sạch lá bàng.
3. Bài mới
Hoạt động 1 (5’)
* Yêu cầu 1: HS đọc VD a, b, c (75)
GV treo bảng phụ chép 3 VD
?) Em hiểu nội dung mỗi câu trên nói về vấn đề gì? 
a)Lớp 6 có tiến bộ tuy vẫn còn một số h/c (Sự tiến bộ của lớp 6)
b) Bạn Lan được lớp tín nhiệm bầu làm lớp trưởng
c) Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt nhìn thấy cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân
* Yêu cầu 2: ?) Vậy em hãy chỉ ra những từ dùng sai nghĩa trong 3 câu trên? ( Vì sao)
a) Yếu điểm b) Đề bạt
c) Chứng thực
( nguyên nhân dùng sai : chưa hiểu đúng nghĩa của từ )
?) Em hiểu nghĩa của các từ trên như thế nào?
a) Yếu điểm : điểm quan trọng
b) Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử)
c) Chứng thực: xác nhân là đúng sự thật
A. Lý thuyết
1. Dùng từ không đúng nghĩa
Hoạt động 2( 5’)
?) Dựa vào nội dung của các câu trên, em hãy tìm từ khác thay cho đúng?
a) - Nhược điểm (điểm yếu kém - điểm còn yếu)
 - Điểm yếu (điểm yếu kém - điểm còn yếu)
b) Bầu: tập thể chọn người bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao làm đại biểu hoặc giữ chức vụ nào đấy
c) Chứng kiến: trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra.
Hoạt động 3 (5’)
?) Từ các VD trên, theo em tại sao lại dùng từ sai? Cách khắc phục?
- Nguyên nhân: + không biết nghĩa
 + Hiểu sai nghĩa
 + Hiểu nghĩa không đầy đủ
- Khắc phục: + Phải hiểu thật đúng nghĩa của từ mới dùng
 + Tra từ điển
* GV: Muốn hiểu đúng nghĩa của từ, ngoài tra từ điển có thể tham khảo ở sách báo và có thói quen giải nghĩa của từ theo 2 cách đã học ( k/n mà từ biểu thị, dùng từ đúng nghĩa, trái nghĩa)
- HS đọc thêm (76) -> chốt ý
2. Nguyên nhân
- Không biết nghĩa 
- Hiểu sai nghĩa
- Hiểu nghĩa không đầy đủ
3. Cách sửa
- Hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng
- Tra từ điển
Hoạt động 4 (22’)
GV treo bảng phụ để HS tham khảo nghĩa các từ ngoài ngoặc đơn -> có cơ sở để xác định kết hợp từ đúng
GV chép bài tập vào bảng phụ để HS lên điền từ (hoạt động cá nhân)
HS tìm từ sai -> thay vào phiếu học tập
HS hoạt động nhóm
-> GV thu, chấm một số bài
- 2 HS lên bảng
-> gọi HS nhận xét -> GV chữa
B.Luyện tập
1. Bài tập 1( 75)
Các kết hợp từ đúng:
- Bản Tuyên ngôn
- Tương lai xán lạn
- Bôn ba hải ngoại
- Bức tranh thuỷ mặc
- Nói năng tuỳ tiện
2. Bài tập 2( 76)
a) Khinh khỉnh
b) Khẩn trương
c) Băn khoăn
3. Bài tập 3( 76)
a) Thay : đá = đấm
 tống = tung
b) Thay : + thực thà = thành khẩn
 + bao biện = nguỵ biện
c) Thay: + tinh tú = tinh tuý
 + cái tinh tú = tinh hoa
4. Bài tập 4 (thêm)
Đặt câu với các từ sao cho thích hợp
- bất tử (ko chết ), bất hủ (ko mất, còn mãi), ngoan cố (ngang bướng, ko chịu theo lẽ phải),ngoan cường (bền bỉ và cương quyết)
VD: - Truyện Kiều của Nguyễn Du là thiên tiểu thuyết bằng thơ bất hủ trong nền thơ ca VN
- Hình ảnh Bác Hồ luôn bất tử trong lòng người VN
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, làm bài tập 4 (76)
- Chuẩn bị: Luyện nói trong văn tự sự
+ Lập 2 dàn ý như SGK yêu cầu ( đề a, c)
+ Lập 2 dàn ý phải cụ thể -> tập nói ở nhà
E. Rút kinh nghiệm
.....
Soạn:	 Tuần 7, Tiết 28
Kiểm tra văn 45’
A. Mục tiêu
- Qua giờ kiểm tra kiến thức về VH từ đầu năm đến nay qua thể loại truyền thuyết 
- Đánh giá kỹ năng vận dụng câu chuyện vào thực tế kể tóm tắt, sáng tạo
- Giáo dục ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo khi làm bài.
B. Chuẩn bị
 - Đề bài, giáo án
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra 
I. Đề bài:
Phần 1 3điểm
Phần 2 7 điểm
1) Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết đã học?
2) Truyện cổ tích thường nêu cao chân lí: thiện thắng ác, ở hiền gặp lành. Điều đó thể hiện ở truyện Thạch Sanh như thế nào?
3) Kể tóm tắt truyện “Sự tích Hồ Gươm” khoảng 10 - 15 dòng bằng vai Lê Lợi.
II. Yêu cầu – Biểu điểm phần tự luận
1) Câu 1: 2 điểm
* Khái niệm : SGK (7) (1 điểm)
* Kể tên truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, STTT, Sự tích Hồ Gươm ( 1 điểm)
2) Câu 2: 2 điểm
* Truyện cổ tích thường nêu cao chân lí: thiện thắng ác, ở hiền gặp lành. Điều đó thể hiện ở truyện Thạch Sanh rất rõ ràng, sâu sắc
+ Thạch Sanh: đại diện cho những người ăn ở hiền lành, tốt bụng. Dù trải qua rất nhiều gian truân, khổ ải do kẻ ác bày đặt nhưng dần dần đều vượt qua. Tài năng, phẩm chất của Thạch Sanh được bộc lộ và cuối cùng Thạch Sanh được lên ngôi vua, hưởng hạnh phúc xứng đáng
+ Lí Thông và bà mẹ: đại diện cho những kẻ xấu, kẻ ác luôn tham lam, vị kỉ, chỉ biết lợi ích cho bản thân, làm việc ác và cuối cùng bị trừng trị thích đáng thành con bọ hung.
3) Câu 3: 3 điểm
* Yêu cầu: - Khi kể phải nhập vai Lê Lợi
 - Phải đảm bảo các chi tiết
+ Lê Lợi tự giới thiệu về mình: ở vùng  ...  thầy bói phê phán voi
- Theo nhận định phiến diện của mỗi thầy
c. Hậu quả của việc xem và phán voi
- Không tốt đẹp
d. ý nghĩa
* Ghi nhớ: SGK (103)
Hoạt động 4 (12’)
- HS trao đổi nhóm -> đại diện trình bày
-> GV chốt
IV. Luyện tập
?) Hãy nêu điểm chung và điểm riêng của 2 truyện?
* Đặc điểm chung: Đều nêu ra những bài học về nhận thức khi tìm hiểu đánh giá về sự vật, hiện tượng
- Nhắc mọi người không được chủ quan
* Điểm riêng:
- ếch ngồi đáy giếng : Nhắc nhở con người phải mở rộng tầm hiểu biết không đựoc kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh
- Thày bói xem voi: Là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng 
=> 2 diểm riêng bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc 2 ghi nhớ
- Làm BT 1, 2 (101), luyện tập (103)
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 Tuần 11, Tiết 41
	Tiếng việt
Danh từ 
A. Mục tiêu
- Giúp HS ôn lại đặc điểm của nhóm Danh từ chung và Danh từ riêng
- Ôn lại cách viết hoa Danh từ riêng
- Luyện kĩ năng phân biệt Danh từ chung và Danh từ riêng
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn, TLTK.
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Danh từ là gì? Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu? Phân loại các Danh từ vừa học? Cho 1 VD?
3- Bài mới
* GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ câm -> 1 HS điền
Cách phân loại Danh từ ( hoặc giáo viên điền sẵn)
Danh từ
DT chỉ sự vật
DT chỉ đơn vị
Đơn vị qui ước
DT chung
DT riêng
Đơn vị tự nhiên
ước chừng
Chính xác
Hoạt động 1 (13’)
* Yêu cầu 1: HS đọc VD (108)
?) Xác định DT chung và DT riêng?
- GV ghi bảng phụ
+ DT chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện
+ DT riêng: Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
* Yêu cầu 2: ?) Nhận xét về cách viết các DT riêng trong câu trên?
- Chữ cái đầu của tất cả các tiếng tạo thành DT riêng phải viết hoa
* Yêu cầu 3: ?) Em hiểu như thế nào là DT riêng? DT chung? Cho một số VD?
- 2 HS trả lời
+ DT chung: trường, lớp, bạn, cô giáo...
+ DT riêng: Nga, Mai, Mạo Khê...
* Yêu cầu 4: ?) Hãy nhắc lại các qui tắc viết hoa đã học?
- Tên người, tên địa lý VN: viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng 
- Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết như trên
- Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu giải thưởng...: viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên ( Liên Hợp Quốc...)
?) Bài học hôm nay cần ghi nhớ gì?
A. Lý thuyết
I. Danh từ chung và Danh từ riêng
1. Danh từ chung
- Là tên gọi một loại sự vật
2 Danh từ riêng
- Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương...
- Viết hoa các chữ cái đầu của các tiếng
II. Qui tắc viết hoa
1. VD
2. Phân tích
3. Nhận xét
Hoạt động 2(3’)
- 2 HS nêu nội dung bài học
- 1 HS đọc ghi nhớ
4. Ghi nhớ:SGK(109)
Hoạt động 3(20’)
- HS đọc, chỉ ra yêu cầu BT 1
- HS xác định yêu cầu BT 2
- Các từ (a): được nhân hoá -> tên nhân vật
b) Tên riêng 1 nhân vật
c) Tên riêng 1 làng
- HS làm ra phiếu học tập 
( mỗi dãy nửa bài)
- HS trả lời miệng 
- Người: dùng làm Đại từ để chỉ HCM -> bày tỏ sự tôn kính, lòng biết ơn đối với BH
III. Luyện tập
1. Bài 1 (109)
a) Danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên
b) Danh từ riêng: Lạc Việt, Long Nữ, Lạc Long Quân
2. Bài 2 (109)
a) Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi
b) út
c) Cháy
=> là DT riêng vì để gọi tên riêng của một sự vật, được viết hoa
3. Bài 3 (110)
- Viết hoa tên các địa phương
4. Bài tập thêm
Trong câu: Hồ Chí Minh – Người là niềm tin của cả dân tộc
Hãy giải thích vì sao DT chung “Người” được viết hoa
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học thuộc ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập
- Tập viết đoạn văn 3 - 5 câu có DT riêng và DT chung
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 11, Tiết 42
Trả bài kiểm tra văn học
A. Mục tiêu
- Giúp HS nhận thấy các ưu nhược điểm của mình trong bài kiểm tra
- Biết sửa các lỗi về nội dung và diễn đạt
- Giáo dục tinh thần phê và tự phê
- Luyện cách diễn đạt
B. Chuẩn bị
- Giáo án, bài kiểm tra văn + Đáp án
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động 1 (5’)
I. Nhận xét bài kiểm tra
1. Ưu điểm
- Hầu hết HS thuộc bài, hiểu yêu cầu của đề
- Một số HS làm câu 2 khá chi tiết
- Hầu hết HS biết kể tóm tắt truyện bằng vai 
- Nhiều em trình bày sạch đẹp
2. Nhược điểm
- Còn một số HS không học bài, nêu tên các truyền thuyết chưa đủ
- HS tóm tắt quá dài, diễn đạt lộn xộn, thiếu sự việc chính, thừa chi tiết phụ hoặc sáng tạo thêm
- Câu 2: một số em làm còn sơ sài
Hoạt động 2( 32’)
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm
- HS trình bày miệng
- HS lên bảng chữa
II. Chữa lỗi
1. Khái niệm truyền thuyết: SGK (7)
* Tên các truyền thuyết đã học: 5 truyền thuyết
2. Câu 2
- Thạch Sanh: là người nghèo, tốt bụng, nhân hậu nhưng gặp nhiều nguy hiểm do kẻ xấu đem lại. Cuối cùng Thạch Sanh chiến thắng tất cả, lấy công chúa, lên ngôi vua -> Thạch Sanh đại diện cho cái thiện...
- Mẹ con Lí Thông (Tiết 28)
3. Câu 3
Hoạt động 3( 5’)
II. Đọc bài khá, giỏi
4. Củng cố: - GV nêu yêu cầu khi làm bài kiểm tra
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn lại ngôi kể và thứ tự trong văn tự sự, tập kể các truyền thuyết, cổ tích đã học
- Chuẩn bị : Luyện nói kể chuyện
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 Tuần 11, Tiết 43
Tập làm văn
Luyện nói kể chuyện
A. Mục tiêu
- Giúp HS lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề bài
- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng
- Tiếp tục rèn kĩ năng kể miệng và nhận xét bài nói của bạn
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án, TLTK
- HS : Dàn bài đã lập sẵn
C. Phương pháp: - Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’) : trong giờ luyện
3. Bài mới
GV chép đề lên bảng 
Hoạt động 1 (7’)
GV cùng HS hoàn chỉnh dàn bài và chép lên bảng
I. Đề bài: Kể về một chuyến thăm quê của em
II. Dàn bài
1) Mở bài: Lí do về thăm quê, về quê với ai
2) Thân bài: 
- Tâm trạng xôn xao khi được về quê
- Quang cảnh chung của quê hương
- Gặp họ hàng ruột thịt
- Thăm phần mộ tổ tiên,gặp bạn bè cùng lứa
- Dưới mái nhà thân...
3) Kết bài: Chia tay - Cảm xúc về quê hương
Hoạt động 2 (25’)
- GV giám sát -> Nhận xét và cho điểm
- GV chú ý sửa cách phát âm, câu từ sai, diễn đạt vụng về
- Biểu dương cách diễn đạt hay
III. Trình bày miệng
1) HS 4 tổ ( hoặc 2 dãy bàn ) kể cho nhau nghe dưới sự điều khiển của tổ trưởng
2) GV gọi mỗi dãy 1 HS lên trình bày
IV. Yêu cầu
- Tư thế, tác phong: đàng hoàng, tự tin, mắt hướng về mọi người
- Diễn đạt: mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm
- Chuẩn bị bài chu đáo
Hoạt động 3 (20’)
V. Nhận xét
- ưu điểm
- Nhược điểm
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại lý thuyết văn tự sự
- Tập chữa bài viết số 2
- Chuẩn bị: Cụm Danh từ
+ Xem khái niệm cụm danh từ, tìm hiểu ý nghĩa của phần phụ trước, phụ sau
+ Thử vẽ sơ đồ cấu tạo cụm danh từ
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 11, Tiết 44
Tiếng việt
Cụm danh từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được đặc điểm của Danh từ, cấu tạo của phần phụ trước, phụ sau, 
- Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu. Đặt câu với các cụm danh từ
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, TLTK
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là Danh từ chung? Danh từ riêng? Nêu qui tắc viết Danh từ riêng? Mỗi loại Danh từ cho 3 ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1 (22’)
* Yêu cầu 1: GV treo bảng phụ (1)
?) Những từ được gạch chân bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? ( Hoặc xác định các DT trong câu -> tìm các từ bổ nghĩa) 
- Những từ gạch bằng mực đen
- Ngày xưa
- Hai vợ chồng ông lão đánh cá
- Một túp lều nát trên bờ biển
?) Các từ được bổ sung nghĩa thuộc từ loại nào?
- Là Danh từ
*GV: Các DT trên là phần trung tâm và các từ còn lại bổ nghĩa cho DT là phần phụ ngữ sẽ học ở phần sau. Các tổ hợp từ trên là cụm Danh từ
*Yêu cầu 2: GV treo bảng phụ (2)
a) Túp lều -> 1 Danh từ
b) 1 túp lều -> 1 cụm danh từ
c) 1 túp lều nát -> 1 cụm danh từ phức tạp
d)1 túp lều nát trên bờ biển->1cụm DT phức tạp hơn
?) Em hãy so sánh về nghĩa của trường hợp trên?
- Nghĩa của cụm danh từ phức tạp và cụ thể hơn nghĩa của DT
- Cụm DT càng phức tạp (c, d) thì nghĩa càng phức tạp hơn
?) Tìm 1 DT rồi phát triển thành cụm DT sau đó đặt câu?
- Các bạn HS 6A1/đang học Ngữ pháp
 CN	VN
?) So sánh chức vụ ngữ pháp của DT và cụm DT trong câu trên?
- Như DT nhưng cụ thể và đầy đủ hơn
?) Từ các VD trên, em hiểu như thế nào là cụm DT? Hoạt động của cụm DT trong câu?
- 2 HS trả lời -> gọi 1 HS đọc ghi nhớ
A. Lý thuyết
I. Cụm Danh từ là gì?
1. VD
2. Phân tích
3. Nhận xét
4. Ghi nhớ : SGK (117)
* Yêu cầu 3: GV treo bảng phụ chép mô hình cụm DT
?) Cấu tạo của cụm DT như thế nào?
?) Tìm các cụm DT trong VD 1 và phân tích cấu tạo của chúng?
- TN phụ thuộc đứng trước (PT): cả, ba, chín
- DT chính (TT): làng, thúng gạo, con trâu, con năm, làng
- TN phụ thuộc đứng sau (PS): ấy, nếp, đực, sau
?) Hãy sắp xếp phần PT và PS thành loại?
- PT: 2 loại cả: chỉ số lượng ước chừng, tổng thể
	3, 9: chỉ số lượng chính xác
- PS : 2 loại ấy, : chỉ vị trí để phân biệt
	Nếp, đực, sau: chỉ đặc điểm
?) Nhận xét về PT và PS?
- PT: bổ sung các ý nghĩa về số lượng
- PS: nêu đặc điểm của sự vật hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian, thời gian
- HS đọc ghi nhớ (118)
II. Cấu tạo của cụm Danh từ
1) Mô hình đầy đủ
Phần trước- Phần TT- Phần sau
2) Mô hình không đầy đủ
Phần trước – Phần TT
Phần TT – Phần sau
3) Mô hình chi tiết: SGK (117)
* Ghi nhớ :SGK (118)
Hoạt động 3 (15’)
- HS viết vào phiếu học tập -> mỗi bàn 1 phiếu -> trình bày 
- HS trả lời miệng
- GV đọc bài tập
-> HS trả lời miệng
B. Luyện tập
1. BT 1 (118)
Ptrước
PTT
Psau
t1
t2
T1
T2
S1
S2
1)
2)
3)
1
1
1
Người
Lưỡi
con
Chồng
Búa
Yêu tinh
Thật xác định
Của cha để lại
ở trên núi có nhiều phép lạ
2. BT 3 (118)
- Điền: thanh sắt ấy, thanh sắt vừa rồi, thanh sắt cũ
3. BT thêm:Tìm cụm DT chưa đúng? Vì sao? Sửa lại?
- 5 chiếc tay -> 5 cánh tay
- 4 yêu thương -> yêu, thương, nhớ tiếc là Động từ
- 5 nhớ tiếc -> không là cụm Danh từ
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, đọc tham khảo BT 4, 5, 6 (42 –SBT)
- Ôn tập các bài Tiếng Việt để chuẩn bị kiểm tra 45’
- Tập viết 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu có dùng cụm Danh từ
E. Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 11.doc