Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 21 đến tiết 24

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 21 đến tiết 24

TUẦN 6 :

Tiết 21 : THẠCH SANH

 ( Truyện cổ tích )

Ngày soạn : Ngày dạy :

I. Mục tiêu bài học.

- Thông qua bài giảng giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ . Qua câu chuyện , các em thấy được ước mơ , niềm tin ở đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo yêu hoà bình của nhân dân ta.

- Giáo dục cho các em lòng yêu chuộng hoà bình , cảnh giác với những thủ đoạn gian trá.

- Rèn kỹ năng kể chuyện , kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của mình.

II. Chuẩn bị :

+ Thầy : Tranh ảnh minh hoạ , bảng phụ hoặc đèn chiếu ghi những sự việc chính , chi tiết kỳ ảo .

+ Trò : Đọc và soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 21 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 : 
Tiết 21 : Thạch sanh
	( Truyện cổ tích )
Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu bài học.
- Thông qua bài giảng giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ . Qua câu chuyện , các em thấy được ước mơ , niềm tin ở đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo yêu hoà bình của nhân dân ta.
- Giáo dục cho các em lòng yêu chuộng hoà bình , cảnh giác với những thủ đoạn gian trá.
- Rèn kỹ năng kể chuyện , kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của mình.
II. Chuẩn bị :
+ Thầy : Tranh ảnh minh hoạ , bảng phụ hoặc đèn chiếu ghi những sự việc chính , chi tiết kỳ ảo .
+ Trò : Đọc và soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng.
B. Kiểm tra bài cũ.
? Lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc có đặc điểm gì? Thế nào là một 
đoạn văn?
- Làm bài tập 1 phần C.
C. Bài mới .
Giới thiệu bài :
Thạch sanh là một truyện cổ tích tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian 
Việt Nam, được nhân dân ta yêu thích . Để hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện như thế nào , giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản Thạch Sanh.
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em thấy văn thuộc thể loại nào? Kể về chuyện gì?
GV: Đây là kiểu nhân vật chúng ta thường gặp trong truyện cổ tích Việt Nam nói riêng và truyện cổ tích Thánh Gióng nói chung. Trong số đó chưa có nhân vật nào lập chiến công nhiều như Thạch Sanh, có tài năng và nhiều kẻ thù như Thạch Sanh và có nhiều phẩm chất cao đẹp như nhân vật này.
Gv hướng dẫn đọc.
Đây là truyện cổ tích nên đọc chậm rãi, gợi không khí cổ tích, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật nhất là giọng Lý Thông.
GV cùng học sinh đọc , kể toàn bộ văn bản một lần.
- Nhận xét học sinh đọc , kể.
? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu giới hạn nội dung từng phần?
? Em hãy kể lại những sự việc chính trong đoạn 2.
- Thạch Sanh sinh ra mồ côi cha mẹ.
- ở gốc đa gặp Lý Thông kết nghĩa anh em- Giết Trăn Tinh - bị cướp công chúa.
- Bị hồn ma của Đại bàng báo thù.
- Thạch Sanh cứu công chúa.
- Lý Thông bị sét đánh chết hoá thành bọ hung .
- Thạch sanh làm vua.
? Trong truyện nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật phụ?
- Thạch Sanh là nhân vật chính.
GV cho Hs tìm hiểu các chú thích 3,6,7,8,9,11,12,13.
? Trong các chú thích trên , chú thích nào cho biết từ nào là từ mượn, từ nào là từ thuần Việt?
Chuyển : Để hiểu rõ văn bản ta chuyển sang phần III.
Hs đọc phần mở đầu truyện.
? Thạch Sanh ra đời và lớn lên có gì bình thường và khác thường?
+ Bình thường : Là con gia đình nông dân tốt bụng , sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
+ Khác thường : Thạch Sanh ra đời do thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con . Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh. Được Tiên Thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
? Từ đây em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của 
Thạch Sanh?
- Thạch sanh có nguồn gốc thần tiên, phi thường, cụ thể, rõ ràng.
? sau khi cha mẹ mất, cuộc sống của Thạch Sanh ra sao?
- Thạch Sanh sống nghèo khổ , không nơi nương tựa .
? Như vậy , tác giả dân gian kể về sự ra đời vừa khác thường vừa bình thường của Thạch Sanh có ý nghĩa gì?
- ý nói Thạch Sanh là con của người dân bình thường , cuộc đời, số phận rất gần gũi với nhân dân .
- Còn có ý nghĩa tô đậm tính chất kỳ lạ đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng , làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện .
Nhân dân quan niệm rằng nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy tất sẽ lập được chiến công . Vậy những kỳ tích mà Thạch Sanh có thể lập được như thế nào ta chuyển ý 2.
- Gọi Hs đọc đoạn từ " Một hôm ......... Lý Thông "
? Đoạn truyện có nội dung chính gì? Hãy kể lại?
GV: Mồ côi từ tấm bé, lại không nhà không cửa chỉ sống dưới gốc đa cổ thụ , mình trần , với manh áo khố che thân , sinh nhai bằng nghề kiếm củi Thạch Sanh trở thành nhân vật nghèo khổ nhất trong truyện cổ tích Việt Nam.
? Một lần tên hàng rượu là Lý Thông nhìn thấy Thạch Sanh hắn có nhận xét gì?
- Người này khoẻ như voi, về ở cùng thì có lợi biết bao.
GV: Thế rồi Lý Thông đã lân la gợi chuyện để cùng kết nghĩa anh em với Thạch Sanh , còn Thạch Sanh vốn tứ cố vô thân , nay có người quan tâm chăm sóc cùng bằng lòng , cảm động , vui vẻ nhận lời.
? Theo em , Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đạt hiệu quả ra sao?
- Làm cho hắn ngày càng giàu có.
? Qua đó em thấy Thạch Sanh là người như thế nào?
I. Giới thiệu văn bản.
- Là truyện cổ tích kể về những chiến công của Thạch Sanh.
- Truyện Thạch Sanh kể về kiểu nhân vật dũng xĩ.
+ Đọc , tìm hiểu bố cục văn bản.
- Gồm 3 phần .
+ Đoạn 1 : Từ đầu .....
thần thông: Giới thiệu lai lịch nguồn gốc Thạch Sanh.
+ Đoạn 2 : Tiếp đến hoá kiếp bọ hung - những chiến công của Thạch Sanh.
+ Đoạn 3 : Còn lại Thạch sanh lấy công chúa và lên ngôi vua.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1, Mở đầu câu chuyện.
- Thạch Sanh là người có nguồn gốc ở cõi thần tiên.
- Khi đầu thai xuống trần gian, Thạch Sanh sống mồ côi, không nơi nương tựa.
2, Diễn biến truyện.
a, Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông.
- Lý Thông kết nghĩa với Thạch Sanh là vì sự toan tính cá nhân .
Thạch Sanh là chàng trai thật thà, dễ tin người.
GV : Vậy Thạch Sanh đã bị lừa phỉnh như thế nào . Lý Thông đã lợi dụng Thạch Sanh ra sao , giờ sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
D. Củng cố .
? Kể lại tóm tắt nội dung đoạn văn bản đã tìm hiểu?
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau về hoàn cảnh ra đời, lớn lên giữa Sọ Dừa và Thạch Sanh? .
- Giống : Ra đời trong hoàn cảnh khác thường. Uống nước gáo dừa được đầu thai.
- Khác : Sọ Dừa dị hình dị tật, có mẹ , có nhà .
- Thạch Sanh giống người bình thường , mồ côi cả cha lẫn mẹ , không nhà cửa.
? Với sự khác biệt ấy , lớn lên cuộc sống , hành động mỗi nhân vật có điểm gì khác nhau , về nhà hãy tìm hiểu tiếp đoạn còn lại.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu tiếp phần còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm.
............................................................................
Tiết 22: Thạch Sanh
Ngày soạn : Ngày day:
I. Mục tiêu cần đạt .
- Thực hiện như tiết 21.
II. Chuẩn bị : 
+ Thầy : NGhiên cứu soạn bài.
+ Trò : Tìm hiểu tiếp phần còn lại.
III. Tiến trình hoạt động dạy và học.
A. ổn đình tổ chức : Kiểm tra số lượng.
B. Kiểm tra bài cũ: 
? Kể lại tóm tắt truyện Thạch Sanh và cho biết trong truyện có những sự việc chính nào? Sự ra đời của Thạch Sanh có gì khác lạ?
C. Bài mới :
- Gội Hs đọc " Bấy giờ ... quận công " tr. 62.
? Đoạn văn vừa đọc kể về chuyện gì?
? Theo dõi truyện em thấy thử thách đầu tiên với Thạch Sanh là gì?
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ có chằn Tinh ăn thịt.
người .
? Để lừa được Thạch Sanh mẹ con Lí Thông đã làm gì?
- Dọn một mâm cơm rượu thịt ê chề.
- Nêu lý do : dở mẻ rượu nhờ em đi canh miếugiúp.
GV: Và Thạch Sanh đã vui vẻ nhận lời . Vì sao Thạch Sanh lại nhận lời dễ dàng như vậy ?
- Thạch Sanh tin lời mẹ nuôi và Lí Thông.
? Điều đó bộc lộ cho ta biết bản chất gì của Thạch Sanh?
- Thạch Sanh thật thà, sống có tình nghĩa.
GV: Vốn tính thật thà, chất phác , Thạch Sanh nghĩ đơn giản là phải trả ơn mẹ con Lí Thông , chứ Thạch Sanh không hề nghĩ mình đang bị lừa.
? Giả sử Thạch Sanh biết trước hiểm nguy chàng cũng cứ đi canh miếu ? em có nghĩ thế không?Vì sao?
- Chàng có thể đi vì chàng là dũng sĩ , không sợ nguy hiểm.
? Chiến công đầu của Thạch Sanh diễn ra như thế nào?
- Bị chằn Tinh vồ , Thạch Sanh dùng búa đánh lại .
- Chằn Tinh hoá phép , Thạch Sanh dùng những thuật đánh , dùng búa xả xác nó làm hai , chặt đầu mang về.
? Hãy tưởng tượng và miêu tả lại cảnh Thạch Sanh giao chiến với Chằn tinh?
? Em có nhận xét gì về cuộc giao chiến đó?
- Rất quyết liệt, đầy mạo hiểm.
? Qua cuộc chiến đấu đầy thử thách đó, em hiểu gì về Thạch Sanh?
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện ở chiến công đầu của Thạch Sanh?
- Dùng yếu tố kì ảo, hoang đường.
? Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo hoang đường ấy?
- Làm nổi bật dũng khí phi thường của Thạch Sanh.
GV : Sau khi giết chằn Tinh , trở về nhà , gọi cửa mẹ con Lí Thông sau vài phút sợ hãi - tĩnh tâm trở lại chúng biết được việc làm của Thạch Sanh , Lí Thông đã khuyên Thạch Sanh đi trốn.
? Vậy mẹ con Lí Thông đã khuyên chàng bỏ trốn vì lí do gì?
- Hòng cướp công đem đầu yêu quái nộp cho vua, được vua khen và được phong là Quận công.
? Hành động cướp công của mẹ con Lí Thông cho ta hiểu thêm gì về bản chất của chàng?
GV: Dù bị lừa song Thạch Sanh vẫn một lòng một dạ tin lời mẹ con Lí Thông , chàng còn có những chiến công nào nữa?
Cho Hs đọc đoạn " Vua có ccông chúa tr.62 ... lấp kín của hang lại" tr. 64.
? Nêu nội dung đoạn vừa đọc?
? Thử thách thứ hai đến với Thạch Sanh là gì?
- Lí Thông lừa Thạch Sanh xuống hang sâu , chàng đã giết đại bàng , cứu công chúa.
? Sau khi Thạch Sanh cứu công chứ . Lí Thông đã có hành động gì?
- Ra lệnh cho quân sĩ vần đá, lấp kín cửa hang.
? Theo em vì sao Thạch Sanh nhận lời xuống hang cứu công chúa?
- Chàng vẫn tin Lí Thông.
- Chàng không nỡ thấy người bị nạn mà không cứu.
GV: Đúng, vốn là người hiền lành, lại giàu ơn nghĩa , Thạch Sanh luôn tin lời Lí Thông nên đã không lường trước được hậu quả.
? Nếu là Thạch Sanh , biết được tâm địa của Lí Thông em có quyết định xuống hang cứu công chúa không?
- Vẫn xuống , vì bản chất của chàng là người tốt bụng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác , biết công chúa bị nạn chắc chắn Thạch Sanh không thể từ chối.
? Chiến công thứ hai của Thạch Sanh diễn ra như thế nào , em hãy thuật lại?
- Thạch Sanh dùng cung tên vàng , bắn trọng thương đại bàng , tự mình xuống hang sâu.
- Đại bàng vung cánh , chĩa vuốt lao đến . Thạch Sanh dùng cung tên bắn mù mắt , vung búa chặt đứt vuốt sắt , bỗ vỡ đôi đầu con quái vật.
? Sau khi giết được đại bàng . Thạch Sanh đã làm gì?
- Lấy dây buộc vào công chúa để quân lính kéo nàng lên trước.
? Chiến công này tiếp tực khẳng định phẩm chất nào của Thạch Sanh?
GV: Đến lúc này Thạch Sanh mới thực sự biết mình bị Lí Thông đánh lừa, làm hại. Trong khi tìm lối thoát , chàng cứu được con vua Thuỷ Tề.
? Dưới Thuỷ cung, vua Thuỷ Tề đã tặng vật gì cho Thạch Sanh?
- Tặng Thạch Sanh cây đàn.
Cùng với cây đàn trở về nơi gốc đa xưa . Thạch Sanh gặp những rắc rối nào?
- Hs đọc " Hồn chằn tinh tr. 64 ... hoá kiếp thành bọ hung"
 tr. 64.
? Đoạn vừa đọc kể chuyện gì? Lể tóm tắt ?
- Hồn chằn Tinh và đại bàng đã kết hợp với nhau vu vạ cho Thạch Sanh lấy trộm của cải của nhà vua . Chàng bị bắt và bị vào tù.
? Trong ngục tối , tiếng đàn ngân nga của Thạch Sanh đã làm nên điều kỳ diệu gì?
- Làm cho c ... công chúa đã cứu được Thạch Sanh.
- Trong mọi thử thách Thạch Sanh là người tốt bụng , thật thà , tài năng đầy mưu trí.
- Truyện thể hiện niềm tin vào phẩm chất của người lao động.
3, Kết thúc truyện.
- Thạch Sanh lấy công chúa được truyền ngôi .
- Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết hoá bọ hung.
Đây là kết thúc có hậu.
IV. Tổng kết 
1, Nghệ thuật.
2, Nội dung.
D. Luyện tập- củng cố 
? Trong truyện em thích nhất sự việc nào? Vì sao?
? Em có đồng ý với kết thúc truyện của người xưa không? Vì sao?
- Kết thúc đó phù hợp với ước nguyện vốn có của dân tộc . Người ở hiền phải được gặp lành, kẻ ác cần được trừng trị.
* Bài tập : Hảy tưởng tượng cảnh gặp gỡ của em với Thạch Sanh và nghe chàng kể lại chuyện này.
- Hs thảo luận nhóm định hướng.
- Về nhà làm bài tập.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu phần đọc thêm tr. 67.
- Học nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập vừa hướng dẫn và bài tập 4 tr. 67.
Chuẩn bị bài " Chữa lỗi dùng từ " 
IV. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................
Tiết 23 : Chữa lỗi dùng từ
Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt.
- Hs nắm được thế nào là phép lặp và lỗi lặp từ , cho Hs phân biệt được các từ gần âm khác nghĩa.
- Luyện kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi , cách chữa lỗi.
- Giáo dục ý thức sử dụng từ đúng.
II. Chuẩn bị :
+ Thầy : 
- Chấm bài kiểm tra để lấy ví dụ.
- Ghi lên bảng phụ hoặc giấy trong những câu, đoạn có lỗi sai.
+ Trò : 
- Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
? Kể ngắn gọn truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa của truyện?
C. Bài mới .
Trong Tiếng Việt có một số từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau . Nhưng do hoàn cảnh giao tiếp người sử dụng có thể dùng nhầm. Vậy hay nhầm và mắc lỗi nhất ở những âm nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
GV đưa ra bảng phụ hoặc đèn chiếu , yêu cầu Hs đọc bảng phụ.
? Trong đoạn văn a nhứng từ ngữ nào được lặp lại?
- Tre : 7 lần , giữ : 4 lần , anh hùng : 2 lần 
? Việc lặp đi lặp lại như vậy có mục đích gì?
- Khẳng định vai trò ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam.
GV: Như vậy việc viêck lăpợ từ " tre " 7 lần , " Giữ : 4 lần " , " anh hùng : 2 lần " có dụng ý nhấn mạnh , khẳng định vai trò sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam.
Lặp lại mà có dụng ý người ta gọi là sử dụng phép lặp.
? Trong đoạn văn b có từ ngữ nào được lặp lại?
- Ngữ : Truyện dân gian : 2 lần.
? Em có nhận xét gì về câu văn trên?
- ý văn luẩn quẩn , lặp lại nhàm chán.
? Do đâu?
- Do lặp ngữ thừa, không cần thiết .
GV: Do diễn đạt còm kém.
? Vậy khi nào được dùng phép lặp , khi nào không dùng phép lặp?
? Theo em có thể sửa lỗi ở ví dụ b như thế nào?
- Bỏ ngữ " Truyện dân gian ở đầu"
- Bỏ cấu trúc " Truyện em thích đọc " thành " câu chuyện em thích đọc "
? Vậy nếu sửa câu hoàn chỉnh ta có thể sửa như thế nào?
- Em rất thích đọc đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng , kì ảo.
GV đưa ví dụ đã chép ra bảng phụ hoặc giấy trong.
a, Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của Tỉnh.
b, Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
? Gạch dưới các từ dùng sai âm trong câu a,b - Thăm quan, nhấp nháy.
? tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vây?
- Hiểu không đúng nghĩa của từ.
? Theo em ta sửa như thế nào?
- Thay " thăm quan" bằng tham quan.
- Thay " nhấp nháy bằng "mấp máy".
GV : Từ có 2 mặt : Nội dung và hình thức như đã học ở bải 3 , hai mặt này luôn gắn kết với nhau chặt chẽ trong một từ. Vì vậy sai về hình thức sẽ dẫn đến sai về nội dung .
? Vậy em hiểu thăm quan là gì/
- Thăm quan: Vô nghĩa, không có trong vốn từ điển Tiếng Việt.
GV: Chỉ có yếu tố thăm trong thăm viếng , thăm hỏi, thăm thú, thăm dò.
? Em hiểu tham quan là gì?
- Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
? Trong câu b . em hiểu " mấp máy " là gì?
- Mấp máy : Cử động khẽ và liên tiếp.
? Vậy " nhấp nháy " là gì?
+ Mở ra nhắm lại liên tiếp.
+ ánh sáng loé ra tắt đi liên tiếp.
? Như vậy trong 2 câu a,b ta dùng từ nào mới hợp lý?
- a, tham quan b, mấp máy 
? Vậy muốn tránh mắc lỗi dùng từ sai âm ta phải làm gì?
? Đọc bài tập 1 và xấc định yêu cầu của đề 
- Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp.
? Như vậy câu a còn lại như thế nào?
- Lân là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quí mến .
? Em có nhận xét gì về nội dung 2 câu?
- Nội dung cũng như nhau.
+ Câu 1 rườm rà , câu 2 nội dung đầy đủ, ngắn gọn.
? Đọan b cần lược bỏ những từ nào? Vì sao?
- Lược bỏ " câu chuyện ấy " vì không cần thiết , tạo cho câu rườm rà .
? Như vậy ta phải thay " câu chuyện " này bằng từ, ngữ gì?
- Nhân vật ấy = những người.
- Sau khi nghe cô giáo kể , chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt .
? Gọi 1 học sinh đọc lại câu văn đã thay.
? So sánh câu đã sửa với câu ban đầu có gì giống và khác ?
- Câu đã được sửa ngắn gọn hơn câu chưa thay mà vẫn diễn đạt đủ nội dung.
GV: Như vậy , thông qua bài tập này , chúng ta phải chú ý những trường hợp sử dụng lặp từ không cần thiết làm câu văn trở nên lủng củng , dài dòng.
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập?
- Xác định từ dùng sai và thay bằng từ đúng.
a, Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b, Có một số bạn còn bàng quang trước lớp.
? Xác định trong 2 câu văn trên , những từ nào dùng sai?
? Hãy thay từ sai đó = từ nào cho đúng?
- Câu a : Linh động = sinh động.
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự sai sót như vậy?
- Do lẫn lộn từ gần âm, nhớ không chính xác nhưng từ hình thức ngữ âm.
? Ta cần phân biệt nghĩa của những từ đó như thế nào?
- Sinh động : gợi ra hình ảnh , cảm xúc, liên tưởng.
- Linh động : Không rập khuôn máy móc nguyên tắc, có sự châm trước.
? ở câu b : Từ dùng sai : bàng quang.
? Nêu nghĩa từ bàng quang.
- Bàng quang : Bọng chứa nước tiểu.
? ta thay từ " bàng quang" bằng từ nào?
- Bàng quan = dửng dưng , thờ ơ như người ngoài cuộc.
GV: Trong trường hợp này , chỉ có thể dùng bàng quan mới 
hợp lý.
I. Lặp từ .
1, Ví dụ .
a, Gậy tre, chông tre ...
b, Truyện dân gian.
2, Kết luận :
Phép lặp được dùng khi muốn nhấn mạnh , khẳng định .
- Trong một số trường hợp lặp từ nhiều, tạo sự nhàm chán.
b, Kết luận .
- Muốn không mắc lỗi lẫn lộn các từ gầm âm ta phải hiểu đúng nghĩa của từ.
III. Luyện tập .
1, Bài tập 1 
Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp .
a, lược bỏ 2 từ bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm.
2. Bài tập 2.
D. Củng cố .
? trong văn bản , khi nào người ta sử dụng hiện tượng lặp từ .
? Tìm trong đoạn thơ, đoạn văn em biết , hiện tượng lặp từ và nêu tác dụng của chúng?
? Khi viết văn, dùng lặp từ không đúng lúc , đúng chỗ sẽ gây hạn chế gì?
- Gây người đọc cảm giác nặng nề , nhàm chán.
E. Hướng dẫn về nhà .
- Tự rút kinh nghiệm cách sử dụng từ.
- Kiểm tra lại những bài viết của mình , sửa lỗi dừng từ sai.
- Tìm hiểu trước bài " Em bé thông minh" 
IV. Rút kinh nghiệm.
...............................................................................
Tiết 24. Bài 6 : Trả bài tập làm văn số 1
Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp các em hiểu được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để biết cách sửa chữa tồn tại.
- Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện , nhân vật , tình tiết , lời văn và bố cục của câu chuyện.
- Sửa lỗi sai về chính tả , ngữ pháp , lỗi diễn đạt , không đòi hỏi học sinh nhiều việc kể bằng lời . Vì vậy đây là bài đầu tiên.
II. Chuẩn bị.
+ Thầy : Chấm bài, phát hiện lỗi sai cơ bản.
+ Trò : Tự rút ra kinh nghiệm sau bài viết .
III. Tiến trình lên lớp.
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng
B. Kiểm tra bài cũ : xen trong giờ.
C. Trả bài.
* Giới thiệu bài.
Giờ hôm trước các em đã về nhà viết bài văn đầu tiên về thể loại tự sự . Bên cạnh những ưu điểm lớn còn có những bạn mắc nhược điểm. Do vậy chúng ta rút kinh nghiệm bài viết đầu tiên về để bài viết được tốt hơn.
Nhận xét chung về ưu, nhược điểm của học sinh.
1, ưu điểm: 
 Đa số các em đã nắm được cốt truyện , kể theo bố cục rõ ràng, lời kể ngắn gọn , đủ sự việc chi tiết có cảm nhận chủ quan của người viết ở một số em.
- Một số bài viết có trọng tâm , biết cách kể bằng lời văn của mình một cách tự nhiên . Đồng thời , trong khi kể đã có thêm sự tưởng tượng một số chi tiết phụ.
- Trong số các bài viết có những bài tiêu biểu như bài của em : Hiền, em Chi, Ngọc, Tùng, vân Anh, Hương, Tâm ...
- Bài viết sạch sẽ có bố cục mạch lạc , rõ ràng.
2, Nhược điểm.
a, Về chữ viết.
- Một số em chữ viết xấu, cẩu thả , trình bày còn bẩn như em Minh, Thành, Lực, Kiên...
- Một số em chuẩn bị giấy kiểm tra chưa đúng qui định .
- Một số em chưa viết hoa tên nhân vật , còn sai lỗi chính tả, viết câu dài, không có dấu chấm câu, dấu phẩy tách ý.
- Một số bài còn quá sơ sài do lười học , chưa nắm rõ cốt truyện như là bài của bạn Minh, Thành, Kiên... 
- Có một số em dùng từ chưa chính xác.
b, Về nội dung: 
- Đây là đề văn kể sáng tạo như còn một số em nhầm sang kể nguyên bản câu chuyện.
- Một số em chưa biết phân định rõ bố cục 3 phần : Mở, Thân, Kết , thậm trí có em viết liền từ đầu đến cuối truyện , không xuống dòng.
- Phần mở bài một số em chưa giới thiệu được nhân vật . Trong phần thân bài nhiều chi tiết chính còn bỏ sót.
- Đặc biệt phần kết luận còn có một số em chưa có cách viết kết luận hợp lý.
- Một số em sử dụng từ, câu liên kết ý vụng về hoặc không sử dụng sự liên kết làm lời văn rời rạc , thiếu lôgíc .
II. Hướng dẫn chữa bài.
1, Lập dàn ý 
- Hs nhắc lại đề, nêu yêu cầu của đề.
- Kể một truyền thuyết mà em thích nhất bằng lời văn của mình.
? Khi làm bài văn ta phải thực hiện những bước nào?
- Tìm hiểu đề . - Tìm ý. - Lập dàn ý.
? Với yêu cầu của đề bài , dàn ý bài văn cần đạt yêu cầu gì?
a, Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật , sự việc trong câu chuyện cần kể.
b, Thân bài: Nêu diễn biến sự việc.
c, Kết thúc sự việc.
2, Gv có thể lấy một văn bản truyền thuyết bất kỳ n hướng dẫn Hs kể miệng , rút kinh nghiệm cách kể.
3, GV nâu những lỗi sai cơ bản của học sinh hướng dẫn sửa .
a, Lỗi sai về chính tả. b, Lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu.
c, Lỗi sai về cách diễn đạt, liên kết ý.
4, Đọc mẫu một bài viết khá cho học sinh nghe( bài của em Đỗ Thị Hiền )
Nêu nhận xét ưu, nhược điểm của bài.
D. Củng cố.
- Tóm tắt nội dung bài học. - Nhấn mạnh kỹ năng làm bài.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Tự rút kinh nghiệm về lỗi sai.
- Làm lại bài tập vào vở ( nếu điểm dưới trung bình )
- Tìm hiểu văn bản " Em bé thông minh " 
IV. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 6(3).doc