Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

*HĐ1( 12 phút ): Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích

-GV hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm rãi, sâu lắng để thấy được không khí cổ tích. đọc thể hiên rõ giọng kể và giọng nhân vật.

- GV đọc mẫu một đoạn

 Gọi HS đọc tiếp đến hết

-HS:Thực hiện

-GV:Nhận xét ,uốn nắn.

-HS đọc chú thích

- GV:Lưu ý HS các chú thích: 5,7,13,14,15

*HĐ2( 12 phút): Tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- GV:Truyện có những nhân vật nào ? ai là nhân vật trung tâm ?

-HS: nhân vật Thạch Sanh là nhân vật trung tâm.

- GV: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì đáng chú ý ?

-HS: Vừa bình thường, vừa kì lạ khác thường

- GV:Chỉ rõ sự bình thường và khác thường trong sự ra đời và lớn lên của của nhân vật?

 *GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ ( theo bàn)

 -GV giao nhiệm vụ: Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

 -HS thảo luận

 Đại diện nhóm trình bày

 -GV: Nhận xét -> Kết luận

GV: ND quan niệm sự ra đời kì lạ như vậy tất sẽ lập chiến công

- Em đã được tìm hiểu về sự ra đời kì lạ của những nhân vật nào?

- Thử so sánh sự ra đời của Thạch Sanh với các nhân vật ấy?

*HĐ3 ( 11phút ): Tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua

 -GV cho HS quan sát tranh T- NV6- 05/ 01

- GV:Qua tìm hiểu bài và quan sát tranh, em hãy cho biết trước khi lấy công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua thử thách nào?

 GV: Thử thách tăng dần, thử thách sau khó khăn hơn thử thách trước.

- Thach Sanh đã bộc được những phẩm chất gì qua những thử thách ấy?

- Sau khi lấy công chúa, Thạch Sanh còn phải trải qua những thử thách nào?

-HS:Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh .

- GV:Sau những thử thách ấy Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?

 - GV : Thạch sanh lập nhiều chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý: chém chằn tinh thu được bộ cung tên vàng , diệt đại bàng, cứu công chúa, diệt hồ tinh , cứu con vua Thủy Tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước trư hầu.

 

doc 11 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 26/9/2010
Ngày dạy : 6A
 6B 
 Tuần 6
Thạch Sanh
( Truyện cổ tích )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
 Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Kĩ năng:
 Bước đầu biết cách đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc truiwng thể loại. 
Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .
Kể một câu truyện cổ tích.
3. Thái độ: 
Giáo dục học sinh yêu cái thiện, ghét cái ác, đấu tranh loại bỏ cái ác. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 Thầy : - GV: Tranh - T- NV 6- 05/01
 Trò : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra ( 4 phút )
 a sĩ số: 6A6B
 b ý nghĩa của truyện " Sự tích Hồ Gươm "? 
 2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1 phút ): Trong các giờ học trước, các em đã được tìm hiểu về thể văn truyền thuyết. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang thể loại truyện cổ tích qua văn bản " Thạch Sanh ". 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*HĐ1( 12 phút ): Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích 
-GV hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm rãi, sâu lắng để thấy được không khí cổ tích. đọc thể hiên rõ giọng kể và giọng nhân vật.
- GV đọc mẫu một đoạn 
 Gọi HS đọc tiếp đến hết
-HS:Thực hiện 
-GV:Nhận xét ,uốn nắn.
-HS đọc chú thích 
- GV:Lưu ý HS các chú thích: 5,7,13,14,15
*HĐ2( 12 phút): Tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh 
- GV:Truyện có những nhân vật nào ? ai là nhân vật trung tâm ?
-HS: nhân vật Thạch Sanh là nhân vật trung tâm.
- GV: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì đáng chú ý ?
-HS: Vừa bình thường, vừa kì lạ khác thường 
- GV:Chỉ rõ sự bình thường và khác thường trong sự ra đời và lớn lên của của nhân vật?
 *GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ ( theo bàn)
 -GV giao nhiệm vụ: Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
 -HS thảo luận
 Đại diện nhóm trình bày
 -GV: Nhận xét -> Kết luận
GV: ND quan niệm sự ra đời kì lạ như vậy tất sẽ lập chiến công
- Em đã được tìm hiểu về sự ra đời kì lạ của những nhân vật nào?
- Thử so sánh sự ra đời của Thạch Sanh với các nhân vật ấy? 
*HĐ3 ( 11phút ): Tìm hiểu những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua
 -GV cho HS quan sát tranh T- NV6- 05/ 01
- GV:Qua tìm hiểu bài và quan sát tranh, em hãy cho biết trước khi lấy công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua thử thách nào?
 GV: Thử thách tăng dần, thử thách sau khó khăn hơn thử thách trước.
- Thach Sanh đã bộc được những phẩm chất gì qua những thử thách ấy?
- Sau khi lấy công chúa, Thạch Sanh còn phải trải qua những thử thách nào?
-HS:Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh .
- GV:Sau những thử thách ấy Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?
 - GV : Thạch sanh lập nhiều chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý: chém chằn tinh thu được bộ cung tên vàng , diệt đại bàng, cứu công chúa, diệt hồ tinh , cứu con vua Thủy Tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước trư hầu.
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:	 
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thạch Sanh: 
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
* Bình thường
- Là con một gia đình nông dân
- Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
* Khác thường
- Ngọc Hoàng sai Thái tử đầu thai
- Mẹ mang thai nhiều năm
- Được thiên thần dạy các phép thần thông
 - Nguồn gốc xuất thân cao quý , sống nghèo khó nhưng lương thiện.
=> Là người bình thường, cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân. Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao đẹp đẽ cho nhân vật.
b. Những thử thach Thạch Sanh phải trải qua.
*. Thử thách
- Bị lừa thế mạng -> giết chằn tinh
- Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa -> Bị lấp hang
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù; bị bắt hạ ngục
 c. Phẩm chất
- Thật thà, chất phác
- Dũng cảm, tài năng
- Lòng nhân đạo, yêu hòa bình
3. Củng cố: ( 3 phút )
- GV khái quát nội dung tiết 1.
- HS đọc diễn cảm văn bản.
4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút )
- Học bài
- Tìm hiểu phần tiếp theo
.
Ngày soạn : 26/9/2010
Ngày dạy: 6A
 6B
 Tiết: 22
Thạch Sanh
( Tiếp theo ) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thach Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- Kể lại truyện một cách diễn cảm.
2. Kĩ năng:
Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện cổ tích.
3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh yêu cái thiện, ghét cái ác, đấu tranh loại bỏ cái ác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 Thầy: Tranh - T- NV 6- 06/ 01
 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra (4 phút)
 a Sĩ số : 6A.6B..
 b Kiểm tra : Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
 2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1 phút ): Thạch Sanh là 1 trong những truyện cổ tích về người dũng sỹ - được nhân dân yêu thích. Cuộc đời, chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và chi tiết thần kỳ đã làm xúc động say mê nhiều thế người đọc, người nghe –giờ học này các em tiếp tục đi tìm hiểu câu chuyện này. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*HĐ1(3 phút ): GV hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức cũ:
- GV:Thạch Sanh ra đời và lớn lên như thế nào ?
- GV:Thạch Sanh phải trải qua những thử thách nào ? Phẩm chất nào được bộc lộ qua những thử thách ấy ?
*HĐ2( 15 phút ): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính cách, hành động của thạch sanh và Lí Thông 
* GV cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ ( theo bàn- 5 phút )
 -GV giao nhiệm vụ: Chỉ ra sự đối lập về tính cách, hành động của Thạch Sanh và Lí Thông.
 - HS thảo luận
 Đại diện trình bày 
 - GV nhận xét - ghi bảng
- GV:Tính cách, hành động của Thạch Sanh tiêu biểu cho những người như thế nào trong xã hội ?
 GV: nhân vật chính diện và phản diện luôn luôn đối lập về hành động, tính cách
đó là cái thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà.Sự chiến thắng của Thạch Sanh với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu. -> Đây là đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại.
*HĐ3( 10 phút): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của một số chi tiết thần kì:
-GV: Em hãy chỉ ra những chi tiết thầ kì trong truyện? 
-HS:tiếng đàn, niêu cơm thần.
- GV:Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên khi nào ? có tác dụng gì ?
-Tác giả dân gian dùng tiếng đàn của Thạch Sanh để thể hiện ước mơ gì ?
GV: Tiếng đàn - âm nhạc là chi tiết khá phổ biến trong truyện cổ dân gian như tiếng hát Trương Chi, tiếng sáo Sọ Dừa
 - GV : Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu , công lí, nhân đạo , hòa bình, khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm, của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
- Niêu cơm thần kì ở chỗ nào ?
- Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Chi tiết cho giặc ăn cơm rồi tha về nước thể hiện điều gì ?
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân áI, ước vọng đoàn kết , tư tưởng yêu chuộng hòa bình theo quan niệm nhân dân ta . 
- Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
-HS: Thạch Sanh lấy công chúa, lên ngôi, mẹ con Lí Thông phải chết.
- GV:Qua kết thúc câu chuyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
-HS: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác .
- GV:Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Cho ví dụ.
-HS: Đây là kết thúc khá phổ biến của truyện cổ tích. Ví dụ: Tấm Cám, Cây khế, Cây tre trăm đốt
 - GV ; Em nêu ý nghĩa của văn bản?
 - GV : Em hãy nêu nghệ thuật của văn bản?
 - HS : sắp xếp các tình tiết tự nhiên , khéo léo.công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu , công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giảI oan cho chàng rồi nên vợ chồng.
 GV:Qua văn bản em nắm được nội dung chính gì?
- HS đọc ghi nhớ
*HĐ3(7 phút): Hướng dẫn học sinh luyện tập 
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
 HS nêu ý kiến. Lưu ý chi tiết được chọn vẽ phải là chi tiết ấn tượng. Ví dụ; Thạch Sanh ở túp lều dưới gốc đa, Thạch Sanh diệt chằn tinh, đại bàng, cây đàn của Thạch Sanh
I/ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thạch Sanh: 
 a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
 b. Những thử thach Thạch Sanh phải trải qua.
c.Tính cách, hành động của hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông:
Nội dung
ThạchSanh
Lí Thông
Tính cách
vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm.
Lừa lọc, dối trá, vụ lợi.nham hiểm, xảo quyệt, vong ân bội nghĩa.
Hànhđộng
Giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa.
ĐẩyThạch Sanh đi thế mạng cho mình, cướp công ThạchSanh
=> Tính cách và hành động đối lập nhau
2. ý nghĩa của một số chi tiết thần kì
+ Tiếng đàn:
- Giải oan cho Thạch Sanh
- Giúp công chúa khỏi câm.
- Vạch mặt Lí Thông.
- Chư hầu xin hàng
 đ Ước mơ công lí, hoà bình.
+ Niêu cơm thần:
- Phi thường, kì lạ.
- Lời thách đố
 đ lòng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
 - Kết thúc có hậu : Thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo , yêu hòa bình theo quan niệm nhân dân.
- Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
* Nghệ thuật : sắp xếp các tình tiết tự nhiên , khéo léo.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1
3. Củng cố: ( 3 phút )
- HS đọc phần đọc thêm
- ý nghĩa của truyện?
4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút )
- Học bài
- Kể diễn cảm truyện
- Đọc,chuẩn bị trước bài:Chữa lỗi dùng từ.
Ngày soạn : 27/8/2010
Ngày dạy : 6A
 6B
Tiết: 23
Chữa lỗi dùng từ
I. Mục tiêu:
1./ Kiến thức: Giúp HS: 
- Các lỗi dùng từ : Lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm . 
- Cách chữa các lỗi lặp từ , lẫn lộn những từ gần âm .
2. Kĩ năng: 
 - Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ .
 - Dùng chính xác khi nói , viết .
3. Thái độ:
 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ 
II. Chuẩn bị:
 Thầy: GV: SGV, SGK
 Trò: HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ1: Sửa lỗi dùng từ ( )
- HS đọc mục 1
- GV:Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong những câu a, b ?
-HS: +Tre:7lần
 Giữ:4 lần
 +Anh hùng:2 lần.
-GV:Cách lặp như vậy có tác dụng gì?
-HS:Suy nghĩ,trả lời.
-GV:Phép lặp đó là một biện pháp tu từ.
-GV: Việc lặp từ ở VD (a) có giống việc lặp từ ở VD (b) không?
-HS:Không. Vì làm cho câu văn nặngnề,không trôi chảy.
GV:Đó có phải là phép lặp không?
-HS:Đó là lỗi lặp.
-GV:Không cung cấp nội dung mới ,nhắc lại rập khuôn .Câu văn nặng nề không trôi chảy.
-GV: Em hãy chữa lại lỗi lặp đó?
-HS:Thực hiện.
-GV:Khi đọc câu văn sửa em thấy có gì khác?
*HĐ2: Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm ( -GV:Treo bảng phụ ví dụ.
- HS đọc ví dụ
- GV:Tìm các từ dùng sai trong câu a, b?
-HS: Thăm quan; nhấp nháy.
-GV:Từ nào gần âm với 2 từ trên?
-HS:Tham quan ; mấp máy.
-GV:Nghĩa của từ :tham quan? “mấp máy?
-HS: +”tham quan”:Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
 +”mấp máy”:Cử động không liên tiếp.
 -GV: Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng?
-GV:Theo em nguyên nhân mắc lỗi trên là gì?
-HS:Do nhớ không chính xác ,lẫn lộn các từ gần âm.
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập 
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Gạch bỏ các từ trùng lặp
- Đọc lại câu đã sửa
- HS đọc y/c bài tập 2
- Thay từ dùng sai trong các câu
- HS đọc các câu mắc lỗi
- Phát hiện từ dùng sai
- Sửa lỗi
I. Lặp từ
 1/Ví dụ:(sgk)
 2/Nhận xét.
a.Tre (7 lần) 
Giữ (4 làn)
Anh hùng (2 lần)
=> Nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa
b. Truyện dân gian (2 lần)
=> Lỗi lặp do diễn đạt kém
* Chữa lại: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo
II. Lẫn lộn các từ gần âm
1/Ví dụ:
2/Nhận xét:
a. Thăm quan -> tham quan
b. nhấp nháy -> mấp máy
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T.68)
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
b. Sau khi nghe cô giáo giảng kể, chúng tôi ai ai cũng thích các nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
Bài tập 2 (T.69)
a. linh động -> sinh động
b. bàng quang -> bàn quan
c. thủ tục -> hủ tục
Bài tập 3 (SBT-T.28)
- cao ráo -> cao dáo
- ngang tàn -> ngang tàng
- hắc búa -> hóc búa
3. Củng cố: 
Cần có ý thức tránh dùng từ sai khi nói, viết
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Xem lại cách làm bài văn tự sự -> chuẩn bị cho tiết trả bài
Ngày soạn: 29/9/2010
Ngày dạy:6A
 6B
Tiết: 24
Trả bài tập làm văn số 1 .
I.Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Nhận ra những ư điểm, nhợc điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. 
2. Kỹ năng: Khắc phục những nhược điểm ở bài tập làm văn số 6, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
 3. Thái độ: Có ý thức sửa những lỗi sai mà mình mắc phải.
II. Chuẩn bị : 	
 - Thầy : Chấm chữa bài , nhận xét . 
 - Trò : Xem lại đề bài – tự đánh giá nhận xét bài viết của mình . 
 III. Tiến trình bài dạy
	1. Kiểm tra 
 a sĩ số ; 6A..6B
 b Kiểm tra . Kết hợp trong giờ 
	2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ1: Đọc đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn bài (15')
- HS nhắc lại đề bài
- GV chép đề lên bảng
-GV:Hãy xác định thể loại, yêu cầu về nội dung? 
-HS:+Kể truyện.
 +Bằng lời văn của em,không sao chép y nguyên.
*Hoạt động nhóm:(Nhóm hỗn hợp )
- GV: Thảo luận xây dựng dàn ý cho đề bài trên?
-HS: +Chia nhóm thảo luận.
 +Trình bày -> Nhận xét
- GV: Treo bảng phụ ghi dàn ý .
- HS: Đối chiếu
*Hoạt động2:Nhận xét ưu ,nhược điểm
Trong bài làm của học sinh.
-GV:Nhận xét về ưu nhược điểm 
 Kết hợp đọc một số bài ,đoạn tiêu biểu để minh hoạ cho những ưu, nhượcđiểm đó.
*Hoạt động3: Chữa lỗi, trả bài (17')
- GV: Đưa ra một số lỗi -> Gọi HS lên bảng sửa -> Nhận xét.
- GV: Nhận xét.
- GV trả bài cho HS tự sửa lỗi
- HS trao đổi bài cho kiểm tra.
- GV đọc cho cả lớp nghe một số bài đạt điểm khá, giỏi.
* Kết quả:
- Điểm 7 - 8 : 
- Điểm 6 - 7 : 
- Điểm 3 - 4 : 
I. Đề bài, Tìm hiểu đề, Lập dàn bài
 1. Đề bài:
-Kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh,Thủy Tinh” bằng lơì văn của em . 
2. Tìm hiểu đề
- Thể loại:
- Nội dung: 
3. Lập dàn bài 
a. Mở bài: Đã trình bàytiết17+
 18
b. Thân bài
C. Kết bài: 
II. Nhận xét:
*Ưu điểm: 
-Đa số hiểu đề
-Nội dung đầy đủ
-Diễn đạt tương đối lưu loát 
-Trình bày tương đối sạch.
* Nhược điểm: 
-Có em chưa kể bằng lời văn của mình ,gần như chép y nguyên.
-Một số bà diễn đạt chưa lưu loát ,trình bày chưa sạch ,đẹp,sai nhiều lỗi chính tả.
-Cách phân chia bố cục chưa rõ ràng .
-Dùng dấu chấm phẩy chưa đúng.
-không viết hoa tên riêng.
III. Trả bài- chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
Dùng từ
Câu- diễn đạt
3. Củng cố (3')
 - GV nhận xét giờ trả bài, nhấn mạnh một số lỗi thờng mắc để HS có ý thức sửa.
 - Ghi điểm vào sổ.
4.Hướng dẫn về nhà (2')
 - Chuẩn bị bài: Biên bản.
 - Xem lại cách làm bài nghị luận về một tác phẩm(hoặc đoạn trích).
 - Chuẩn bị bài: Biên bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc