Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Phan Ngọc Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Phan Ngọc Lan

I /Mức độ cần đạt

1.Kiến thức:

- Từ nhiều nghĩa

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

2.Kĩ năng:

- Nhận diện được từ nhiều nghĩa

- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.

3. Thái độ:Có ý thức trau dồi vốn từ.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp bản thân .

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luậnvà chia sẻ ý kiến cá nhân về cách dùng từ đúng nghĩa.

III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :

- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa.

- Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa.

- Động não : suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra bài học đích thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.

IV. Chuẩn bị : bảng phụ.

V. Lên Lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) - Nghĩa của từ là gì? Nêu cách giải thích nghĩa của từ?

2. Bài mới: (35 phút)

 a.Giới thiệu: Một từ có thể có một nghĩa hoặc có nhiều nghĩa. Như vậy từ có nhiều nghĩa là những nghĩa nào? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Phan Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6a1 ( /9/2011) :.............................................................................................................................
Tiết 17-18: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (Văn tự sự )
 I.Mục tiêu bài dạy:
 1.Kiến thức: Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở tiểu học .
 2.Kỹ năng : biết viết một văn bản hoàn chỉnh về hình thức và nôị dung.
 3.Thái độ trung thực nghiêm túc khi làm bài.
 4.Kỹ năng sống cần đạt: Kĩ năng tư duy, sáng tạo, động não.
 II.Tiến trình tổ chức tiết dạy:
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
Ghi đề lên bảng.Cho hs tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
 *Đề: Kể lại một truyền thuyết (thời các vua Hùng) mà em thích bằng lời văn của em.
Dàn bài:
-Mở bài: Giới thiệu truyện “Con Rồng Cháu Tiên”
- Thân bài: Kể lại truyện.
	+ Giới thiệu LLQ và Âu Cơ.
	+ Sự gặp gỡ và kết duyên giữa hai vị thần tiên.
+ Bọc trứng kì lạ.
+ Âu Cơ và LLQ chia con đi mở nước.
+ Người con trưởng theo mẹ dựng nước Văn Lang, lập triều đại Hùng Vương.
+ Người Việt suy tôn nguồn gốc mình là "CR, CT".
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện này.
* BIỂU ĐIỂM : 
	- Điểm 9 - 10 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Sai chính tả, ngữ pháp không quá 2 lỗi. 
	- Điểm 7 - 8 : Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự. Tuy nhiên, đôi chỗ còn sơ sài, cảm nhận chưa sâu. Bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa rõ ý. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 4 lỗi. 
	- Điểm 5 - 6 : Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung, tuy nhiên đôi chỗ còn sơ sài. Bài viết có bố cục, nhưng diễn đạt chưa rõ. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 7 lỗi. 
	 - Điểm 3 - 4 : Bài viết còn chung chung, rơi vào văn miêu tả, diễn đạt lủng củng. Sai quá nhiều lỗi chính tả. 
	- Điểm 1- 2 :Bài viết còn qúa sơ sài, chưa có bố cục 3 phần, ý lan man, không đi vào trọng tâm của đề. Sai quá nhiều lỗi chính tả. 
	- Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng.
HS làm bài.
Thu bài.
Dặn dò:Xem bài “ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.”
 Soạn và trả lời các mục theo Sách giáo Khoa và tự đặt thêm ví dụ tương tự.
Rút kinh nghiệm:
Lớp 6a1 ( /9/2011) :.............................................................................................................................
Tuần 5 Tiết 19 
 Tiếng Việt: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I /Mức độ cần đạt
1.Kiến thức:
- Từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:Có ý thức trau dồi vốn từ.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp bản thân .
Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luậnvà chia sẻ ý kiến cá nhân về cách dùng từ đúng nghĩa.
III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa.
- Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa.
- Động não : suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra bài học đích thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
IV. Chuẩn bị : bảng phụ.
V. Lên Lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) - Nghĩa của từ là gì? Nêu cách giải thích nghĩa của từ?
2. Bài mới: (35 phút)
 a.Giới thiệu: Một từ có thể có một nghĩa hoặc có nhiều nghĩa. Như vậy từ có nhiều nghĩa là những nghĩa nào? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
 b.các hoạt động:
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHẦN LƯU BẢNG
 Hoạt động 1:Học sinh đọc bài thơ “ Những cái chân” – Vũ Quân Phương.
- Từ “chân” có các nghĩa nào?
*Hoạt động 2 : Tìm thêm một số từ có nhiều nghĩa?
VD : Từ “ mắt” được dùng trong những câu văn.
 “Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được”. Những quả na đã bắt đầu nở mắt
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa.
Điểm chung giữa các nghĩa là gì?( KNS)
*Hoạt động 3: Tìm từ chỉ có một nghĩa?
GV : Từ có thể có một hay nhiều nghĩa
*Hoạt động 4:- GV cho HS thảo luận nhóm bài tập
*Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập ( KNS)
Bài tập 1: GV hướng dẫn
Trước hết tìm ba từ chỉ bộ phận con người?
Tìm các ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
Bài tập 3: GV hướng dẫn chuyển nghĩa
a) Cái cưa à cưa gỗ 
b) Gánh củi đi à Một gánh củi
Bài tập 4: GV hướng dẫn
Học sinh dựa vào những nghĩa bên để xác định nghĩa của từ bụng trong từng câu đã cho.
Bài tập 5: GV hướng dẫn
Học sinh đọc kỹ từng câu, xác định nghĩa của từ “ chín” trong câu rồi điền số thích hợp vào ô trống.
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.( đau chân, nhắm mắt đưa chân)
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền : chân tường, chân núi, chân răng,
-> Điểm chung giữa các nghĩa là:
“ chỗ lồi lõm, hình tròn hoặc hình thoi”
Từ chỉ có 1 nghĩa : luật, học sinh, toán học, gỗ,
HS thảo luận nhóm bài tập; sau đó đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung
 Học sinh thực hiện
Học sinh thực hiện
Học sinh thực hiện
 I. Từ nhiều nghĩa:
1. Bài tập: SGK
2. Nhận xét:
à Từ “chân” có nhiều nghĩa.
Điểm chung giữa các nghĩa là:
“ chỗ lồi lõm, hình tròn hoặc hình thoi”
Từ chỉ có 1 nghĩa : luật, học sinh, toán học, gỗ,
-> Từ có thể có một hay nhiều nghĩa
3)Kết luận:Ghi nhớ: xem SGK
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
1)Bài tập: SGK
2)Nhận xét: 
-Trong một câu cụ thể, một từ có một nghĩa: có thể là nghĩa chính, có thể là nghĩa chuyển. -Muốn hiểu đúng nghĩa của từ phải đưa vào văn cảnh.
 3)Kết luận: Ghi nhớ: xem SGK
III. Luyện tập :
Bài 1 : (SGK/56) 
Trước hết tìm ba từ chỉ bộ phận con người.
Ví dụ : đầu, mắt, lưỡi.
Tìm các ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng:
+ đầu à đầu bàn, đầu làng, đầu đường,
+ mắt à mắt tre, mắt dứa, mắt bão,
+ lưỡi à lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi cày,
Bài 3 ( SGK . 57 ) 
- Những từ có khả năng vừa chỉ công cụ làm việc, vừa chỉ việc sử dụng công cụ đó:cuốc, cày, bừa, cào, bào,
Những từ vừa có khả năng chỉ hành động vừa chỉ đơn vị – như kết quả của hành động đó: gói, nắm, bó,
Bài 4 ( SGK . 57 ) 
Bụng : - một bộ phận của cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày,
- Bụng con người được coi là biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, vật.
- Phần phình to ở một số vật ( bụng chân)
Bài 5 ( SBT . 24 )
-Vườn cam chín đỏ (1)
-Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.(2)
Ngượng chín cả người (3)Cơm sắp chín, có thể dọn cơm (4)
Hướng dẫn học bài:: (5 phút) - Học sinh: nhận diện được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của chúng đọc lại ghi nhớ, tự đặt được câu.- GV hướng dẫn HS làm bài tập về nhà.
 - Chuẩn bị bài cho giờ sau: “Lời văn đoạn văn tự sự”.
Học sinh đọc đoạn văn (1) và (2), SGK /58và thực hiện yêu cầu. SGK/59
Rút kinh nghiệm:
 Lớp 6a1( /9/2011)
 Tuần 5Tiết 20 Tập làm văn: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I/Mức độ cần đạt
1.Kiến thức:
- Lời văn tự sự dùng để kể người kể việc
- Đoạn văn tự sự: Gồm một số câu được xác định bằng hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3.Thái độ: Chăm chỉ tiếp thu bài
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất chủ đề của văn bản .
- Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất của chủ đề .
III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
*Thực hành có hướng dẫn: tạo lập văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày .
*Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra vai trò, tác dụng của chủ đề và tính thống nhất của chủ đề văn bản .
V. Chuẩn bị bảng phụ 
VI. Lên Lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
- Khi làm một bài văn tự sự việc đầu tiên em phải làm gì?Tại sao? - Nêu cách làm bài văn tự sự? 
 3. Bài mới: ( 35 phút)
 a.Giới thiệu: Trong bài văn tự sự cũng như bài văn nói chung gồm các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Đoạn văn cũng gồm những câu văn liên kết với nhau. Vậy văn tự sự xây dựng nhân vật, kể việc như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHẦN LƯU BẢNG
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự
Gv VD thêm: Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.( một ý giới thiệu về Hùng Vương, một ý giới thiệu về Mị Nương.)
 -Câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ gì, cụm từ gì?
? Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể về hành động của nhân vật? Các hành động được kể ra theo thứ tự nào?
->Đoạn văn gồm rất nhiều động từ chỉ hành động của nhân vật, các hành động được kể theo thứ tự trước sau, có sự thay đổi trong hành động của nhân vật.( KNS)
- Học sinh đọc lại các đoạn văn và trả lời câu hỏi.
? Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể về hành động của nhân vật? Các hành động được kể ra theo thứ tự nào?( KnS)
 Học sinh đọc đoạn văn (1) và (2), SGK /58.
Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào?
->Đoạn (1) gồm có hai câu, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu.
 ->Đoạn 2 gồm 6 câu. Câu văn trên thường dùng chữ “ là”, “ có” , Đoạn (2) mỗi câu có nhiều động từ gây ấn tượng mau lẹ.
- Học sinh đọc đoạn văn SGK/59
Tại sao người ta gọi đó là câu văn chủ đề?
 > Đoạn (1) biểu đạt ý : Vua Hùng kén rể. Muốn kén rể thì phải kể vua có con gái đẹp, sau mới có lòng yêu thương, có ý kén rể tài giỏi. Nếu đảo lại : “ Vua Hùng muốn kén một chàng rể thật xứng đáng vì ông có một người con gái người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu.”, thì đó là văn giải thích chứ không còn là văn kể nữa. Văn kể phải kể sự việc theo thứ tự có trước, có sau, có dẫn dắt thì người đọc mới cảm được.
Đoạn (2) biểu đạt ý : có hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều có tài nhưng không giống nhau
Đoạn (3) biểu đạt ý : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Muốn diễn đạt ý này, người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến kết quả trận đánh
 - Để dẫn đến được ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính?
 -> Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Muốn diễn đạt ý ấy, người viết phải biết cái gì nói trước, cái gì nói sau, phải biết dẫn dắt thì mới thành được đoạn văn.
Bài 4 ( SGK . 60 )
 Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
 I. Lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
a. Bài tập: SGK
b.Nhận xét:
à Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định Mị Nương người đẹp như hoa, vua cha muốn kén một người chồng thật xứng đáng.
 Đoạn 2 gồm 6 câu. Câu văn trên thường dùng chữ “ là”, “ có” , Đoạn (2) mỗi câu có nhiều động từ gây ấn tượng mau lẹ.
 c.)Kết luận 1: 
 - Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
 - Khi kể về việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
 2. Lời văn kể việc :
a. Bài tập: SGK
b. Nhận xét:
c.Kết luận 2 : Khi kể việc thì kể về các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
3.Đoạn văn :
 a. Bài tập: SGK
b. Nhận xét
à Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Muốn diễn đạt ý ấy, người viết phải biết cái gì nói trước, cái gì nói sau, phải biết dẫn dắt thì mới thành được đoạn văn.
c. Kết luận 3:
Ghi nhớ : (SGK .tr 59
III. Luyện tập :
Bài 1 (SGK . 60 )
Bài 3 ( SGK . 60 )
Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. 
VD : Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc rất thương người. Một lần, ông sắp đi xem bệnh cho một nhà quý tộc trong vùng, thì bất ngờ có hai vợ chồng nông dân khiên đứa con bị ngã gãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa.
3. Hướng dẫn học bài:
Nhận diện được đoạn văn trong các truyện dân gian đã học, phân tích được ý chínhvà phân tích được mạch lạc của đoạn- Lời văn giới thiệu nhân vật thường được kể như thế nào? - Lời văn kể việc được kể như thế nào?- Về nhà làm lại bài tập 2 và hoàn chỉnh BT3.
 - Chuẩn bị bài: “Thạch Sanh”.
- Biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về ( nhân vật,chiến công...)cdác nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.- Kể lại một câu chuyện cổ truyện Thạch Sanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5 Tiết 19.doc