Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 (Bản chuẩn)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 (Bản chuẩn)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

+Nắm được cốt truyện,nhân vật và tư tưởng của truyện:qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dat,truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

+Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ,cử chỉ,ngoại hình,hành động

2.Kỹ năng:

+Rèn luyện năng lực đọc,kể tóm tắt truyện.

3.Tình cảm:

+Giáo dục học sinh phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ.Đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước.

B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:

+Phương pháp: ĐST,GT,PT,NVĐ

+ĐDDH:Bảng phụ

C.CHUẨN BỊ:

+Giáo viên:Soạn giáo án,xem sách tìm hiểu về tác phẩm-tác giả.

+Học sinh:Đọc văn bản,tóm tắt,trả loời câu hỏi sách gk.

 

doc 14 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :23 Bài : 22
Tiết : 89 Văn Bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
Ngày dạy:  
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Nắm được cốt truyện,nhân vật và tư tưởng của truyện:qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dat,truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
+Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ,cử chỉ,ngoại hình,hành động
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện năng lực đọc,kể tóm tắt truyện.
3.Tình cảm:
+Giáo dục học sinh phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ.Đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GT,PT,NVĐ
+ĐDDH:Bảng phụ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,xem sách tìm hiểu về tác phẩm-tác giả.
+Học sinh:Đọc văn bản,tóm tắt,trả loời câu hỏi sách gk.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Học qua văn bản “Vượt Thác”,em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả trong bài ?
=>Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn,làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn,hùng vĩ.
+Văn bản “Vượt Thác” của tác giả nào ?
=>Võ Quảng.
3.Bài mới:
 Các truyện hiện đại đã học ở bốn bài trước đều là truyện ngắn hoặc trích đoạn truyện dài của các nhà văn hiện đại Việt nam.Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là tác phẩm của nhà văn Pháp,được viết từ thế kỷ XIX,nhưng truyện vẫn rất gần gũi với chúng ta cũng như với mọi dân tộc.Đó là nói lên tinh thần yêu nước,chúng ta tìm hiểu văn bản sẽ rõ.
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Tìm hiểu về tác giả,tác phẩm.
GV:Gọi học sinh đọc chú thích(*)-sgk-trang 54-T2.
GV:Qua việc đọc phần chú thích,em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả An Phong Xơ.Đô.Đê ?
GV:Tác phẩm của Đô Đê thường thể hiện tinh thần gì?
GV:Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh,thời gian,địa điểm nào ?
GV:Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
GV:Đọc mẫu-hướng dẫn học sinh đọc tiếp(chú ý giọng điệu của lời văn thay đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng;ở đoạn cuối truyện có nhịp dồn dập,căng thẳng và xúc động..)
GV:Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?Em hãy xác định và tóm tắt ý của từng đoạn ?
GV:Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ?Thuộc ngôi thứ mấy ?Truyện còn có nhân vật nào nữa và trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất ?
GV:Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì ?
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng trên đường đến trường.
GV:Gọi HS xem lại Đ1.
GV:Phrăng có tâm trạng như thế nào trước khi đến trường?
GV:Quang cảnh thiên nhiên buổi sáng được miêu tả ra sao ? Thể hiện qua những chi tiết nào ?
GV:Quang cảnh thiên nhiên tuuyệt đẹp cùng với tâm trạng lười học làm cho Phrăng có quyết định gì ?Cậu có thực hiện quyết định đó không ?Từ đó,em nhận xét như thế nào về Phrăng ?
GV:Trên đường và khi đến trường chú bé Phrăng thấy có điều gì khác lạ?
GV:Tâm trạng của Phrăng như thế nào trước những biến đổi kỳ lạ ấy ?
HS:An Phong Xơ-Đô-Đê (1840-1897) nhà văn Pháp,tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
HS:Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.
HS:Kể diễn ra trong hoàn cảnh sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ,nước Pháp thua trận vào khoảng năm 1870-1871 tại vùng An-dat,Lo-Ren
HS:Gợi lên sự chia ly,giữa bạn bè,thầy(cô),trường lớp..
HS:Chú ý theo dõi
HS:Chia làm 3 phần.
HS:Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng theo ngôi thứ nhất.
+Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gây ấn tượng về một câu chuyện có thật,dễ biểu hiện tâm trạng ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.
HS:Quan sát Đ1
HS:Quang cảnh thiên nhiên thật đẹp “trời sao mà ấm thế,trong trẻo đến thế”,nghe tiếng sáo hót ven rừng.
+Phrăng định trốn học nhưng cưỡng lại được .Từ đó cho thấy Phrăng là người trung thực ,thấy được giá trị của việc học.
HS:Các hình ảnh khác lạ “Sau xưởng của lính Phổ đang tập;cảnh ồn ào trước bản cáo thị,quang cảnh trường yên tĩnh.”
HS:Phrăng bất ngờ,ngạc nhiên
I.Tác Giả-Tác Phẩm:
1.Tác Giả:
An Phông Xơ-Đô-Đê (1840-1897) nhà văn Pháp,tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2.Tác phẩm:
Tác phẩm của ông thường thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu xa,gây xúc động nhẹ nhàng,một chất thơ trong sáng,lòng yêu đời tạo nên rung cảm sâu kín,đầy niềm tin vào con người bình thường can đảm.
3.Bố Cục: 3 phần.
+Đ1:”Từ đầumặt con”
=>Trước buổi học,quang cảnh trên đường đến trường ,quang cảnh ở trường.
+Đ2:”Tiếp..cùng này”
=>Diễn biến buổi học cuối cùng
+Đ3:Phần còn lại
=>Cảnh kết thúc buổi học.
II.Phân Tích:
1.Nhân Vật Phrăng:
a.Quang cảnh và tâm trạng của chú bé Phrăng trên đường đến trường:
-Trời sao mà ấm thế,trong trẻo đến thế ! Nghe tiếng sáo..
=>Quang cảnh thiên nhiên thật đẹp,thật thơ mộng.
-Sau xưởng của lính Phổ đang tập..;cảnh ồn ào trước bản cáo thị;quang cảnh trường im lặng..
=>Phrăng bất ngờ,ngác nhiên đang suy nghĩ sẽ có điều gì xảy ra.
4.Củng cố:
+Quang cảnh và tâm trạng của chú bé Phrăng trên đường đến trường ra sao ?
=>Quang cảnh thiên nhiên thật đẹp,thơ mộng.Song có vài hình ảnh thay đổi làm cho Phrăng ngạc nhiên.
5.Dặn dò:
+Học thuộc phần tác giả-tác phầm và tóm tắt truyện.
+Xem lại và trả lời các câu hỏi còn lại tiết sau học tiếp.
 +Nhận xét tiết học:
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 23 Bài : 22
Tiết : 90 Văn Bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (TT)
Ngày dạy: .. 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Nắm được cốt truyện,nhân vật và tư tưởng của truyện:qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dat,truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
+Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ,cử chỉ,ngoại hình,hành động
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện năng lực đọc,kể tóm tắt truyện.
3.Tình cảm:
+Giáo dục học sinh phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ.Đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,PT,NVĐ,TL,TH
+ĐDDH:Bảng phụ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,xem tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 6.
+Học sinh:Đọc văn bản,trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Câu chuyện “Buổi học cuối cùng”diễn ra trong hoàn cảnh,thời gian,địa điểm nào ?
=>Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ,nước Pháp thua trận vào khoảng năm 1870-1871 tại vùng An-dat,Lo-Ren
+Văn bản “Buổi học cuối cùng”,tác giả là ai ?
=>Tác giả: An Phông Xơ-Đô-Đê.
3.Bài mới:
 Để thấy được tâm trạng của cậu bé Phrăng và thầy Hamen và một số nhân dân trong làng như thế nào trong buổi học cuối cùng,chúng ta cùng tìm hiểu phần sau của chuyện.
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Tìm hiểu tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng.
GV:Gọi HS đọc Đ2.
GV:Khi bước vào lớp,tâm trạng của Phrăng diễn biến như thế nào ?Đến khi hoàn hồn lại thì tâm trạng của Phrăng ra sao ?
GV:Thầy thông báo cho biết đây là buổi học cuối cùng thì tâm trạng Phrăng lúc đó ra sao ?
+Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng ý nghĩ của Phrăng.
GV:Thái độ và tâm trạng của Phrăng không thuộc bài lần này so với lần trước có gì khác nhau ?
GV:Thầy gọi đọc bài lần này cậu có suy nghĩ gì ? Vì sao ?
GV:Thông qua những suy nghĩ,tâm trạng,hành động của Phrăng,tác giả muốn nói lên điều gì ?
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Tìm hiểu nhân vật thầy giáo Ha-men
GV:Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào ?Để làm rõ điều đó em hãy tìm hiểu chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:
+Trang phục
+Thái độ đối với học sinh
+Những lời nói về tiếng Pháp
+Hành động,cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
GV:Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em những cảm nghĩ gì ?
GV:Qua tâm trạng,hành động trên ta thấy thầy ha-men là người như thế nào ?
GV:Câu “Nước Pháp muôn năm “ có ý nghĩa gì ?
*Hoạt động 3:
*Mục tiêu:Tìm hiểu hình ảnh một số nhân vật khác
GV:Ngoài nhân vật thầy Ha-men,cậu học trò Phrăng còn có những nhân vật nào khác?
GV:Họ có hành động,cử chỉ gì trong buổi học ? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì ?
*Hoạt động 4:
*Mục tiêu:Củng cố nội dung,nghệ thuật của truyện
GV:Trong truyện,thầy Ha-men có nói “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,chừng nào họ vẫn giĩ­ vững tiếng nói của miình thì chẳng khác gì nắm đựoc chìa khoá chốn lao tù.”
GV:Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy ?
GV:Truyện khuyên chúng ta điều gì?
GV:Hãy tìm một số câu trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ấy ?
GV:Qua câu chuyện,em nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ? (Kể theo ngôi thứ mấy?Có tác dụng gì ?)
GV:Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì? ... ùch miêu tả sự vật hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chổ nào ?
GV:cách diễn đạt nào gợi hình ảnh ,thể hiện được ý nghĩ ?
GV:em nào có thể kết luận nhân hoá là gì?tác dụng của nó?
* Hoạt động 2:
*Mục tiêu :tìm hiểu các kiểu nhân hoá .
GV:Gọi HS đọc mục (1) phần II-sgk-trang 57-T2
GV:Trong các câu dưới đây,những sự vật nào được nhân hoá ?
GV:Các từ “ơi,hởi,nhỉ,nhé” thường dùng để xưng hô với ai ? Còn trong câu ca dao này gọi con gì ?
GV:Dựa vào sự phân tích ở câu (a)(b)(c) các sự vật được nhân hoá bằng cách nào ?
GV:Cho học sinh tìm một vài câu văn,thơ câu ca dao có sử dụng phép nhân hoá ?
*Hoạt động 3:
*Mục tiêu:Tìm phép nhân hoá và tác dụng của nó trong câu.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1
GV:Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn sau:
(Đoạn văn BT sgk)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2
GV:Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT5
GV:Cho học sinh viết ra giấy;thu và chấm điểm.
HS:trời,cây mía,kiến.
+Gán cho các hành động của con người:chuẩn bị chiến đấu:mặc áo giáp ra trận,múa gươm,hành quân.
+Trời được goịo bằng “ông”
+Cách gọi như vậy làm cho trời trở nên gần gũi với con người.
HS:Nêu phần ghi nhớ (1)
+Ông trời mặc áo giáp đen
ĩBầu trời đầy mây đen.
+Muôn nghìn cây mía múa gươm.
ĩMuôn nghìn cây mía ngã nghiêng lá bay phất phới.
+Kiến hành quân đầy đường.
ĩKiến bò đầy đường.
HS:Cách diễn đạt ở khổ thơ của nhà thơ T.Đ.Khoa.
HS:Nêu phần ghi nhớ sgk.
+Các từ:lão,bác,cô,cậu. Thường dùng để gọi ai ? Nhưng trong trường hợp này thì gọi cái gì ?
=>Gọi cái miệng,lổ tai,con mắt,cái chân.
HS:Nêu phần ghi nhớ
HS:Lên bảng thực hiện
HS:Tư duy độc lập
I.Nhân Hoá Là Gì:
Nhân hoá là gọi hoặc tả đồ vật,con vật,cây cối,..bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
VD:
*Tác dụng:
Nhân hoá có tác dụng làm cho thế giới loài vật,cây cối,đồ vật. Trở nên gần gũi với con người biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người.
VD:
II.Các Kiểu Nhân Hoá:
Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp.
1.Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
2.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
3.Trò chuyện,xưng hô đối với vật như đối với người.
III.Luyện Tập:
1.Bài Tập 1:
-Các nhân hoá:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui;tàu mẹ tàu con đậu đầy mặt nước.Xe anh xe em tin tít.tất cả đều bận rộn.
=>Tác dụng làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn,người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp,bận rộn của các phương tiện có trên bến cảng.
2.Bài tập 2:
-Đoạn 1 sử dụng biện pháp nhân hoá,nhờ vậy mà sinh động,gợi cảm hơn.
4.Củng cố:
+Nhân hoá là gì ? Nêu tác dụng ? Tìm ví dụ.
=>Học sinh đọc phần ghi nhớ (1)
+Có mấy kiểu nhân hoá ? Kể tên ?
=>Học sinh đọc ghi nhớ (2)
5.Dặn dò:
+Học thuộc hai ghi nhớ,tìm ví dụ minh hoạ
+Làm BT3,4 dựa vào BT1
+Soạn bài: “Phương Pháp Tả Người”
*Chú ý:
-Đọc 3 đoạn văn xem đoạn văn nào tả chân dung,đoạn văn nào tả người gán với công việc.
 +Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần:23 Bài : 22
Tiết : 92 Văn Bản: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
Ngày dạy: . 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của đoạn văn,bài văn tả người.
2.Kỹ năng:
+Luyện tập kỹ năng quan sát và lực chọn kỹ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn được theo một thứ tự hợp lý.
3.Tình cảm:
+Giáo dục học sinh tính chân thật trong văn miêu tả,không được khoa trương quá mức
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐTH,GT,PT,QN
+ĐDDH:Bảng phụ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,chuẩn bị dàn ý cho đoạn (3)
+Học sinh:Đọc bài và trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Nhân hoá là gì ? Cho ví dụ minh hoạ.
=>Nhân hoá là gọi hoặc tả đồ vật,con vật,cây cối,..bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
+Có mấy kiểu nhân hoá ?
=> Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp.
1.Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
2.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
3.Trò chuyện,xưng hô đối với vật như đối với người.
3.Bài mới:
 Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên,loài vật,chúng ta còn gặp trong sách báo,trong thực tế,không ít bài văn tả người.Như thế nào để tả người cho đúng,cho hay,cần luyện tập những kỹ năng gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta khám phá điều đó.
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Tìm hiểu các đoạn văn.
GV:Gọi HS đọc ba đoạn văn trong sgk-trang 59,60-T2.
GV:Mỗi đoạn văn tả ai ?
GV:Người có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ?
GV:Trong các đoạn văn trên,đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật,đoạn nào tả người gắn với công việc ? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không ?
GV:Đoạn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần.Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi đoạn.Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì ?
GV:Qua 3 đoạn văn em rút ra có mấy cách tả người ? Muốn tả người ta cần mấy yếu tố ? Bài văn tả người gốm mấy phần,vai trò của mỗi phần?
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Giúp HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật khi miêu tả.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1
GV:Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng như: em bé 4-5 tuổi.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
GV:Hãy lập dàn ý(cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.
HS:Thảo luận-đại diện nhóm trả lời.
+Đ1:Tả người chèo thuyền vượt thác.
+Đ2:Tả chân dung của Ông cai Từ.
+Đ3:Tả hình ảnh hai người đang trong keo vật(quắn đen,cản ngũ)
a.Người chèo thuyền mạnh mẽ,dũng cảm,gân guốc(Phong tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồc cuộn,hai hàm răng cắn chặt,như hiệp sĩ.)
b.Cai Từ người thấp,ốm,xấu (mặt vuông,má hốp,lông mày,mắt,môi,răng.)
c.Quắn đen hung hăng,hống hách,kiêu căng (lăng xả,thế đánh lắc léo,hóc hiểm)
+Cản Ngũ:can đảm,bình tĩnh..
+Đoạn(b):Tả chân dung nhân vật Cai Từ.
+Đoạn(a)(c):Tả nhân vật kết hợp với công việc.
=>Tả chân dung thường gắn với hình ảnh,dùng nhiều danh từ,tính từ.
+Đoạn(3):Chia làm 3 phần
-Phần 1: “Từ đầuầm ầm”
=>Giới thiệu chân dung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
-Phần 2: “Tiếp.bụng vậy”
=>Miêu tả chi tiết keo vật.
-Phần 3: Phần còn lại
=>Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
HS:Nêu phần ghi nhớ sgk.
HS:Đọc yêu cầu BT1
HS:Thảo luận
HS:Đại diện nhóm trả lời
HS:Xây dựng dàn ý
I.Phương Pháp Viết Một Đoạn Văn Bài Văn Tả Người:
+Đ1:Tả người chèo thuyền vượt thác.
+Đ2:Tả chân dung của Ông cai Từ.
+Đ3:Tả hình ảnh hai người đang trong keo vật(quắn đen,cản ngũ)
a.Người chèo thuyền mạnh mẽ,dũng cảm,gân guốc(Phong tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồc cuộn,hai hàm răng cắn chặt,như hiệp sĩ.)
b.Cai Từ người thấp,ốm,xấu (mặt vuông,má hốp,lông mày,mắt,môi,răng.)
c.Quắn đen hung hăng,hống hách,kiêu căng (lăng xả,thế đánh lắc léo,hóc hiểm)
+Cản Ngũ:can đảm,bình tĩnh..
+Đoạn(b):Tả chân dung nhân vật Cai Từ.
+Đoạn(a)(c):Tả nhân vật kết hợp với công việc.
=>Tả chân dung thường gắn với hình ảnh,dùng nhiều danh từ,tính từ.
+Đoạn(3):Chia làm 3 phần
-Phần 1: “Từ đầuầm ầm”
=>Giới thiệu chân dung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
-Phần 2: “Tiếp.bụng vậy”
=>Miêu tả chi tiết keo vật.
-Phần 3: Phần còn lại
=>Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
*GHI NHỚ:
+Muốn tả người cần:
-Xác định được đối tượng cần tả(tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)
-Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
-Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
+Bố cục bài văn tả người có 3 phần:
1.Mở bài:
Giới thiệu người được tả
2.Thân bài:
Miêu tả chi tiết(ngoại hình,cử chỉ,hành động,lời nói)
3.Kết bài:
Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
II.Luyện Tập:
1.Bài Tập 1:
Khi tả em bé:
-Mắt đen lóng lánh
-Môi đỏ chót
-Hay cười toe toét
-Mũi tẹt
-Răng sún,nói ngộng
-Tai vểnh và to..
2.Bài tập 2:
*Dàn ý:
+Mở bài:Giới thiệu tên tuổi,tính tình của em bé
+Thân bài:Tả chi tiết
-Ngoại hình
-Cử chỉ
-Hành động
+Kết bài:Nêu cảm nghĩ của em.
4.Củng cố:
+Có mấy cách tả người ? Tả người gắn với chân dung và công việc ta chú ý đến vấn đề gì ?
=>Có hai cách tả người:
-Tả người gắn với công việc (ta chú ý đến hành động )
-Tả người :tả chân dung (ta chú ý đến ngoại hình )
5.Dặn dò:
+Học thuộc phần ghi nhớ sgk,lập dàn ý cho hoàn chỉnh.
+Soạn bài: “Đêm Nay Bác Không Ngủ”
*Chú ý:
-Tình cảm của Bác dành cho ai ? Thể hiện qua các từ ngữ nào ? Tình cảm của anh Đội viên ra sao ?
 +Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
DUYỆT:
NGÀY.THÁNG..NĂM..

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6_TUAN 23.doc