Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

I. Mục tiêu:

1.Kến thức:

- Yêu cầu HS nắm được chủ đề và dàn bài, sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự; những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự; nắm bố cục của bài văn tự sự.

2.Kĩ năng:

-Rèn cho học sinh kĩ năng tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.

3.Thái độ:

Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của chủ đề và dàn bài trong văn tự sự.

II. Chuẩn bị:

1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, dàn bài của bài văn tự sự.

2 Học sinh: Dụng cụ học tập, đọc, tìm hiểu trước phần I: Tìm hiểu về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

III. Phương pháp dạy học:

Gợi tìm, nêu vấn đề; thảo luận; phát vấn, mãnh ghép

IV. Tiến trình:

1 Ổn định:Kiểm tra sĩ số: 6A1:

2 Kiểm tra bài cũ:

 Nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự? (5đ)

 Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm, nhân vật cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sắp xếp theo một thứ tự

 Trình bày đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự? (5đ)

 Là kẻ thực hiện các sự việc được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm

 Nhận xét. Chấm điểm.

3 Bài mới:

 Giới thiệu bài mới: Có thể nói chủ đề và dàn bài là xương sống của bài văn. Để hiểu rõ hơn về hai nội dung này, hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài ” Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”.

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: - Tiết:13
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM - Truyền thuyết
( Tự học có hướng dẫn)
Tuần dạy: 4	
1.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Giúp học sinh nắm được nhân vật, sự kiện của truyền thuyết ”Sự tích Hồ Gươm” và vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.
-Nắm được loại truyền thuyết địa danh.
-Nắm cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2.Kĩ năng:
-Rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyền thuyết.
-Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
-HS kể lại được truyện.
3.Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức tự hào về địa danhHồ Gươm, về quê hương đất nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK,SGV, giáo án, Tranh Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng.
Học sinh: Dụng cụ học tập, đọc văn bản, tìm hiểu trước về ý nghĩa của truyện.
Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo; tái hiện; phát vấn; nêu vấn đề; gợi tìm; kỹ thuật động não.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 6A1: ; 6A2:
Kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” (6đ)
Học sinh tóm tắt. Giáo viên nhận xét.
Nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”?( 2đ)
Giải thích hiện tượng lũ lụt; mong ước chiến thắng thiên tai; suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng.
Liên hệ giáo dục học sinh. 
Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc gì?( 2đ)
Dựng nước.	C. Đấu tranh chống thiên tai.
 B. Giữ nước.	 D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Nhận xét, chấm điểm .
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Hồ Gươm, ngoài ý nghĩa là danh lam thắng cảnh còn có ý nghĩa văn hóa. Hôm nay, chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn về điều đó qua văn bản “Sự tích Hồ Gươm”.
Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Học sinh tập trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm ghét đến tận xương tủy. Buổi đầu, thế lực nghĩa quân yếu, nhiều lần bị thua.
Lê Lợi đã nhận gươm thần như thế nào? Cách Lạc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước. Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tra vào vừa như in.
Em hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
GV treo tranh:
Bức tranh miêu tả sự việc gì?
l Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. 
Cảnh đòi và trả gươm diễn ra như thế nào?
lĐánh đuổi giặc xong, đất nước thái bình, Lê Lợi ngự thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nổi lên, xin lại gươm
Truyện “Sự tích Hồ Gươm”có ý nghĩa gì?
Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Tượng trưng cho ai và cái gì?
An Dương Vương (Thần Kim Quy), tượng trưng cho khí thiêng, tổ tiên, sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân
Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2, 3, 4.
Câu 2: Làm như vậy để thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong kháng chiến.
GV đặt câu hỏi:
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm-Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
HS phát biểu và đóng góp ý kiến.
Liệt kê các kiến ghi lên bảng.
Phân loại ý kiến.
GV chốt ý, làm sáng tỏ vấn đề.
Câu 3: Nếu trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa truyền thuyết sẽ bị giới hạn.Vì lúc này Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long, thủ đô tuợng trưng cho cả nước. Việc trả gươm ở thành Thăng Long thể hiện tư tưởng yêu hòa bình, tinh thần cảnh giác của cả nước, của dân tộc.
I/Đọc-hiểu văn bản:
II/Tìm hiểu văn bản:
 1/ Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần:
- Vì không muốn con cháu phải sống mãi dưới ách đô hộ của kẻ thù.
2/Ý nghiã của cách Lạc Long Quân cho mượn gươm:
 Khả năng cứu nước ở khắp nơi.
3 / Sức mạnh của gươm thần:
 - Tung hoành khắp các trận địa, đánh tan quân xâm lược.
4/ Cảnh trả gươm:
-Đất nước đã thái bình, Lê Lợi lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long
5/Ý nghĩa của truyện:
-Giải thích tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
-Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
-Ý nguyện đòan kết, khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Ghi nhớ: SGK/ 43
III/Luyện tập:
Bài 2:
 Bài 3: 
Củng cố và luyện tập:
Văn bản ” Sự tích Hồ Gươm” cho em biết điều gì?
Chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm
Nêu suy nghĩ của em về truyện “ Sự tích Hồ Gươm”? 
Học sinh nêu. Giáo viên nhận xét.
Gươm thần mà Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
 A. Sức mạnh của thần linh.
 B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm.
 D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân.
Việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân có ý nghĩa gì?
 A. Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước.
Không muốn nợ nần.
Không cần đến thanh gươm nữa.
Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của gươm thần.
GV nhận xét. Chấm điểm.
Giáo dục học sinh ý thức tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK /43.
 - Đọc kĩ truyện, nhớ các sự việc chính, tập đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời văn của mình.
- Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.
- Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết: “ Con Rồng cháu Tiên”, “ Bánh chưng bánh giầy”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm”
 - Xem, chuẩn bị bài “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. Tìm hiểu kĩ phần I: Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
-Tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích và nhân vật Thạch Sanh qua văn bản “Thạch Sanh”
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TIẾT:14
ND: 2010	
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu:
1.Kến thức:
- Yêu cầu HS nắm được chủ đề và dàn bài, sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự; những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự; nắm bố cục của bài văn tự sự.
2.Kĩ năng:
-Rèn cho học sinh kĩ năng tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. 	
3.Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của chủ đề và dàn bài trong văn tự sự.
Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, dàn bài của bài văn tự sự.
Học sinh: Dụng cụ học tập, đọc, tìm hiểu trước phần I: Tìm hiểu về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
Phương pháp dạy học:
Gợi tìm, nêu vấn đề; thảo luận; phát vấn, mãnh ghép
Tiến trình:
Ổn định:Kiểm tra sĩ số: 6A1:	
Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự? (5đ)
Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm, nhân vật cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sắp xếp theo một thứ tự
Trình bày đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự? (5đ)
Là kẻ thực hiện các sự việc được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm
Nhận xét. Chấm điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Có thể nói chủ đề và dàn bài là xương sống của bài văn. Để hiểu rõ hơn về hai nội dung này, hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài ” Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”.
Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. 
Gọi học sinh đọc bài văn.
Sự việc chính trong phần thân bài là gì?
Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của Tuệ Tĩnh, không phân biệt sang hèn, bệnh nguy hiểm cứu trước, không ham tiền bạc, không sợ uy quyền.
Sự việc này là ý chính hay ý phụ trong văn bản? 
Ý chính-> gọi là chủ đề.
Theo em, chủ đề của bài này thể hiện chủ yếu ở những lời nào?
Hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh, người ta giúpơn huệ.
Em hãy lựa chọn một trong ba nhan đề hoặc tự đặt nhan đề cho phù hợp với bài văn? Cho biết vì sao em chọn nhan đề ấy? 
Cả ba nhan đề đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau.
Nhan đề khác: Lương tâm của một thầy thuốc; Hết lòng vì người bệnh, tâm đức nghề y 
Vậy theo em chủ đề là gì?
Là vấn đề chủ yếu người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Gọi học sinh đọc ý ( a) trong văn bản.
Nhiệm vụ của phần mở bài ở phần một làm gì?
Giới thiệu chung về nhân vật Tuệ Tĩnh và sự việc .
Thân bài (ý b)) có nhiệm vụ gì?
Kể diễn biến về sự việc chữa bệnh của Tuệ Tĩnh.
Kết bài (ý c)) có nhiệm vụ làm gì?
Kể kết cục sự việc.
Vậy dàn bài văn tự sự có bố cục mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?
Gọi học sinh đọc ý hai ghi nhớ – SGK / 45.
Gọi một học sinh đọc toàn bộ ghi nhớ SGK / 45.
Giáo viên nhấn mạnh hai ý trong ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi học sinh đọc truyện ”Phần thưởng”.
Vòng1: GV giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: câu a.	Nhóm 3: câu c.
Nhóm 2: câu b.	Nhóm 4:câu d.
Từng nhóm đều giải quyết được vấn đề đặt ra
Vòng 2: Hình thành cái mới:
Từng nhóm mới giải quyết và trình bày kết quả
Chủ đề của câu truyện này nhằm biểu duơng và chế giễu điều gì? Gạch chân những câu thể hiện sự việc đó.
Chỉ ra phần mở bài, thân bài, kết bài trong truyện trên?
Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào?
Đọc lại truyện “ SơnTinh” và ”SựGươm” “em hãy nhận xét về cách mở bài, kết bài của hai truyện?
I/Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự :
1.Đọc và tìm hiểu bài văn:
Ghi nhớ: SGK / 45
II/Luyện tập
Bài 1:
 a / Biểu dương tính trung thực, thẳng thắn của người nông dân. Chế giễu thói tham lam, chuyên ăn hối lộ của bọn quan lại:
“Xin bệ hạcho mỗi nguời hai mươi lăm roi”
 b/ Mở bài: Một ngườivua; kết bài: câu cuối, thân bài: còn lại.
 c/ Mở bài: Bài Tuệ Tĩnh nói ngay chủ đề, bài “Phần thưởng” chỉ giới thiệu tình huống. Kết bài cả hai đều hay. Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ.
d/ Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng, kết thúc bất ngờ. Nói lên sự thông minh, hóm hỉnh của người nông dân.
Bài 2:
 - Mở bài: “SơnTinh”: Nêu tình huống.
“SựGươm”: Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài.
 - Kết bài: “SơnTinh”: Nêu sự việc tiếp diễn.
“SựGươm”: Nêu sự việc kết thúc.
Củng cố và luyện tập:
Chủ đề của văn bản là gì? 
A. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
B. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản.
C. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
D. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
Bài văn tự sự có dàn bài như thế nào?
Ba phần: Mở bài:Giới thiệu nhân vật, sự việc.
 Thân bài: Kể diễn biến .
 Kết bài:Nêu kết cục sự việc.
Giáo dục học sinh ý thức về vai trò của chủ đề và dàn bài trong văn tự sự.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ SGK / 45; nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ ràng; xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.
 - Đọc thêm bài “Những cách mở bài trong bài văn kể chuyện”.
 - Đọc, tìm hiểu phần I, tóm tắt yêu cầu phần II của bài “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Bài: 4 - Tiết:15,16
 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
Tuần dạy: 4
MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Học sinh biết cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự ( qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề ). 
- Học sinh hiểu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự; những căn cứ để lập dàn ý.
1.2.Kĩ năng: 
-Kĩ năng biết tìm hiểu đề bài văn tự sự: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
1.3. Thái độ: 
GD ý thức chuẩn bị trước khi làm bài.
TRỌNG TÂM:
- Các bước tiến hành chuẩn bị làm một bài văn tự sự.
CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: một số đề văn tự sự hay, bảng phụ ghi các đề bài.
3.2.Học sinh: Đọc, tìm hiểu nội dung bài trước.
TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số: 6A1 : 6A2:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Chủ đề là gì? Cho biết chủ đề trong bài “ Phần thưởng”? (4đ)
Câu hỏi 2:
Bài văn tự sự có dàn bài như thế nào?(4đ)
Câu hỏi 3:
p Qua chuẩn bị bài mới, theo em, để làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh, ta cần làm 
gì? (2đ)
Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. Biểu dương sự thật thà của người nông dân, chế giễu thói tham lam của tên quan.
Ba phần: Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
Thân bài: Kể diễn sự việc;
Kết bài: Nêu kết cục sự việc.
l Nắm vững yêu cầu của đề, biết cách làm bài văn tự sự ( tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh bố cục 3 phần)
Nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài mới: Đề bài văn tự sự thường có những dạng như thế nào, cách làm kiểu bài này ra sao? Hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “Tìm hiểu đề bài và cách làm bài văn tự sự”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. 
Giáo viên có thể ghi đề vào bảng phu (hoặc ghi bảng) treo bảng.
Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
Kể chuyện em thích bằng lời văn của em.
Ở đề 1, em phải chú ý điều gì để làm đúng yêu cầu của đề văn?
Chú ý lời văn, câu, chữ của đề.
Các đề 4, 5, 6 có phải là đề tự tự không?
Đề tự sự cần lưu ý cách diễn đạt.
Từ trọng tâm của mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch chân và cho biết đề yêu cầu điều gì?
Từ trọng tâm ở đề (3) là từ “thơ ấu”, đề (4)”: sinh nhật”, đề (5): ”đổi mới”, đề( 6): ”lớn”. Cần lưu ý đến trọng tâm của đề.
Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
Đề(1): Kể việc. Đề (2): Kể người. Đề (3), (4), (5): Tường thuật lại sự việc. Đề ( 6): Cảm nghĩ của người.
Để biết được những vấn đề trên em cần phải làm gì?
Tìm hiểu kĩ đề bài.
Tìm hiểu kĩ đề bài trước khi làm giúp cho em điều gì?
Làm đúng yêu cầu của đề, tránh lạc đề. 
Liên hệ giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu kĩ đề bài trước khi làm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm bài văn tự sự.
Giáo viên gọi học sinh đọc đề phần 2.
Muốn làm được đề này, trước hết em phải làm gì?
Tìm hiểu đề, nắm vững yêu cầu của đề “Kể chuyện em thích bằng lời văn của em”.
Sau khi đã nắm được yêu cầu của đề em cần làm gì trước khi lập dàn ý?
Lập ý nghĩa là làm gì?
lXác định những nội dung cần viết trong bài làm đúng với yêu cầu của đề.
Tiết 2:
Khi đã tìm được ý ta thường sắp xếp các ý theo một trật tự trước sau mở bài, thân bài, kết bài như vậy theo em là làm gì?
Để làm tốt bài văn tự sự em cần phải làm những bước nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK / 48.
Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
Giáo dục học sinh ý thức lập dàn ý trước khi làm văn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Thực hiện các bước cần làm khi viết bài văn tự sự cho đề bài “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”
Có 4 bước. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em?
Tự mình viết bằng lời văn của mình, không chép y nguyên truyện có trong sách .
Hướng dẫn học sinh viết đoạn mở đầu và đoạn kết thúc. Có nhiều cách diễn đạt phần mở đầu khác nhau. Giáo viên có thể giới thiệu bốn cách diễn đạt như trong SGV / 97.
Các cách diễn đạt trên khác nhau như thế nào?
 a/ Giới thiệu người anh hùng.
 b/ Nói đến chú bé lạ.
 c/ Nói tới sự biến đổi.
 d/ Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết.
 óGV: Lập dàn ý cho câu chuyện em kể.
Ví dụ lập dàn ý cho truyện Thánh Gióng.
Hs độc lập làm bài.
Tương tác với các bạn, chia sẽ, thảo luận rồi đưa ra ý kiến của nhóm mình.
Gọi một vài học sinh trình bày dàn bài của mình cho cả lớp cùng nghe.
Nhận xét.
I.Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sư:
1.Đề, tìm hiểu đề văn tự sự:
2.Cách làm bài văn tự sự:
a.Tìm hiểu đề:
b.Lập ý:
c.Lập dàn ý:
Ghi nhớ: SGK – 48.:
II. Luyện tập:
Dàn ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng.
b/ Thân bài:
 - Gióng bảo vua rèn cho áo sắt, roi sắt, ngựa sắt.
 - Gióng ăn khỏe, lớn nhanh.
 - Khi áo sắt, roi sắt, ngựa sắt được mang đến Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
 - Gióng xông trận giết giặc.
 - Thắng giặc, cởi áo giáp bỏ lại, bay về trời.
c/ Kết bài: Kết thúc sự việc.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1:
Nêu các bước làm bài văn tự sự?
Câu 2:
Theo em trong những bước trên bước nào quan trọng hơn? Vì sao?
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
Tìm hiểu đề, lập dàn ý.
4.5.Höôùng daãn HS töï hoïc:
- Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc naøy:
Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK - 48.
Xem và nắm kĩ đặc điểm của văn tự sự, cách làm bài văn tự sự.
- Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc tieáp theo:
Chuẩn bị kĩ cho bài kiểm tra ở lớp (tiết 17-18): Giấy kiểm tra ghi đủ thông tin; xem lại các văn bản đã được học từ tuần 1: “ Con Rồng cháu Tiên”, “ Bánh chưng bánh giầy”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm”, tập kể lại các truyện bằng lời của mình.
5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 4.doc