Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

 Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.

 2.Kĩ năng:

 Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.

 Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át- tơn.

 Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.

 3.Thái độ:

 Bồi dưỡng lòng yêu thiên hiên, môi trường và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên:

 Soạn bài

 Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

Học sinh:

 Học bài

 Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định

2. KTBC:

? Nêu ý nghĩa của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”?

3. Bài mới

Năm 1854, tổng thống Mỹ thứ 14 có ý muốn mua đất của người da đỏ . Thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn đã viết một bức thư để trả lời . Đây là một bức thư rất nổi tiếng từng được xem là văn bản hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên môi trường . Các em cùng tìm hiểu văn bản .

 

doc 10 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 34
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp)
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
125-126
127
128
Tiết 125-126
 Ngày soạn: 13/04/2011
 Ngày dạy: 18/04/2011
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: 
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
 2.Kĩ năng: 
Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át- tơn.
Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
 3.Thái độ: 
Bồi dưỡng lòng yêu thiên hiên, môi trường và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Học sinh: 
Học bài
Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC: 
? Nêu ý nghĩa của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”?
3. Bài mới 
Năm 1854, tổng thống Mỹ thứ 14 có ý muốn mua đất của người da đỏ . Thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn đã viết một bức thư để trả lời . Đây là một bức thư rất nổi tiếng từng được xem là văn bản hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên môi trường . Các em cùng tìm hiểu văn bản . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Giới thiệu
 Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao .
-Giáo viên giới thiệu về xuất xứ của bức thư . 
I.Giới thiệu 
-Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi – át – tơn gửi Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
-Bức thư cảu thủ lĩnh da đỏ thuộc kiểu văn bản nhật dụng về chủ đề thiên nhiên và môi trường.
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
 µ GV hướng dẫn cách đọc :đọc diễn cảm.
µ Gv đọc mẫu 1 đoạn – Gọi Hs đọc tiếp, nhận xét đánh giá.
II. Đọc và tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc
µ GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó SGK
2. Từ khó
Văn bản được viết theo hình thức nào ? 
Bố cục bức thư gồm mấy phần ? 
Nêu nội dung của từng phần ? 
3. Bố cục
+ Đọan1: từ đầu "cha ông chúng tôi " -> quan hệ của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên . 
+ Đoạn 2 : tiếp đến “ sự ràng buộc” -> cách sống, thái độ đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng .
+ Đoạn 3 :Còn lại : Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản
* Học sinh đọc lại đọan đầu của bức thư ? 
Hãy nêu mối quan hệ giữa người da đỏ đối với đất và thiên nhiên ? 
Hãy chỉ ra các phép so sánh và nhân hóa được dùng . 
Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó ? 
+ Phép nhân hóa : Bà mẹ, người chị, người em, gia đình, tổ tiên, cha ông . 
III. Đọc-hiểu văn bản
1. Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên . 
Đất và thiên nhiên là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ . 
Phép nhân hóa, so sánh => mối quan hệ mật thiết giữa con người với đất và thiên nhiên . 
* Học sinh đọc đọan từ “ Tôi biết” đến “ có sự ràng buộc” . 
Đọan văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “ cách sống”, trong thái độ đối với “ Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng mới nhập cư về những vấn đề gì ? 
Học sinh tìm các dẫn chứng – Phân tích sự đối lập trong hai cách sống, cách đối xử của người da đỏ và người da trắng mới nhập cư đối với đất và thiên nhiên
+ Học sinh tìm các điệp ngữ trong văn bản ?
" Tôi biết, tôi thật không hiểu nổi , tôi không hiểu. Nếu chúng tôi, ngài phải."
Nêu tác dụng ? 
Học sinh đọc phần cuối bức thư ? 
Hãy nêu ý chính của đọan văn. 
Cách hành văn, giọng điệu đọan này có gì giống, có gì khác với hai phần trên? 
2. Cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và “người da trắng” 
Người da đỏ : 
+ Coi đất là mẹ, là anh em . 
+ Sống hóa nhập với thiên nhiên, yên tĩnh . 
Người da trắng mới nhập cư : 
+ Coi đất như những vật mua được rồi bán đi . 
+ Lấy đi từ lòng đất những gì họ cần .
+ Sống : ồn ào, hủy diệt những thú quý hiếm. 
=> Phép đối lập, dùng điệp ngữ để khẳng định tầm quan trọng của đất, của thiên nhiên đối với con người . 
3. Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
Khẳng định mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên với con người . 
Nếu người đa đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng phải đối xử với đất như người đa đỏ . 
Lời cảnh báo : nếu không thì người da trắng cũng bị tổn hại . 
=> Lập luận chặt chẽ, cách so sánh cụ thể bức thư có ý nghĩa sâu sắc . 
v HĐ5: Tổng kết
? Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
 IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
-Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của bức thư.
-Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất quê hương- nguồn sống của con người.
-Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đông hành với cuộc sống của người da đỏ.
 ? Nêu ý nghĩa văn bản ?
2. Ý nghĩa văn bản
Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
v HĐ6: HD HS luyện tập 
Nên hiểu thế nào về câu : Đất là mẹ 
Học sinh liên hệ tìm các câu tục ngữ nói về thái độ của dân tộc ta đối với đất : 
- Tấc đất, tấc vàng . 
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu . 
Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường ? 
-> Bức thư có ý nghĩa khoa học và triết lý đúng đắn sâu sắc về mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên đối với con người . 
IV. Luyện tập: 
v HĐ7: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ. 
Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Soạn bài :. Chữa lỗi về CN,VN (tt)
Đọc kĩ các ví dụ SGK
Trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 127
 Ngày soạn: 14/04/2011
 Ngày dạy: 19/04/2011
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (TT)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: 
Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
 2.Kĩ năng: 
Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
Chữa được các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.
 3.Thái độ: 
HS có ý thức viết câu đúng về cấu trúc và ngữ nghĩa.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Học sinh: 
Học bài
Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC: 
Phát hiện và sửa lỗi cho 2 câu sau ?
a. Trong một ngày thuộc được 10 từ tiếng Anh.
b. Cuốn sách Hùng mới mua này.
Đáp án : câu a: thiếu chủ ngữ. Cách sửa : thêm CN: Trong một ngày em thuộc được 10 từ tiếng Anh.
Câu b: thiếu VN . Cách sửa : thêm VN: Cuốn sách Hùng mới mua này rất hay.
3. Bài mới 
Tiết trước các em đã học chữa lỗi cho câu thiếu CN, VN .Hôm nay chúng ta tiếp tục chữa lỗi cho câu thiếu cả CN lẫn VN và câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM)
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
* B1: Tìm hiểu câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Củng cố kiến thức :
Em hãy nêu các thành phần chính của câu ?
(Gồm chủ ngữ và vị ngữ).
GV chiếu nội dung ví dụ a,b.
HS đọc ví dụ .
2 câu này thiếu các thành phần gì ? (CN, VN , mới chỉ có trạng ngữ.).
Nguyên nhân dẫn đến câu sai ?
GV: Vậy chúng ta chữa như thế nào ?(thêm CN, VN )
bạn nào chữa câu a., bạn nào chữa câu b ?
GV nhận xét, trình bày đáp án đúng ( mỗi câu có 2 đáp án ).
I Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 
-Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
-Nguyên nhân : chưa phân biệt được trạng ngữ với CN và VN.
-Cách chữa : thêm CN, VN thích hợp.
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh mướt mắt của bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối.
-Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ.
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy X dã hoàn thành 60% kế hoạch năm.
-Bằng ..., nhà điêu khắc đã biến khối đá vô tri thành bức tượng vô cùng sinh động.
* B2: Tìm hiểu: chữa câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần.
GV chiếu câu hỏi : Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói về ai.
Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh , hùng vĩ.
 Như vậy , câu trên sai như thế nào ? ( sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa thành phần trạng ngữ và chủ ngữ không khớp nhau làm cho người đọc dễ bị hiểu lầm là bộ phận in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của chủ ngữ ( ta )
Nguyên nhân dẫn đến câu sai ?
Em hãy nêu cách chữa lỗi ?
HS chữa câu sai.
GV chiếu đáp án đúng.: ( 2 đáp án ) 
GV đưa thêm VD : Cái bàn tròn này vuông .
Em hãy xác định CN, VN trong câu rồi rút ra nhận xét .
Câu đúng về mặt ngữ pháp có CN, VN nhưng sai về mặt nghĩa giữa CN, VN, không hợp tư duy lo gic.
Sửa lại : Cái bàn tròn này rất tiện lợi.
GV củng cố phần lí thuyết.
Cách chữa lỗi về câu thiếu CN, VN : thêm CN,VN
Cách chữa lối về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ : cân nhắc để thay đổi lại trật tự từ hoặc thay một số từ nào đó cho phù hợp về mặt nghĩa. Để chữa những câu thuộc các dạng này, chúng ta sang phần luyện tập.
II/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu 
-Những chữ in đậm trong câu trên nói về nhân vật dượng Hương Thư và người quan sát dượng Hương Thư (ta )
- Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa .
Nguyên nhân : sắp xếp sai trật tự từ trong câu.
Cách chữa: viết lại câu cho đúng trật tự ngữ pháp : chuyển cụm từ " ta thấy dượng Hương Thư " lên vị trí đầu câu.
- Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Hoặc :
- Ta thây dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
v HĐ3: HDHS luyện tập
III. Luyện tập
GV hướng dẫn : sử dụng cách đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ . 
Ôn lại kiến thức : CN thường trả lời cho các câu hỏi nào ? ( ai, cái gì, con gì )
VN thường trả lời cho các câu hỏi nào ?( làm gì, như thế nào , làm sao ,là gì ). 
HS dùng các câu hỏi này để hỏi về CN,VN.
GV treo bảng phụ.
Với câu a, chúng ta đặt câu hỏi như thế nào để hỏi về CN,VN.
Gọi HS đặt câu hỏi.
(a. Năm 1945, cái gì / như thế nào ?
 b. Cứ mỗi lần...xanh, ai / làm sao?
 c. Đứng trên cầu, nhìn dòng...., ai / như thế nào ?)
Gọi 3 HS xác định CN, VN trên bảng phụ..
Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét, cất bảng.
Bài tập 1
a/ Năm 1945, cầu / được đổi tên 
 CN VN
thành cầu Long Biên.
b/ Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh , lòng tôi / 
 CN 
lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng
VN .
c/ Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc 
CN VN
võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai , vững chắc.
GV hướng dẫn : ở bài tập này, các em cũng dùng cách đặt câu hỏi để tìm CN, VN thích hợp để điền vào chỗ trống.
GV lấy ví dụ cho câu a: Mỗi khi tan trường, ai/ làm gì ?
Với các câu b,c,d , các em cũng đặt câu hỏi phù hợp để tìm CN, VN.
 Học sinh thảo luận nhóm . Thời gian 3 phút.
Chia lớp thành 8 nhóm để làm 4 câu : 
Nhóm 1,2 thực hiện câu a.
Nhóm 3, 4 thực hiện câu b.
Nhóm 5,6 thực hiện câu c.
Nhóm 7,8 thực hiện câu d.
GV phát giấy cho các nhóm thực hiện sau đó dán lên bảng.
Cho các nhóm nhận xét bài của nhau, GV nhận xét, dán thêm đáp án đã chuẩn bị.
Bài tập 2
a. Mỗi khi tan trường, học sinh / ùa
 CN VN
 ra đường.
b. Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng / 
 CN
lại bay về.
 VN
c. giữa cánh đồng lúa chín, các bác 
 CN
nông dân / đang gặt lúa.
 VN
d..Khi chiếc ô tô về đến đầu làng , chúng tôi / thấy những người ra 
CN VN
đón đã tập trung đông đủ.
Bài tập 3
-Đây là những câu thiếu cả CN lẫn VN.
-Nguyên nhân : chưa phân biệt được trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
-Cách chữa : thêm CN, VN cho phù hợp với trạng ngữ cho trước.
a. giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, một cụ rùa nổi lên.
GV hướng dẫn làm câu a, .Câu b,c về nhà làm
HS chú ý đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
HS trả lời.GV chiếu đáp án đã chuẩn bị.
.Câu b,c về nhà làm. Cách làm tương tự như câu a.
Bài tập 4
-Các câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
-Nguyên nhân : lỗi về ý nghĩa dùng từ ngữ : cây cầu không thể bóp còi.
-Cách chữa : nên chữa thành một câu ghép hoặc hai câu đơn với hai chủ ngữ khác nhau:
a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
-Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông.Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh
GV củng cố bằng sơ đồ .( Bảng phụ )
Các lỗi về câu
Nguyên nhân
Cách sửa
1. Câu thiếu chủ ngữ
Nhầm trạng ngữ với chủ ngữ.
Bổ sung chủ ngữ.
2. Câu thiếu vị ngữ
-Nhầm định ngữ với vị ngữ.
-Nhầm phần phụ chú với vị ngữ.
Bổ sung vị ngữ.
3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Chưa phân biệt được trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Bổ sung chủ ngữ , vị ngữ.
4. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
-sắp xếp sai trật tự từ trong câu.
Giữa chủ ngữ và vị ngữ không hợp tư duy logic.
-Viết lại câu đúng trật tự ngữ pháp.
-viết lại câu đúng tư duy logic.
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ. 
Tìm các ví dụ câu có sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.
Soạn : Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn như thiếu các mục cần thiết của một lá đơn như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn, hoặc thừa nội dung,lí do viết đơn không phù hợp ,... và nêu cách sửa những lỗi này.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 128
 Ngày soạn: 15/04/2011
 Ngày dạy: 20/04/2011
LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: Giúp học sinh nhận ra những lỗi thường mắc khi viết đơn .
 2.Kĩ năng:
Phát hiện và sửa được các lỗi thường gặp khi viết đơn.
Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng quy định.
 3.Thái độ: Có ý thức viết đúng văn bản hành chính.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Học sinh: 
Học bài
Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC
? Khi nào thì viết đơn? Nêu những điều quan trọng trong 1 lá đơn? 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Qua luyện tập thực hành giúp học sinh ghi nhớ được những kiến thức cần chú ý về đơn, từ cách làm đến các lỗi thường mắc phải.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM)
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
GV gọi ba HS đọc ba lá đơn trong SGK
? Đơn sau đây có những lỗi gì và nếu sửa chữa, em sẽ sửa như thế nào?
? Em sẽ sửa như thế nào?
? Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn sau?
? Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn sau? 
? Đơn sau sai ở chỗ nào? Vì sao?
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 
1. Đơn xin nghỉ học
* Lỗi: 
Thiếu quốc hiệu (tiêu ngữ).
Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn.
Nơi gửi không rõ ràng: lớp, trường?
Thiếu họ tên, địa chỉ người làm đơn.
Không có lời cam kết.
Không có chữ ký của người làm đơn.
* Cách chữa: Bổ sung vào đơn những mục thiếu hẳn, và những mục chưa đầy đủ.
2. Đơn xin theo học lớp nhạc hoạ.
* Lỗi:
- Địa điểm, ngày tháng viết đơn (thiếu).
- Nơi gửi: không đầy đủ và không đúng người cần gửi (phải gửi thầy hiệu trưởng). 
- Họ tên, địa chỉ người làm đơn vừa thừa, vừa lộn xộn, vừa thiếu.
- Lí do viết đơn không chính đáng.
- Thiếu lời hứa (cam đoan) và cảm ơn.
* Cách chữa:
- Bổ sung những mục thiếu và không đầy đủ.
- Viết lại phần chính của đơn (lí do xin theo học).
- Bỏ đi những thông tin thừa về nghề nghiệp của bố mẹ
3. Đơn xin phép nghỉ học.
Lỗi: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm sốt li bì không dậy được thì không thể viết đơn được
- Trong trường hợp này phải do phụ huynh viết thay học sinh mới đúng.
v HĐ3: HDHS luyện tập
Học sinh tự làm. 
Giáo viên: nhận xét, sửa chữa.
III. Luyện tập
Đề: Em hãy viết một lá đơn xin tham gia Đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, làm BT 1/SGK 144
Soạn bài : Động Phong Nha .
Đọc kĩ văn bản
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Bố cục. Trả lời các câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Kiểm tra ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng
Trương Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6TUAN 34 TRINH.doc