1. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
- Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường. Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư đối với việc diễn đạt ý và biểu hiện, đặc biệt là biện pháp nhân hoá, đối lập và điệp ngữ.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
* Câu hỏi:
Trong phần đầu của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cho thấy mối quan hệ của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện điều đó?
* Đáp án - biểu điểm:
- Trong phần đầu của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cho thấy mối quan hệ của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên đó là tình yêu thương gắn bó máu thịt. Thiên nhiên là thiêng liêng, là hơi thở là cuộc sống của người da đỏ.
- Ví dụ:
- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ [.] những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước [.] hơi ấm của chú ngựa con và của con người tất cả đều cùng chung một gia đình.
- Dòng nước óng ánh ánh, êm ả trôi [.] là máu của tổ tiên chúng tôi [.] Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
TUẦN 34 NGỮ VĂN - BÀI 30 Kết quả cần đạt. - Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường; thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư ấy. - Nhận ra và biết khắc phục các lỗi đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và không phản ánh đúng mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận câu. - Biết nhận ra các lỗi và cách sửa chữa lỗi khi viết đơn. Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng:6A: /5/2009 6B: /5/2009 Tiết 125, 126. Văn bản: BỨC THƯ CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH DA ĐỎ 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường. Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư đối với việc diễn đạt ý và biểu hiện, đặc biệt là biện pháp nhân hoá, đối lập và điệp ngữ. - Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận. - Giáo dục tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ môi trường. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV), soạn giáo án. - Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên 3. Tiến trình bài dạy: . a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng. * Câu hỏi: Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? * Đáp án - biểu điểm: (5 điểm) - Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu long Biên cùng với lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn. (5 điểm) - Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chững kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước. b. Nội dung bài mới. * Giới thiệu: (1 phút) - Học sinh: Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”. - GV: (Dẫn dắt) Trái đất và bầu trời là ngôi nhà chung của nhân loại, con người dù thuộc màu da nào, châu lục nào cũng có trách nhiệm với việc bảo vệ ngôi nhà chung đó. Một trong những văn bản được xem là hay nhất khi viết về việc bảo vệ môi trường của cuộc sống đó chính là văn bản mà hôm nay chúng ta tìm hiểu: Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG I. Đọc và tìm hiểu chung. (8 phút) HS - Đọc chú thích * (SGK,T.1138). 1. Vài nét tác phẩm: ? KH * Trình bày những hiểu biết của em về văn bản? HS - Trình bày. GV - Cùng học sinh nhận xét, bổ sung: + Đây là bức thư của một thủ lĩnh da đỏ có tên là Xi-át-tơn gửi tổng thống thứ 14 của nước Mĩ năm 1854 sau khi tổng thống ngỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. + Đây là bức thư nổi tiếng từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. - Văn bản là bức thư của một thủ lĩnh da đỏ có tên là Xi-át-tơn gửi tổng thống thứ 14 của nước Mĩ năm 1854 sau khi tổng thống ngỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. 2. Đọc văn bản: GV - Hướng dẫn đọc: Giọng tình cảm tha thiết khi nói đến thiên nhiên, đất nước, hoặc mỉa mai kín đáo, khi nói với tổng thống Mĩ. Chú ý các câu hỏi, câu giả định, các kết cấu câu, những điệp ngữ. GV - Đọc mẫu đoạn đầu từ “Đối với đồng bào tôi” đến “là tiếng nói của cha ông chúng tôi”. HS 1 - Đọc tiếp từ “Dòng nước óng ánh” “hoang mạc”. HS 2 - Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Tôi biết cách sống của chúng tôi” “như những người anh em”. HS 3 - Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp phần văn bản còn lại. GV - Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh. ? KH * Giải nghĩa các từ “thủ lĩnh, người da đỏ, người da trắng, lăng mạ, trâu rừng, ngựa sắt nhả khói”? HS - Giải thích theo sách giáo khoa. GV - Cùng HS theo dõi, bổ sung. ? TB * Theo em, văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? HS - Văn bản nhật dụng. GV - Đây là một văn bản nhật dụng được viết dưới hình thức là một bức thư nhưng nội dung là một văn bản chính luận đậm chất trữ tình. Và đây cũng chỉ là một văn bản trích, người biên soạn đã bớt một số đoạn nên nội dung bức thư không thật liên tục, liền mạch. Do đó các em cần nắm được lô-gíc lập luận và các luận điểm chính của người viết trong quá trình tìm hiểu văn bản. ? KH * Căn cứ vào nội dung, hãy xác định bố cục của văn bản? Cho biết nội dung chính của của từng phần? HS - Văn bản chia làm 3 phần: 1. Từ đầu đến “là tiếng nói của cha ông chúng tôi”: Những điều thiêng thiêng trong kí ức người da đỏ (Quan hệ của người da đỏ với đất, môi trường). 2. Tiếp đến “ràng buộc”: Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên một khi người da trắng chiếm đóng (Đối lập hai cách sống, thái độ với đất, môi trường). 3. Còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường. GV Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. II. Phân tích văn bản. (26 phút) HS ? TB - Đọc lại đoạn văn bản 1. * Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản này? HS - Những điều thiêng thiêng trong kí ức người da đỏ (Quan hệ của người da đỏ với đất, thiên nhiên). 1. Quan hệ của người da đỏ với đất, thiên nhiên. ? TB * Tìm những chi tiết nói về mối quan hệ của người da đỏ với đất, môi trường? HS - Đất với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong kí ức của người da đỏ. - Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ [...] những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước [...] hơi ấm của chú ngựa con và của con người tất cả đều cùng chung một gia đình. - Dòng nước óng ánh ánh, êm ả trôi [...] là máu của tổ tiên chúng tôi [...] Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi. ? KH * Cách diễn đạt của tác giả trong đoạn văn này có gì đặc sắc? - Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất nhiều điệp ngữ, những từ ngữ giàu sức gợi tả cùng với một loạt hình ảnh so sánh, nhân hoá hết sức độc đáo. ?Giỏi * Phân tích những hình ảnh sắc trên để thấy được giá trị biểu đạt của đoạn văn? HS - Tác giả sử dụng một loạt hình ảnh so sánh kế tiếp tạo nên sự điệp trùng trong cách diễn đạt (tấc đất [...] là những điều thiêng liêng[...] mảnh đất này là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ [...]. Đó chính là những hình ảnh hết sức gần gũi, cụ thể và giàu sức biểu cảm lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, tạo nên những lời văn đẹp như chính cuộc sống của người da đỏ giữa thiên nhiên đất đai mà họ gắn bó máu thịt với một tình yêu kì lạ. Từ tấc đất, bờ cát, lá thông, hạt sương cho đến bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng,... đều là những điều thiêng liêng trong kí ức của họ. - Phép nhân hoá cũng được sử dụng rất thành công trong đoạn văn, một loạt những sự vật, hình ảnh trong thiên nhiên được gọi như con người, các từ chỉ thành viên trong gia đình được sử dụng nhiều: Người mẹ, người con, gia đình, tổ tiên, cha ông, anh em, mẹ đất, anh em bầu trời, đứa con của đất [...] đã nói lên ý nghĩa gắn bó tới mức hoà đồng như tất cả đều chung một gia gia đình. ? KH * Qua phân tích, em hiểu gì về dụng ý của tác giả trong đoạn văn này? HS - Với cách diễn đạt của mình, tác giả đã cho thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da đỏ với “đất” với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình vì thế đó là những gì thiêng liêng trong tình yêu con người với nơi mình sống. GV Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung. - Điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ đó là tình yêu thương gắn bó máu thịt đối với mảnh đất quê hương và thiên nhiên môi trường nơi họ sinh sống. GV - Như vậy, điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ chính là tình yêu thương gắn bó máu thịt đối với mảnh đất quê hương và thiên nhiên môi trường nơi họ sinh sống. Chính những tình cảm đó khiến cho họ cảm thấy lo lắng khi những người da trắng xuất hiện trên mảnh đất của họ. Những điều lo lắng đó còn xuất phát từ những cơ sở nào nữa? Tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này. HS - Đọc lại toàn bộ đoạn văn bản từ đầu đến “là tiếng nói của cha ông chúng tôi”. *Củng cố - Luyện tập tiết 1: (3 phút) GV - Cùng học sinh theo dõi, nhận xét uốn nắn cách đọc. d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Đọc lại toàn bộ văn bản, tập phân tích lại nội dung đã tìm hiểu; nắm chắc nội dung của đoạn văn đã phân tích. - Chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp. ================================== Ngày soạn: /5/2009 Ngày giảng:6A: /5/2009 6B: /5/2009 Tiết 126. Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (tiếp theo) 1. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh: - Thấy được Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường. Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư đối với việc diễn đạt ý và biểu hiện, đặc biệt là biện pháp nhân hoá, đối lập và điệp ngữ. - Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận. - Giáo dục tình yêu thiên nhiên; ý thức bảo vệ môi trường. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án. - Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy: a.Kiểm tra bài cũ: (3 phút) * Câu hỏi: Trong phần đầu của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cho thấy mối quan hệ của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện điều đó? * Đáp án - biểu điểm: - Trong phần đầu của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ cho thấy mối quan hệ của người da đỏ với đất đai, thiên nhiên đó là tình yêu thương gắn bó máu thịt. Thiên nhiên là thiêng liêng, là hơi thở là cuộc sống của người da đỏ. - Ví dụ: - Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ [...] những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước [...] hơi ấm của chú ngựa con và của con người tất cả đều cùng chung một gia đình. - Dòng nước óng ánh ánh, êm ả trôi [...] là máu của tổ tiên chúng tôi [...] Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi. b. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: (1 phút). Điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ chính là tình yêu thương gắn bó máu thịt đối với mảnh đất quê hương và ... Câu này thiếu chủ ngữ. - Câu (a) Thiếu chủ ngữ. - Câu (b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” em / thấy Dế Mèn biết phục thiện. CN VN ? KH * Theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng dùng câu thiếu chủ ngữ ở trường hợp (a)? HS - Lầm trạng ngữ Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” với chủ ngữ. - Nguyện nhân: Lầm trạng ngữ Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” với chủ ngữ. ? TB * Nên chữa lại như thế nào cho đúng? Có mấy cách chữa? HS - Trình bày các cách chữa lỗi. 2. Chữa lại: GV - Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung Cách 1: Thêm chủ ngữ Nhà văn (tác giả) Cách 1: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” Nhà văn (tác giả) / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “qua”. Cách 2: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”/ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Cách 3: Bỏ từ cho và thêm chủ ngữ “em” Cách 3: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” em/ thấy Dế Mèn biết phục thiện. 2. Câu thiếu vị ngữ: HS - Đọc ví dụ bài tập 1 (II) và yêu cầu lớp quan sát: * Bài tập 1 (II). (SGK,T.129). III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Về nhà đọc, tóm tắt toàn bộ nội dung của văn bản; tập phân tích lại nội dung đã phân tích trên lớp. - Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp. ================================== Ngày soạn:12/03/2008 Ngày giảng: 15/3/2008 Tiết 104. Văn bản: CÔ TÔ (tiếp theo) Nguyễn Tuân A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân. - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận một văn bản có nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên đọc kĩ SGK, SGV; soạn giáo án. - Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. B. Phần thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: (1 phút). - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19. Lớp 6B:...../18 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng * Câu hỏi: Cảnh Đảo Cô Tô sau trận bão được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em học tập được gì về cách miêu tả qua phần đầu của văn bản? * Đáp án - Biểu điểm: ( 5 điểm) - Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đó là một bức tranh biển - đảo đẹp một vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi, phóng khoáng. (5 điểm) - Qua phần đầu văn bản ta học được cách miêu tả đó là: Cách lựa chọn vị trí quan sát cần thuận lợi có thể bao quát được toàn cảnh; cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả,... II. Dạy bài mới: * Giới thiệu:(1 phút) Trong phần đầu của văn bản, tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão, qua tài năng quan sát, miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân, cảnh đẹp của đảo Cô Tô còn được phát hiện ở những thời điểm và khía cạnh khác như cảnh mặt trời mọc, cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô. Để giúp các em thấy rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS1 HS2 ? TB HS ? TB HS ? KH HS GV ? KH HS GV GV HS ? TB HS ? KH HS ? TB HS ? KH HS GV ? TB HS ? TB HS GV HS GV - Ghi các đề mục đã tìm hiểu lên bảng. (1 phút) Đọc lại toàn bộ văn bản. (3 phút). - Đọc lại đoạn 2 từ “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu” “là là nhịp cánh”. * Nhắc lại nội dung đoạn văn bản vừa đọc? - Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. * Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết hình ảnh nào? - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. - Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh [...]. - Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp cánh. * Em có nhận xét gì về trình tự cũng như nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên? - Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc theo trình tự thời gian: Trước khi mặt trời mọc lúc mặt trời mọc sau khi mặt trời mọc. - Đặc biệt trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ, tính từ miêu tả cúng những hình ảnh so sánh bất ngờ, độc đáo và mới lạ thể hiện được tài quan sát và khả năng tưởng tượng của tác giả: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi; Mặt trời... tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi giúp ta hình dung được khoảng không gian rộng lớn hết sức trong trẻo, tinh khôi. Trên nền không gian ấy là hình ảnh tròn trĩnh đầy đặn của mặt trời dần dần nhú lên. - Quả thật, với cách miêu tả của tác chúng thấy hiện lên một không gian trong trẻo, thoáng đãng với hình ảnh mặt trời mọc rất đẹp thông qua cách cảm nhận độc đáo mới lạ. Đặc biệt là hình ảnh so sánh Mặt trời... tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Người ta có thể nói “mặt trời đỏ bầm như mặt người say rượu “Chiều, mặt trời xa trông như giọt phẩm”. “Mặt trời như khuôn mặt tròn chĩnh phúc hậu” đã là một so sánh. Nguyễn Tuân lại dùng cái hình tượng gợi cảm ấy để so sánh tiếp với “lòng đỏ một quả trứng” thật nhỏ bé gần gũi trong thực đơn một bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng. Người đọc bất ngờ bởi đây là một quả trứng khổng lồ “quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Mặt trời vừa giống người, vừa là một sản phẩm của thiên kỳ diệu. Mặt trời tròn chĩnh phúc hậu thật hợp với lẽ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Khi nhìn ngoại giới với “cái nhìn ẩm thực” như vậy thì lẽ tất nhiên lòng đỏ quả trứng ấy phải đặt trên mâm bạc. Và so sánh tiếp theo “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên biển Đông” Thiên nhiên đã ban tặng cho ngời lao động bình dị món ăn tinh thần, món ăn cổ tích. * Tóm lại, qua việc phân tích, em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô? - Đó là một bức tranh bình minh trên biển thật đẹp, thật rực rỡ thật tráng lệ và dào dạt chất thơ. - Bổ sung và khái quát nội dung - Chuyển: Bên cạnh việc miêu tả cảnh trên đảo Cô Tô, nhà văn còn chú ý đến hình ảnh con người sống trên đảo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại để thấy được cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô như thế nào. - Đọc lại phần cuối văn bản. * Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, tác giả đã chọn điểm không gian nào? - Cái giếng nước ngọt giữa đảo. * Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô tô? - Vì sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất độc đáo: đông vui, tấp nập, bình dị,... * Trong con mắt Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo diễn ra qua những chi tiết hình ảnh cụ thể nào? - Cái giếng nước ngọt [...] cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chơ trong đất liền. - Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. - Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về. - Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cho lũ con lành. * Cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn có gì đáng chú ý? Hãy phân tích để thấy được giá trị của cách miêu tả đó? - Tác giả đã sử dụng một loạt những tính từ và động từ miêu tả, những hình ảnh so sánh ngang bằng và không ngang bằng “cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” làm cho cảnh lao động và sinh hoạt hiện lên vừa khẩn trương, đông vui, tấp nập với hình ảnh “không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc”, “thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về”, lại vừa ấm ấp thanh bình. Vẻ thanh bình của cuộc sống càng được thể hiện rõ qua hình ảnh chị Châu Hoà Mãn địu con mà tác giả “thấy nó yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cho lũ con lành”, đây là một so sánh rất tinh tế, vừa gợi được vẻ đẹp của tình người vừa gợi được sự gắn bó tình nghĩa giữa biển cả với con người. - Có thể thấy, sau cơn bão, cảnh vật Cô Tô trong trẻo, sáng sủa, cuộc sống của những người dân trên đảo không hề bị xáo trộn, những con người lao động vẫn sinh hoạt, vẫn làm việc bình thường với tư thế của người làm chủ hòn đảo thân yêu, làm chủ biển trời của chính mình. Bức tranh tả cảnh sinh hoạt của Nguyễn Tuân rất hài hoà, có cảnh sinh hoạt tập thể, có hình ảnh nhân vật cụ thể, gợi lên cái không khí rộn ràng tấp nập, một vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Điều đó thể hiện cái tình và cảm xúc sâu nặng của Nguyễn Tuân với cảnh vật và con người nơi đây. * Qua phân tích, em có cảm nhận gì về cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô tô? - Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô tô cho thấy cuộc sống sinh hoạt thật đông vui, đầm ấm, giản dị và thanh bình. * Nêu khái quát những thành công lớn về nghệ thuật và nội dung của văn bản Cô Tô? Nghệ thuật: - Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng. - Lời văn giàu cảm xúc. Nội dung: - Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô. - Tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên và sự sống con người. - Nhận xét, bổ sung và khái quát, chốt nội dung tổng kết - ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ (SGK,T. 91). - Hướng dẫn học sinh làm tập 1 (SGK,T.91) về nhà viết hoàn chỉnh. I. Đọc và tìm hiểu chung. II. Phân tích văn bản. 1. Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão. 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô là một bức tranh bình minh rực rỡ, tráng lệ và dào dạt chất thơ. 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô: Cuộc sống sinh hoạt đông vui, đầm ấm, giản dị và thanh bình. III. Tổng kết - ghi nhớ. (3 phút) - Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. - Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô. * Ghi nhớ: (SGK,T. 91) IV. Luyện tập. (3 phút) III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Về nhà đọc lại toàn bộ văn bản, học thuộc lòng đoạn từ “Mặt trời nhú lên” “là là nhịp cánh”, lam hoàn chỉnh bài tập 1; nắm chắc nội dung ghi nhớ. - Đọc và tham khảo các đề tập làm văn (SGK,T.94), chuẩn bị viết bài văn tả người 2 tiết trên lớp. ==================================
Tài liệu đính kèm: