Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Huỳnh Thị Điền

A/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, sử thời trung đại.

- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gây cấn của truyện .

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại : gần với ký ghi chép sự việc .

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính .

- Cảm nhận phẩm chất vô cùng tốt đẹp của bậc lương y chân chính: giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.

2. Kĩ năng :

- Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại .

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện .

- Kể lại được truyện .

3. Thái độ:GD lòng nhân ái.

B/ Chuẩn bị:- GV: Đặt câu hỏi gợi mở, bảng phụ.

 - HS: Soạn các câu hỏi phần đọc hiểu SGK

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: 1/Nêu ý nghĩa truyện “ Mẹ hiền dạy con”.

 2/ Nội dung truyện “ Mẹ hiền dạy con” gợi nhớ đến câu ca tục ngữ nào?

HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu bài :Trong xã hội có nhiều nghề, làm nghề nào cũng phải có đạo đức.Truyện “ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”cho ta thấy được tấm gương đạo đức cao quý của người thầy thuốc.

HĐ3:Bài học:

B1:HD HS tìm hiểu chung.

*MT:Hiểu về tác giả và tác phẩm.

-GV hướng dẫn cho HS đọc đọc chú thích.

H: Em hiểu gì về tác giả và hoàn cảnh sáng tác? Chủ đề của văn bản là gì ?-HS trả lời, GV chốt ý ghi bảng.

B2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.

 *MT:Cảm nhận phẩm chất vô cùng tốt đẹp của bậc lương y chân chính: giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.

-GV hướng dẫn và gọi HS đọc.

H: Văn bản này có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?Lai lịch, chức vị, công đức của nhân vật ấy như thế nào?

H: Vị thái y lệnh là người như thế nào?( Là người hành động theo y đức).

H: Những chi tiết thuộc về hành động theo y đức của ông là gì? Em cảm phục hành động nào của ông? Vì sao? HS phát biểu GV chốt

H:Trước tình huống khó khăn nhất khi phải đối diện với quyền lực, trước căn bệnh hiểm nghèo của người dân thường và lệnh vua mời vào chữa bệnh cho quí nhân, ông đã quyết định như thế nào ?

H: Qua đó ta khẳng định ông là người như thế nào?

H: Vua Trần An Vương là có thái độ ra sao, trước cách cư xử của vị thái y? HS trả lời, GV chốt.

B3:Tổng kết.

*MT: Đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

H: Qua câu chuyện này bài học rút ra cho người làm ngành y nói riêng và con người nói chung là gì?

* Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện trình bày.GV nhận xét bổ sung, ghi bảng.Chốt lại vấn đề cho HS đọc ghi nhớ SGK.

B4: Hướng dẫn luyện tập theo SGK. I/ Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

-Hồ Nguyên Trừng(1374-1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly, là người đức độ và tài năng. Khi giặc Minh xâm lược nước ta, ông là người hăng hái chống giặc cứu nước.

- Nam Ông mộng lục là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở trong những năm tháng phải sống trên đất khách quê người.Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được rút ra từ cuốn sách này.

2/ Chủ đề: Nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính.

II/ Đọc-hiểu văn bản:

1/ Lai lịch, chức vị, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh.

2/ Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh họ Phạm:Chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan trọng hơn ông có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh, ốm đau không phân biệt sang hèn.

- Ông đã hành động theo y đức:

+ Đem hết tiền của ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho nguời nghèo khổ.

+ Không quản ngại bệnh dầm dề máu mủ.

+ Cứu người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh.

- Y đức của ông thể hiện rõ nhất khi ông chọn chữa bệnh cho nguời dân thường trước sau đó mới chữa cho vua vì họ bệnh nặng hơn. Qua đó đã thể hiện y đức, sức mạnh trí tuệ, sức mạnh của lòng thương người; quyền uy không thắng nổi y đức. Ông đã đặt tính mệnh của người dân thường lên trên tính mệnh của mình.

3/ Niềm hạnh phúc của Thái y lệnh.

III/ Tổng kết:

1. Nghệ thuật .

- Tạo nên tình huống truyện gây cấn .

- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu .

- Đối thoại sắc sảo, làm sáng lên chủ đề của truyện.

2. Ý nghĩa văn bản:

- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.

- Câu chuyện là bài học về y đức cho người làm nghề y hôm nay và mai sau.

IV/ Luyện tập:

Bài tập 1: Vua Trần Anh Vương mong mỏi một bậc lương y chân chính, có tài chữa bệnh có lòng thương nguời.

HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.

HĐ5: Hướng dẫn tự học:- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.- Tập kể lại truyện .

- Đọc và tìm hiểu thêm về chủ đề y đức trong sách-báo-ti vi - Chuẩn bị bài mới :- Làm bài tập và soạn bài :" Chương trình Ngữ văn địa phương".

+Hoạt động ngữ văn : thi kể chuyện , trang 168 sgk. +Mỗi học sinh chọn một truyện mà từ đầu năm tới nay tập kể ở nhà để tiết tới thi kể chuyện trong lớp.

+Hs xem hướng dẫn SGK trang 168 để chuẩn bị cho thật tốt .

 

doc 12 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Tiết :65
Văn bản: 
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
S:02/01/2011
G:05/01/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức :
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, sử thời trung đại.
- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gây cấn của truyện .
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại : gần với ký ghi chép sự việc .
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính .
- Cảm nhận phẩm chất vô cùng tốt đẹp của bậc lương y chân chính: giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.
2. Kĩ năng :
- Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại .
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện .
- Kể lại được truyện .
3. Thái độ:GD lòng nhân ái.
B/ Chuẩn bị:- GV: Đặt câu hỏi gợi mở, bảng phụ.
 - HS: Soạn các câu hỏi phần đọc hiểu SGK 
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1/Nêu ý nghĩa truyện “ Mẹ hiền dạy con”. 
 2/ Nội dung truyện “ Mẹ hiền dạy con” gợi nhớ đến câu ca tục ngữ nào?
HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu bài :Trong xã hội có nhiều nghề, làm nghề nào cũng phải có đạo đức.Truyện “ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”cho ta thấy được tấm gương đạo đức cao quý của người thầy thuốc.
HĐ3:Bài học:
B1:HD HS tìm hiểu chung.
*MT:Hiểu về tác giả và tác phẩm.
-GV hướng dẫn cho HS đọc đọc chú thích.
H: Em hiểu gì về tác giả và hoàn cảnh sáng tác? Chủ đề của văn bản là gì ?-HS trả lời, GV chốt ý ghi bảng.
B2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
 *MT:Cảm nhận phẩm chất vô cùng tốt đẹp của bậc lương y chân chính: giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.
-GV hướng dẫn và gọi HS đọc.
H: Văn bản này có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?Lai lịch, chức vị, công đức của nhân vật ấy như thế nào?
H: Vị thái y lệnh là người như thế nào?( Là người hành động theo y đức).
H: Những chi tiết thuộc về hành động theo y đức của ông là gì? Em cảm phục hành động nào của ông? Vì sao? HS phát biểu GV chốt
H:Trước tình huống khó khăn nhất khi phải đối diện với quyền lực, trước căn bệnh hiểm nghèo của người dân thường và lệnh vua mời vào chữa bệnh cho quí nhân, ông đã quyết định như thế nào ?
H: Qua đó ta khẳng định ông là người như thế nào?
H: Vua Trần An Vương là có thái độ ra sao, trước cách cư xử của vị thái y? HS trả lời, GV chốt.
B3:Tổng kết. 
*MT: Đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
H: Qua câu chuyện này bài học rút ra cho người làm ngành y nói riêng và con người nói chung là gì?
* Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện trình bày.GV nhận xét bổ sung, ghi bảng.Chốt lại vấn đề cho HS đọc ghi nhớ SGK.
B4: Hướng dẫn luyện tập theo SGK.
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả và hoàn cảnh sáng tác: 
-Hồ Nguyên Trừng(1374-1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly, là người đức độ và tài năng. Khi giặc Minh xâm lược nước ta, ông là người hăng hái chống giặc cứu nước.
- Nam Ông mộng lục là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở trong những năm tháng phải sống trên đất khách quê người.Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được rút ra từ cuốn sách này.
2/ Chủ đề: Nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính.
II/ Đọc-hiểu văn bản: 
1/ Lai lịch, chức vị, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh.
2/ Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh họ Phạm:Chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan trọng hơn ông có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh, ốm đau không phân biệt sang hèn.
- Ông đã hành động theo y đức:
+ Đem hết tiền của ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho nguời nghèo khổ.
+ Không quản ngại bệnh dầm dề máu mủ.
+ Cứu người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh.
- Y đức của ông thể hiện rõ nhất khi ông chọn chữa bệnh cho nguời dân thường trước sau đó mới chữa cho vua vì họ bệnh nặng hơn. Qua đó đã thể hiện y đức, sức mạnh trí tuệ, sức mạnh của lòng thương người; quyền uy không thắng nổi y đức. Ông đã đặt tính mệnh của người dân thường lên trên tính mệnh của mình.
3/ Niềm hạnh phúc của Thái y lệnh.
III/ Tổng kết: 
1. Nghệ thuật .
- Tạo nên tình huống truyện gây cấn .
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu .
- Đối thoại sắc sảo, làm sáng lên chủ đề của truyện.
2. Ý nghĩa văn bản: 
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho người làm nghề y hôm nay và mai sau.
IV/ Luyện tập: 
Bài tập 1: Vua Trần Anh Vương mong mỏi một bậc lương y chân chính, có tài chữa bệnh có lòng thương nguời. 
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.- Tập kể lại truyện .
- Đọc và tìm hiểu thêm về chủ đề y đức trong sách-báo-ti vi 
- Chuẩn bị bài mới :- Làm bài tập và soạn bài :" Chương trình Ngữ văn địa phương". 
+Hoạt động ngữ văn : thi kể chuyện , trang 168 sgk. +Mỗi học sinh chọn một truyện mà từ đầu năm tới nay tập kể ở nhà để tiết tới thi kể chuyện trong lớp. 
+Hs xem hướng dẫn SGK trang 168 để chuẩn bị cho thật tốt .
Tuần:17
Tiết: 66
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
S :20/12/2010
G :24/12/2010
A/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :-Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ .
-Khắc sâu những kiến thức đã học bằng bài tập nhận diện. Vận dụng kiến thức đã học để đặt câu, viết đoạn
2. Kĩ năng :
 - Vận dụng những kiến thức học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn .
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp .
3. Thái độ: Tự giác học tập.
 B/ Chuẩn bị:GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập -HS :Soạn bài theo hướng dẫn
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ:Kiểm tra trong qúa trình ôn tập.
HĐ2:Giới thiệu bài:Tầm quan trọng của tiết ôn tập.
HĐ3:Bài học:
B1: GV hướng dẫn HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi. 
*MT:Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
H: Từ TV có cấu tạo như thế nào? Phân biệt từ và tiếng trong TV?Cho ví dụ về từ đơn từ phức, từ láy, từ ghép
H: Từ mượn là gì?Bộ phận từ Mượn quan trọng nhất trong TV là gì ? Cho ví dụ
H: Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ được giải thích bằng những cách nào?
H: Thế nào là từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Phân biệt nghĩa chuyển và nghĩa gốc và nghĩa chuyển chú ý một số từnhư: chân ngọt,mũi...
H: Khi nói và viết chúng ta thường hay mắc lỗi nào?Cho ví dụ
H: Nêu các từ loại mà em đã học?
H:Nêu đặc điểm của danh từ? Danh từ đựợc phân ra làm mấy loại?Cách viết hoa danh từ riêng 
H:Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ - b Nêu mô hình cụm danh từ?
B2:Hướng dẫn HS thực hiện một số bài tập phần luyện tập
*MT:Khắc sâu những kiến thức đã học bằng bài tập nhận diện. Vận dụng kiến thức đã học để đặt câu, viết đoạn.
I/ Hệ thống hóa kiến thức:
 1.Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt: Từ đơn, từ phức(từ láy , từ ghép)
 2.Từ mượn: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là tiếng Trung Quốc à từ Hán Việt
Ví dụ: Phụ nữ, tráng sĩ, phu nhân, công nhân,hải quân,thuỷ thủ...
 3. Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị.
 -Có hai cách giải thích nghĩa của từ
 +Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
 +Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
 4.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Nghĩa gốc- Nghĩa chuyển
 5.Lỗi dùng từ: lỗi lặp từ, lỗi lẫn lộn từ gần âm,lỗi dùng từ không đúng nghĩa
 6. Từ loại:Danh từ, động từ, số từ, lượng từ, chỉ từ 
 7.Cụm từ: Cụm danh từ.
* Cho HS vẽ sơ đồ như trong SGK – Tìm ví dụ cụ thể cho từng đơn vị kiến thức đã học.
II/ Luyện tập:Các dạng:
1. Phân biệt tiếng- từ- Phân biệt từ đơn - từ phức, từ ghép - từ láy, từ mượn; Nhận diện trong 1 đoạn văn cụ thể và nhận xét về tác dụng của chúng.
2. Giải thích nghĩa của từ và xác định cách giải thích.
3.Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ: bụng, ngọt, chân, mũi,tay, đầu...
4.Chữa lỗi dùng từ
5. Từ loại: Tìm cho ví dụ về danh từ chung và danh từ riêng, danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, danh từ chỉ đơn vị quy ước, danh từ chỉ đơn vị ước chừng- Xác định động từ(tính từ sẽ học sau thi), số từ, lượng từ, chỉ từ.
6 .Xác định cụm danh từ (giới thiệu cụm động từ, cụm tính từ sẽ học) 
7. Vẽ mô hình cấu tạo của từng cụm từ đã học, cho ví duh minh họa. 
HĐ 4 : Củng cố:
Theo hệ thống sơ đồ, GV hỏi về khái niệm và đặc điểm của các nghĩa của từ, từ loại.
 Các lỗi dùng từ : GV đưa ra một số câu sai (có lỗi dùng từ) để cho lớp chỉnh sửa.Chú ý : Cấu trúc của bài thi học kỳ I như sau :
HĐ5: Hướng dẫn tự học :
 Vận dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài Tập làm văn gần nhất : lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa .-Học bài Nắm nội dung ôn tập - Học các ghi nhớ sau mỗi bài
 -Làm các bài tập -Chuẩn bị thi kì I -Sau thi soạn bài : Cụm động từ và Mẹ hiền dạy con.
Tuần:18
Tiết :69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ DÂN GIAN QUẢNG NAM.
S:02/01/2011
G:05/01/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:-Hiểu những nét khái quát về truyện cổ dân gian Quảng Nam: hoàn cảnh ra đời, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật.
-Nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của các dân tộc định cư trên địa bàn Quảng Nam qua những truyện cổ dân gian Quảng Nam.
2. Kĩ năng :-Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian Quảng Nam.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống văn học địa phương.
B/ Chuẩn bị : -GV: Cho HS photo tài liệu. - Hướng dẫn HS cách soạn bài. - Cho HS sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
 - HS: Photo tài liệu và soạn bài theo hướng dẫn của GV. - Sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu vài nét về truyện cổ dân gian Quảng Nam trong mạch nguồn truyện cổ dân gian Việt Nam, mối liên quan giữa văn hoá Quảng Nam và truyện cổ dân gian Quảng Nam.
HĐ3:Bài học:
B1: *MT:Hiểu những nét khái quát về truyện cổ dân gian Quảng Nam.
-GV hướng dẫn HS đọc tài liệu: phần I-Hoàn cảnh ra đời.
H: Nêu lại những nét chính về hoàn cảnh ra đời của truyện cổ dân gian Quảng Nam.(Cho HS chép phần in nghiêng đậm)
B2:*MT: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu về các thể loại.
B3:*MT: Nắm được những giá trị cơ bản của truyện cổ dân gian Quảng Nam. 
H:Truyện cổ dân gian QN có những đặc điểm lớn nào về nội dung và nghệ thuật?
B4:*MT: Tầm quan trong của việc sưu tầm văn học dân gian.
H: Vì sao phải tiếp tục sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam?
I/ Hoàn cảnh ra đời:
- Đặt trong tiến trình lịch sử vùng đất Quảng Nam được hình thành trên con đường phát triển về phương Nam của nhiều thế hệ người Việt. Nơi đây đã sớm có những người V ... đất, núi, sông thể hiện khát vọng đẹp đẽ gì của nhân dân ta?
HS trả lời - GV chốt cho HS ghi.
*Cho HS đọc lại truyện:"Sự tích đất Gò Nổi".
H:Theo truyện tên gọi Gò Nổi phát xuất từ đâu?
H:Những chi tiết nào trong truyện gợi lên ý tưởng Gò Nổi là một vùng đất màu mỡ?
B3: :*MT: GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
B4:Cho HS đọc Ghi nhớ /tài liệu trang 6.
B5:HDHS thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.
I. Tìm hiểu chung: Trang 6.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1/Điểm giống nhau giữa truyện "Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông" với những câu chuyện cổ dân gian khác:
 - Có cách vào chuyện giống nhau ((bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian theo kiểu diễn đạt chung như "Thuở xa xưa, xa xưa lắm rồi..."hoặc "Ngày xửa, ngày xưa...")
 - Trở thành một mô-típ quen thuộc của truyện cổ dân gian Việt Nam và truyện cổ các dân tộ vùng Đông Nam Á.
2/ Trong cách giải thích sự hình thành trời, đất, núi, sông, hình ảnh ông khổng lồ có tên Rờ Xí hiện ra dưới bóng dáng của con người - điều đó chính tỏ ông được vẽ nên, tạo ra hình dáng con người. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩn chứa khát vọng đẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Đồng thời còn thể hiện khát vọng về một xã hội tự do và lao dộng sáng tạo.
3/ Phát xuất của tên gọi Gò Nổi ( Truyện cổ tích đất Gò Nổi) là do ông Lê Văn Đạo đặt cho vùng đất được ông phát hiện, khai phá, một dải đất nổi lên giữa bốn bên sông nước. Đề cập đến phát xuất của tên gọi một vùng đất thể hiện tấm lòng tri ân đối với người đã có công khai phá, tạo dựng.
4/ Những chi tiết gợi lên ý tưởng Gò Nổi là một vùng đất màu mỡ. 
- Khi mới phát hiện: "Vùng cây cối xanh tươi", "Càng vào sâu trong bãi, đất đai càng màu mỡ, cây cối càng xanh tốt"... Cảnh vật gợi ý tưởng về một vùng đất màu mỡ, có thể định cư, lập nghiệp.
- Khi đã định cư, lập nghiệp: "Vườn dưa hấu của gia đình ông có quả to đến một người ôm không xuể, xanh óng nằm lăn trên mặt đất. Ruộng mía trải rộng trước nhà, những lóng mía vàng rộm to như ống chân, mỗi khúc một người ăn không hềt. Đến mùa gieo hạt, chỉ cần vãi hạt giống ra , chẳng tốn bao công chăm bón, mà từng bông lúa óng vàng, nặng trĩu rạp mình trước từng cơn gió dịu"...Những chi tiết đó cho thấy Gò Nổi là vùng đất phì nhiêu, có hướng phát triển. 
 * Đây cũng là cách nhìn của nhân dân về nguồn gốc của vùng đất Gò Nổi, đồng thời thể hiện khát vọng về cuộc sống sung túc, ấm êm.
III. Tổng kết:Ghi nhớ /6
IV. Luyện tập:HDHS thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.
HĐ 4 : Củng cố: Hướng dẫn HS tiếp tục sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
HĐ5: Hướng dẫn tự học : 
-Về tập thi kể chuyện ở nhà (trước kính) cho thật thuần thục (theo các đã học từ đầu năm) để cả lớp thi kể chuyện .
-Về chuẩn bị SGK Ngữ văn tậpII- Soạn bài : "Bài học đường đời đầu tiên ".
+ Đọc truyện (nắm cốt truyện )
+ Đọc chú thích (*), tìm hiểu những nét chính về tác giả .
+ Trả lời các câu hỏi đọc hiểu van bản .
 + Đến thư viện mượn đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài 
Tuần:18
Tiết :69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT: RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
S:
G:
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
-Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
-Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
B/ Chuẩn bị : Bài tập - Vài đoạn văn –Bảng phụ
C/ Bài cũ : 1. Nêu đặc điểm của tính từ?
 2.Trong các tính từ sau từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ :rất , lắm, hơi,quá
a.Cao lớn b.Chót vót c. Oai phong d. Tươi tắn
 3.Trong những cụm tính tứ sau , cụm tính từ nào có đủ 3 phần:
a.Rất đẹp b.Vẫn còn trẻ c. Sâu 3 mét d. Sẽ xanh hơn
D/ Tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ1: Khởi động: Giới thiệu về tầm quan trọng của việc phát âm đúng và viết đúng chính tả
Một trong những lỗi hay mắc phải của HS trong bai tập làm văn là lỗi chính tả
HĐ2: GV nêu nội dung luyện tập để HS xác định được nội dung các từ hay sai vần: ắt / ắc , an/ ang , ước /ướt, ươn/ương, thanh ? / ~
HĐ3: Hướng dẫn HS một số hình thức luyện tập
Cho HS làm một số bài tập là những từ có sẵn điền vần vào cho đúng hoặc gọi HS lên bảng ; GV đọc từng từ HS ghi; Gọi HS khác nhận xét sửa chữa
HĐ4: GV cho HS rèn luyện viết đúng chính tả một đoạn văn hoặc một đoạn thơ
I/ Nội dung luyện tập: 
 Đọc và viết đúng:
-vần: ác/át, an /ang
-Vần : ước/ ướt, vần: ươn/ương
-Thanh: ?/~
II/ Một số hình thức luyện tập:
1-. Điền vần Lệch la, nhếch nha..,san sa, man ma, khang kha,thênh than,lạy va,phân ta..
 -mưu chươ,dươliệu, sươmươ.., lươ... thươ,học đườn..., con lươ..,vay mượ 
2-Điền x/s ,d/gi
-ấp ngửa, ..ản uất,uấtắc, âu.a, 
-ảm ..á, áo dục, ang sơn, rau iếp,ao kéo, ao kèo, òn ã
3-Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
-Vây, dây, giây
+cá,điện, phút,bao
-giết ,diết, giếc.,diếc
+giặc, da
-dẻ, giẻ
+.hạt ., da, vang, văn., .lau, mảnh.,cá
4/ Chọn x/s điền vào chỗ trống 
“Bầu trời ám ịtà .uốngát mặt đất,.ấm rền vang, chớp loé áng,rạch é cả không gian.Cây ..ung già trước cửa ổ trút lá theo trận lốcơác,..ầmập, loảng oảng,
5- Điền từ thích hợp vần uốc hoặc uốt vào chỗ trống (SGK)
6- Chọn dấu ?/~ 
Ve tranh, biêu quyết, dè biu, bun run 
E/ Dặn dò:-Viết chính tả bài tập 7 - Chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương phần văn.
Tuần 19
Tiết 70
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: PHẦN VĂN - TẬP LÀM VĂN
S:
G:
A. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
 - Nắm được một số truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phươngnơi mình sinh sống.
- Biết liên hệ và so sánh với phần VHDG đã học trong chương trình Ngữ văn 6 HKI để thấy sự giống và khác nhau của hai bộ phận văn học này.
B. Chuẩn bị :
 - GV : + Đọc tài liệu :"Văn nghệ dân gian - Tập I"(Sở VHTT QN-ĐN )
 + Sưu tầm một số truyện dân gian ở địa phương ( Sự tích Bà Thu Bồn )
- HS : Thực hiện yêu cầu 2 ở SGK ( TậpI) - Tập kể chuyện ở nhà.
C. Kiểm tra :Việc chuẩn bị của HS.
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
 HĐ1:Giới thiệu bài : nêu mục đích yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học Chương trình địa phương.
 HĐ2:Hướng dẫn HS trao đổi nhóm . GV nêu yêu cầu, chia nhóm trao đổi theo các vấn đề đã chuẩn bị.
 HĐ3:HS đại diện từng nhóm trình bày kết quả sưu tầm bằng hình thức :
 - Kể miệng; - Đọc diễn cảm văn bản truyện sưu tầm; - Biểu diễn hoặc giới thiệu trò chơi.
 HĐ4:GV giới thiệu và đọc 1 số truyện dân gian (Trong sách "Văn nghệ dân gian QN-ĐN-TậpI)
 (Có tài liệu kèm theo)
 1/ Truyền thuyết : "Sự tích Ngũ Hành Sơn" ( GV giới thiệu kĩ về văn bản này), "Miếu thất vi".
 2/ Cổ tích : "Con rùa tham ăn ".
 3/ Truyện cười : " Cho thầy bói ngủ bàn thờ "- Truyện Thủ Thiệm - Thủ Thiệm tên thật là Nguyễn Tấn Nhơn, quê làng An Hoà, xã Tam Hải, Tam Kì, QN. Sau đổi tên thành Thiệm – làm chức thủ sắc nên gọi là Thủ Thiệm.
 Cho HS so sánh với các truyện dân gian đã học.
 HĐ5:Tổng kết và đánh giá kết quả giờ học. Thu tài liệu sưu tầm của HS.
E. Dặn dò :-Về chuẩn bị SGK Ngữ văn tậpII- Soạn bài : "Bài học đường đời đầu tiên ".
Tuần :19
Tiết :71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN :
 THI KỂ CHUYỆN
S:02/01/2011
G:12/01/2011
A/Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:Cảm nhận được trí tuệ, sức tưởng tượng dồi dào cũng như tâm hồn đẹp đẽ của dân gian qua các truyện đã học.
2. Kĩ năng :-Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động Ngữ Văn.
-Rèn luyện HS thói quen yêu văn –TV, thích làm thơ văn kể chuyện
-Rèn khả năng đứng phát biểu,trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.
3. Thái độ: Yêu mến văn học dân gian.
B/ Chuẩn bị : - HS: Sưu tầm , chuẩn bị truyện và tập kể 
 -GV : Có thể định hướng cho HS một số truyện 
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
HĐ2:Giới thiệu bài: GV giới thiệu tiết hoạt động Ngữ Văn thi kể chuyện
HĐ3:Bài học:
B1 : -GV thông qua nội dung, yêu cầu và thể lệ cuộc thi
 - Chọn ra một ban giám khảo để các em tập chấm điểm dưới sự hướng dẫn của GV
 I/ Nội dung: Kể một chuyện mà em tâm đắc nhất thuộc bất cứ thể loại nào của VHDG ( truyền thuyết ,cổ tích, ngụ ngôn, hoặc truyện cười)
 II/Yêu cầu 
-Kể chứ không phải học thuộc lòng, lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng nghỉ đúng lúc,
 biết kể diễn cảm có ngữ điệu
- Khi kể phải phát âm đúng
-Tư thế kể phải đường hoàng , tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người, tiếng nói đủ nghe.
-Biết mở đầu khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể
B2 :Tiến hành thi kể chuyện
 Cho HS kể trong nhóm tổ. Mỗi tổ chọn đại diện HS kể trước lớp
-Xen kẽ kể chuyện là các tiết mục hát đọc thơ
-Sau mỗi câu chuyện kể là có lời nhận xét đánh giá ghi điểm của BGK và của GV
-GV nhận xét uốn nắn những hạn chế của HS
B3 : Tổng kết tuyên dương và thưởng cho các em đạt vị thứ: nhất ,nhì,ba
E/ Dặn dò: - Về nhà soạn bài "Bài học đường đời đầu tiên"(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
Tuần :19
 Tiết :72
TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I
S:03/01/2011
G:04/01/2011
A/Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:- Củng cố kiến thức về văn tự sự 
 - Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài kiểm tra, từ đó có hướng khắc phục.
 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng làm bài cẩn thận, biết tư duy, sáng tạo.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra.
B/ Chuẩn bị - Bài thi của HS - Đề đáp án biểu điểm.
 - Các lỗi sai cơ bản.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Cho Hs nhắc lại đề tự luận.
HĐ2:Giới thiệu bài:GV giới thiệu tiết trả bài- Nêu yêu cầu của tiết học
HĐ3:Bài học:
B1: GV nêu lai đề thi và nêu đáp án từng phần cho HS có thể theo dõi đối chiếu bài làm của mình xem lại phần nào đúng , phần nào còn sai sót để có thể rút kinh nghiệm sửa chữa
B2:GV nhận xét bài làm của HS
 I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
 Đa số HS làm được. Tuy vậy, một số em còn sai các câu: 3,9.
 II/ Phần tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: Kĩ năng viết câu của HS chưa tốt. Một số em đặt câu đúng song chưa xác định đúng cấu tạo.
 Câu 2: Đa số HS chưa nói đầy đủ ý - Một số chưa làm được câu này.
Câu 3: Bài tập làm văn:
 + Ưu điểm : Đa số HS làm được đúng nội dung cốt truyện, các em biết kể sáng tạo trong lời kể. Bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc,bài làm hoàn chỉnh.Một số em chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
 +Tồn tại : Một số bài các em còn bám văn bản, chưa có sự sáng tạo trong lời kể; - Một số còn đóng vai nhân vật, chưa xác định yêu cầu đề nên nhầm ngôi kể; chưa nắm nôi dung truyện (số này rất ít) Nhiều em chữ viết cẩu thả, xoá bỏ tuỳ tiện, viết câu lủng củng, không viết hoa danh từ riêng. Một số em còn viết số, viết tắt trong bài.
B3 : Thu bài - Kiểm tra lại số lượng
HĐ4: Củng cố: HD HS đọc ý nghĩa văn bản Thạch Sanh.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:- -Tập kể chuyện - chuẩn bị cho tiết hoạt động Ngữ Văn:Thi kể chuyện.
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá 
TB
Yếu
Kém
TBk
K-G
6/4
6/5
34
35

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 tuan 17 chuan KTKN.doc