Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3+4 - Năm học 2007+2008 - Vũ Thị Thu Hiền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3+4 - Năm học 2007+2008 - Vũ Thị Thu Hiền

 AMỤC TIÊU: Giúp học sinh:

-Nắm được 2 yếu tố then chốt là sự việc và nhân vật trong văn tự sự .

-Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật và mối quan hệ của chúng với chủ đề tác phẩm .

-Sự việc luôn gắn với thời gian địa điểm , nhân vật , diễn biến , nguyên nhân , kết quả .Nhân vật vừa là người làm ra sự việc , hành động vừa là người được nói tới.

-Rèn kĩ năng nhận diện , phân loại nhân vật , tìm hiểu chuỗi các vự việc chi tiết trong truyện .

 B .CHUẨN BỊ : 1. Thầy: Giáo án , sgk ,sgv , bảng phụ .

 2 .Trò : đọc trước bài , sgk , vở bài tập .

 C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức : lớp 6ABC

2. kiểm tra

 ?Thế nào là văn tự sự ? Nêu đặc điểm của phương thức tự sự ?

 ? Kể lại truyện “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh” ?

 3. Bài mới

GV giới thiệu bài :

Trong các tác phẩm tự sự thường có việc, có người .Đó là vự việc và nhân vật - 2 đặc điểm cốt lõi trong tác phẩm tự sự .Làm thế nào để nhận ra được và xây dựng nó cho hay , sống động trong bài viết của mình , chúng ta đi tìm hiểu bài này để thấy được điều đó.

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3+4 - Năm học 2007+2008 - Vũ Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn đáp án đúng
 Chủ đề của một văn bản là gì ?
A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản;
 B. Là tư tưởng ,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản;
 C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản;
 D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Chọn đáp án đúng
 1.Chức năng chủ yếu của văn tự sự ?
 A.Kể người và kể vật ;
 B.Kể người và kể việc :
 C.Tả người và miêu tả công việc ;
 D.Thuyết minhcho nhân vật và sự kiện .
 2. Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn ?
 A.Làm ý chính nổi bật ;
 B.Dẫn đến ý chính ;
 C.làm ý chính;
 D.Giải thích cho ý chính.
 IV. Luyện tập : phát phiếu học tập
 1.Nội dung nổi bật nhất trong truyện ST-TT là gì?
 A.Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta .
 B.Các cuộc tranh chấp nguồn nước , đất đai giữa các bộ tộc .
 C.Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh .
 D.Sự ngưỡng mộ ST và sự căm ghét TT.
 2. Truyện ST-TT phản ánh nét tâm lí nào của nhân dân lao động?
 A. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên .
 B.Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên .
 C.Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi .
 D.Vừa sùng bái vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên .
 Bài 2 (sgk) Học sinh suy nghĩ - trình bày ý kiến.
 Gợi ý : - Chủ trương xây dựng , củng cố đê điêu, cấm phá rừng, trồng
 rừng, làm thuỷ điện .....của nhà nước ta nhằm phòng chống thiên 
 tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống ấm no cho nhân dân. Tiếp tục công 
 cuộc chinh phục, bảo vệ và cải tạo tự nhiện của cha ông ta xưa kia ,
 xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp .
 D.Củng cố – Hướng dẫn:
 1. Củng cố : Xem tranh vẽ, thảo luận- viết 3câu miêu tả cuộc giao tranh 
 giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. 
2.Về nhà : -Học thuộc ghi nhớ- Làm bài tập 1sgk ; bài tập 2 sbt.
 -Đóng vai ST để kể lại truyện .
 -Soạn bài :Sự tích Hồ Gươm .
 *************************************
 Tuần 3 Ngày soạn 16/9/ 2007
Tiết 10 Bài 3
nghĩa của từ .
AMục tiêu: Giúp học sinh:
-Nắm được thế nào là nghĩa của từ .
-Một số cách giải thích nghĩa của từ .
-Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ khi nói ,viết .Sử dụng từ đúng nghĩa.
B.chuẩn bị :
 1. Thầy : Giáo án, sgk , sgv , bảng phụ .
 2. Trò : Đọc trước bài , sgk, phiếu học tập .
 C.Tiến trình dạy học 
Tổ chức : lớp 6 ABC
Kiểm tra: ? Thế nào là từ mượn ? cho ví dụ ?
 ?Nguyên tắc mượn từ? Làm bài tập 3,4 sgk.
Bài mới
 - Gv treo bảng phụ ghi ví dụ sgk .
 - H/s đọc ví dụ . 
? Giải thích nghĩa của 3 từ đó.
?3 từ này thuộc từ thuần việt hay từ mượn 
 -Từ mượn 
?Lấy dấu hai chấm làm chuẩn thì mỗi chú thích gồm mấy phần ? Vị trí , chức năng từng phần ?
? Phần nào là từ , phần nào là nghĩa của từ ? Chúng được phân biệt với nhau bằng dấu hiệu nào ?
? Việc xác định nghĩa của từ giúp ta hiểu thêm điều gì về nội dung từ?
 ? Nghĩa của từ ứng với phần hình thức hay nội dung trong mô hình ?
?Vậy nghĩa của từ là gì ? cho ví dụ?
 VD: Cây + Hình thức : từ đơn .
 + Nội dung : chỉ 1 loại thực 
 vật có rễ , thân , cành , lá .
?Đọc to phần giải thích nghĩa của 3 từ trên ?
? Đặt câu có từ “ tập quán” ?
?Theo em từ tập quán và từ thói quen có thể thay thế cho nhau được không ?
-Câu A có thể dùng cả 2 từ tập quán và thói quen được.
Câu B chỉ dùng được từ thói quen chứ không dùng được từ tập quán .
?Vậy từ nào có nghĩa rộng hơn ?
-Từ tập quán : có nghĩa rộng hơn thường gắn với chủ thể là số đông .
-Từ thói quen :có nghĩa hẹp hơn thường gắn với chủ thể cá nhân .
?Vậy từ tập quán được giải thích nghĩa bằng cách nào ?
?Theo em 3 từ này có thể thay thế cho nhau được không 
-Thay thế cho nhau được 
?Thay thế cho nhau được gọi là từ gì ?
 -Từ đồng nghĩa 
?Vậy từ lẫm liệt được giải thích nghĩa bằng cách nào ?
?Từ trái nghĩa với cao thượng là gì ?
?Vậy từ cao thượng được giải thích bằng cách nào ?
? Có thể giải nghĩa từ bằng mấy cách? Là những cách nào?
I.Nghĩa của từ là gì ?
Ví dụ (SGK )
Nhận xét 
-Tập quán :Thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc ...) được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo. 
-Lẫm liệt :Hùng dũng, oai nghiêm .
-Nao núng :lung lay, không vững lòng tin ở mình .
 Phần bên trái là từ in đậm 
 ( cần giải thích nghĩa)
-Gồm 2 phần -> Từ .
 Phần bên phải, đứng sau.
 (là Nd giải thích nghĩa của từ)
-> Nghĩa của từ .
 Biểu thị : sự vật , hoật động , tính chất,
 đặc điểm ,quan hệ .
 Hình thức
 Từ
 Nội dung
 Nghĩa của từ .
Ghi nhớ SGK 35
II.Cách giải thích nghĩa của từ 
1.Ví dụ 1
Người Việt có tập quán ăn trầu .
Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
=>Tập quán được giải thích bằng cách diễn tả khái niệm mà từ biểu thị .
2.Ví dụ 2
Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
Tư thế oai nghiêm của người anh hùng. 
Tư thế hùng dũng của người anh hùng .
=>Lẫm liệt được giải thích bằng cách
 đưa ra từ đồng nghĩa .
.Ví dụ 3
Cao thượng : Trái nghĩa với nhỏ nhen , ti tiện , đê hèn .
=>Giải thích bằng từ trái nghĩa .
*Ghi nhớ (SGK 25 )
III. Luyện tập
 GV chia nhóm cho hs thảo luận 
 Nhóm cử đại diện lên trả lời 
Bài 1(36 )
 Đọc lại chú thích (sgk 36) cho biết chú thích đó giải thích bằng cách nào.
-Sơn Tinh =.>Dịch từ Hán Việt sang thuần Việt -Tâu =>Đồng nghĩa 
-Cầu hôn:=>Trìng bày khái niệm -Hồng mao=>Khái niệm 
-Tản Viên=>Miêu tả đặc điểm của sự vật -Nao núng =>đồng nghĩa 
-Lạc hầu =.>Khái niệm - thuỷ cung -> đồng nghĩa .
-Phán =.Đồng nghĩa - khôi ngô -> đồng nghĩa .
-Sính lễ =>Khái niệm 
Bài 2:điền từ
 A. Học tập C. Học hỏi
 B. Học lỏm D. Học hành 
.Bài 3 :Điền từ
 A. Trung bình C. trung niên 
 B. Trung gian
.Bài 4 :Giải thích nghĩa:
-Giếng :hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước .
-Rung rinh :chuyển động nhẹ nhàng, liên tục.
-Hèn nhát: không dũng cảm .
Giải thích nghĩa: từ mất
 ? Nghĩa của từ mất là gì ? -Mất trái nghĩa với còn .
 ? Cái gì đã nhìn thấy có gọi là mất không ? -không gọi là mất .
 ? Vậy cô Nụ giải thích nghĩa từ mất có -Cô giải thích cách 1 là sai.
 đúng không ? -Theo văn bản thì đúng và rất 
 thông minh .
 D. Củng cố – Hướng dẫn
 1 . Củng cố Bài tập TN: Khoanh tròn chữ cái đầu câuthể hiện đầy đủ 
 Nhất về nghĩa của từ .
Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị .
Nghĩa của từ là sự vật , tính chất mà từ biểu thị .
Nghĩa của từ là sự vật , tính chất , hoạt động mà từ biểu thị .
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị .
 2. Về nhà:
 -Học thuộc ghi nhớ . Tìm 5 từ và giải nghĩa các từ đó .
 -Soạn bài : Chữa lỗi dùng từ .
 _____________________________________
Tuần 3 Ngày soạn 16/ 9/ 2007
Tiết 11 Bài 3
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự .
 AMục tiêu: Giúp học sinh:
-Nắm được 2 yếu tố then chốt là sự việc và nhân vật trong văn tự sự .
-Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật và mối quan hệ của chúng với chủ đề tác phẩm .
-Sự việc luôn gắn với thời gian địa điểm , nhân vật , diễn biến , nguyên nhân , kết quả .Nhân vật vừa là người làm ra sự việc , hành động vừa là người được nói tới. 
-Rèn kĩ năng nhận diện , phân loại nhân vật , tìm hiểu chuỗi các vự việc chi tiết trong truyện .
 B .Chuẩn bị : 1. Thầy: Giáo án , sgk ,sgv , bảng phụ .
 2 .Trò : đọc trước bài , sgk , vở bài tập .
 C.Tiến trình dạy học 
Tổ chức : lớp 6ABC
kiểm tra
 ?Thế nào là văn tự sự ? Nêu đặc điểm của phương thức tự sự ?
 ? Kể lại truyện “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh” ?
 3. Bài mới
GV giới thiệu bài :
Trong các tác phẩm tự sự thường có việc, có người .Đó là vự việc và nhân vật - 2 đặc điểm cốt lõi trong tác phẩm tự sự .Làm thế nào để nhận ra được và xây dựng nó cho hay , sống động trong bài viết của mình , chúng ta đi tìm hiểu bài này để thấy được điều đó. 
- G/ v treo bảng phụ ví dụ sgk .
 - Gọi hs đọc 7 sự việc trong truyện ST-TT .
?Chỉ ra sự việc khởi đầu tác phẩm ?
?Sự việc nào phát triển ?
?Sự việc cao trào là sự siệc nào ?
?Sự việc nào kết thúc truyện ?
?Trong 7 sự việc đó ta có thể bỏ bớt đi 1 hoặc 2 sự việc được không? Hoặc thay đổi trật tự trước sau của các sự việc được không ?
-Không bỏ đi được vì bỏ đi sẽ thiếu tính liên tục,sự việc sau không được giải thích rõ .
GV :Các sự việc móc nối với nhau rất chặt chẽ không thể đảo lộn được cũng không thể thêm bớt .Nếu cứ bỏ thì truyện bị ảnh hưởng thậm trí bị phá vỡ .
?Truyện có 6 yếu tố cụ thể , cần thiết đó là gì 
?Truyện do ai làm ? (n/ vật là ai ?)
? Sự việc xảy ra ở đâu ?
?xảy ra vào thời gian nào ?
?Vì sao lại xảy ra ? ( nguyên nhân )
? S/ việc xảy ra ntn? ( diễn biến )
?Kết quả ntn?
GV chốt lại :Vậy 6 yếu tố cụ thể cần thiết cho tác phẩm tự sự là 
-Ai làm
-Xảy ra ở đâu 
-Xảy ra lúc nào 
-Vì sao lại xảy ra
-xảy ra ntn
-Kết qủa ra sao
?6 yếu tố đó ta có thể xoá bỏ yếu tố thời gian đi được không?
-Không được vì truyện sẽ thiếu tính thuyết phục không còn mang ý nghĩa truyền thuyết .
?Nếu bỏ Vua ra điều kiện chọn rể có được không? 
--Không vì sẽ không có lí do để 2 thần thử tài
?Sự việc và chi tiết trong truyện có phù hợp với chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn biểu đạt không ?
-Rất phù hợp với chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn biểu đạt .
?Truyện thể hiện thái độ gì ?
-Thái độ yêu, ghét của tác giả .
?Vậy người kể trong tác phẩm yêu ai, ghét ai?
-Yêu ST ghét TT
?Có thể để TT thắng ST được không ?
-không thể để TT thắng ST được vì nếu TT thắng thì con người sẽ bị tiêu diệt.
?Các chi tiết dừng lại ở TT rút quân về có 
 được không ?
-Nếu dừng lại ở đây thì truyện không có ý nghĩa nên ta không thể bỏ chi tiết ((hàng năm thuỷ Tinh dâng nước đánh ST ))vì đó là hiện
 tượng xảy ra hàng năm là quy luật thiên nhiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ .
?Vậy các vự việc trong văn tự sự được trình 
bày cụ thể ntn?
?Các sự việc này được xắp xếp ntn?
 H/ s đọc ghi nhớ sgk.
?Ai là nhân vật chính trong truyện ST –TT
?Nhân vật chính có vai trò ntn ?
?Nhân vật nào là nhân vật phụ ?Nhân vật này có cần thiết không ?
Gv nhân vật chính giữ vau trò chủ yếu , nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. 
?Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
?Các nhân vật này được kể thông qua đâu ?
? Cho biết các nhân vật trong “ ST, TT” được kể ntn? 
- Kể các việc làm, hành động , ýnghĩa , lời nói
?Em hiểu ntn về nhân vật trong văn tự sự ?
?Đọc ghi nhớ 
I.Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 
Sự việc trong văn tự sự 
a.Ví dụ (SGK 37 )
 b .Nhận xét 
Sự việc khởi đầu : Sự việc 1
Sự việc phát triển : 2,3,4
Sự việc cao trào : 5,6 
Sự việc kết thúc : 7
 = > Các sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo trình tự hợp lý .
* Sự việc trong văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể .
-Nhân vật :Hùng Vương , ST, TT.
-ở đất Phong Châu :đất của vua Hùn ... h.
Bệnh hiểm chữa trước.
? Hãy khái quát lại ý hiểu của em về chủ đề của văn bản.
-Thảo luận về dàn bài và nội dung từng phần trong dàn bài của ví dụ đã cho.
? Bài văn tự sự gồm mấy phần ?
? Các phần ( MB,TB, KB ) trên thể hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự ?
( Dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý bài văn. Trước khi viết bài, để cho bài đầy đủ, mạch lạc nhất thiết phải xây dựng dàn bài rồi sau đó triển khai thành bài chi tiết).
? Nêu hiểu biết của em về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ?
 - H/s đọc ghi nhớ .
1. Chủ đề của bài văn tự sự :
a, Ví dụ: SGK.
b, Nhận xét:
- Danh y Tuệ Tĩnh đã phải đứng trước sự lựa chọn: chữa cho chú bé nhà nghèo bệnh hiểm trước hay nhà quý tộc bệnh nhẹ hơn trước.
- Và sự từ chối chữa cho ông nhà giàu trước mà để chữa ngay cho con trai người nông dân đã thể hiện thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh với bản lĩnh, với tấm lòng - Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước, không màng trả ơn.
=> Chủ đề của văn bản: Ca ngợi lòng thương người của danh y Tuệ Tĩnh - Đó là ý chính của văn bản này.
- Chủ đề được thể hiện cụ thể qua những câu văn: “hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh”; “người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn.ân huệ”.
- Nhan đề của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn.
c, Ghi nhớ:
- Chủ đề còn có thể được gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn. Chủ đề có thể được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu văn nằm ở phần nào đó trong văn bản, cũng có thể được toát ra từ toàn bộ nội dung của truyện mà không nằm trực tiếp ở câu nào.
2. Dàn bài của bài văn tự sự :
- Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần:
+ Mở bài:Giới thiệu chung về n/vật và sự việc .
+ Thân bài : kể diễn biến các sự việc .
+ Kết bài : kết thúc sự việc .
II.Ghi nhớ: (sgk-t 45)
II. luyện tập :củng cố 
Bài tập 1:
*Đọc văn bản: “Phần thưởng”.
	- Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. Biểu dương trí thông minh, lòng chân thật của người lao động.
	- Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó cho tên cận thần một nửa .
	- Đây là văn bản có chủ đề không nằm tập trung ở bất kỳ phần nào mà toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
	- Chỉ rõ bố cục của truyện: + MB: Câu đầu tiên.
	+ TB: Các câu tiếp .
+ KB: Câu cuối.
	- So sánh bố cục và chủ đề của văn bản này với truyện “Tuệ Tĩnh ”.
Truyện về TT
- Mở bài: Nói rõ ngay chủ đề.
- Kết bài: Có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu cuộc chữa bệnh mới.
- Sự việc đều có kịch tính bất ngờ: Bất ngờ ở đầu truyện.
Phần thưởng
- Giới thiệu tình huống.
- Kết thúc rõ ràng: người nông dân được thưởng, viên quan bị đuổi ra.
- Bất ngờ ở cuối truyện.
 * Câu chuyện “Phần thưởng” thú vị ở chỗ:
- Đòi hỏi vô lý của viên quan . Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân .
- Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và của người đọc nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
 Bài tập 2:
Học sinh đọc đề bài .
Thảo luận – gọi đại diện trình bày .
 *Gợi ý: 
 ST,TT
-MB: chưa giới thiệu rõ sv sắp xảy ra .
- KB : Chưa hoàn toàn kết thúc .
 ST Hồ Gươm
-MB: Đã giới thiệu rõ câu chuyện sẽ xảy ra: mượn gươm – trả gươm .
- KB : Sự việc kết thúc trọn vẹn .
 D. củng cố - hướng dẫn 
 1.Củng cố: ? Thế nào là chủ đề của bài văn TS?
 ? Dàn bài của bài văn TS gồm mấy phần? ND chính của từng phần ?
 2. Hướng dẫn :
- Đọc thêm những cách mở bài khác nhau.
- Xác định chủ đề của những văn bản đã học.
- Xem lại tóm tắt (dàn ý) các văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 -------------------------------------------------
 Tuần 4 Ngày 25/9/2007
 Tiết 15 Bài 4
 tập làm văn:
 tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .
 A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
 - Nắm vững kỹ năng tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và cách viết bài văn.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt .
 - Rèn KN tìm hiểu đề, phân tích đề và làm dàn ý trên 1 đề văn cụ thể.
B.Chuẩn bị :
 1. Thầy : Giáo án , sgk , sgv, bảng phụ .
 2 Trò : Đọc- tìm hiểu trước bài .
C.Tiến trình bài dạy:
 1.ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
? Chủ đề văn bản là gì?
? Dàn bài trong văn tự sự bao gồm những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần.
 3. Bài mới:
- Học sinh theo dõi các đề văn tự sự (SGK - 47).
? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
? Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” có phải là đề tự sự không.
? Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật những gì?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ từng đề:
- Đề 1, 5: kể việc.
- Đề 2, 6: kể người.
- Đề 3, 4 : tường thuật).
? Trong các đề trên, em thấy vai trò của người, việc trong mỗi đề có giống nhau?
(Giáo viên kết hợp câu hỏi này với câu hỏi trên để cho các em tìm hiểu và ghi luôn ở mỗi đề).
=> Như vậy, chúng ta vừa tiến hành tìm hiểu các đề văn tự sự. Vậy khi tìm hiểu đề văn tự sự là em làm những việc gì?
 H/s đọc ghi nhớ .
I. tìm hiểu đề văn tự sự :
1, Ví dụ: SGK.
2, Nhận xét:
+ Đề 1,2:
- Yêu cầu: Kể chuyện.
+ Câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
+ Một người bạn tốt.
+ Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng đó là những đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về “những ngày thơ ấu”, “ngày sinh nhật”, “quê em đổi mới”, em đã lớn lên như thế nào?
*Từ ngữ trọng tâm yêu cầu cần làm nổi bật của từng đề:
- Đề 1:
 + “chuyện em thích”: Học sinh được tự do lựa chọn, không bắt buộc phải theo một chuyện cố định nào đó.
+ ‘bằng lời văn của em”: Không được sao chép một văn bản có sẵn mà phải tự nghĩ ra.
- Đề 2:
+ “bạn tốt”: Kể sự việc để cho thấy cái tốt của bạn.
- Đề 3: “Kỷ niệm” - Chọn sự việc có ý nghĩa, trở thành kỷ niệm khắc sâu.
- Đề 4: “Ngày sinh”- chọn một trong số những ngày sinh có ý nghĩa nhất.
- Đề 5: “Quê em” - nơi thân thiết.
- Đề 6: “lớn” - những biểu hiện về thể chất, tính nết, suy nghĩ chứng tỏ sự thay đổi.
+ Có đề nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, đề nghiêng về tường thuật.
 - Các đề nghiêng về kể việc : đề 1,3 .
 - Các đề nghiêng về kể người: đề 2,6 .
 - Các đề nghiêng về tường thuật : đề 4,5 .
3, Ghi nhớ: SGK.
 II. Luyện tập :
Bài tập : Cho các đề văn sau :
Lớp trưởng lớp em là một người bạn tốt .
Kể về ngày đầu tiên đi học của em .
 Hãy tìm hiểu đề và xác định :
Đề đã ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ?
Em hiểu yêu cầu của các đề trên ntn?
*Gợi ý: 
 - Đề 1: - Yêu cầu : + Làm bài văn tự sự .
 + Kể về lớp trưởng của mình .
 + Ca ngợi tính cách, đạo đức, việc làm của bạn.
Người kể phải dùng lời văn của mình để kể lại những việc làm , cử chỉ
Lời nói, hành động , tính cách, nào đó của bạn lớp trưởng trong đời sống
để người nghe thấy rõ đó là 1 người bạn tốt .
 D . Củng cố – hướng dẫn :
 1 . Củng cố : - Em cần chú ý điều gì khi tìm hiêu đề văn tự sự ?
 2. Hướng dẫn:
 - Về học bài – làm bài tập .
 - Đọc trước phần II.
 Tuần 4 Ngày soạn 25/9/2007
 Tiết 16 Bài 4 
 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự . 
 A.Mục tiêu :
 Giúp học sinh:
Biết cách thức làm bài văn tự sự , phân tích các bước trong quy trình làm bài văn tự sự : Tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý, viết văn .
Rèn KN làm bài văn tự sự cho học sinh.
Học sinh yêu thích và tự giác tìm hiểu văn kể chuyện.
 B . Chuẩn bị :
 1. Thầy : Giáo án , sgk, sgv, bảng phụ .
 2. Trò : Đọc – tìm hiểu trước bài .
 C. Tiến trình Bài dạy :
 1. Tổ chức : Lớp 6ABC .
 2 . Kiểm tra bài cũ : ? Khi tìm hiểu đề văn tự sự em cần làm những gì ?
 - Làm tiếp bài tập đề 2 .
 3. Bài mới : 
 II. cách làm bài văn tự sự :
	 Đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
1. Tìm hiểu đề :
? Đề nêu ra những yêu cầu gì buộc em phải thực hiện. Em hiểu yêu cầu đó
 nh thế nào?
* Yêu cầu của đề:
- Kể chuyện em thích: Không phải theo một mẫu chung, được tự do lựa chọn.
- Bằng lời văn của mình: Không được sao chép.
- Kể việc là chủ yếu, có những việc là chủ đề của sự việc.
2. Lập ý :
? Em sẽ chọn chuyện nào?
? Em thích nhân vật, sự việc nào?
? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
 ( học sinh thảo luận – phát biểu ).
 ? Nêu ví dụ trong truyện “Thánh Gióng”.
 VD : Kể chuyện “ Thánh Gióng”
* Chủ đề : Ca ngợi người anh hùng đánh giặc cứu nước chống ngoại xâm.Thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết bảo vệ đất nước .
 3. Lập dàn ý:	
 	Truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân.
? Em dự định mở đầu như thế nào?
? Vì sao lại bắt đầu từ đó?
? Em sẽ kể các ý nào? Diễn biến ra sao?
? Em dự định viết lời kết thúc ra sao? 
- Mở đầu: 
( Giới thiệu nhân vật :
Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có một vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai đã lên bađi. 
- Thân bài:
Kể các ý:+ Gióng đòi di đánh giặc .
 + Yêu cầu của Gióng.
 + Gióng lớn lên.
 + Gióng thành tráng sĩ.
 + Gióng ra trận.
 + Thắng giặc, Gióng về trời.
- Kết bài:
Nêu ý nghĩa của truyện nói chung và suy nghĩ của em về truyện đó.
4. Viết bài, sửa:
- Giáo viên cho học sinh tập viết một số đoạn theo nhóm và trình bày.
 - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi .
( + Giáo viên nêu một số ví sụ về cách diễn đạt phần mở bài để học sinh tham khảo.
 + Có thể nêu ví dụ diễn đạt một đoạn nào đó trong thân bài, kết bài).
 *VD : - Mở bài 1 :
 Trong những câu truyện dân gian, em yêu thích nhất là truyện “Thánh Gióng” . Truyện kể về người anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết . Đã lên ba mà Gióng vẫn không biết nói , biết cười ......nằm đấy . Một hôm sứ giả đi tìm 
 người tài giỏi đánh giặc ...
Mở bài 2 :
 Đến bây giờ , Tôi vẫn nhớ và tâm đắc mãi với câu chuyện bà kể ngày xưa. ở làng Gióng có một cậu bé rất lạ. Đã lên ba mà cậu bé vẫn không biết nói......nằm đấy. Một hôm ......
 ? Hai cách diễn đạt trên khác nhau ntn?
 => + Cách 1 : Giới thiệu người anh hùng .
 + Cách 2 : Nói về chú bé lạ .
II. Ghi nhớ:
? Nêu các bước tiến hành khi làm một bài văn tự sự?
* Khi gặp một đề văn tự sự cần tiến hành theo 5 bước:
B1: Tìm hiều đề.
B 2: Lập ý.
B 3: Lập dàn ý.
B 4: Viết bài. 
B 5: Sửa bài.
III luyện tập : 
 Đề bài : Kể chuyện “ Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ”.
 - Em lập dàn ý cho đề văn trên .
* Gợi ý : Dàn ý gồm 3 phần :
 - MB : Giới thiệu việc vua Hùng kén rể .
 - TB : Kể lại diễn biến các sự việc .
 - KB : TT thua rút quân về .
D . củng cố- hướng dẫn : 
- Nêu các bước làm một bài văn tự sự ?
	- Thực hiện các bước như vậy cho 1 đề em thích nhất.
- Về học bài - ôn tập các kiến thức về văn tự sự .
- Chuẩn bị bài sau viết bài TLV số 1 .
 ******** ************ @ ********************	
 Yết Kiêu ngày 25 tháng 9 năm 2007
 Soạn hết tiết 16 của tuần 4 .

Tài liệu đính kèm:

  • docCAu hoi- tuan 3.doc