Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 1.Kiến thức:

 Khái niệm về “ Văn bản nhật dụng” .

 Cầu Long Biên là chững nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.

 2.Kĩ năng:

 Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.

 Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc -hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

 Trình bày những suy nghĩ , tình cảm , lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

 3.Thái độ:

 Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền: từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương , đất nước, đối với các di tích lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên:

 Soạn bài

 Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

 Tranh minh hoạ bài học: Cầu Long Biên

Học sinh:

 Học bài

 Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định

2. KTBC: KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS

3. Bài mới

Nếu miền Nam có cây cầu Cần Thơ dây văng lớn nhất Đông Nam Á, miền Trung với cây cầu Hiền Lương chia cắt tình yêu và nỗi nhớ trong chiến tranh thì Hà Nội có cây cầu Long Biên lịch sử- bắc ngang dòng sông Hồng thơ mộng. Hơn một thế kỉ trôi qua cầu vẫn ở đó, lặng lẽ âm thầm chở che đôi bờ. Từ bao giờ , cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng đẹp về một Hà Nội hiên ngang và anh hùng. Để tìm hiểu về cây cầu này, chúng ta học bài hôm nay.

 

doc 11 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 33
(Từ tiết 121 đến tiết 124)
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Viết đơn 	
Viết bài TLV miêu tả sáng tạo
121
122
123-124
Tiết 121
 Ngày soạn: 06/04/2011
 Ngày dạy: 11/04/2011
- Thúy Lan -
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: 
Khái niệm về “ Văn bản nhật dụng” .
Cầu Long Biên là chững nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.
 2.Kĩ năng: 
Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc -hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
Trình bày những suy nghĩ , tình cảm , lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
 3.Thái độ: 
Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền: từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương , đất nước, đối với các di tích lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Tranh minh hoạ bài học: Cầu Long Biên
Học sinh: 
Học bài
Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC: KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới 
Nếu miền Nam có cây cầu Cần Thơ dây văng lớn nhất Đông Nam Á, miền Trung với cây cầu Hiền Lương chia cắt tình yêu và nỗi nhớ trong chiến tranh thì Hà Nội có cây cầu Long Biên lịch sử- bắc ngang dòng sông Hồng thơ mộng. Hơn một thế kỉ trôi qua cầu vẫn ở đó, lặng lẽ âm thầm chở che đôi bờ. Từ bao giờ , cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng đẹp về một Hà Nội hiên ngang và anh hùng. Để tìm hiểu về cây cầu này, chúng ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Giới thiệu
 Học sinh quan sát phần chú thích dấu *.
` Thế nào là văn bản nhật dụng ?
GV treo bảng phụ khái niệm văn bản nhật dụng.
GV giới thiệu :"Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử " là một văn bản nhật dụng. Bởi xét theo tính chất của văn bản nhật dụng là gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại thì cầu Long Biên hiện nay vẫn tồn tại và đã trở thành một chứng nhân lịch sử.
I.Giới thiệu về văn bản nhật dụng
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
 µ GV hướng dẫn cách đọc :đọc diễn cảm , giọng tâm tình, trò chuyện.
µ Gv đọc mẫu 1 đoạn – Gọi Hs đọc tiếp, nhận xét đánh giá.
II. Đọc và tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc
µ GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó :1,5,6,10 ..
2. Từ khó
` Bài văn được viết theo thể loại nào ?
GV đọc mẫu một đoạn Gọi 2 HS đọc tiếp theo.
GV nhận xét cách đọc của HS.
3. Thể loại
bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản
HS quan sát đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
GV : Ở đoạn đầu văn bản, tác giả đã giới thiệu cầu cầu Long Biên như thế nào?
GV :
Thực tế hiện nay, bắc qua sông Hồng còn thêm những cây cầu hiện đại khác : cầu Thăng Long và cầu Chương Dương , cầu Thanh Trì, sắp tới là cầu Nhật Tân. Bởi vậy, cầu sắt Long Biên giờ đây chủ yếu đóng vai trò chứng nhân- người làm chứng sống động của thủ đô Hà Nội, hơn một thế kỉ đau thương và anh hùng vừa qua .
GV chuyển ý : cầu Long Biên đã chứng kiến những gì, chúng ta tìm hiểu phần 2.
HS quan sát đoạn từ :"Cầu LB khi mới khánh thành "-> " hàng nghìn người VN bị chết trong quá trình làm cầu ".
HS quan sát cây cầu trên máy chiếu.
HS thảo luận nhóm : (3 phút )
Chiếu câu hỏi thảo luận: Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ " Cầu Long Biên khi mới khánh thành " đến " Hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình là cầu "?
So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm về cầu Thăng Long và Cầu Chương Dương, em có nhận xét gì thêm về quy mô, tính chất của cầu Long Biên ?
GV phát phiếu học tập cho các nhóm :
-HS thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày. 
-GV nhận xét, 
Chiếu đáp án và giảng.
-GV giảng : tên cầu mang tên toàn quyền Pháp lúc bấy giờ là Đu-me, cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ áp bức , bất công.
 Hình ảnh so sánh cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt qua sông Hồng- nhưng dải lụa ấy nặng tới 17 nghìn tấn, thì quả thực đã gây cho người đọc nhiều bất ngờ, lí thú về sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt , vì sự tiến bộ của công nghệ làm cầu lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam. 
 Cầu được xây dựng không những bằng mồ hôi mà còn bằng máu của bao người Việt Nam.
* GV chiếu hình ảnh.
HS quan sát hình ảnh một số cây cầu ở Hà Nội.
So sánh với tư liệu được cung cấp ở phần đọc thêm về cầu Thăng Long , cầu Chương Dương dưới đây, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên ? 
 - Quy mô, tính chất nhỏ, hẹp hơn ,"đã rút về vị trí khiêm nhường ", song đối với người Hà Nội, đối với nhân dân Việt Nam, những phương diện khác của chứng nhân lịch sử cầu Long Biên còn có ý nghĩa hơn nhiều.
GV chuyển ý : Trong giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay , cầu Long Biên đã chứng kiến những điều gì chúng ta sang phần b.
HS quan sát đoạn từ " Năm 1945 ".. cho đến "dẻo dai, vững chắc".
Tại sao chính phủ Việt Nam lại quyết định đổi tên cầu ?
GV : việc quyết định đổi tên cầu có ý nghĩa rất quan trọng, nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc ta
-Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi bao yên tĩnh trong tâm hồn. Ở thời kì này, cầu Long Biên làm nhiệm vụ nhân chứng gì?
-Em hãy nhận xét về lời văn của đoạn này ?
-Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với mùa đông năm 1947 và ngày Trung đoàn thủ đô vượt cầu ra đi kháng chiến, đã xác nhận ý nghĩa nhân chứng nào của cầu Long Biên ?
-Vai trò nhân chứng của cầu Long Biên trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ được kể lại qua những sự việc nào ?
Cầu là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ : 
+ Đợt 1 : cầu bị đánh 10 lần, hỏng 4 nhịp và 7 trụ lớn.
+ Đọt 2 : cầu bị đánh 4 lần, 1000 m bị hỏng, hai trụ lớn bị cắt đứt.
+ Năm 1972 cầu bị bom la -de.
Nhưng cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
-Em hãy nhận xét về lời văn miêu tả cây cầu trong đoạn này ?
 ( Dùng phép nhân hóa " cây cầu tả tơi như ứa máu". Gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc "nước mắt ứa ra , tôi tưởng mình như đứt từng khúc ruột ").
Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cầu vào những ngày nước lên cao có ý nghĩa gì ?
GV :Người viết muốn ca ngợi tính chứng nhân lịch sử của cây cầu ở một phương diện khác-phương diện chống chọi lại thiên nhiên , bão, lũ . Mỗi năm hai, ba tháng trời cầu bảo vệ cuộc sống bình yên của mọi người.
GV chuyển ý : Trong xã hội hiện tại cầu Long Biên có ý nghĩa như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
-HS quan sát lại đoạn đầu và đoạn cuối .
Trong sự nghiệp đổi mới , chúng ta có những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ? ( Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương , cầu Thanh Trì ).
Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì ?
Câu văn cuối cùng của bài : " còn tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam ", câu văn 
đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long Biên và tác giả bài viết bày ?
Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích được không ?
-Tác giả đã dùng thủ pháp nhân hóa trong việc gọi tên cầu Long Biên: không gọi cầu là vật chứng, hay chứng tích mà gọi là chứng nhân. Cách nhân hóa đó đã đem lại sự sống, linh hồn cho vật vô tri, vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.
III. Đọc-hiểu văn bản
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại 
-Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động , đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
2. Cầu Long Biên đã chứng kiến những thời kì lịch sử :
a. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
-Chứng nhân của thành tựu kĩ thuật gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa và xương máu của người dân Việt Nam.
b.Cầu Long Biên từ cách mạng tháng Tám - năm 1945 đến nay.
-Chứng nhân của những năm tháng hòa bình tại thủ đô Hà Nội.
+Lời văn giàu cảm xúc, gợi cảm giác êm đềm, thư thái cho người đọc.
-Cầu Long Biên là chứng nhân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng.
-Cầu là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ.
+ Dùng phép nhân hóa .
 Gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc.
3. Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
-Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
-Cầu Long Biên là nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị và thân thiện.
-Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
v HĐ5: Tổng kết
? Bài văn đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
? Sử dụng các phép tu từ nào ?
? Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ văn bản ?
 IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
? Khái quát lại nội dung bài thơ?
2. Ý nghĩa văn bản
Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
v HĐ6: HD HS luyện tập 
µ Gv hướng dẫn cho cả lớp cùng luyện tập.
µ Gọi Hs đọc bài.
? Ở huyện Krông Pa có những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử ?
? Cầu Long Biên,Quốc lộ 25 ,cầu Lệ Bắc, cầu Mlá, phi trường là chứng nhân lịch sử, thì chúng ta nên có thái độ như thế nào với chứng nhân này ?
 ( Tự hào về lịch sử hào hùng, bi tráng của quê hương, đất nước .Yêu mến , quý trọng, bảo vệ , giữ gìn những chứng nhân này).
IV. Luyện tập: 
Quốc lộ 25 ( đường bảy ), cầu Lệ Bắc, cầu Mlá chứng kiến sự rút chạy của Mĩ. Phi trường , trong kháng chiến chống Mĩ là sân bay quân sự.
v HĐ7: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ. 
Sưu tầm một số bài viết về cầu Long Biên.
Tập viết những đoạn văn thể hiện sự hiểu biết của em về các chứng nhân lịch sử ở địa phương.
Soạn bài :Viết đơn . 
Sưu tầm một số mẫu đơn. 
Tìm hiểu những mục cần phải có trong một lá đơn. 
Cách thức viết đơn.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 122
 Ngày soạn: 07/04/2011
 Ngày dạy: 12/04/2011
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: 
Nhận biết được khi nào cần viết đơn. 
Biết cách viết đơn đúng quy cách( đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu ).
 2.Kĩ năng: 
Viết đơn đúng quy cách.
Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
 3.Thái độ: 
Thấy được tầm quan trọng và tác dụng của đơn từ .
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Học sinh: 
Học bài
Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC: KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới 
 Ở bậc Tiểu học, các em đã được học về cách viết đơn . Lên cấp II, các em sẽ tìm hiểu tiếp về cách viết đơn bởi vì đây là một lọai văn bản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM)
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
 Hãy nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? 
HS đọc các ví dụ trang 131/SGK.
Em hãy rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn ?
- Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần viết đơn, viết gửi ai ?
- Trường hợp thứ nhất, thứ 2, thứ 4 . 
I/ Khi nào cần viết đơn : 
-Khi cần đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó . 
Các trường hợp cần viết đơn :2,4.
Viết gửi BGH nhà trường.
Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn : Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc ví dụ .
+ Đơn xin học nghề ( đơn theo mẫu )
+ Đơn xin miễn giảm học phí .( đơn không theo mẫu )
Hãy cho biết các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự như thế nào ? 
Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? 
Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống trong lá đơn viết theo mẫu . 
- Học sinh đọc phần viết đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc phần lưu ý 
* Học sinh đọc mục ghi nhớ
II/ Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn. 
1/ Các lọai đơn . 
a/ Đơn theo mẫu ( thường là in sẵn )
b/ Đơn không theo mẫu . 
2/ Những nội dung không thể thiếu trong đơn .
Ai gửi đơn ? 
Gửi cho ai ?
Vì sao cần gửi đơn ?
Gửi đơn để làm gì ? 
III/ Các thức viết đơn 
1/ Viết theo mẫu 
Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết . 
2/ Viết không theo mẫu 
Trình bày theo thứ tự nhất định ( SGK / 134 ) 
Một số lưu ý: (SGK).
* Ghi nhớ ( SGK )
v HĐ3: HDHS luyện tập
IV. Luyện tập
-Kể các loại đơn thường gặp.
- Xác định các nội dung không thể thiếu trong đơn.
-Cách thức trình bày một lá đơn.
-Viết một lá đơn có đầy đủ các nội dung yêu cầu.
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ. 
Sưu tầm một số lá đơn để tham khảo.
Soạn bài : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ .
Đọc kĩ văn bản
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Bố cục
Trả lời các câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 123-124
 Ngày soạn: 08/04/2011
 Ngày dạy: 13/04/2011
VIẾT BÀI TLV MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: 
Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả . Năng lực vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung . 
 2.Kĩ năng: 
Rèn các kĩ năng viết nói chung ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,...)
 3.Thái độ: 
Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm bài 
II. CHUẨN BỊ
GV: Ra đề và đáp án .
HS: Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Bài mới
v HĐ1: GV: Đọc và chép đề lên bảng.
Đề bài: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời .
v HĐ2: Những điều cần lưu ý
-Đọc thật kỹ đề bài xác định trọng tâm. 
-Chữ viết phải đúng chính tả, dể đọc. Câu văn phải viết đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục.
-Làm bài xong phải kiểm tra lại, cần thiết sửa, bổ sung.
*Hướng dẫn:
-Đề yêu cầu tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời, nhưng dựa vào gợi ý từ bài văn lao xao của Duy Khán các em có thể tham khảo cách miêu tả của nhà văn nhưng phải sáng tạo khi viết bài văn của mình, không được sao chép một cách máy móc.
v HĐ 3.Xem học sinh làm bài
v HĐ 4.Thu bài: rút kinh nghiệm giờ làm bài.
ĐÁP ÁN
I – Yêu cầu chung
	*Yêu cầu:
Về hình thức: Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng không sai chính tả, dùng dấu câu đúng chỗ, hợp lý.
-Câu dùng đúng, đủ ý - diễn đạt gãy gọn rõ ý tránh dùng từ sai.
-Bài văn đủ bố cục 3 phần.
Về nội dung: -Chọn được các chi tiết, hình ảnh mang tính sáng tạo, không sao chép nguyên xi của bài Lao xao.
-Miêu tả phải theo trình tự nhất định
-Có nhận xét liên tưởng so sánh ví von - sử dụng các biện pháp nghệ thuật, nhân hoá
-Cảnh khu vườn trong một buổi sáng phải được hiện lên một cách sinh động qua miêu tả của các em.
II – Yêu cầu cụ thể
*Dàn ý đại cương:
a. Mở bài: Giới thiệu được đối tượng mình miêu tả hoàn cảnh (khu vườn trong buổi sáng)
b. Thân bài: Từ xa đến gần: -Vị trí và diện tích khu vườn
-Nhìn từ xa: Nhìn từ xa như tấm thảm nhiều màu sắc rực rỡ.
-Hai bên lối vào khu vườn.
-Bên phải khu vườn
-Bên trái; chính giữa; xung quanh
-Mùi hương ánh nắng giọt sương
-Ong bướm
-Tiếng các loài chim bay về
-Lồng cảm xúc của em vào các chi tiết hình ảnh được miêu tả.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với khu vườn.
III – Biểu điểm .
	- Điểm 0: Không nộp bài, để giấy trắng, viết vài dòng.
	- Điểm 1 – 2: Bài viết sơ sài, chưa làm sát phương pháp làm bài, quá nhiều lỗi chính tả.
	- Điểm 3 – 4: bước đầu viết được một số ý, song chua bám sát phương pháp, bài làm còn nhiều lỗi chính tả.
	- Điểm 5 – 6: Đảm bảo bố cục 3 phần, đảm bảo được nội dung và phương pháp, bước đầu viết có cảm xúc.
	- Điểm 7 – 8: Bài viết có cảm xúc, đảm bảo khá về cả nội dung và phương pháp. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
	- Điểm 9 – 10: bài viết có sức lôi cuốn, có cảm xúc, bố cục chặt chẽ. Biết kết hợp nhuần nhuễn các yếu tố ngoại hình và hành động, giữa kể và tả.
v HĐ5: Dặn dò 
- Soạn bài: Các thành phần chính của câu.
+ Đọc bài
+ Trả lời các câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Kiểm tra ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng
Trương Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6TUAN 33 TRINH.doc