Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Lê Thị Dùm (Bản đẹp)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Lê Thị Dùm (Bản đẹp)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

+Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện Em Bé Thông Minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

2.Kỹ năng:

+Rèn luyện kỹ năng đọc,kể diễn cảm.

3.Tình cảm:

Quý trọng kinh nghiệm sống của ông cha ta để lại.

B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:

+Phương pháp: ĐST,GT,NVĐ,TL

+ĐDDH: ?

C.CHUẨN BỊ:

+Giáo viên:Soạn giáo án,xem truyện dân gian có nội dung tương tự.

+Học sinh:Đọc văn bản,kể lại ngắn gọn,trả lời câu hỏi.

D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.On định:KTSS

2.Kiểm tra:

a.Kể vắn tắt,ngắn gọn đoạn(1,2) truyện Thạch Sanh ?

=>HS tự tóm tắt.

b.Vì sao nói Thạch Sanh lập được nhiều chiến công thần kỳ,rực rỡ ?

=>Vì chàng dũng sĩ,gan dạ,giàu lòng nhân hậu.

c.Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kỳ:niêu cơm thần;tiếng đàn thần?

=>Niêu cơm:bày tỏ lòng yêu chuộng hoà bình,tương thân,tương ái của nhân dân.

=>Tiếng đàn:thể hiện ước mơ công lý của nhân dân.

3.Bài mới:

 Trí thông minh của con người không chỉ tập trung trong sách vở mà còn có ở kinh nghiệm sống của nhân dân.Đôi lúc những kinh nghiệm sống sẽ giải quyết những vấn đề mà các nhà thông thái không th6ẻ giải quyết được.Điều đó thể hiện trong văn bản “Em bé thông minh”

 

doc 12 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 - Lê Thị Dùm (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 07 Bài : 07
Tiết : 25 Văn Bản: EM BÉ THÔNG MINH
Ngày dạy: .. 
 -Truyện Cổ Tích- 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện Em Bé Thông Minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện kỹ năng đọc,kể diễn cảm.
3.Tình cảm:
Quý trọng kinh nghiệm sống của ông cha ta để lại.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GT,NVĐ,TL
+ĐDDH: ?
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,xem truyện dân gian có nội dung tương tự.
+Học sinh:Đọc văn bản,kể lại ngắn gọn,trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS
2.Kiểm tra: 
a.Kể vắn tắt,ngắn gọn đoạn(1,2) truyện Thạch Sanh ?
=>HS tự tóm tắt.
b.Vì sao nói Thạch Sanh lập được nhiều chiến công thần kỳ,rực rỡ ?
=>Vì chàng dũng sĩ,gan dạ,giàu lòng nhân hậu.
c.Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kỳ:niêu cơm thần;tiếng đàn thần?
=>Niêu cơm:bày tỏ lòng yêu chuộng hoà bình,tương thân,tương ái của nhân dân.
=>Tiếng đàn:thể hiện ước mơ công lý của nhân dân.
3.Bài mới:
 Trí thông minh của con người không chỉ tập trung trong sách vở mà còn có ở kinh nghiệm sống của nhân dân.Đôi lúc những kinh nghiệm sống sẽ giải quyết những vấn đề mà các nhà thông thái không th6ẻ giải quyết được.Điều đó thể hiện trong văn bản “Em bé thông minh”
@&?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1:
*MỤC TIÊU:Rèn luyện cách đọc diễn cảm,phát âm chính xác,tìm bố cục.
GV:Hướng dẫn cách đọc:giọng đọc kể vui hóm hỉnh,lưu ý những đoạn đối thoại,những câu hỏi và trả lời của em bé với viên quan,vua
GV:Đọc mẫu=>HS đọc tiếp.
GV:Nhận xét,uốn nắn sửa chữa cho HS cách đọc.
GV:Giải thích một số từ khó tiêu biểu.
GV:Văn bản này có thể chia làm bốn đoạn.Vậy mỗi đạon bắt đầu từ đâu ? Đặt tiêu đề cho mỗi đoạn ?
*HOẠT ĐỘNG 2:
*MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu được hình thức dùng câu đố,tác dụng của câu đố trong truyện.
+Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ?
+Em có đọc truyện nào cũng dùng câu đố như vậy không ?
+Hình thức dùng câu đố có tác dụng như thế nào ?
-Có nhận xét gì về nhân vật trong truyện ? Đến nội dung truyện ?
-Người đọc có tâm trạng ra sao ?
HS:Chú ý lắng nghe.
HS:Đọc tiếp văn bản.
HS:Xem sgk.
HS:Tìm các đoạn văn.
HS:Tư duy.
+Đây là hình thức rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung,truyện cổ tích nói riêng (VD:câu đố trong các truyện về những người tài hay về các trạng)
HS:Trả lời.
+Tạo tình huống thúc đẩy cốt truyện phát triển.
+Gây hứng thú,hồi hộp cho người đọc,người nghe.
+Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng,phẩm chất.
I.TÌM HIỂU NỘI DUNG:
*Bố cục: chia làm 4 đoạn.
+Đ1:”Từ đầuvề tâu vua”
=>Em bé đối đáp với viên quan.
+Đ2:”Tiếp theoăn mừng rồi “
=>Em bé đối đáp với vua lần 1.
+Đ3:”Tiếp theorất hậu”
=>Đối đáp với vua lần 2.
+Phần còn lại.
=>Đối đáp với sứ giả nước láng giềng.
1.Hình Thức Dùng Câu Đố Trong Truyện:
+Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung,truyện cổ tích nói riêng.
*Tác dụng:
-Tạo tình huống thúc đẩy cốt truyện phát triển.
-Gây hứng thú,hồi hộp cho người đọc,người nghe.
-Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng,phẩm chất.
4.Củng cố:
+Hình thức dùng câu đố trong truyện cổ tích có tác dụng gì ?
=>Gây lý thú ở người đọc,người nghe.Tạo tình huống thúc đẩy cốt truyện phát triển.
+Tóm tắt nội dung đoạn 2 của văn bản ?=>Học sinh tóm tắt đoạn 2.
5.Dặn dò:
+Đọc văn bản,kể tóm tắt nội dung truyện.Chuẩn bị câu hỏi còn lại tiết sau ta sẽ học.
 +Nhận xét tiết học:
______________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________
Tuần : 07 Bài : 07
Tiết : 26 Văn Bản: EM BÉ THÔNG MINH( TT ) 
Ngày dạy: . 
 -Truyện cổ tích-
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện là đề cao trí tuệ dân gian(qua những hình thức giải đố,vượt những thử thách oái oăm).Từ đó,tạo tiếng cười vui vẻ,hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện cách kể diễn cảm,phân tích nhân vật.
3.Tình cảm:
+Đề cao trí thông minh của con người.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp:ĐST,GT,NVĐ,TH.
+ĐDDH:Sưu tầm những mẫu chuyện tương tự.
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,sgk,sgv,sưu tầm một số truyện tương tư(Lưong Thế Vinh,)
+Học sinh:Đọc,kể lại đựoc nội dung truyện;trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS
2.Kiểm tra: 
a.Kể diễn cảm nội dung đoạn 3,4 của truyện “Em bé thông minh”
=>Học sinh kể tóm tắt.
b.Nêu tác dụng của hình thức dùng câu hỏi trong truyện ?
=>Gây lý thú ở người đọc,người nghe.
=>Tạo tình huống thúc đẩy cốt truyện phát triển.
3.Bài mới:
 Sự mưu trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những hình thức nào ? Ta tiến hành tìm hiểu tiếp phần sau.
@&?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1:
*MỤC TIÊU:Thấy được sự thông minh của em bé có được là dựa vào thực tế cuộc sống.
GV:Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Đó là những lần nào ?
GV:Em có nhận xét như thế nào về nội dung câu đố sau so với câu đố trước ? Vì sao ?
+Nhận xét về người ra câu đố có gì khác nhau về trình độ,địa vị,yêu cầu ?
+Sự thông minih của em bé được so sánh với những ai ?
GV:Qua bốn lần giải đáp câu đố của em bé.Em nhận thấy sự mưu trí ,thông minh có được là nhờ vào đâu ?
GV:Từ đó em thấy truyện này khuyên chúng ta muốn có sự mưu trí,thông minh thì chỉ học kinh nghiệm sống trong dân gian mà không cần học trong sách vở.Điều này đúng hay sai ? Vì sao?
GV:Trong mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách gì để giải quyết những câu đố oái oăm ?
GV:Theo em,những cách giải đáp câu đố ấy lý thú ở chỗ nào ?
GV:Qua những lời giải đáp đó,em thấy tâm trạng của người đọc,người nghe ra sao ?
*HOẠT ĐỘNG 2:
*MỤC TIÊU:Giúp HS đúc kết lại nội dung ý nghĩa của truyện.
GV:Truyện Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào?
GV:Truyện ca ngợi và đề cao điều gì ?
GV:Học qua truyện em có tâm trạng như thế nào ?
*HOẠT ĐỘNG 3: 
*MỤC TIÊU:Rèn luyện HS kể diễn cảm truyện,tìm một số truyện có nội dung tương tự.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
GV:Gọi HS đọc phần đọc thêm.
HS:Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:
-Lần 1:Đối đáp lại câu đố của viên quan.
-Lần 2:Đáp lại thử tài của vua với dân làng.
-Lần 3:Cũng là thử tài của vua với dân làng.
-Lần 4:Câu đố thử thách của sứ thần nước láng giềng.
HS:Tư duy.
+Người ra câu đố:có địa vị,trình độ,yêu cầu mỗi ngày một tăng dần.
+Sự mưu trí thông minh của em bé được tác giả so sánh với các đối tượng thành phần giải đố có sự hiểu biết khác biệt càng về sau người giải đố có trình độ uyên bác nhưng đành bất lực bó tay.
HS:Dựa vào đời sống,kinh nghiệm dân gian.
HS:Cần học hỏi cả hai lĩnh vực trong sách vở và kinh nghiệm đời sống.
HS:Trả lời
-Lần 1,3:bằng cách đố lại
-Lần 2:Tạo tình huống tương tự để chính đức vua tự nói ra điều phi lý ngay trong câu đố của ngày.
-Lần 4:Dùng trí khôn của mẹo dân gian.
HS:Tư duy
-Đẩy thế bí về phía người ra câu đố,lấy”gậy ông bập lưng ông”
-Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lý,phi lý của điều mà họ nói.
-Những điều giải đố đều không dựa vào sách vở,mà dựa vào kiến thức đời sống.
-Làm cho người ra câu đố,người chứng kiến,người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ giản dị và rất hồn nhiên của lời giải.
HS:Cảm thấy thích thú,vui vẻ.
HS:Thảo luận
HS:Tập kể diễn cảm nội dung câu chuyện.=>GV+HS nhận xét,uốn nắn.
HS:Đọc phần đọc thêm.
2.Sự Mưu Trí Thông Minh Của Em Bé:
+Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:
-Lần 1:Đối đáp lại câu đố của viên quan.
-Lần 2:Đáp lại thử tài của vua với dân làng.
-Lần 3: thử tài của vua với hai cha con
-Lần 4:Câu đố thử thách của sứ thần nước láng giềng.
=>Em bé thông minh trong truyện tiêu biểu cho trí khôn,sự mưu trí được đúc kết từ kinh nghiệm đời sống,luôn được vận dụng trong thực tế.
3.Chi Tiết Lý Thú Trong Câu Đố:
Qua cách giải đáp câu đố nhằm tạo ra tiếng cười vui vẻ,hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
I I.Y ÙNGHĨA CỦA TRUYỆN:
-Truyện cổ tích về nhân vật thông minh.
-Truyện ca ngợi trí thông minh đề cao những kinh nghiệm sống ,những mưu mẹo dân gian.-Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
I I I.LUYỆN TẬP:
1.Học sinh kể diễn cảm câu chuyện theo từng đoạn.
4.Củng cố:
a.Nêu ý nghĩa của truyện em bé thông miinh ?
-Truyện cổ tích về nhân vật thông minh.
-Truyện ca ngợi trí thông minh đề cao những kinh nghiệm sống ,những mưu mẹo dân gian
-Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
b.Kể tên một số truyện có nội dung tương tự ?
5.Dặn dò:
+Học thuộc phần ghi nhớ-làm BT2.Khi làm BT2 cần lưu ý:đó là câu chuyện của chính em hoặc em biết;truyện phải có tình huống,trong đó “nhân vật” bộc lộ sự thông minh.
+Soạn bài:”Chữa lỗi dùng từ tiếp theo”
 *Nhận xét tiết học:
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 07 Bài : 07
Tiết : 27 CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
Ngày dạy: .. (TIẾP THEO) 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
2.Kỹ năng:
+Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
3.Tình cảm:
+Lý thú khi phát hiện ra các lỗi mà bấy lâu nay đã dùng.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GM,PTNN
+ĐDDH:Các ngữ liệu.
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,chuẩn bị một số từ sai nghĩa,xem từ điển.
+Học sinh:Đọc bài,trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:KTSS
2.Kiểm tra: 
a.Ở tiết trước chúng ta biết được mấy lỗi về việc dùng từ sai ? Đó là những lỗi nào ?
=>Lỗi lặp từ;lẫn lộn các từ gần âm.
b.Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì ?
=>Không hiểu nghĩa của từ;không nhớ hình thức ngữ âm của từ.
3.Bài mới:
 Tiết trước chúng ta biết được mắc lỗi dùng từ là do lặp từ,lẫn lộn các từ gần âm.Vậy tiết này ta tìm hiểu tiếp lỗi dùng từ là do nguyên nhân nào ?
@&?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠY ĐỘNG 1:
*MỤC TIÊU:Giúp HS phát hiện lỗi dùng từ sai trong câu.
GV: gọi HS đọc to mục (1) SGK trang 75.
GV: chỉ ra các lỗi dùng tư sai trong câu sau ?
a.Mặc dù còn nhiều yếu điểm nhưng so với năm học cũ ,lớp 6b đã tiến bộ vượt bậc .
b.Trong cuộc họp lớp ,Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng .
c.Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân .
GV:nêu ý nghĩa diễn đạt của mỗi câu ?
GV: dựa vào cách giải nghĩa của từ em cho biết ý nghĩa của 3 câu trên là gì ?
GV: Các từ có ý nghĩa như thế có diễn đạt đúng ý nghĩa của từng câu không?
*HOẠT ĐỘNG 2:
*MỤC TIÊU :Giúp HS chữa các lỗi dùng từ saiđã phát hiện ở trên .
GV: Hãy thay các từ dùng sai bằng các từ cho chính xác .
*HOẠT ĐỘNG 3:
*MỤC TIÊU :Giúp HS thấy được nguyên nhân và hướng khắc phục việc dùng từ sai .
GV: Nguyên nhân nào mà người viết dùng từ sai trong các câu văn diễn đạt trên ?
GV: để không mắc các lỗi trên ta làm gì?
*HOẠT ĐỘNG 4:
*MỤC TIÊU :Củng cố thêm kiến thức đã học .
GV: Gọi HS đọc to mục (1)phần luyện tập .
GV: Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng ?
GV: Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
GV:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ?
GV:Để điền đúng từ cần phải hiểu nghĩa của từ xem lại nội dung cho thích hợp với từ nào 
GV: cho HS viết chính tả .
-HS: đọc yêu cầu 
-HS: tìm từ dùng sai .
-HS: Thảo luận :
=>a.Dù còn là sai sót ,so với năm học cũ lớp6 b có tiến bộ hơn .
b.Lan được cả lớp bầu (chọn )làm lớp trưởng .
c.Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu thấy cảnh nước mất 
a.Yếu điểm ;b.đề bạt ;c.chứng thực 
a.=>Yếu điểm:điểm quan trọng .
b.=>đề bạt :cử chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử)
c.=>chứng thực:là xác nhận đúng sự thật 
-Không đúng .
-Thay yếu điểm = nhược điểm (điểm còn yếu kém)hoặc là điểm yếu .
-Thay đề bạt :bầu ,cử , chọn ,
-Thaychứng thực:chứng kiến 
HS: tư duy .
-Khônh hiểu nghĩa của từ .
-Hiểu sai nghĩa .
-Hiểu không đầy đủ .
-Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng .
-Khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển 
HS:đọc yêu cầu 
HS:lên bảng gạch 
HS đọc yêu cầu BT2 
-HS lên bảng điền 
HS viết chính tả 
I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA .
1.Chữa lỗi dùng từ sai trong các câu sau :
 a.Yếu điểm thay bằng :điểm yếu ,nhược điểm .
 b.Đề bạt thay:bầu ,cử ,chọn ,
 c.chứng thực thay :chứng kiến .
2.Nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục .
 a.Nguyên nhân :
-Không biết nghĩa .
-Hiểu sai nghĩa .
-Hiểu nghĩa không đầy đủ 
 b.Hướng khắc phục :
-Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa của từ thì chưa dùng 
-Khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển .
I I. LUYỆN TẬP :
 1.BT1: 
-Các kết hợp đúng .
+bản tuyên ngôn .
+Tương lai xán lạn .
+Bôn ba hải ngoại .
+Bức tranh thuỷ mặc .
 2. BT 2:
 a.Khinh khỉnh .
 b.Khẩn trương .
 c.Băn khoăn .
4.Củng Cố: 
+Nguyên nhân nào dùng từ mắc lỗi ? Nêu hướng khắc phục ?
=>Do không hiểu nghĩa của từ;hiểu sai nghĩa;hiểu không đầy đủ.
=>Khắc phục:Nếu chưa hiểu nghĩa của từ thì không dùng từ đó.Khi chưa hiểu rõ cần tra từ điển.
 5.Dặn Dò:
+Xem lại nội dung ghi vào vở.Xem lại cách giải nghĩa của từ.
+BT3 Dựa vào mục (1) trong bài đã học để thực hiện.
+Soạn bài:”Luyện nói kể chuyện”
+Học bài chuẩn bị kiểm tra các văn bản một tiết.
 * Nhận xét tiết học:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 07 Bài : 07
Tiết : 28 KIỂM TRA VĂN 
Ngày dạy: .. 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Củng cố lại kiến thức về hai loại truyện dân gian :Cổ tích ;Truyền thuyết .
+Nắm lại được nội dung ý nghĩa của các văn bản .
2.Kỹ năng:
+Phân biệt truyện cổ tích – truyện truyền thuyết .
3.Tình cảm
+Tự hào về truyền thống văn hoá lịch sử của ông cha.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp:Trực quan ,đàm thoại , 
+ĐDDH:Đề kiểm tra .
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Chuẩn bị ra đề .
+Học sinh:Oân lại kiến thức cũ 
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định: KTSS
2.Kiểm tra:
+GV kiểm tra khâu chuẩn bị : giấy ,viết ,đóng tập ,sách lại .
3.Phát đề: Giáo viên phát đề cho học sinh.
	@&?	
ĐỀ KIỂM TRA: (MA TRẬN ĐỀ THỰC HIỆN TRONG SỔ CHẤM TRẢ BÀI)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 đ)
Câu1:Truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh ,thuộc phương thức biểu đạt nào ?
A.Biểu cảm . 
B.Miêu tả .
C.Tự sự , 
D.Nghị luận .
Câu2:Vì sao em biết truyện “Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh”thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1.
A.Vì tái hiện trạng thái sự vật con người .
B.Vì trình bày diễn biến sự việc .
C.Vì bày tỏ tình cảm ,cảm xúc .
D.Vì nêu ý kiến đánh giá bàn luận .
Câu 3:Truyện “Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh”thuộc thể loaiï dân gian nào ?
A.Truyện ngụ ngôn .
B.Truyện cổ tích .
C.Truyện cười .
D .Truyền thuyết .
Câu 4:Văn bản “Con rồng cháu tiên “là một truyền thuýết gì ?
A.Đây là câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời khác .
B.Đây là câu chuyện kể về nguồn gốc tổ tiên của người Việt Nam .
C.Đây là câu chuyện có liên quan đến lịch sử .
D.Đây là câu chuyện đân gian ,có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo ,có liên quan đến lịch sử
Câu 5:Truyền thuyêt “Thánh Gióng “nói lên quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta về :
A.Vũ khí hiện đại để đánh giặc .
B.Người anh hùng đánh giặc cứu nước .
C.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng .
D.Tình làng ,nghĩa xóm .
Câu 6: Truyền thuyết “Sự Tích Hồ Gươm “gắn với cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nào ?
A.Giặc Tống .
B.Giặc Nguyên .
C.Giặc Thanh .
D .giặc Minh.
Câu 7:Truyện cổ tích “Thạch Sanh “thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về :
A.Ước mơ về người có tài năng .
B.Ước mơ về trừng trị kẻ độc ác tham lam .
C.Sự yêu thương đùm bộc lẫn nhau .
D.Ước mơ niềm tin về đạo đức công lí xã hội ,lí tưởng nhân đạo ,yêu hoà bình của nhân dân ta .
Câu8: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh”?
A.Vua hùng vương thứ mười tám .
B.Mị Nương .
C.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
D.Các lạc hầu .
Câu 9:Từ nào là từ mượn :
A.Đồi núi ;B.Bão lụt 
C.Sơn Tinh;
D.Mưa gió .
Câu 10:Tìm từ trái nghĩa với từ :”Nao Núng “
A.Lung lai .
B.Vững vàng 
C.Dao dộng 
D.Nghiêng ngã .
Câu11:Hoàn thành phần ghi nhớ sau :
Văn bản là chuỗi lời nói miệng để thực hiện mục đích giao tiếp .
Câu 12:Vai trò của chi tiết tưởng tượng?
A.Nhằm tô đậm tính chất kì lạ ,lớn lao đẹp đẽ của các nhân vật ,sự kiện .
B.Thần kì háo linh thiên hoá nguồn gốc giống nồi dân tộc ,để chúng ta thêm tự hào ,tôn kính tổ tiên dân tộc mình .
C.Làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm .
D.Tất cả điều đúng .
I I.PHẦN TỰ LUẬN :7đ
Câu 1:Nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh” ?3đ.
Câu 2:Nêu ý nghĩa của truyện “Sự Tích Hồ Gươm “ ? 3đ
Câu 3:Kết thúc truyện “Thánh Gióng “tác giả dân gian để cho Gióng bay về trời .Điều này thể hiện tâm nguyện gì của nhân dân ?1đ.
4.Thu bài:
5.Dặn Dò:
+Về xem lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học .
+Soạn bài :”Luyện nói về kể chuyện “
 Chú ý xây dựng dàn ý để nói trước lớp .
-Về tập nói trước kính ,trước bạn .
 *Nhận xét tiết học:
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
DUYỆT:
NGÀY..THÁNG..NĂM 200..

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6_TUAN.07.doc