Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yên

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.

 - Hiểu đượcuys nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.

 - Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.

 - Giáo dục lòng yêu nước, biết yêu quý các di tích lịch sử, các chứng nhân lịch sử.

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.

 - Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

 3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 Kiểm tra vở soạn của học sinh.

 b. Nội dung bài mới:

 * Giới thiệu bài: (1 phút).

 Cầu Long Biên là một trong những cây cầu nổi tiếng của nước ta. Vậy nguồn gốc, xuất xứ của cây cầu này như thế nào? Cây cầu có giá trị lịch sử ra làm sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể văn bản nhật dụng Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.

 

doc 29 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
NGỮ VĂN - BÀI 29
 Kết quả cần đạt.
 - Củng cố những kiếm thức cơ bản về văn miêu tả (miêu tả sáng tạo).
 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản đó.
 - Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
 - Biết viết đơn đúng quy cách.
Ngày soạn: /4/2009 Ngày giảng:6A: /4/2009
 6B: /4/2009
 Tiết 121, 122. Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
 1. Mục tiêu bài dạy: Qua bài viết giúp học sinh:
	- Vận dụng lý thuyết viết văn miêu tả sáng tạo (tả người bằng trí tưởng tượng).
	- Viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp quan sát, miêu tả, diễn đạt, trình bày,... (thể hiện trong bài viết)
	- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - Giáo viên: Nghiên cứu nội dung - ra đề, đáp án biểu điểm phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Học sinh: Ôn lại lí thuyết, tham khảo đề trong SGK - đọc kĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: ( không )
 b. Nội dung bài mới: 
 I. Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).
	Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
	1. Yêu cầu:
	 - Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (tả người).
	 - Nội dung: Ông Tiên trong truyện cổ dân gian.
	 - Phạm vi, giới hạn: Hình ảnh ông Tiên từ những câu truyện đã được học và bằng trí tưởng tượng của em.
2. Đáp án - Biểu điểm:
* Đáp án:
 a) Mở bài:
 	Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên):
Ví dụ: - Tình huống gặp ông Tiên.
	 - Giới thiệu khái quát ông Tiên em gặp.
 	b) Thân bài:
 	 (Lần lượt miêu tả ông Tiên theo trình tự nhất định)
	- Ngoại hình:
	+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
	+ Tay chống gậy trúc, toàn thân toả ánh hào quang.
	+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu.
	+ Râu, tóc, nước da có đặc điểm gì? (trắng, nâu, đen,..).
 Ví dụ: Râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào,...
	- Việc làm và tính cách của ông Tiên:
	+ Luôn quan tâm theo dõi mọi sự trong dân gian.
	+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
	+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
	+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
	+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
 c) Kết bài:
	Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... Muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyên dân gian.
* Biểu điểm:
	1. Hình thức: (1 điểm)
	Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với yếu tố tưởng tượng, tự sự, biểu cảm. 
	2. Nội dung:
	a) Mở bài:(1 điểm)
	Giới thiệu được nhân vật miêu tả (Ông Tiên)
	b) Thân bài: 	(Đảm bảo như đáp án) (6 điểm)
	 Lần lượt miêu tả cụ thể theo trình tự nhất định.
	 Học sinh lựa chọn được những chi tiết biểu, miêu tả hình ảnh ông Tiên.
	- Ngoại hình (4 điểm - mỗi ý 1 điểm).
	- Việc làm và tính cách của ông Tiên (4 điểm ).
	c) Kết bài: (1 điểm)
	Nêu được tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên.
 III. Thu bài - nhận xét giờ viết bài - Hướng dẫn học bài ở nhà.
	* Nhận xét:
	 d.Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
	- Xem lại đề, lập dàn ý chi tiết cho bài viết.
	- Chuẩn bị văn bản Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (đọc kĩ và trả lời các câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa), tiết sau học.
 ======================================
Ngày soạn: /4/2009 Ngày giảng:6A: /4/2009
 6B: /4/2009
 Tiết 123. Văn bản:
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 - Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
 - Hiểu đượcuys nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
 - Thấy được vị trí tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
 - Giáo dục lòng yêu nước, biết yêu quý các di tích lịch sử, các chứng nhân lịch sử.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)	
	Kiểm tra vở soạn của học sinh.
 b. Nội dung bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Cầu Long Biên là một trong những cây cầu nổi tiếng của nước ta. Vậy nguồn gốc, xuất xứ của cây cầu này như thế nào? Cây cầu có giá trị lịch sử ra làm sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể văn bản nhật dụng Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(8 phút)
 HS
- Đọc chú thích * (SGK,T.126). 
1. Vài nét tác phẩm:
? KH
* Em hiểu thế nào là băn bản nhật dụng?
 HS
- Trình bày.
 GV
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
 + Văn bản nhật dụng không phải là một khái niêm thể loại hoặc chỉ một kiểuvăn bản. Nói đến văn bản nhật dung trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và công đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, quyền trẻ em, ma tuý,...
 + Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và công đồng trong xã hội hiện đại như: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, quyền trẻ em, ma tuý,...
? TB
Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?
 HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
 GV
- Khái quát, bổ sung cà chốt nội dung:
 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí có sự kết hợp giữa các phương thức: Tự sự, miêu tả, trữ tình.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
2. Đọc văn bản:
 GV
- Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang tâm tình, trò chuyện với cậy cầu - người bạn.
 GV
- Đọc mẫu đoạn đầu Từ “Cầu Long Biên” đến “Thủ đô Hà Nội”.
HS 1
- Đọc tiếp từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” Š “trong quá trình làm cầu”.
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Năm 1945” Š “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”. 
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp phần văn bản còn lại. 
 GV
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
? TB
* Qua nội dung và việc chuẩn bị bài ở nhà, emhãy cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 HS
- Văn bản chia làm 3 phần:
1. Từ đầu đến “Của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
2. Tiếp đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
3. Còn lại: Cầu Long Biên trong hiện tại và tương tương lai.
 GV
Chuyển: Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. 
II. Phân tích văn bản.
(26 phút)
 HS
? TB
- Đọc lại đoạn văn bản 1.
* Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản này?
 HS
- Đoạn văn giới thiệu khái quát về cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
1. Giới thiệu khái quát cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
? TB
* Tìm những chi tiết giới thiệu khái quát về cầu Long Biên trong đoạn văn vừa đọc?
 HS
- Cầu Long biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 [...] do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế.
- Cầu long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng.
- Nó đã trở thành chứng nhân lịch sử[...] một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
? KH
* Cách giới thiệu về cây cầu ở đoạn 1 có gì đặc sắc?
- Dùng pháp nhân hoá (gọi cây cầu là một chứng nhân lịch sử), trình bày ngắn gọn, khái quát và đầy sức thuyết phục về nguồn gốc và giá trị lịch sử của cây cầu.
? TB
* Em hiểu chứng nhân là gì? 
 HS
- Chứng nhân: người làm chứng, người chứng kiến.
? KH
* Với những chi tiết trên, cây cầu đã chứng kiến những sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
 HS
- Cầu Long Biên là chứng nhân cho:
 + Thành tựu kĩ thuật gắn liền với sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
 + Những năm tháng hoà bình tại Thủ đô Hà Nội.
 + Cuộc chiến tranh đau thương, anh dũng của dân tộc.
 + Thời kỳ đổi mới của đất nước và hội nhập.
? TB
* Qua cách giới thiệu khái quát trên, em nhận thấy được điều gì về vai trò chứng nhân lịch sử của cây cầu?
 HS
- Cây cầu tồn tại suốt thế kỷ, đi qua chiều dài lịch sử của đất nước, thực sự là một chứng nhân lịch sử của dân tộc.
 GV
 Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung. 
- Cây cầu tồn tại suốt thế kỷ, đi qua chiều dài lịch sử của đất nước - một chứng nhân lịch sử của dân tộc.
 GV
Chuyển: Vai trò chứng nhân lịch sử được tác tả khẳng định rõ bằng những dẫn chứng cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
 HS
- Đọc đoạn văn bản từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” Š “trong quá trình làm cầu”.
? TB
* Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn vừa đọc?
 HS
- Nói về cầu Long Biên từ trước năm 1945.
a) Cầu Long Biên trước năm 1945.
? TB
* Tìm những chi tiết nói về cầu Long Biên trước năm 1945?
- Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên Toàn quyền pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me.
- Chiều dài của cầu là 2290 m.
- Nhìn từ xa, cầu giống như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn![...]
- Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người [...].
? KH
* Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả qua những chi tiết trên? 
- Bằng dẫn chứng, số liệu cụ thể kết hợp với so sánh (cầu giống như một dải lụa vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn), cho ta thấy được cây cầu rất đẹp, được xây dựng với quy mô lớn, là thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt ở việt Nam. đặc biệt với cách đặt tên cầu khi mới được khánh thành (mang tên Toàn quyền pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me) và hình ảnh ẩn dụ: (... Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người), cho ta thấy cây cầu còn là kết quả đau thương mất mát của người dân Việt Nam thuộc địa trong quá trình làm cầu. Nó được xây dựng lên để nhằm mục đích cho việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp.
? TB
* Như vậy, theo em vai trò chứng nhân lịch sử của câ ... Câu này thiếu chủ ngữ.
- Câu (a) Š Thiếu chủ ngữ.
- Câu (b) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
 em / thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 CN VN
? KH
* Theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng dùng câu thiếu chủ ngữ ở trường hợp (a)?
 HS
- Lầm trạng ngữ Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” với chủ ngữ.
 - Nguyện nhân: Lầm trạng ngữ Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” với chủ ngữ.
? TB
* Nên chữa lại như thế nào cho đúng? Có mấy cách chữa?
 HS
- Trình bày các cách chữa lỗi.
2. Chữa lại:
 GV
- Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung Š
 Cách 1: Thêm chủ ngữ Nhà văn (tác giả)
Cách 1:
 Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” Nhà văn (tác giả) / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “qua”.
Cách 2: 
 Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”/ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Cách 3: Bỏ từ cho và thêm chủ ngữ “em”
Cách 3: 
 Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” em/ thấy Dế Mèn biết phục thiện.
2. Câu thiếu vị ngữ:
HS
- Đọc ví dụ bài tập 1 (II) và yêu cầu lớp quan sát:
* Bài tập 1 (II).
(SGK,T.129).
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà đọc, tóm tắt toàn bộ nội dung của văn bản; tập phân tích lại nội dung đã phân tích trên lớp.
	- Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp.
==================================
Ngày soạn:12/03/2008 Ngày giảng: 15/3/2008
 Tiết 104. Văn bản:
 CÔ TÔ (tiếp theo)
 Nguyễn Tuân 
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
	- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân.
	- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận một văn bản có nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên đọc kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../19.
	 Lớp 6B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng	
	* Câu hỏi:
	Cảnh Đảo Cô Tô sau trận bão được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em học tập được gì về cách miêu tả qua phần đầu của văn bản?
	* Đáp án - Biểu điểm:
( 5 điểm) - Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đó là một bức tranh biển - đảo đẹp một vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi, phóng khoáng.
(5 điểm) - Qua phần đầu văn bản ta học được cách miêu tả đó là: Cách lựa chọn vị trí quan sát cần thuận lợi có thể bao quát được toàn cảnh; cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả,...
 II. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu:(1 phút)
	Trong phần đầu của văn bản, tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão, qua tài năng quan sát, miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân, cảnh đẹp của đảo Cô Tô còn được phát hiện ở những thời điểm và khía cạnh khác như cảnh mặt trời mọc, cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô. Để giúp các em thấy rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS1
 HS2
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 GV 
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
 GV
- Ghi các đề mục đã tìm hiểu lên bảng.
(1 phút)
Đọc lại toàn bộ văn bản. (3 phút).
- Đọc lại đoạn 2 từ “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu” Š “là là nhịp cánh”.
* Nhắc lại nội dung đoạn văn bản vừa đọc? Š
- Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
* Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết hình ảnh nào?
- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. 
- Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh [...].
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp cánh.
* Em có nhận xét gì về trình tự cũng như nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
- Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc theo trình tự thời gian: Trước khi mặt trời mọc Š lúc mặt trời mọc Š sau khi mặt trời mọc.
- Đặc biệt trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất nhiều động từ, tính từ miêu tả cúng những hình ảnh so sánh bất ngờ, độc đáo và mới lạ thể hiện được tài quan sát và khả năng tưởng tượng của tác giả: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi; Mặt trời... tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
Š Hình ảnh so sánh Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi giúp ta hình dung được khoảng không gian rộng lớn hết sức trong trẻo, tinh khôi. Trên nền không gian ấy là hình ảnh tròn trĩnh đầy đặn của mặt trời dần dần nhú lên.
- Quả thật, với cách miêu tả của tác chúng thấy hiện lên một không gian trong trẻo, thoáng đãng với hình ảnh mặt trời mọc rất đẹp thông qua cách cảm nhận độc đáo mới lạ. Đặc biệt là hình ảnh so sánh Mặt trời... tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Người ta có thể nói “mặt trời đỏ bầm như mặt người say rượu “Chiều, mặt trời xa trông như giọt phẩm”. “Mặt trời như khuôn mặt tròn chĩnh phúc hậu” đã là một so sánh. Nguyễn Tuân lại dùng cái hình tượng gợi cảm ấy để so sánh tiếp với “lòng đỏ một quả trứng” thật nhỏ bé gần gũi trong thực đơn một bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng. Người đọc bất ngờ bởi đây là một quả trứng khổng lồ “quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Mặt trời vừa giống người, vừa là một sản phẩm của thiên kỳ diệu. Mặt trời tròn chĩnh phúc hậu thật hợp với lẽ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Khi nhìn ngoại giới với “cái nhìn ẩm thực” như vậy thì lẽ tất nhiên lòng đỏ quả trứng ấy phải đặt trên mâm bạc.
 Và so sánh tiếp theo “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên biển Đông” Thiên nhiên đã ban tặng cho ngời lao động bình dị món ăn tinh thần, món ăn cổ tích.
* Tóm lại, qua việc phân tích, em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô?
- Đó là một bức tranh bình minh trên biển thật đẹp, thật rực rỡ thật tráng lệ và dào dạt chất thơ.
- Bổ sung và khái quát nội dung Š
- Chuyển: Bên cạnh việc miêu tả cảnh trên đảo Cô Tô, nhà văn còn chú ý đến hình ảnh con người sống trên đảo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại để thấy được cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô như thế nào.
- Đọc lại phần cuối văn bản.
* Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, tác giả đã chọn điểm không gian nào?
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo.
* Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô tô?
- Vì sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất độc đáo: đông vui, tấp nập, bình dị,...
* Trong con mắt Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo diễn ra qua những chi tiết hình ảnh cụ thể nào?
- Cái giếng nước ngọt [...] cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chơ trong đất liền.
- Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.
- Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về.
- Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cho lũ con lành.
* Cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn có gì đáng chú ý? Hãy phân tích để thấy được giá trị của cách miêu tả đó?
- Tác giả đã sử dụng một loạt những tính từ và động từ miêu tả, những hình ảnh so sánh ngang bằng và không ngang bằng “cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” làm cho cảnh lao động và sinh hoạt hiện lên vừa khẩn trương, đông vui, tấp nập với hình ảnh “không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc”, “thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về”, lại vừa ấm ấp thanh bình. Vẻ thanh bình của cuộc sống càng được thể hiện rõ qua hình ảnh chị Châu Hoà Mãn địu con mà tác giả “thấy nó yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cho lũ con lành”, đây là một so sánh rất tinh tế, vừa gợi được vẻ đẹp của tình người vừa gợi được sự gắn bó tình nghĩa giữa biển cả với con người.
- Có thể thấy, sau cơn bão, cảnh vật Cô Tô trong trẻo, sáng sủa, cuộc sống của những người dân trên đảo không hề bị xáo trộn, những con người lao động vẫn sinh hoạt, vẫn làm việc bình thường với tư thế của người làm chủ hòn đảo thân yêu, làm chủ biển trời của chính mình. Bức tranh tả cảnh sinh hoạt của Nguyễn Tuân rất hài hoà, có cảnh sinh hoạt tập thể, có hình ảnh nhân vật cụ thể, gợi lên cái không khí rộn ràng tấp nập, một vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Điều đó thể hiện cái tình và cảm xúc sâu nặng của Nguyễn Tuân với cảnh vật và con người nơi đây.
* Qua phân tích, em có cảm nhận gì về cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô tô?
- Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô tô cho thấy cuộc sống sinh hoạt thật đông vui, đầm ấm, giản dị và thanh bình. 
* Nêu khái quát những thành công lớn về nghệ thuật và nội dung của văn bản Cô Tô?
Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
- Lời văn giàu cảm xúc.
Nội dung:
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô.
- Tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên và sự sống con người.
- Nhận xét, bổ sung và khái quát, chốt nội dung tổng kết - ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T. 91).
- Hướng dẫn học sinh làm tập 1 (SGK,T.91)Š về nhà viết hoàn chỉnh.
I. Đọc và tìm hiểu chung. 
II. Phân tích văn bản.
 1. Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão.
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
 Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô là một bức tranh bình minh rực rỡ, tráng lệ và dào dạt chất thơ.
 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô: 
 Cuộc sống sinh hoạt đông vui, đầm ấm, giản dị và thanh bình. 
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
- Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân.
- Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
 * Ghi nhớ:
(SGK,T. 91)
IV. Luyện tập.
(3 phút)
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà đọc lại toàn bộ văn bản, học thuộc lòng đoạn từ “Mặt trời nhú lên” Š “là là nhịp cánh”, lam hoàn chỉnh bài tập 1; nắm chắc nội dung ghi nhớ.
	- Đọc và tham khảo các đề tập làm văn (SGK,T.94), chuẩn bị viết bài văn tả người 2 tiết trên lớp.
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 31.doc