Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là

- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.

¬- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.

 3.Thái độ: Giáo dục HS góp phần làm giaù đẹp thêm tiếng Việt .

III.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan .

 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

IV.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ : Câu trần thuật đơn là gì ? Ví dụ ?

 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được học khái niệm về câu trần thuật đơn. Tiết này chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trần thuật đơn có từ là.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Tiết 113 Ngày soạn : 25/03/2012
 Ngày dạy : 28 /03/2012 Hướng dẫn đọc thêm: LÒNG YÊU NƯỚC
 (I. Ê –ren – bua)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tuỳ bút – chính luận.
- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tuỳ bút – chính luận này.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 
- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vửa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút có yếu tố miêu trả kết hợp với biểu cảm.
- Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình.
 3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước .
 - Liên hệ với tư tưởng độc lập dân tộc, lòng yêu nước của Bác.
III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
IV.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.....
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của văn bản "Cây tre Việt Nam "? 
 * Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
 1.Nghệ thuật :
-Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
-Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
-Lựa chọn lời văn giàu nhạc diệu và có tính biểu cảm cao.
-Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
2. Ý nghĩa văn bản : văn bản này cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta.Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
10
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Liên bang Nga Xô Viết đấu tranh chống phát xít Đức .Những nhà thơ , nhà văn , nhà báo lên đường chiến đấu, trong đó có Ê -ren -bua. 
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm của ông: "Lòng yêu nước".
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Giới thiệu chung
Nêu vài nét về tác giá, tác phẩm 
Hãy nêu nội dung khái quát? 
Hoạt độngII: Đọc – Hiểu văn bản:
- HS đọc văn bản, chú thích.
Yêu cầu đọc: giộng trữ tình, sôi nổi, tha thiết 
-Theo lập luận của tác giả, cội nguồn của lòng yêu nước bắt đầu từ đâu? 
Cách lập luận 
Nêu biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga – Xô Viết? (Dòng sông Nê Va, tượng đồng tạc những con chiến mã ở Lê Nin grát, điện Krem -li.)
- Chiến tranh khiến cho người dân Xô Viết cảm nhận được vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát của quê hương.
Vẻ đẹp của quê hương còn được thể hiện ra sao
Vẻ đẹp được khắc hoạ: chung riêng, cụ thể trừu tượng .
Nhận xét của em về vẻ đẹp đó 
Hoạt độngIII :Tổng kết 
Nêu đặc sắc nghệ thuật văn bản ?
Nêu ý nghĩa văn bản ?
GV liên hệ với tư tưởng độc lập dân tộc, lòng yêu nước của Bác.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả : (SGK)
2.Tác phẩm: (SGK)
- Nội dung khái quát : Lòng yêu nước thể hiện trong cuộc chiến
 đấu bảo vệ Tổ quốc .
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Chú thích:
2.Hướng dẫn tìm hiểu văn bản :
a. Cội nguồn của lòng yêu nước 
Bắt đầu từ những vật tầm thường nhất: Yêu cái cây phố nhỏ,
 vị thơm chua mát  mỗi vùng quê có một nỗi nhớ riêng 
 Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, miền quê trở nên lòng yêu
 Tổ quốc 
 Điệp ngữ, so sánh, lập luận chặt chẽ khái quát đến cụ thể.
 Lòng yêu nước bắt nguồn từ con người, thiên nhiên, 
đất trời Biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga .
b. Vẻ đẹp của quê hương trong chiến tranh 
Người vùng Bắc phía Tây làng quê xứ U Crai-na 
 Thủ đô Max -cơ -va Lê -Nin Grát .
Cây mọc là là , tảng đá sáng rực, Suối óng ánh bạc, 
rượu vang, sương mù quê hương, dòng sông Nê -va , điện Krem
- li .
 Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, riêng biệt, độc đáo .
c. Cảm nhận về lòng yêu nước trong chiến tranh 
-Đem nó vào lửa đạn gay go thử thách .
-Mất nước Nga thì ta cón sống làm gì nữa .
 Lòngyêu nước cao nhất là tinh thần bảo vệ Tổ quốc
 chống giặc ngoại xâm .
III.TỔNG KẾT :1.Nghệ thuật:
-Kết hợp chính luận với trữ tình.
-Kết hợp sự miêu tả tinh tế, chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu 
của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và 
suy nghĩ sâu sắc.
-Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng
 yêu nước li-gic và chặt chẽ.
2.Ý nghĩa văn bản :
Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi 
Thân thuộc nhất nơi nhà, xóm , phố, quê hương.Lòng yêu nước 
trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê -ren-bua truyền tới.
( Ghi nhớ SGK )
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
	- GV củng cố nội dung bài học .
	- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản.
	- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.
	- Liên hệ với lịch sử của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
	- Soạn bài "Câu trần thuật đơncó từ là" .
VII.RÚT KINH NGHIỆM:	
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************
 Tiết 112 Ngày soạn : 25/03/2012
 Ngày dạy : 28 /03/2012 
 Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là
- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
 3.Thái độ: Giáo dục HS góp phần làm giaù đẹp thêm tiếng Việt .
III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
IV.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.....
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : Câu trần thuật đơn là gì ? Ví dụ ? 
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được học khái niệm về câu trần thuật đơn. Tiết này chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trần thuật đơn có từ là.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I : Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là 
GV treo bảng phụ.
-HS đọc ví dụ , xác định CN,VN.
-Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành ?
- Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước VN của các câu trên : không, không phải, chưa , chưa phải.
Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là ?
Hoạt động II. Phân loại câu trần thuật đơn có từ là.
GV hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi rồi rút ra bốn kiểu câu thường gặp.
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động III. Luyện tập
Học sinh đọc bài tập 1 : 
Học sinh thảo luận nhóm . 
Đại diện nhóm trả lời – học sinh nhận xét . 
Giáo viên nhận xét
Bài 2 : Xác định kiểu câu ( bảng phụ )
GV nhận xét, đánh giá .
HS đặt câu trần thuật đơn có từ là.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là : 
* Ví dụ : SGK /114 
Xác định CN, VN trong các câu sau :
a. Bà đỡ Trần /là người huyện Đông Triều.
 C V( cụm DT)
b. Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kể về các nhân vật
 C V (cụm DT)
 và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
c, Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là một ngày trong trẻo ,sáng sủa,
 C V(cụm DT)
d.Dế Mèn trêu chị Cốc/ là dại.
 C V(TT)
*.Ghi nhớ (SGK)
2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : 
a) : Giới thiệu về bà đỡ Trần -> câu giới thiệu.
b) : Định nghĩa về hoán dụ -> câu định nghĩa.
c) Miêu tả ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô .-> câu miêu tả.
d) Đánh giá về hành động của Dế Mèn -> câu đánh gia.
 Ghi nhớ SGK 
III.LUYỆN TẬP : 
Bài 1 : Tìm câu trần thuật đơn có từ là :
Trừ những câu nêu ở VD b, đ, các câu còn lại đề là câu trần thuật đơn có từ là.
Bài 2: Xác định CN, CN trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được.Cho biết các câu ấy thuộc những kiểu câu nào ?
a) Hoán dụ / là gọi tên  diễn đạt ( câu định nghĩa )
 CN VN
c) Tre / là cánh tay ...dân. ( câu giới thiệu )
 CN VN
Tre / còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.( câu giới thiệu)
 CN VN
d) Bồ các / là bác chim ri ( câu giới thiệu).
 CN VN
e) Khóc / là nhục 
 CN VN
Lược bỏ từ là
 Rên / hèn 
CN VN
Van / yếu đuối 
CN VN
và dại khờ /là những lũ người câm (câu dánh giá )
 C V
Bài 3.Đặt câu trần thuật đơn có từ là.
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
	- Học sinh nhớ đặc điểm và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là .
- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và các kiểu câu của loại câu này.
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và cho biết tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.
 - Học bài, làm bài tập vào vở.Ôn tập chuẩn bị kiểm tra TV, Trả bài V, TLV, Soạn bài “ Ôn tập truyên và ký.
VII.RÚT KINH NGHIỆM:	
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************
 Ngày soạn : 25/03/2012
 Ngày dạy : 29 /03/2012 
Tiết 115 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS
 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về các phép tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các phép tu từ ,phân tích các thành phần câu .
 3.Thái độ: Giáo dục HS góp phần làm giaù đẹp thêm tiếng Việt .
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn đề và đáp án.
 2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức để kiểm tra .
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 3. Bài mới: 
- Giáo viên phát đề cho học sinh .- Quán triệt HS làm bài nghiêm túc.- Hết giờ GV thu bài.
 4.Củng cố: Về nhà lấy thêm ví dụ về các dạng đề để phân tích .
 5.Dặn dò: Học bài, làm bài tập vào vở.Trả bài viết số 6
IV.Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................
 ************************************************
MA TRẬN ĐÈ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Môn Ngữ văn. 	
 Thời gian :45 phút.
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ẩn dụ,Nhân hóa,Chủ ngữ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C1,2,4(I)
3
1,5
15
3
1,5
15
Phép tu từ, So sánh,Kiểu câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C3,5,6(I)
3
1,5
15
3
1,5
15
Câu trần thuật đơn
Số câu
Số điểm. 
Tỉ lệ %
C1(II)
1
1
10
1
1
10
Các thành phần chính của câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C3(II)
1
4
40
C2(II)
1
2
20
2
6
60
Tổng số câu 
3
3
1
2
9
Tổng số điểm
1,5
1,5
4
3
10
Tỉ lệ %
15
15
40
30
100
Trường THCS LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ PHẦN TIẾNG VIỆT
Họ và tên : ............................ Môn : Ngữ văn
Lớp :.............. Thời gian :45 phút.( Không kể thời gian phát đề)
 Điểm 
 Lời phê của giáo viên 
I.Trắc nghiệm ( 4điểm ) : Đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn ý đúng nhất : 
Câu 1 : Ẩn dụ là gì ?
Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét khác nhau . 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng . 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi. 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương phản . 
Câu 2 : Phép nhân hoá có tác dụng như thế nào ?
Gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . 
Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người .
Cả b và c đều đúng . 
Câu 3 : Câu thơ : “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. dùng phép tu từ gì ?
	a. So sánh 	 c. Ẩn dụ . 
	b. Hoán dụ . 	 d. Nhân hoá .
Câu 4 : Chủ ngữ là gì ? 
a. Nêu hành động của sự vật, hiện tượng.	c. Nêu trạng thái của sự vật, hiện tượng.
b. Nêu tên sự vật, hiện tượng	.	d. Nêu đặc điểm của sự vật, hiện tượng 
Câu 5: "Bóng Bác cao lồng lộng . Ấm hơn ngọn lửa hồng " thuộc kiểu so sánh nào ?
a.So sánh ngang bằng. b. So sánh không ngang bằng.
Câu 6 : Câu “ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều ” thuộc kiểu câu gì?
a. câu trần thuật đơn có từ “ là” .	c. Câu nghi vấn.
b. Câu trần thuật đơn	.	d. Câu cảm thán.
II. Tự luận : ( 7 điểm ) Học sinh làm bài vào tờ giấy riêng 
Câu 1 (1 điểm ) :Thế nào là câu trần thuật đơn ? 
Câu 2 (2 điểm ) : Đặt câu theo cấu trúc : Ai / làm gì ?
Câu 3 ( 4điểm ) : Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau : 
	- Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
	- Nước dâng trắng mênh mông. 
	- Chẳng bao lâu, tôi trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
	- Tôi là học sinh.lớp 6.
 ********************************************************
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT( HỌC KÌ II)
 Môn : Ngữ văn 
 Thời gian : 45 phút .
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
d
c
b
b
a
Phần tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Câu trần thuật đơn là loại câu do một cum C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
1
Câu 2
Tôi đang học bài.
2
Câu 3 
Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau : 
-Tre /giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 C V
- Nước /dâng trắng mênh mông. 
 C V
-Chẳng bao lâu, tôi/ trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
 C V
	-Tôi / là học sinh.lớp 6.
 C V
4
 Ngày soạn : 22/3/2011
 Ngày dạy : 26 /3/2011 
Tiết 116: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6-VĂN TẢ NGƯỜI
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
 1.Kiến thức: Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn Ngữ văn , về khả năng làm văn tả người .
 2.Kĩ năng: Biết tự đánh giá và đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình và của bạn.
 3.Thái độ: Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài khách quan, sửa lỗi cụ thể cho HS.
 2. Học sinh: Đọc và xem lại bài , sử chữa những lỗi sai.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn tả người và bài kiểm tra Văn nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề bài kiểm tra Văn
- GV đọc lại đề bài .
HS đưa ra đáp án.
GV nhận xét, sửa chữa
 Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho HS 
+ GV nhận xét ưu - khuyết điểm trong bài viết của HS
+ GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
Phân tích và tìm hiểu đề bài Văn tả người
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 phút lập dàn ý cho đề bài trên
- GV hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân mắc lỗi
 ( chưa xác định yêu cầu cụ thể của đề bài, một số em học bài chưa kỹ .
-> GV cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
- GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu
- GV đọc trước lớp bài khá nhất ,bài yếu để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân 
- GV trả bài - Ghi điểm.
I. Phân tích và tìm hiểu đề bài kiểm tra Văn
* Đề bài và đáp án (Xem bài kiểm tra Văn)
* Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS 
a.Ưu điểm: 
Đa số HS làm được phần trắc nghiệm và nêu được phần tự luận
b.Nhược điểm:
- Nhiều em chưa tóm tắt được văn bản .
àChữa lỗi cụ thể:
1/ Phần trắc nghiệm : 
Một số em hiểu đề, bài làm tốt . 
 -Một số em sai nhiều ở câu 3, 4.
2/ Tự luận : 
- Nhiều em chưa tóm tắt được văn bản " 
II.Phân tích và tìm hiểu đề bài Văn tả người . 
1.Đề bài : ( tiết 105, 106 ) 
a/ Yêu cầu chung : 
Kiểu bài : miêu tả 
Đối tượng : Tả người ; 
Trình tự miêu tả : Tả hình dáng, tính tình, công việc . 
b/ Yêu cầu cụ thể : ( dàn bài tiết 105, 106 ) 
2.Sửa bài viết : 
a/ Nhận xét chung : 
Ưu điểm : 
+ Hiểu đề, tả được đối tượng theo trình tự . 
+ Bố cục : cân đối, rõ ràng . 
+ Lời văn có cảm xúc . 
Khuyết điểm :
+ Phần thân bài : một số em chưa xây dựng được đoạn văn. Lời văn tả còn chung chung. 
+ Chữ viết : nhiều em còn viết tắt, sai lỗi chính tả. 
b/ Sửa bài viết : 
Lỗi diễn đạt. Dấu chấm câu . 
Lỗi viết tắt, viết số, viết sai lỗi chính tả . 
c/ Đọc bài làm tốt 
 BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA VĂN
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
6D1
30
 BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
6D1
30
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại cách làm bài văn tự luận dưới dạng các câu hỏi nhỏ, bài viết cần tập trung vào nội dung dung chính mà câu hỏi đặt ra.
- Học và xem lại tất cả các văn bản đã học.Chuẩn bị bài :ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV TUAN 30DAO.doc