Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2005-2006

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2005-2006

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; Cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.

 - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

 - Giáo dục HS lòng yêu mến cảnh sắc thiên nhiên bình dị của quê hương đất nước.

II/ Chuẩn bị:

 - GV: Đọc văn bản và nghiên cứu bài dạy qua SGK + SGV

 - HS: Đọc văn bản, chú thích và tìm hiểu văn bản.

III/ Lên lớp :

 1) Ổn định:

 2) Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc đoạn văn từ: "Mặt trời nhú lên dần dần --> nhịp cánh" trong bài kí Cô Tô (Nguyễn Tuân).

 - Hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả dùng để vẽ nên bức tranh đẹp ấy.

 => Hs đọc thuộc, chính xác đoạn văn

 - Hs nêu được những ý cơ bản: những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hình ảnh để miêu tả cảnh mặt trời mọc.

 3) Bài mới:

 - Giới thiệu bài mới

 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 11 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/ 03/ 2006
Tuần 28 
Tiết 109: Văn bản
Cây tre Việt Nam
-------- Thép Mới----------
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; Cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.
 - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
 - Giáo dục HS lòng yêu mến cảnh sắc thiên nhiên bình dị của quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Đọc văn bản và nghiên cứu bài dạy qua SGK + SGV
 - HS: Đọc văn bản, chú thích và tìm hiểu văn bản.
III/ Lên lớp :
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc đoạn văn từ: "Mặt trời nhú lên dần dần --> nhịp cánh" trong bài kí Cô Tô (Nguyễn Tuân).
 - Hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả dùng để vẽ nên bức tranh đẹp ấy.
 => Hs đọc thuộc, chính xác đoạn văn
 - Hs nêu được những ý cơ bản: những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hình ảnh để miêu tả cảnh mặt trời mọc.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài văn.
- HS nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- GV bổ sung và nhắc lại những nét chính.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
- HS đọc văn bản.
+ Em hãy nêu đại ý của bài?
+ Bài văn chia làm mấy đoạn? ý chính của mỗi đoạn là gì? 
--> HS nhóm 1 trình bày (bảng phụ)
- Lớp nhận xét bổ sung.
ÚHoạt động 2: Tìm hiểu phẩm chất của tre.
+ Những phẩm chất của tre đã được thể hiện và ca ngợi trong bài như thế nào?
-> Đại diện nhóm 2 trình bày
- HS nhận xét, bổ sung.
+ Nhận xét về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng và nêu tác dụng?
- HS trả lời -> GV phân tích, chốt ý.
ÚHoạt động 3: Tìm hiểu sự gắn bó của cây tre với dân tộc Việt Nam .
- GV nêu ý bao quát: Tre là bạn thân thiết của nhân dân VN.
* Thảo luận: Tìm hiểu xem tác giả đã triển khai và chứng minh nhận định ấy bằng hệ thống các ý và các dẫn chứng như thế nào ?
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV bình giảng, phân tích.
ÚHoạt động 4: Tìm hiểu đoạn 4.
+ ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hoá ?
+ Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quí của con người VN?
- Đại diện nhóm 4 trình bày
- Lớp nhận xét, chất vấn.
- GV bình giảng, chốt ý, tổng kết nội dung, NT.
I/ Tác giả, tác phẩm:
 SGK / 98
II/ Đọc- Hiểu văn bản:
 1) Đọc:
 2) Đại ý:
- Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân VN trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và dân tộc VN.
3) Bố cục: 4 đoạn
 a) Từ đầu -> " như người": cây tre có mặt ở khắp nơi và phẩm chất của tre. 
 b) Tiếp theo -> "chung thuỷ": tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
 c) Tiếp --> “ chiến đấu": tre sát cánh cùng con người trong chiến đấu.
 d) Còn lại: tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
III/ Phân tích:
 1) Những phẩm chất của tre:
- mọc xanh tốt ở mọi nơi, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
- Thẳn thắn, bất khuất
- Cùng con người chiến đấu, giúp con người bộc lộ tâm hồn, tình cảm
--> nhân hoá, hàng loạt tính từ
=> ca ngợi công lao, phẩm chất của tre.
2) Sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc VN:
- Tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước.
- Dưới bóng tre người nông dân dựng nhà, dựng cửa làm ăn sinh sống.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre gắn bó với dân tộc VN trong cuộc chiến đấu giữ nước.
- Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi trong cuộc sống, trong s. hoạt v. hoá.
3) Vị trí của cây tre trong tương lai:
--> Tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của d. tộc. Với tất cả những giá trị và phẩm chất của nó, cây tre đã trở thành "tượng trưng cao quí của dân tộc VN".
IV/ Tổng kết : Ghi nhớ SGK/ 100 
 4) Củng cố : 
 - Nêu giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài văn?
 - HS tìm đọc một số câu tục ngữ, ca dao... nói về tre.
 5) Dặn dò :
 - Học bài: Ghi nhớ SGK/ 100
 - Đọc bài đọc thêm
 - Chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn :
 + Đọc kĩ các câu văn và 3 câu hỏi (SGK / 101) để tìm hiểu, soạn bài.
 + Đọc phần ghi nhớ và phần luyện tập.
 + Bảng phụ cá nhân.
ỏ Rút kinh nghiệm :
.
 Ngày soạn: 27/ 03/ 2006 
Tiết 110: Tiếng Việt
câu trần thuật đơn
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn, cấu tạo của câu trần thuật đơn.
 - Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn.
 - Rèn kĩ năng tạo lập câu trần thuật đơn.
 - Giáo dục HS dùng câu trần thuật đơn theo đúng mục đích sử dụng.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ chép đoạn văn.
 - HS : Tìm hiểu bài - soạn bài
III/ Lên lớp: 
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ. Cho ví dụ và phân tích cấu tạo.
 => Thành phần chính: chủ ngữ - vị ngữ bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo đầy đủ và diễn đạt 1 ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt: trạng ngữ --> thành phần phụ.
 - HS cho ví dụ và phân tích.
 3) Bài mới :
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.
- HS đọc đoạn văn ( bảng phụ ).
+ Các câu trên dùng để làm gì?
- HS trả lời
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được ?
- HS làm theo nhóm, mỗi nhóm một câu.
- Bốn nhóm làm nhanh nhất trình bày lên bảng.
- Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 
+ Xếp các câu trần thuật trên thành 2 loại:
 - Câu do một cặp VN - VN (một cụm C - V) tạo thành;
 - Câu do hai hoặc nhiều cụm C - V sóng đôi tạo thành.
-> HS lên bảng xếp bằng cách di chuyển các bảng phụ trên.
- Lớp nhận xét.
- GV khái quát về câu trần thuật đơn.
- HS rút ra bài học (ghi nhớ SGK / 101)
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập trên bảng phụ
- GV chọn 4 bảng trình bày
- Lớp nhận xét, GV ghi điểm. 
* Lưu ý: Phân tích cấu tạo của câu TTĐ
- HS đọc và xác định yêu cầu.
- HS trả lời miệng.
- Lớp nhận xét
I/ Câu trần thuật đơn là gì?
1. Các câu dùng để:
- Kể, tả, nêu ý kiến: 1, 2, 6, 9
- Hỏi: câu 4.
- Bộc lộ cảm xúc: 3, 5, 8.
- Cầu khiến: 7
2. Phân tích cấu tạo.
(1) Tôi / đã hếch răng lên, xì mộtdài. 
 C V1	V2
 --> Câu trần thuật đơn.
(2) (), tôi/ mắng
 C V
(6) Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, 
 C1 V1 
ta / nào chịu được.
C2 V2
--> câu trần thuật ghép.
(9) Tôi / về, không một chút bận tâm.
 C V
--> câu trần thuật đơn.
* Ghi nhớ: SGK/ 101
II/ Luyện tập:
1) Tìm câu trần thuật đơn:
(1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là 
 C 
một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 V
 -> Tả + giới thiệu.
(2) Từ khi ..., bao giờ bầu trời Cô Tô/
 C
 cũng trong sáng như vậy. (-> nhận xét)
 V
2. Câu a, b, c
--> Câu TTĐ dùng để giới thiệu nhân vật.
4) Củng cố:
 - Thế nào là câu trần thuật đơn. Cho ví dụ.
 - Câu trần thuật đơn có tác dụng gì? Cho ví dụ và nêu tác dụng.
 5) Dặn dò:
 - Học ghi nhớ và làm bài tập SGK/ 103
 - Chuẩn bị bài Lòng yêu nước:
 + Đọc văn bản và tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 + Đọc các chú thích (SGK / 107).
 + Soạn bài theo câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản và chuẩn bị theo sự phân công sau:
 Nhóm 1 -> câu 1; nhóm 2 -> câu 2; nhóm 3: em hiểu như thế nào về câu nói “ Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”; nhóm 4 -> câu 4.
ỏ Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................. ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 29/ 03/ 2006
Tiết 111: Văn bản
Lòng yêu nước
(I - li - a Ê - ren - bua )
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Nắm được tư tưởng cơ bản của bài văn.
 - Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút - chính luận: kết hợp chính luận với trữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phương pháp, tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc Xô-Viết.
 - Giáo dục tình yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu quê hương, đất nước. 
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Đọc và nghiên cứu bài qua SGK + SGV.
 - HS: Đọc văn bản + soạn bài + chuẩn bị theo sự phân công. 
III/ Lên lớp:
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài: Cây tre Việt Nam?
 --> Nội dung: Cây tre là người bạn thân của dân tộc VN.
 Cây tre có vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu.
 Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc VN.
 - Nghệ thuật: sử dụng phép nhân hoá, lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung 
+ Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- GV hướng đọc --> HS đọc.
- HS nhận xét về cách đọc.
+ Nêu đại ý của bài văn?
- GV gắn bảng phụ.
ÚHoạt động 2: Tìm hiểu ngọn nguồn
- GV tổ chức lớp thảo luận các câu hỏi SGK và trình bày trên bảng phụ.
- HS trình bày câu 2a: câu mở đầu và câu kết đoạn.
+ Em hiểu vật tầm thường là vật như thế nào?
+ Qua 2 câu trên, tác giả muốn nói lên điều gì?
- HS trình bày câu 2b: vẻ đẹp tiêu biểu của mỗi vùng.
- GV liên hệ thực tế.
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
ÚHoạt động 3: Thử thách của lòng yêu nước.
+ Em hiểu như thế nào về câu nói " Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa"?
--> HS trình bày.
+ Đây có phải là biểu hiện tiêu cực của tác giả không?
- GV liên hệ với lòng yêu nước của người VN.
+ Trong tình hiện nay, biểu hiện của lòng yêu nước như thế nào?
+ Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
I/ Tác giả, tác phẩm
 SGK/ 107
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. Chú thích:
3. Đại ý:
- Lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
III/ Phân tích.
1. Lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước ban đầu là là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
=> Khái quát về lòng yêu nước.
--> Dẫn chứng về lòng yêu nước
- Suối --> Sông --> Vôn-ga --> bể
 nhà --> làng xóm --> quê hương --> TQ 
--> So sánh => khẳng định chân lí về lòng yêu nước.
2. Thử thách của lòng yêu nước:
- Thể hiện qua cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
=> Lòng yêu nước mãnh liệt
III/ Tổng kết:
- Nội dung
- Nghệ thuật: tuỳ bút - chính luận.
 4) Củng cố:
 - Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài văn?
 - Nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương thì em sẽ nói gì?
 5) Dặn dò: 
 - Đọc lại văn bản và học bài.
 - Chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn có từ là:
 + Đọc kĩ và nghiên cứu bài học -> soạn bài vào vở soạn.
 + Chuẩn bị theo nhóm: nhóm 1 -> câu a; nhóm 2 -> câu b; nhóm 3 -> câu c ( trả lời các câu hỏi 1, 2, 3); nhóm 4 -> trả lời câu 1, 2, 3, 4 (phần II ).
ỏ Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 30/ 03/ 2006
Tiết 109: Tiếng Việt
Câu trần thuật đơn có từ là
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
 - Biết cách đặt câu trần thuật đơn có từ là. 
 - Giáo dục HS sử dụng đúng và yêu tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Đọc và nghiên cứu bài dạy qua SGK + SGV
 - HS: Tìm hiểu bài, soạn bài, bảng con.
III/ Lên lớp :
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 - Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ?
 => Câu trần thuật đơn: loại câu do một cụm chủ - vị tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, vật hay nêu ý kiến. 
 - HS cho ví dụ và chỉ ra tác dụng câu trần thuật đơn đã cho. 
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Tìm hiểu điểm chung của câu trần thuật đơn có từ là .
- HS đọc ví dụ 1 và nêu yêu cầu.
- HS làm theo nhóm trên bảng con (tổ 1: a; tổ 2: b; tổ 3: c; tổ 4: d):
 + Xác định chủ ngữ, vị ngữ.
 + Cấu tạo của vị ngữ.
 + Chọn từ, cụm từ điền trước vị ngữ
-> HS làm trên bảng con (mỗi tổ chọn 1 bảng)
-> HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra đặcđiểm câu trần thuật đơn có từ là.
ÚHoạt động 2: Phân loại câu trần thuật đơn có từ là.
- HS đọc 4 câu hỏi ở SGK / 115.
- HS trình bày (bảng phụ).
- Lớp nhận xét - GV chốt ý.
- HS rút ra bài học: các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
ÚHoạt động 3: Luyện tập.
- HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài.
- HS tìm câu trần thuật đơn có từ là.
- G lưu ý câu b, d và khắc sâu kiến thức về câu trần thuật đơn có từ là.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài tập theo nhóm (mỗi nhóm 2 câu).
-> Trình bày, nhận xét.
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 3.
-> GV chọn 2 đoạn văn trình bày.
- HS nhận xét, sửa chữa.
I/ Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là:
* Ví dụ:
1) Bà đỡ Trần / là người huyện Đông 
 C V
Triều.
b) Truyền thuyết / là loại truyện dân 
 C V
giankì ảo.
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một 
 C V
ngày trong trẻo, sáng sủa.
d) Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
 C V 
2) Vị ngữ có cấu tạo:
 a, b, c) là + CDT; d) là + TT
3) Thêm cụm từ phủ định:
a, b, d) không phải; c) chưa phải
* Ghi nhớ: SGK /114
II/ Các kiểu câu trần thuật đơn:
* Ví dụ:
1) Câu giới thiệu (câu a).
2) Câu định nghĩa (câu b).
3) Câu miêu tả (câu c).
4) Câu đánh giá (câu d).
* Ghi nhớ: SGK / 115
III/ Luyện tập:
1) Câu trần thuật đơn có từ là:
 Câu a, c, d, e.
2) a) Hoán dụ / là gọi tên của một sự vật, 
 C V
hiện tượng diễn đạt. (câu định nghĩa)
 c) Tre / là cánh tay của người nông dân. 
 C V (câu miêu tả)
Tre / còn là nguồn vui duy nhất  thơ.
C V (câu miêu tả)
Nhạc củacủa tre / là khúc nhạcquê.
 C V (câu m. tả)
d) Câu giới thiệu
g) Câu đánh giá
3) Đoạn văn: Tả người bạn của em trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là.
 4) Củng cố : 
 - Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ? Cho ví dụ.
 - Câu trần thuật đơn có mấy kiểu? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn.
 5) Dặn dò :
 - Học bài: ghi nhớ SGK / 114 - 115.
 - Xem và làm hoàn chỉnh các bài tập đã làm trên lớp.
 - Chuẩn bị bài Lao xao (Duy Khán):
 + Đọc văn bản và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
 + Đọc kĩ câu hỏi Đọc - hiểu văn bản và trả lời vào vở soạn.
 + Chuẩn bị theo nhóm trình bày trên bảng phụ: 
 Tổ 1 -> câu 1; tổ 2 -> câu 2a; tổ 3 -> câu 2b; tổ 4 -> câu 3.
ỏ Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN QUOC HUY GIAO AN NGU VAN 6 TUAN 28.doc