Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 12

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 12

 Bài 11 Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.

 - Ngụ ngôn -

 Tiết 45: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện vào thực tế cuộc sống.

- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tranh vẽ nhân hoá các bộ phận . dự kiến thích hợp.

 HS: Đọc hiểu văn bản.

C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 (H). Kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng” một cách diễn cảm.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài;

Truyện ngụ ngôn, người ta thường mượn truyện loài vật, sự việc, con người .  đưa ra bài học luân lí . "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" . là truyện nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người để nói chuyện con người. Nội dung và ý nghĩa của truyện như thế nào, .

(GV ghi tên bài lên bảng)

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 20/11/2005
Tiết 45 Ngày dạy: 22/11/2005 
 Bài 11 Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.
 - Ngụ ngôn -
 Tiết 45: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện vào thực tế cuộc sống.
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tranh vẽ nhân hoá các bộ phận ... dự kiến thích hợp.
 HS: Đọc hiểu văn bản.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (H). Kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng” một cách diễn cảm.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài;
Truyện ngụ ngôn, người ta thường mượn truyện loài vật, sự việc, con người ... à đưa ra bài học luân lí ... "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" ... là truyện nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người để nói chuyện con người. Nội dung và ý nghĩa của truyện như thế nào, ...
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
GV hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chú thích . GV hướng dẫn học sinh đọc.
+Đoạn đầu : Than thở , bắt mãn.
+Đi gặp lão miệng: Hăm hở, nóng vội.
+Đoạn tả kết quả ể oải, lờ đờ.
+Đoạn cuối: Hối lỗi, hoà thuận và thân ái.
(H). Mở dầu câu chuyện tác giả giới thiệu điều gì?
(H). Tại sao họ lại so bì với lão miệng?
GV: Rõ ràng nhìn từ ngoài ta thấy Mắt phải nhìn, tai phải nghe, chân phải đi, tay phải làm chỉ có miệng được ăn.
(H). Theo em 4 nhân vật so bì đã suy nghĩ chưa? (Chưa-nhờ miệng ăn mà toàn bọ cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh).
(H). Vậy cuộc đình của chân, tay, tai, mắt là gì? 
GV: Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, bộ phận, cơ thể người trong truyện.
(H). Ngụ ý bài học răn dạy là gì?
HS đọc ghi nhớ. GV phân tích và nhấn mạnh các ý trong mục này... . GV hướng dẫn HS luyện tập và củng cố.
(H). Nhắc lại thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể những truyện ngụ ngôn em đã học.
(H). Kể tên những truyện ngụ ngôn em đã biết.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Câu chuyện của chân, tay, tai, mắt, miệng
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng.Họ làm việc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì cả chỉ ngồi ăn không à nghỉ làm.
=> Kết quả: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đều lờ đờ, mệt mỏi, rã rời.
2. Bài học rút ra:
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời khỏi cộng đồng.
- Một người vì mọi người, mỗi hành động của cá nhân ảnh hưởng đến cả tập thể, cộng đồng.
* Ghi nhớ: (SGK-116)
III. Luyện tập:
4. Hướng dẫn về nhà:
Tóm tắt, kể diễn cảm, nắm nội dung, ý nghĩa của truyện ?
Ôn lại kiến thức tiếng việt dể kiểm tra.
Tuần 12 Ngày soạn: 21/11/2005
Tiết 46 Ngày dạy: 22/11/2005 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
 A. Mục tiêu bài học: Kiểm tra kiến thức HS về tiếng việt.
 Rèn kĩ năng làm bài tự giác, vận dụng kiến thức đã học.
 B. Chuẩn bị: GV: Đề, đáp án, biểu điểm.
 Kiểm tra sĩ số HS: Thu tài liệu, nhắc nhở nội quy bài làm.
 2. Kiểm tra:
 a. GV: Phát đề cho HS.
 * Đề:
 Câu1: (1đ): Đánh dấu (x) vào nhận xét mà em cho là đúng:
Có từ chỉ có một nghĩa & có từ có nhiều nghĩa
Tất cả từ tiếng việt đều có nhiều nghĩa nnghĩanghĩa.
Tất cả từ tiếng việt chỉ có một nghĩa.
 Câu2: (1đ) Trong câu sau có một từ dùng không đúng. Em hãy chỉ ra từ đó và tìm từ thay thế cho đúng.
 Nếu dùng từ không đúng nghĩa, chúng ta (người nói, viết hoặc người nghe, đọc) có thể nhận một hiệu quả không lường trước được.
 - Từ dùng không đúng:
 - Từ thay thế:
 Câu3: (3đ) Liệt kê những danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị trong đoạn văn sau:
 Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sống lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.
 - Danh từ chỉ sự vật:
 - Danh từ chỉ đơn vị:
 Câu4: (1đ) Khoanh tròn vào 1 ý kiến em cho là đúng nhất:
 Danh từ có thể kết hợp ở trước nó với các từ:
 a. Từ chỉ lượng.
 b. Danh từ chỉ lượng.
 c. Cả hai ý trên.
Câu5: (1đ) Khoanh tròn vào ý kiến em cho là đúng:
Danh từ có thể dễ dàng kết hợp với các từ ở sau:
 a. Từ phiếm chỉ (này, nọ, kia, ấy...)
 b. Từ chỉ số lượng (cả, tất cả, những ba...)
 c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu6: (2đ) Gạch dưới danh từ riêng không viết đúng quy tắc chính tả trong tập hợp từ sau đây:
a) Trần Hưng Đạo.
 Nguyễn văn Long.
 Hà nội.
 Việt Nam
 b) Mạc tư khoa (Matxcova)
 Hoa thịnh Đốn (Oasinhton)
 Nhật Bản (JaPan)
c) Luân Đôn Pa-ri
 Luân đôn In-đô-xi-a
 Luân-Đôn Ma-lai-xi-a
d) Bộ Giáo dục và đào tạo.
 Huân Chương Sao vàng
 Giải thưởng Hồ Chí Minh
Câu7: (1đ) Đặt câu có danh từ làm chủ ngữ. 
 Đặt câu có danh từ làm vị ngữ.
* Đáp án và biểu điểm:
Câu1: (1đ): ý thứ 3: Có từ chỉ có một nghĩa nhưng có từ có nhiều nghĩa.
Câu2: (1đ) Từ dùng không đúng: hiệu quả.
 Từ thay thế: kết quả.
Câu3: Liệt kê đúng 5 danh từ được 1 điểm.
- Danh từ sự vật: (12) Mã Lương, thuyền, buồm, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, quan, bút, biển, Mã Lương, thuyền.
- Danh từ đơn vị: (3) chiếc, nét, mặt.
Câu4: (1đ) a
Câu5: (1đ) a
Câu6: a) Nguyễn văn Long. Hà nội. (0.5đ)
b) Mạc tư khoa (Matxcova). Hoa thịnh Đốn (Oasinhton) (0,5)
c) Luân đôn . Luân-Đôn. (0,5) 
d) Bộ Giáo dục và đào tạo. Huân Chương Sao vàng (0,5)
Câu7: (1đ) – Đặt câu đúng nội dung, đúng yêu cầu .
Khi vị ngữ là danh từ thì trước vị ngữ phải có là.
3. GV thu bài cuối tiết. Nhận xét giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn về nhà: Xem lại đề bài số 2, suy nghĩ về cách mình đã làm .
Tuần 12 Ngày soạn: 21/11/2005
 Tiết 47 Ngày dạy: 23/11/2005 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Mục tiêu cần đạt: HS tự biết đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu trong (SGK).
 - HS tự sửa lỗi trong bài tập làm văn của mình và rút ra kinh nghiệm.
B. Chuẩn bị: GV: chấm bài. 
 HS: Xem lại đề bài đã làm.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 
 2. Trả bài kiểm tra:
(1) HS đọc lại đề bài:
* Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.
(H). Yêu cầu của đề bài là gì?(Kể về một lần em mắc lỗi).
(H). Kể về một lần em mắc lỗi nào đó phải chú yếu điều gì?(nguyên nhân, sự việc diễn ra, hậu quả, bài học, ý nghĩa).
(H). Phải lựa chọn chi tiết (lời nói, việc làm, hành động của nhân vật) như thế nào? (Tiêu biểu làm nổi bật cái lỗi).
(H). Kể có cần thật 100% hay không? Nếu sự việc cần hư cấu thì phải hư cấu như thế nào?
(2) Nhận xét bài làm của HS:
Ưu điểm: Nhiều bài làm tốt, biết chọn hình ảnh, việc làm, tình huống trình bày lôgic, lập luận chặt chẽ.
Tồn tại: - Có em lạc đề 
- Chưa biết chọn sự việc, hành động nổi bật của nhân vật mà chỉ nêu những điều đơn giản chưa tạo ấn tượng mạnh, khắc sâu đối với nhân vật.(Chưa đi sâu vào cái lỗi).
Câu từ chưa chính xác.
Viết sai chính tả quá nhiều.
(3) GV phát bài cho học sinh: HS đọc bài văn của mình. Tự sửa lỗi trong bài tại lớp. GV đọc bài mẫu (bài làm của HS tốt).
(4) GV lấy điểm vào sổ: 
(5) Hướng dẫn về nhà: 
Xem lại các lỗi mắc phải, sửa sai.
Tập làm một bài ở nhà (làm lài tập vào vở bài tập-kể về thầy, cô cũ của em). Chuẩn bị " Luyện tập, xây dựng bài tự sự - kể chuỵện đời thường".
Tuần 12 Ngày soạn: 23/11/2005
 Tiết 48 Ngày dạy: 25/11/2005 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò. Đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến (qua phần mở bài).
- Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường. Biết tìm ý, lập dàn bài. 
- Thực hành lập dàn bài.
B. Chuẩn bị: GV: Xét các đề (SGK), nghiên cứu, sưu tầm thêm một số bài văn kể chuyện đời thường.
- HS: Đọc 5 đề (SGK)- Lập tìm hiểu đề.
 C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẫn bị bài mới của HS.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Trong cuộc sống xung quanh ta là gia đình, ông bà, cha mẹ, bạn bè. Các mối quan hệ, kể những điều đó tiếc là kể chuyện SH đời thường ta phải kể như thế nào ?
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Làm quen với kể chuyện đời thường.
1 HS đọc 5 đề văn (SGK – 119)
(H). Các đề trên yêu cầu ta kể chuyện trong phạm vi nào?
Cuộc sống xung quanh ta, được ta chứng kiến, nghe, thấy ...
(H). Yêu cầu các đề kể về điều gì?
Người thật việc thật.
GV yêu cầu HS tự đặt một đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở nháp.
GV theo dõi HS làm và sau đó nhận xét trước lớp.
Hoạt động 2: HS làm dàn ý – đề kể chuyện đời thường.
(H). Yêu cầu của đề là gì?
(H). Khi kể ta nên chú ý điều gì?
 (người kể làm trọng tâm bài làm, phải khắc hoạ được nhân vật, kể việc thật, người thật – có thể tin được – không yêu cầu phải viết tên thật, địa chỉ thật của nhân vật. Nên kể phiếm chỉ hoặc dùng tên giả.)
HS đọc dàn bài và nhận xét lẫn nhau.
(H). Thân bài có mấy ý lớn? Hai ý đó đã đủ chưa?
(H). Em nào có đề xuất ý gì khác so với bạn?
(H). Vậy, khi kể về ông, bà ta cần chú ý đến điều gì?
GV cho HS đọc bài tham khảo.
(H). Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông?
Tính cách riêng nổi bật.
(H). Những chi tiết và việc làm ấy có tác dụng gì?
Tạo ra tính khí riêng của người già.
(H). Vì sao em nhận ra đây là đặc điểm của người già?
Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý?
(H). Tóm lại, kể về một nhân vật đời thường cần chú ý đạt được những gì?
HS đọc phần mở bài.
(H). Cách mở bài đã giới thiệu ông là một người như thế nào? Đã giới thiệu cụ thể chưa?
HS đọc kết bài.
(H). Kết bài có hợp lí không?
Hoạt động 3: HS lập dàn bài. Sau đó GV thu nhận xét, biểu dương những bài tốt.
1. Tìm hiểu đề:
Kể chuyện đời thường: kể về người thật, việc thật, về cuộc sống xung quanh ta.
2. Đề bài: Kể về ông (hay bà) của em.
Chú ý: - Sở thích.
 - Tình cảm.
Kể về nhân vật cần chú ý: đặc điểm của nhân vật (hợp lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa).
3. Lập dàn bài:
+/ Đề: Kể về một người bạn mới quen của em.
4. Củng cố: GV nhắc lại nội dung khi kể chuyện đời thường:
- Lưu ý đặc điểm của nhân vật: phù hợp với tâm trạng lứa tuổi.
- Đời thường phải là những tình tiết sự việc có thể tin được.
5. Hướng dẫn về nhà: Xem lại cách làm bài văn kể chuyện đời thường để tuần sau viết bài số 3.
Đọc tham khảo thêm các bài văn mẫu về kể chuyện đời thường.
Làm bài tập 1 SBT trang 45.
Soạn bài "Treo biển – Lợn cưới áo mới"

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t12.doc