Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuấn 27 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuấn 27 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.

 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

 - Đọc-hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.

 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ.

 - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.

3. Thái độ:

 Có thái độ đúng đắn trước cảnh đẹp của thiên nhiên và sức mạnh của con người.

II/ Chuẩn bị:

 - Gv: Soạn bài chu đáo.

 - Hs: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi Sgk.

III/ Tiến trình lên lớp:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”

3/ Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuấn 27 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2012	 Tuần: 27
Ngày dạy: 6/3/2012	 Tiết : 99
Bài 24
Văn bản: LƯỢM 
 Tố Hữu
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
 - Nét đặc sắc trọng nghệ thuật tả nhận vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. 
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự biểu cảm và xen lẫn đối thoại).
 - Đọc-hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
 - Phát hiện và phân tích ý nghĩa các từ láy, hình ảnh hóan dụ và những lời đối thoại trong thơ.
3. Thái độ:
 - Biết trân trọng những điều tốt đẹp, cảm phục sự hy sinh của Lượm.
 - Học tập tấm gương thiếu niên dũng cảm.
II/ Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn bài chu đáo.
 - Hs: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi Sgk.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung 
Hoạt động 1
 ? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Lượm ?
 - Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
 - Gv: Đọc thay đổi nhip đọc thích hợp với từng đoạn.
 ? Văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn ?
 - Từ đầu → Xa dần→ Cuộc gặp tình cờ;
 - Tiếp → Giữa đồng → sự hy sinh của Lượm.
 - Còn lại→ Hình ảnh Lượm sống mãi.
Hoạt động 2
 ? Lượm và tác giả gặp nhau trong hoàn cảnh nào ? Cuộc chiến tranh đó Lượm làm công việc gì?
 ? Hình ảnh Lượm hiện lên qua những câu thơ nào? Cách dùng từ của tác giả ? Nhằm mục đích gì?
 ? Trang phục của Lượm ? Em có nhận xét gì về trang phục đó ?
 ? Cử chỉ , lời nói ?
 ? Tác giả dùng cách nói như thế nào?
 ? Lời thơ nào tả Lượm làm nhiệm vụ ? Lời thơ nào gây ấn tượng mạnh cho người đọc ?
 ? Cách dùng từ của tác giả có gì đặc sắc ?
 ? Cái chết của Lượm được miêu tả qua lời thơ nào ?
 ? Cái chết đổ máu được tác giả miêu tả như một giấc ngủ, gợi cho em suy nghĩ gì ?
 ? Tình cảm của tác giả thể hiện qua cách xưng hô như thế nào?
 ? Khi nghe Lượm hy sinh tác giả thay đổi cách xưng hô ntn? Bộc lộ tình cảm gì ?
 ? Trong bài có câu thơ có cấu trúc đặc biệt? ? Hãy tìm những câu thơ đó ? 
 ? Nêu tác dụng Của nó trong việc miêu tả cảm xúc ?
Hoạt động 3.
GV: cho HS thảo luận 
4 nhóm thảo luận 2 vấn đề 
? Nêu nội dung chính của văn bản
? Nghệ thuật của văn bản là gì ?
Hoạt động 4.
 - Gv: Cho hs về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Tố Hữu (1920 – 2002) - ở Huế - nhà cách mạng , nhà thơ hiện đại.
2. Tác phẩm: 
- Sáng tác 1949 trong kháng chiến chống Pháp.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích.
SGK.
4. Thể loại:
- Thơ tự sự, thể thơ 4 chữ.
5. Bố cục:
 3 đoạn.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh Lượm:
a. Cuộc giặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
- Ngày Huế đổ máu → sự ác liệt của chiến tranh → ẩn dụ.
- Liên lạc→ Phù hợp với lứa tuổi.
* Hình dáng: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, híp mí, má đỏ.
→ Từ láy gợi hình → một hình dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.
* Trang phục: xinh xinh, ca lô đội lệch 
→ Gọn, đẹp phù hợp với công việc.
* Cử chỉ, lời nói : 
- Mồm huýt sáo vang ; Như con chim chích.
- Cháu đi liên lạc, vui hơn ở nhà..
-> So sánh → nhanh nhẹn đáng yêu.
b. Hình ảnh Lượm trong lúc làm nhiện vụ và hy sinh:
- Bỏ thư vào bao; Thư đề thưọng khẩn
- Vụt qua mặt trận; Đạn bay vèo vèo.
→ Động từ , tính từ miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
- Một dòng máu tươi; Cháu nằm trên lúa,  Hồn bay giữa đồng.
→ Vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm, nhẹ nhang, thanh thản.
→ Lượm không còn nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi với chúng ta.
2. Tình cảm của nhà thơ:
- Chú – cháu → thân thiết, ruột rà.
- Hai lần gọi Lượm là đồng chí.
→ Vừa thân tình, vừa trân trọng coi Lượm như là đồng chí.
- Ra thế Thôi rồi Lượm ơi
Lượm ơi ! Lượm ơi ! còn không.
→ Câu thơ ngắt làm đôi→ Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, đau xót. Lượm vẫn sống mãi trong tâm trí nhà thơ, Lượm còn mãi với đất nước.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: 
- Khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc.
- Biểu hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả.
2. Nghệ thuật:
 - Kết hợp miêu tả và biểu cảm. Thể thơ 4 tiếng gieo vần cuối.
- Cấu trúc nhiều từ láy gợi hình.
IV. Luyện tập:
 Làm bài tập ở nhà
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 - Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
 - Hs đọc lại ghi nhớ Sgk.
 - Đọc phần đọc thêm, học thuộc bài thơ - Soạn bài “Mưa”
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 3/3/2012	 Tuần: 27
Ngày dạy: 7/3/2012	 Tiết : 100
Hướng dẫn đọc thêm:
 Văn bản: MƯA
 Trần Đăng Khoa
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa..
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
 - Đọc-hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ.
 - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ:
 Có thái độ đúng đắn trước cảnh đẹp của thiên nhiên và sức mạnh của con người.
II/ Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn bài chu đáo.
 - Hs: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi Sgk.
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”
3/ Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1
 ? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Trần Đăng Khoa và tác phẩm Mưa ?
 - Gv: Đọc theo nhịp thơ, nhanh.
 - Chú thích Sgk.
 ? Văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn ?
Hoạt động 2.
 ? Quang cảnh lúc trời sắp mưa được miêu tả qua những hình ảnh từ ngữ nào?
 ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 ? Những cảnh vật trước cơn mưa hiện lên như thế nào ?
 ? Trong cơn mưa cảnh vật được miêu tả như thế nào ?
 ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả?
 ? Quang cảnh trước cơn mưa và sau cơn mưa được tác giả miêu tả rất phù hợp và sinh động . Vì sao có đựoc điều đó ?
 ? Trong cơn mưa hình ảnh của người bố đi cày về hiện lên bằng từ ngữ nào ? 
 ? Hình ảnh đội sấm, đội chớp gợi cho em điều gì ?
Hoạt động 3.
 - Gv: cho hs thảo luận, 4 nhóm thảo luận 2 vấn đề. 
 ? Nêu nội và nghệ thuật của văn bản.
 ? Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào ? và vào mùa nào ?
 - Gv: cho hs đọc ghi nhớ Sgk.
Hoạt động 4.
 - Hs đọc thêm Sgk. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Trần Đăng Khoa 1958
- Quê ở Hải Dương, làm thơ từ rất sớm.
2. Tác phẩm: 
- Bài Mưa rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
4. Bố cục: 3 đoạn.
- Từ đầu → Đầu tròn trọc lốc → Quang cảnh lúc trời sắp mưa.
- Tiếp → Cây lá hả hê → Cảnh trong mưa.
- Còn lại → Hình ảnh con người giữa cảnh dữ đội của cơn mưa.
II. Phân tích:
1. Quang cảnh lúc trời sắp mưa:
- Mối bay ra
- Gà rối rít tìm nơi ẩn nấp
- Ông trời mặc áo giáp đen
- Kiến hành quân 
- Lá khô gió cuốn
- Cỏ gà rung tai Sấm , chớp
-> Động từ , tính từ đặc biệt là nhân hóa
→ Một bức tranh sinh động được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh chi tiết về hình dáng, động tác , hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trước cơn mưa.
→ Khẩn trương, vội vã.
2. Quang cảnh lúc trời mưa:
- Mưa ù ù như xay lúa
- Đất trời mù trắng nước
- Cóc nhảy chó sủa
- Cây cối hả hê
→ So sánh , nhân hóa→ Cơn mưa dữ dội nhưng rất cần cho cảnh vật.
 → Tác giả quan sát và cảm nhận bằng mắt và tâm hồn cùng với sự liên tưởng tượng phong phú, tinh tế.
3. Hình ảnh con người trong cơn mưa:
- Đội sấm , đội chớp 
 đội cả trời mưa
→ Lối nói ẩn dụ và cách nói khoa trương.
→ Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: 
- Miêu tả cảnh thiên nhiên trước và sau cơn mưa rất sinh động và sức mạnh của con người trong thiên nhiên.
2. Nghệ thuật: 
- Thể thơ tự do , phép nhân hóa tái quan sát, tưỏng tượng tinh tế .
3. Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập: 
- Cơn mưa rào vào mùa hạ ở vùng nông thôn.
 Đọc thêm : Sgk – 81.
4/ Củng cố - dặn dò: 
 - Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - Em học tập được gì sau khi học xong văn bản này ?
 - Hs đọc lại ghi nhớ Sgk.
 - Đọc phần đọc thêm 
 - Học thuộc bài thơ - Soạn bài: Hoán dụ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 3/3/2012	 Tuần: 27
Ngày dạy: 7/3/2012	 Tiết : 101
Tiếng Việt: HOÁN DỤ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
 - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ
 - Tác dụng của phép hoán dụ.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế
 sử dụng tiếng Việt.
 - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.
3. Thái độ: 
 Giáo dục tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ, yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . Hướng dẫn hs chuẩn bị bài.
 - Hs: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình lê lớp:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Ẩn dụ là gì ? 
 - Hãy nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp. Cho mỗi loại một ví dụ ( gạch dưới ẩn dụ và nêu tác dụng ) ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cùng là một biện pháp chuyển đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng dựa trên quan hệ gần gũi nhau nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về phép tu từ này .
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 - Học sinh đọc ví dụ ?
 ? Các từ in đậm dùng để chỉ ai ?
 ? Giữa “áo nâu” và “ áo xanh” là sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? Giữa nông dân và “ thị thành” với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ?
 ? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt nào ?
 ? Hoán dụ là gì ?
 - Học sinh đọc mục ghi nhớ ?
Hoạt động 2.
 - Học sinh đọc ví dụ ?
 ? Học sinh đọc câu a: từ ngữ in đậm để chỉ ai ? Mối quan hệ giữa 2 sự vật.
 ? Ở ví dụ b ‘ một” và “ba” với số lượng mà nó biểu thị có quan hệ như thế nào ?
 ? “ Đổ máu” với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ có quan hệ như thế nào ?
 ? Có những kiểu hoán dụ nào ?
Hoạt động 3.
 Bài 1 ( Thảo luận nhóm ) Gv chia lớp thành 4 nhóm làm 4 câu. Thời gian 5 phút.
 Bài 2. Hs làm việc độc lập.
 - Gọi hs đặt câu có sử dụng phép hoán dụ.
 - Gv đưa ra một số gợi ý :
 Đầu xanh-> tuổi trẻ
 Đầu bạc-> tuổi già
 Mày râu -> đàn ông 
 Má hồng -> đàn bà.
I/ Hoán dụ là gì ?
1. Ví dụ ( trang 82/sgk)
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
- Áo nâu: người nông dân
- Áo xanh: ngừơi công nhân
- Nông thôn: người sống ở nông thôn .
- Thị thành: người sống ở thành thị
2. Tác dụng:
- Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc.
3. Ghi nhớ: Sgk
II/ Các kiểu hoán dụ:
1. Ví dụ ( trang 83/sgk )
a/ Bàn tay ta làm nên tất cả
bàn tay -> người lao động
( bộ phận ) ( toàn thể )
b/ Một -> số ít . ba -> số nhiều
( cụ thể) ( trừu tượng)
c/ Đổ máu -> sự hi sinh mất mát của con người
( dấu hiệu) ( sự vật)
d/ Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người HCM
( vật chứa đựng) ( vật bị chứa đựng )
2. Ghi nhớ: Sgk
III. Luyện tập:
 Bài 1: Tìm các hoán dụ và chỉ ra các mối quan hệ trong mỗi hoán dụ :
a. làng xóm- người nông dân (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng)
b. mười năm-thời gian trước mắt ; trăm năm -thời gian lâu dài (quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng ).
c. áo chàm- người Việt Bắc ( quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật )
Trái đất- loài người đang sống trên trái đát (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng )
Bài 2: So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ .
- Giống nhau : Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác .
- Khác nhau :
+ Ẩn dụ : Dựa vào mối quan hệ tương đồng ( qua so sánh ngầm )
+ Hoán dụ : Dựa vào mối quan hệ tương cận ( gần gũi)đi đôi với nhau.
- Ví dụ về ẩn dụ :
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ ( chỉ người )
Ngày đêm không ngủ được.
- Ví dụ về hoán dụ :
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Aó nâu , túi vải đẹp tươi lạ thường. ( dáu hiệu-sự vật )
Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép hoán dụ.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ ?
 - Về nhà viết đoạn văn miêu tả có sử dụng hoán dụ.
 - Chuẩn bị bài “ Tập làm thơ 4 chữ”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 4/3/2012	 Tuần: 27
Ngày dạy: 10/3/2012	 Tiết : 102
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 Giúp hs nắm được đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
2 .Kĩ năng: 
 - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.
 - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thẻ thơ bốn chữ.
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
3. Thái độ: 
 Rèn lòng ham mê môn Văn – tập làm thơ về ngày 8/3
II.Chuẩn bị:
 - Gv: + Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan. 
 + Tích hợp với văn bài “ Lượm ,với “So sánh, nhân hóa, ẩn dụ”
 - Hs: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc và nêu nội dung chính của bài thơ “ Lượm” – Tố Hữu? 
 - Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs .
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Các em đã được học bài thơ “ Lượm’ của Tố Hữu . Với mỗi câu bốn tiếng, 
số câu trong bài không hạn định . Vậy thể thơ bốn chữ có những đặc điểm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó .
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 ? Yêu cầu chung của thể loại thơ này? Mỗi dòng mấy chữ?
 ? Có mấy câu trong một khổ thơ?
Nhịp thơ?
 ? Cách gieo vần như thế nào ?
 ? Nhận biết cách gieo vần trong bài thơ "Lượm " ?
 - Học sinh xem lại bài thơ “ Lượm”
 - Số tiếng trong từng câu ?
 - Số câu trong từng bài ?
 - Cách chia đoạn có gì đáng chú ý ?
 - Nhận xét về nhịp, vần?
 - Giáo viên đọc đoạn thơ. 
 - Hướng dẫn học sinh phân tích nhịp, vần . (Gieo vần hỗn hợp, không theo trình tự nào )
 - Học sinh trình bày – lớp nhận xét – giáo viên nhận xét
Hoạt động 2.
 Hướng dẫn hs tìm các cách gieo vần trong các ví dụ trang 85/Sgk.
 - Gv hướng dẫn hs tạo lập đoạn thơ hay một bài thơ có nội dung miêu tả hoặc kể chuyện theo thể thơ bốn chữ.
 - Trình bày trước tập thể bài ( đoạn thơ ) đã làm.
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm.
I. Yêu cầu chung về thể loại thơ bốn chữ:
- Mỗi dòng bốn chữ; bốn câu = một khổ thơ. 
- Thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền và vần cách hay vần hỗn hợp.Xuất hiện nhiều trong tục ngữ , ca dao và đặc biệt là vè.
- Cách gieo vần :
- Vần lưng: loại vần được gieo ở giữa dòng thơ.
- Vần chân: vần gieo ở cuối dòng thơ.
- Vần liền: các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
 -Vần cách :các vần tách ra không liền nhau.
Ví dụ :
Chú bé / loắt choắt
Các xắc / xinh xinh
Cái chân / thoăn thoắt
Cái đầu / nghênh nghênh.
II. Thực hành:
1. Bài thơ: Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vực mẽ miệng gầy
Trưa vào bắt sâu
2. Vần chân: hàng – trang, núi – bụi.
Vần lưng: hàng – ngang, trang –màng.
3. Vần liền: hẹ – mẹ, đàn – càn.
Vần cách: cháu – sáu, ra – nhà.
4. Thay chữ: Sưởi = cạnh ; Đò = sông.
5. Tập làm thơ 4 chữ về mẹ, bà, cô nhân ngày 8/3
Trình bày bài ( đoạn) thơ đã chuẩn bị ở nhà. Chỉ ra nội dung, đặc điểm ( vần, nhịp ).
4.Củng cố - dặn dò:
 - Đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
 - Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ bốn chữ.
 - Soạn bài: “Cô tô”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Trần Phán, ngày 5/3/2012
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV 6Tuan 27.doc