Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Thuần - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Thuần - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của truyện: sức mạnh của mỗi cá nhân trong một tập thể, cần biết đoàn kết

- Giáo dục: Tinh thần đoàn kết, tôn trong công sức của người khác.

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn.

 * Trọng tâm: - Tìm hiểu truyện.

 * Tích hợp - Đặc điểm của truyện ngụ ngôn - Giải nghĩa từ.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài.

2/ HS: Học bài, làm BT, tập kể.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Qua những truyện ngụ ngôn đã học, em rút ra những bài học gì cho mình?

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Thuần - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 4/11/2012
ND : 6/11/2012 
Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng
(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của truyện: sức mạnh của mỗi cá nhân trong một tập thể, cần biết đoàn kết
- Giáo dục: Tinh thần đoàn kết, tôn trong công sức của người khác.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn.
 * Trọng tâm: - Tìm hiểu truyện.
 * Tích hợp - Đặc điểm của truyện ngụ ngôn - Giải nghĩa từ.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, làm BT, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Qua những truyện ngụ ngôn đã học, em rút ra những bài học gì cho mình?
3/ Bài mới:
Phương pháp
- GV hướng dẫn đoc, lời các nhân vật cần thể hiện đúng tính cách
HS đọc bài.
- Hãy tìm trong phần chú thích những từ ngữ miêu tả dáng điệu, hành động của các nhân vật? Giải nghĩa?
- Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Mấy sự việc lớn? Nội dung chính của mỗi sự việc? Hãy tìm phần văn bản tương ứng với sự việc đó?
- Nhân vật ở đây có gì đặc biệt.
-Trước khi quyết định chống lại Miệng tất cả các nhân vật này sống chung như thế nào?
-Hãy đọc lại lời các nhân vật, tìm những từ ngữ nêu nguyên nhân mà tất cả đồng lòng chống lại Miệng?
-Lời nói, cử chỉ nào thể hiện thái độ chống lại Miệng của Chân, Tay, Tai, Mắt?
- Em có nhận xét gì về thái độ này?
- Em nhận thấy Chân, Tay, Tai, Mắt có tính cách gì?
1. Luôn muốn sự công bằng.
2. Ghét những kẻ lời làm hay ăn.
3. Hay so bì, tị nạnh.
- (GV: Tính so bì tị nạnh thiệt hơn với những người thân thiết của mình đã khiến tất cả phải chịu hậu quả)
- Hãy đọc đoàn văn kể diễn biến sự việc sau khi tất cả quyết định: không làm gì nữa.
- Hậu quả này do đâu? 
- Vì sao Miệng không ăn tất cả đều mệt mỏi, rã rời.
- Ai phát hiện ra lỗi trước?
- Em hãy tóm tắt lại lời của Tai? 
- Cả bọn đã hưởng ứng lời của Tai? 
- Kết quả?
- Kết quả này nói lên điều gì?
- ở đây tác giả dân gian mượn chuyện các bộ phận trên cơ thể con người để nói về điều gì? 
- Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì cho mình, cho mọi người?
- Truyện ngụ ngôn này được xây dựng bằng nghệ thuật gì? 
- Em biết những truyện ngụ ngôn nào hoặc câu nói nào có ý nghĩa tương tự như nội dung câu truyện?
- Trong cuộc sống chúng ta cũng không thể mắc phải sai lầm như Chân, Tay, Tai, Mắt, em hãy lấy VD? 
- Sau khi học xong câu chuyện này em thấy mình cần phải làm gì với gia đình, tập thể lớp, tổ
Nội dung
I. Đọc, hiểu chú thích
1/ Đọc:
2/Chú thích:
3/ Cấu trúc văn bản: có 3 sự việc lớn:
+ Chân,Tay,Tai, Mắt: bàn bạc k làm lụng,chung sống với Miệng.
+ Hậu quả: Tất cả đều lờ đờ, tê liệt.
+ Sửa chữa sai lầm.
II. Tìm hiểu văn bản: 
1/ Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, chung sống với Miệng:
- Tất cả sống với nhau thân thiện, đoàn kết trên 1 cơ thể con người.
- Nguyên nhân: Cho rằng Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không trong khi cả bọn phải làm lụng vất vả.
- Cả bọn kéo đến nhà Miệng: không chào hỏi, nói thẳng vào mặt lão Miệng: "Từ nay. ông nữa"
=> Tất cả đều quyết tâm đoạn tuyệt, chia rẽ với Miệng.
=> Chân, Tay, Tai, Mắt là những nhân vật có tính so bì tị nạnh, sợ mình bị thiệt thòi, không có tinh thần đoàn kết.
2/ Hậu quả của quyết định trên:
- Cả bọn đều mệt mỏi, rã rời.
- Tay, Chân: không còn muốn chạy, nhảy.
- Mắt: lờ đờ.
- Tai : lúc nào cũng ù ù
 Đến ngày thứ 7 : không thể chịu nổi nữa.
=> Hậu quả thật tai hại là do Chân, Tay, Tai, Mắt tự hại mình, do tính tị nạnh, so bì mang lại.
3/ Sửa chữa sai lầm:
- Tai: Nếu không làm cho Miệng có ăn tất cả sẽ bị tê liệt; Miệng có việc là nhai, phải làm lành với Miệng.
- Cả bọn đi tìm thức ăn cho Miệng.
- Tất cả thấy đỡ mệt, khoan khoái, hoà thuận với nhau, mỗi người một việc.
=> Sự tỉnh ngộ, đoàn kết của các bộ phận làm nên sức mạnh cho tất cả.
III Tổng kết:
- Ghi nhớ: SGK - 116
III. Luyện tập: 
- Truyện: lục súc tranh công.
- Khẩu hiệu: "Mỗi người."
4. Củng cố : gv củng cố lại bài học
5. hướng dẫn: -Học, làm bài tập
NS: 4/11/2012
ND: 8/11/2012
Tiết 46: Kiểm tra Tiếng việt
NS : 4/11/2012
ND : 9/11/2012
Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa lỗi trong bài làm của học sinh, giúp các em nhận ra lỗi mình đã mắc, chữa lỗi.
- Giáo dục: ý thức tự giác, cố gắng.
- Rèn kỹ năng: chữa lỗi.
* Trọng tâm: nhận xét, chữa lỗi.
* Tích hợp:
- Văn tự sự (kể chuyện).
- Các lỗi dùng từ thường gặp, chữa lỗi.
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: chấm, chữa bài.
2/ HS: ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Hãy nhắc lại đề bài?
- Hãy nêu những yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ quan trọng?
- Em định kể theo ngôi nào, thứ tự nào?
- Em hiểu như thế nào là đi xa? 
- Em định chọn chủ đề nào?
- GV chia nhóm lập dàn ý chung
+ Theo em MB cần giải thích điều gì?
- Thân bài nên kể như thế nào cho hợp lý, hấp dẫn người đọc?
- Khi kể chuyện theo ngôi 1 cần chú ý điều gì?
- Phần kết bài nên kết thúc như thế nào?
- GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm của hs 
-GVđọc nội dung các bài của: Em có nhận xét gì về nội dung của bạn?
- Theo em, nếu kể lại bạn phải kể như thế nào?
- Trong lỗi về hình thức có rất nhiều lỗi, hãy kể những lỗi thường gặp?
- Nguyên nhân, mắc lỗi của bạn, sửa lỗi 
- Cách dùng từ của bạn có chỗ nào chưa ổn? Bạn sai do đâu?
- Em hãy sửa lỗi giúp bạn?
-GV giới thiệu các bài:
Nội dung
I/ Đề bài: 
 - Kể về một chuyến đi xa của em
II/ Lập dàn ý: 
 A. Mở bài:
 -Giới thiệu chuyến đi (thời gian, địa điểm đến, người đi cùng, cảm xúc)
B. Thân bài:
 - Thứ tự thời gian: lần lượt kể những gì nhìn thấy, nghe, cảm nhận được.
 - Chú ý yếu tố cảm xúc.
C. Kết bài:
 - Cảm nghĩ sau chuyến đi.
III/ Nhận xét: 
 - Ưu: Biết hổi tưởng, chọn sự việc hợp lý bố cục hài hoà, trung thực.
 -Nhược: Kể chuyện đơn điệu, tẻ nhạt, ít cảm xúc.
IV/ Chữa lỗi: 
a) Lỗi về nội dung:
 - Nội dung sơ sài, không làm nổi bật chủ đề, truyện kể đơn điệu, thiếu cảm xúc
 - Kể chi tiết hơn, có chọn lọc, thêm cảm xúc cho bài làm sinh động.
b) Lỗi về hình thức:
 - Lỗi chính tả:
 -Lỗi dùng từ:
 -Lỗi diễn đạt (câu văn)
* Lỗi bố cục
 - Chưa tách ý, tách đoạn rõ ràng.
V/ Trả bài: 
4/ Củng cố:- Đề văn này có gì khác những văn bản tự sự đã học?
5/ Dặn dò: -Ôn tập chuẩn bị cho giờ LT.
=====================================================
NS : 4/11/2012
ND : 9/11/2012
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự 
 kể chuyện đời thường.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa chữa lỗi chính tả.
- Rèn kỹ năng: Tìm ý, lập dàn ý cho bài kể chuyện đời thường.
* Trọng tâm: - Xây dựng bài văn tự sự, kể chuyện đời thường.
* Tích hợp: - Các bước, các yếu tố trong bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Phương pháp
- GV yêu cầu HS quan sát 5 đề bài trong SGK. Em hãy nêu yêu cầu, phạm vi yêu cầu của mỗi đề bài?
+ Đề bài (b) có yêu cầu và phạm vi kể như thế nào?
+ Đề bài (c) có yêu cầu kể về một người nào không? Yêu cầu kể ở đây là gì?
- GV chia lớp 3 nhóm, hãy thi ra đề văn tương tự những đề trong SGK.
- Những đề văn của SGK và của các em đều có điểm gì giống nhau?
Vậy đề văn kể chuyện đời thường có yêu cầu, phạm vi kể như thế nào?
- Đề yêu cầu gì? kể người hay kể việc là trọng tâm?
- Theo em có nên kể như thật: tên thật, địa chỉ thật, những sự việc thật tuyệt đối không?
- Cần phải kể tập trung vào điều gì, chọn nhân vật như thế nào? cho phù hợp?
- ở phần MB cần giải thích điều gì?
- ở phần TB, bài nêu mấy ý lớn? Theo em viết về ông có 2 ý như vậy đã đủ chưa? Cần bổ sung ý gì?
- Nhắc về người thân mà nhắc đến ý thích riêng của người đó có phù hợp không?
- KB cần nêu ý gì?
- HS đọc bài văn mẫu.
- Bài làm có sát với đề không?
- Bài viết nêu được những chi tiết nào đáng chú ý về ông? Từ những chi tiết ấy hình ảnh người ông hiện lên như thế nào?
- Qua bài tập này, em rút ra được kết luận gì về các bước, yêu cầu của một bài văn kể chuyện đời thường về một nhân vật?
- MB thường nếu ý gì 
- KB cần thể hiện điều gì? 
- Hãy xác định yêu cầu của đề bài?
- GV chia lớp 3 nhóm, cùng tìm hiểu đề, GV so sánh kết luận.
- Từ dàn ý bài trước, em hãy xây dựng dàn ý cho đề bài này?
+ MB của bài kể về nhân vật đời thường cần làm như thế nào?
+ Thân bài cần phải làm nổi bật điều gì? nên chia thành mấy ý?
Có nên kể quá tỉ mỉ những việc làm hàng ngày không? Nên chọn sự việc như thế nào?
+ Kết bài cần thể hiện điều gì?
- Tại sao không nên kể quá tỉ mỉ? (nhàm chán, vô nghĩa,)
- GV cho HS làm ra nháp, trình bày dàn ý trước lớp - nhận xét, uốn nắn sửa chữa.
Nội dung
1/ Bài tập 1: SGK: 
a) Yêu cầu: Kỷ niệm của chính mình.
- Phạm vi: Trong quá khứ (xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày)
b) Yêu cầu: kể người bạn.
- Phạm vi: Trong mối quan hệ bạn bè hàng ngày.
c) Yêu cầu: Chuyện vui sinh hoạt.
- Phạm vi: Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
=> yêu cầu của đề: kể về người con người, những sự việc trong phạm vi đời sống hàng ngày, trong mối quan hệ giao tiếp quen thuộc.
2/ Bài tập 2: 
Đề: Kể chuyện về ông hay bà của em.
 * Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: kể về ông hoặc bà.
- Tập trung thể hiện phong cách, tính cách của ông.
- Không nên kể tên thật, người thật, nên kể phiếm chỉ, tên giả
- Cần thể hiện tình cảm của em đối với ông.
* Lập dàn ý: 
A. MB: 
Giới thiệu chung về ông.
B- TB:
- ý thích của ông em: 
1- 
Ông yêu các cháu:
1-
- Ông đối xử với mọi người trong nhà đúng mực, gần gũi.
C- KB: - Nêu tình cảm của em với ông.
* Bài văn mẫu: SGK.
- Người ông hiền từ, yêu hoa, sống ngăn nắp, yêu các cháu, luôn dạy bảo, chăm lo cho các cháu.
* Kết luận:
- Kể chuyện đời thường về nhân vật cần tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài.
- Khi kể phải nổi bật đặc điểm, tính cách của nhân vật với các chi tiết sự việc đáng nhớ, có ý nghĩa.
3/ Bài tập 3: 
- Đề: Kể về một người bạn mới quen.
* Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Kể -đối tg: một người bạn mới.
- Phạm vi: Trong đời sống hàng ngày.
- Mục đích: Giới thiệu bạn, làm nổi bật cá tính của bạn, tình cảm của em với bạn.
* Dàn ý:
A- Mở bài:
- Gthiệu hoàn cảnh quen bạn - gthiệu bạn.
B- Thân bài: - Về học tập, lao động
+
- Về quan hệ bạn bè, sở thích của bạn
+
C- Kết bài: Tình cảm của em với bạn.
4/ Củng cố: -Kể chuyện đời thường có đặc điểm gì?"
5/ Dặn dò: -Hoàn thành bài viết hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6 tuan 12.doc