Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu:

 - Nhận ra được những ưu, nhược điểm của bài viết tả cảnh ở nhà, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

 - Củng cố các bước xây dựng bài văn tả cảnh; vận dụng các kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh để hoàn thiện một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.

 - Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày, sắp xếp ý theo trình tự nhất định.

 - Giáo dục ý thức tự giác học tập.

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đề - chấm bài; chuẩn bị nội dung trả bài (Soạn giáo án)

 - Học sinh: Ôn lại lí thuyết, đọc kĩ và lập dàn ý cho đề bài viết tập làm văn tả cảnh ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.

 3.Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

 b. Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài: (1phút).

Các em đã viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà. Vậy qua bài viết, các em đã đạt được những yêu cầu gì? Còn những điểm gì cần phải rút kinh nghiệm? Trong tiết trả bài hôm nay chúng ta cùng xem xét lại bài viết đó.

 

doc 28 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
NGỮ VĂN - BÀI 24
 Kết quả cần đạt.
 - Kiểm tra đánh giá kiến thức cơ bản về phần văn bản đã học từ đầu học kì II đến nay. Từ đó đánh giá chung về năng lực của học sinh để có hướng bổ sung, nhằm hạn chế cho các em trong thời gian học tập của học kì II.
 - Đánh giá, rút kinh nghiệm những ưu, nhược điểm về bài vết tập làm văn ở nhà qua tiết trả bài.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm. Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.
 - Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài Mưa; nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.
Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng:6A: /02/2009
 6B: /02/2009
KIỂM TRA VĂN
 1. Mục tiêu bài dạy: Qua bài kiểm tra:
	- Đánh giá kiến thức cơ bản về phần văn bản đã học từ đầu học kì II đến nay. Từ đó đánh giá chung về năng lực của học sinh để có hướng bổ sung, nhằm hạn chế cho các em trong thời gian học tập của học kì II.
	- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng phân tích, cảm thụ văn học.
	- Giáo dục ý thức thái độ nghiêm túc trong học tập của học sinh
 2. Chuẩn bị cuả giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; ra đề, đáp án - biểu điểm.
 - Học sinh: Học bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
 3.Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: Không
 b. Nội dung bài mới: Tiến hành kiểm tra: (Giáo viên giao đề cho học sinh)	
 ĐỀ BÀI KIỂM TRA LỚP 6A
Ma trận
 Mức độ
Lĩnh vực ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ngữ 
Văn
Văn học Việt Nam
 5
(C1,2
,3,6,7)
5
(4,8,
 9,
11,12)
1
(C1)
1
(C2)
10
2
Văn học Nước Ngoài
2
(C5,10)
2
Tổng số câu
Tổng số điểm
 5
 1,25
 7
 1,75
 1
 3
 1
 4
 12
 3
 2
 7
Phần I. Trắc nghiệm: (3 điểm)Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất
 Câu 1. Văn bản “Vượt thác” của tác giả nào?
	A. Tô Hoài 
	B. Tạ Duy Anh 
	C . Đoàn Giỏi
	D. Võ Quảng
Câu 2. (0,25 điểm)Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” nhân vật chính trong truyện là ai?
	A. Người anh và cô em gái Kiều Phương 
	B. Người anh 
	C. Kiều Phương 
	D. Hoạ sĩ Tiến Lê
Câu 3.( 0,25 điểm) Văn bản “Sông nước Cà Mau” của tác giả nào?
Võ Quảng
Đoàn Giỏi
Tô Hoài 
Câu 4. (0,25 điểm) Văn bản “Sông nước Cà Mau” giúp em hình dung cảnh vật như thế nào?
	A. Có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã 
	B. Có vẻ đẹp duyên dáng và yểu điệu 
	C. Có vẻ đẹp mênh mông và hùng vĩ 
	D. Có vẻ đẹp ghê gớm và dữ dội	
Câu 5. (0,25 điểm) Qua câu chuyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê em cảm nhận được điều gì?
	A. Tinh thần tự lực học tập của Phrăng 
	B. Hình ảnh cảm động về thầy Ha-men 
	C. Sự hối hận nuối tiếc của Phrăng 
	D. Lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc 	
Câu 6. (0,25 điểm)Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được miêu tả từ những phương diện nào?
 A. Vẻ mặt, dáng hình 
	B. Cử chỉ, hành động 
	C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình
	D. Dáng vẻ, hành động, lời nói
Câu 7. ( 0,25 điểm) Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài trích từ chương bao nhiêu của tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí”?
Chương I
Chương III
 Chương IV
 Câu 8. ( 0,25 điểm) Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài miêu tả chú Dế Mèn có vẻ đẹp và tính cách ntn ?
Vẻ đẹp cường tráng 
Gầy gò ốm yếu
Có vẻ đẹp cường tráng,đầy sức sống nhưng tính cách táo tợn kiêu căng tự phụ, ngông cuồng.
 Câu 9. ( 0,25 điểm ) Qua văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” các em rút ra bài học gì?
Ghen ghét đố kị trước tài năng và sự thành công của người khác là xấu
Tự ái cá nhân và mặc cảm là những hạn chế cần khắc phục
Lòng nhân ái độ lượng bao dung là rất cần thiết ở mỗi người.
Cả 3 bài học trên.
 Câu 10. ( 0,25 điểm) Văn bản “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê nêu lên chân lí gì?
Thể hiện lòng yêu nước
Thể hiện quyết tâm học tiếng mẹ đẻ
Nêu lên “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”
 Câu 11.(0,25 điểm) Qua văn bản “ Vượt Thác” làm nổi bật hình ảnh nào?
Cảnh đẹp sông Thu Bồn
Cảnh đoàn thuyền vượt thác.
Miêu tả cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động .
 Câu 12. ( 0,25 điểm )Trong văn bản “ Đêm nay bác không ngủ”.Tình cảm của Bác Hồ đối với bộ đội và dân công là tình cảm như thế nào ?
Là tình cảm lo lắng , bồn chồn.
Chăm sóc ân cần, chu đáo.
Bác yêu thương chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ, ân cần, lo lắng sốt ruột như người cha yêu thương lo lắng cho đàn con. 
 Phần II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1:Hãy chép đúng, đẹp theo trí nhớ sáu khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.( 3 điểm)
Câu 2: Phân tích hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong khổ thơ sau: ( 4 điểm)
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm: (3 điểm - mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
 Câu
 Đáp án
 Câu
 Đáp án
 1
 D
 7
 A
 2
 A
 8
 C
 3
 B
 9
 D
 4
 A
 10
 C
 5
 D
 11
 C 
 6
 D
 12
 C
Phần II. Tự luận: (5 điểm)
 1. Học sinh chép đúng, đẹp sáu khổ thơ theo trí nhớ:	 (3 điểm)
	- Hình thức: đúng, đẹp (1 điểm).
	- Nội dung: Đúng, chính xác (2 điểm).
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
Bác có lạnh lắm không?
 2. Phân tích hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên: (4 điểm)
(1,5 điểm) - Anh đội viên được chứng kiến những cử chỉ chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác đối với các chiến sĩ, bộ đội trong lần thức giấc, anh vô cùng xúc động, anh mơ màng như nằm trong giấc mộng. Được gặp Bác, được nhìn thấy Bác, được Bác chăm sóc, anh hạnh phúc sung sướng tưởng như trong một giấc mơ. 
(2,5 điểm) - Hình ảnh so sánh: 
Bóng Bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng Š có sức khái quát vẻ đẹp về hình tượng Bác với tầm vóc to lớn, bao trùm khắp không gian, vừa có sức toả sáng, vừa có sức truyền hơi ấm nồng nàn cho cảnh vật và con người. Đó là hơi ấm của tình yêu thương bao la, hơi ấm tình thương ấy còn hơn ngọn lửa hồng.
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 6B
 MA TRẬN
 Mức độ
Lĩnh vực ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ngữ 
Văn
Văn học Việt Nam
 5
(C1,2
,3,6,7)
5
(4,8,
 9,
11,12)
1
(C1)
1
(C2)
10
2
Văn học Nước Ngoài
2
(C5,10)
2
Tổng số câu
Tổng số điểm
 5
 1,25
 7
 1,75
 1
 3
 1
 4
 12
 3
 2
 7
Phần I. Trắc nghiệm: (3 điểm)Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất
 Câu 1. Văn bản “Vượt thác” của tác giả nào?
	A. Tô Hoài 
	B. Tạ Duy Anh 
	C . Đoàn Giỏi
	D. Võ Quảng
Câu 2. (0,25 điểm)Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” nhân vật chính trong truyện là ai?
	A. Người anh và cô em gái Kiều Phương 
	B. Người anh 
	C. Kiều Phương 
	D. Hoạ sĩ Tiến Lê
Câu 3.( 0,25 điểm) Văn bản “Sông nước Cà Mau” của tác giả nào?
Võ Quảng
Đoàn Giỏi
Tô Hoài 
Câu 4. (0,25 điểm) Văn bản “Sông nước Cà Mau” giúp em hình dung cảnh vật như thế nào?
	A. Có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã 
	B. Có vẻ đẹp duyên dáng và yểu điệu 
	C. Có vẻ đẹp mênh mông và hùng vĩ 
	D. Có vẻ đẹp ghê gớm và dữ dội	
Câu 5. (0,25 điểm) Qua câu chuyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê em cảm nhận được điều gì?
	A. Tinh thần tự lực học tập của Phrăng 
	B. Hình ảnh cảm động về thầy Ha-men 
	C. Sự hối hận nuối tiếc của Phrăng 
	D. Lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc 	
Câu 6. (0,25 điểm)Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được miêu tả từ những phương diện nào?
 A. Vẻ mặt, dáng hình 
	B. Cử chỉ, hành động 
	C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình
	D. Dáng vẻ, hành động, lời nói
Câu 7. ( 0,25 điểm) Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài trích từ chương bao nhiêu của tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí”?
Chương I
Chương III
 Chương IV
 Câu 8. ( 0,25 điểm) Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài miêu tả chú Dế Mèn có vẻ đẹp và tính cách ntn ?
Vẻ đẹp cường tráng 
Gầy gò ốm yếu
Có vẻ đẹp cường tráng,đầy sức sống nhưng tính cách táo tợn kiêu căng tự phụ, ngông cuồng.
 Câu 9. ( 0,25 điểm ) Qua văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” các em rút ra bài học gì?
Ghen ghét đố kị trước tài năng và sự thành công của người khác là xấu
Tự ái cá nhân và mặc cảm là những hạn chế cần khắc phục
Lòng nhân ái độ lượng bao dung là rất cần thiết ở mỗi người.
Cả 3 bài học trên.
 Câu 10. ( 0,25 điểm) Văn bản “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê nêu lên chân lí gì?
Thể hiện lòng yêu nước
Thể hiện quyết tâm học tiếng mẹ đẻ
Nêu lên “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”
 Câu 11.(0,25 điểm) Qua văn bản “ Vượt Thác” làm nổi bật hình ảnh nào?
Cảnh đẹp sông Thu Bồn
Cảnh đoàn thuyền vượt thác.
Miêu tả cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động .
 Câu 12. ( 0,25 điểm )Trong văn bản “ Đêm nay bác không ngủ”.Tình cảm của Bác Hồ đối với bộ đội và dân công là tình cảm như thế nào ?
Là tình cảm lo lắng , bồn chồn.
Chăm sóc ân cần, chu đáo.
Bác yêu thương chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ, ân cần, lo lắng sốt ruột như người cha yêu thương lo lắng cho đàn con. 
 Phần II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1:Hãy chép đúng, đẹp theo trí nhớ sáu khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.( 3 điểm)
Câu 2: Phân tích hình ảnh Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác trên sông Thu Bồn? ( 4 điểm)
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm: (3 điểm - mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
 Câu
 Đáp án
 Câu
 Đáp án
 1
 D
 7
 A
 2
 A
 8
 C
 3
 B
 9
 D
 4
 A
 10
 C
 5
 D
 11
 C 
 6
 D
 12
 C
Phần II. Tự luận: (5 điểm)
 1. Học sinh chép đúng, đẹp sáu khổ thơ theo trí nhớ:	 (3 điểm)
	- Hình thức: đúng, đẹp (1 điểm).
	- Nội dung: Đúng, chính xác (2 điểm).
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt  ... viên và học sinh:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên. 
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng	
	* Câu hỏi:
	Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ Lượm của Tố Hữu. Cho biết hình ảnh Lượm được khắc hoạ trong phần đầu của bài thơ như thế nào?
	* Đáp án - Biểu điểm:
( 5 điểm) - Đọc đúng yêu cầu.
(5 điểm) - Hình ảnh Lượm được khắc hoạ trong phần đầu của bài thơ đó là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, yêu công việc cách mạng.
 b. Nội dung bài mới:
	* Giới thiệu:(1 phút)
	Trong tiết trước, các em đã thấy Lượm là một chú bé hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc và hy sinh dũng cảm bởi nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Vậy cuối bài thơ tác giả còn khắc hoạ lại hình ảnh Lượm để thể hiện điều gì? Mời các em cùng tìm hiểu tiếp.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 HS1
 HS2
? TB
 GV
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
 GV
 GV
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
 GV
 HS
? TB
? TB
 HS
 GV
 GV
?N 1
?N 2
?N 3
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 HS
- Ghi các đề mục đã tìm hiểu lên bảng.
(1 phút)
- Đọc lại toàn bộ văn bản. (3 phút).
- Đọc lại đoạn cuối từ “Lượm ơi, còn không?”Š hết.
* Nhắc lại nội dung đoạn thơ vừa đọc?
- Như các em đã biết, trong phần thứ hai của văn bản, tác giả miêu tả sự hy sinh của Lượm. Cái chết của Lượm có làm cho lòng người đau đớn nhưng không bi luỵ với hình ảnh ở khổ thơ cuối của phần thứ hai: 
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Ta có cảm giác Lượm như một thiên thần. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước. Điều đó cũng đã thể hiện phần nào tình cảm của tác giả dành cho Lượm.
* Tác giả được tin Lượm hy sinh, đã hình dung ra sự việc một cách cặn kẽ, cụ thể. Vậy vì sao tác giả lại hỏi: “Lượm ơi, còn không?”? Có gì đặc biệt trong câu thơ này?
- Câu thơ là một câu hỏi tu từ (hỏi không phải dùng để hỏi mà để khẳng định). Câu thơ đứng riêng thành một khổ riêng, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng bạn đọc, thể hiện rõ hơn tình cảm vừa nghẹn ngào, đau xót vừa ngỡ ngàng của tác giả như không muốn tin rằng Lượm đã hy sinh. Một câu thơ day dứt lòng người.
* Hai khổ thơ cuối lặp lại khổ 3 và 4. Tác giả như vậy nhằm mục đích gì?
- Tác giả lặp lại hai khổ thơ trong phần đầu bài thơ theo kết cấu vòng trong đầu - cuối nhằm khẳng định hình ảnh hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời của Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ, với quê hương đất nước. Đó là hình ảnh bất tử.
* Trong bài thơ, người kể chuyện gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích sự thay đổi cách gọi đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ, tình cảm của tác giả đối với Lượm?
- Các cách gọi: Chú bé, chú đòng chí nh, cháu, Lượm ơi thể hiện sắc thái và quan hệ tình cảm khác nhau:
+ Chú bé: Cách gọi thân mật của người lớn với những bé trai nhỏ.
+ Cháu: Quan hệ gần giũ, thân thiết, như quan hệ ruột thịt. Cách gọi tự nhiên, thể hiện sự trìu mến.
+ Chú đồng chí nhỏ: Thân thiết trìu mến, coi Lượm như đồng đội, đồng chí, cùng nhiệm vụ, cùng chung chiến hào.
+ Lượm ơi: Gọi bằng tên riêng, thể hiện tình cảm đau xót của tác giả lên đến cao độ.
- Qua lời xưng hô kết hợp miêu tả, kể chuyện, tác giả đã thể hiện tình yêu thương, trìu mến, trân trọng, đồng thời với sự cảm phục, tiếc thương của mình.
* Qua tìm hiểu văn bản, em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Lượm?
- Nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, kết hợp tả kể với biểu cảm; nhiều từ láy có giá trị biểu cảm, gợi hình, gợi tả, giàu âm điệu.
- Nội dung: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh Lượm - một hình tượng nhân vật đẹp, được thể hiện cụ thể, chân thực với tính cách tiêu biểu: Hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho cách mạng. 
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T. 77).
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 2 (SGK,T.77): Lưu ý:
+ Hoàn cảnh của lần đưa thư đó (Trong một hoàn cảnh rất cấp thiết, cần kíp và nguy hiểm đe doạ đến tính mạng con người).
+ Thái độ thực hiện nhiệm vụ của Lượm.
+ Sự hy sinh cao cả của Lượm.
- Chuyển: Các em đã được học nhiều thể thơ với số lượng tiếng trong mỗi câu thường từ 4 tiếng trở lên. Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa là một bài thơ khá đặc biệt về số lượng tiếng trong mỗi dòng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hướng dẫn đọc thêm này.
* Nêu những nét cơ bản về tác giả Trần Đăng Khoa?
- Trình bày.
- Bổ sung: Trần Đăng Khoa làm thơ từ nhỏ. Thơ anh thờng viết về những con người bình dị, con vật gần gũi ở làng quê, dưới con mắt hồn nhiên ngây thơ của một chú bé ở nông thôn.
* Em biết gì về xuất xứ của bài thơ?
- Trình bày.
- Khái quát.
- Hướng dẫn đọc: Đây là một bài thơ được viết theo thể tự do, dòng ngắn nhất là một tiếng, dài nhất là 4 tiếng, chủ yếu là dòng hai tiếng. Hình thức này tạo nên tiết tấu nhanh, nhiều biến đổi liên tục của sự vật diễn ra trong một cơn mưa rào (mưa lớn nhưng kết thúc nhanh) Š Chú ý đọc đúng ngữ điệu (mỗi dòng thơ ngắt một nhịp).
- Đọc (có nhận xét, hướng dẫn cách đọc).
* Tìm bố cục của bài thơ? (cơn mưa được miêu tả theo trình tự nào? Từ đó xác định bố cục của bài thơ?)
- Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian qua trạng thái hoạt động của các sự vật và loài vật từ lúc sắp mưa đến khi cơn mưa diễn ra. Theo trình tự đó, bài thơ có bố cục 2 phần như sau:
1. Từ đầu đến “Đầu tròn trọc lốc” Quang cảnh trước cơn mưa với những hoạt động, trạng thái khẩn trương, vội vã của sự vật.
2. Phần còn lại: Quang cảnh trong cơn mưa.
* Căn cứ vào nội dung hãy xác định đối tượng được miêu tả trong bài thơ?
- Đối tượng miêu tả trong bài thơ gồm có cảnh vật thiên nhiên và con người.
- Vậy thiên nhiên và con người được miêu tả như thế nào? Chúng ta sang phần Phân tích văn bản.
- Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận với câu hỏi gợi ý như sau:
* Để tái hiện lại cảnh trời sắp mưa, tác giả đã đề cập đến những sự vật nào? Bằng những hình ảnh gì? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trước cơn mưa?
* Cơn mưa được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả có gì đặc biệt? Qua đó em thấy cảnh vật hiện ra như thế nào?
* Hình ảnh con người được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả có gì đặc sắc? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận hình ảnh người cha của Trần Đăng Khoa?
- Làm việc theo nhóm (4 phút), sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung và khái quát nội dung cơ bản từng phần:
 Š Trước cơn mưa có rất nhiều sự vật được nói đến:
- Những con mối
- Gà Con
- Ông trời
- Cây mía
- Kiến
- Lá khô
- Cỏ gà
- Bụi tre
- Hàng bưởi
- Chớp
- Sấm
- Cây dừa
- Ngọn mùng tơi
- Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật hiện tượng rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:
+ Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp.
+ Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên “mặc áo giáp đen” “Hành quân đày đường”...
+ Mỗi sự vật đều chờ đón cơn mưa với niềm vui riêng thể hiện những tình cảm, tính cách riêng thông qua nghệ thuật nhân hoá triệt để của tác giả (dùng những từ ngữ chỉ tên, hành động tính cách của con người gán với các sự vật cụ thể).
=> Tất cả cho thấy cảnh vật trước cơn mưa hiện ra thật cụ thể, đa dạng, phong phú và chính xác. Dường như thiên nhiên cũng vội vã, khẩn trương. Dưới con mắt của Trần Đăng Khoa, sự vật không bị thiên nhiên chi phối, mà nó chủ động khi cơn mưa sắp sảy ra.
Š Cảnh vật trong cơn mưa:
- Miêu tả cảnh vật trong cơn mưa so với đoạn trước, đoạn này quan sát thực tế và miêu tả hiện thực khách quan rất ấn tượng: So sánh, nhân hoá dùng ít hơn; dùng nhiều từ tượng hình, tượng thanh để tái hiện cảnh tượng mưa; sự quan sát được kết hợp thi giác lẫn thính giác; có câu thơ chỉ có một từ, nhịp nhanh, thể hiện sự nhanh, mạnh dồn dập của cơn mưa rào.
- Cảnh vật được tắm trong cơn mưa rào, bừng lên một sức sống mới: Cóc nhảy, chó sủa, cây hả hê,...
- Hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
- Sử dụng cách nói ẩn dụ, điệp từ làm nổi bật vẻ đẹp lớn lao, tầm vóc của người cha, thể hiện sự vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của một người lao động.
- Dưới con mắt của Trần Đăng Khoa, hình ảnh người cha - người lao động bình dị. Bằng tình cảm yêu thương, kính phục, tự hào, Trần Đăng Khoa đã tôn vinh người cha, nâng người cha lên ngang tầm vũ trụ. Tầm vóc người lao động, lớn lao, hiên ngang, có thể chinh phục cả thiên nhiên.
* Khái quát những thành công lớn về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
- Trình bày nội dung ghi nhớ (SGK,T.81).
- Khái quát lại, yêu cầu học sinh ghi vào vở và học thuộc ghi nhớ (SGK,T81).
- Đọc thêm 2 văn bản (SGK,T.81, 82)
I. Đọc và tìm hiểu chung. 
II. Phân tích văn bản.
 1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.
2. Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh.
 3. Hình ảnh Lượm sống mãi. 
(7 phút)
 Lượm sống mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
- Nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ , kết hợp tả kể với biểu cảm; nhiều từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
- Nội dung: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
 * Ghi nhớ:
(SGK,T. 77)
c.Củngcố Luyện tập.
(3 phút)
A. MƯA (Trần Đăng Khoa)
(Hướng dẫn đọc thêm)
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(5 phút)
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 - Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 ở Nam Sách - Hải Dương; năng khiếu thơ nảy nở từ rất sớm.
- Bài thơ viết năm 1967, được rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa.
2. Đọc :
II. Phân tích văn bản.
(10 phút)
 1. Cảnh vật trước cơn mưa và trong cơn mưa:
a) Cảnh vật trước cơn mưa:
 Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả cụ thể, đa dạng, phong phú và chính xác.
 b) Cảnh vật trong cơn mưa:
 Cảnh vật được tắm trong cơn như bừng lên một sức sống mới.
 2. Hình ảnh con người:
 Hình ảnh con người lao động có tầm vóc lớn lao, hiên ngang, có thể chinh phục cả thiên nhiên.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(2 phút)
* Ghi nhớ:
(SGK,T.81)
c.Củngcố Luyện tập.
(3 phút)
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà thuộc lòng bài thơ, căn cứ vào nội dung hướng dẫn tìm hiểu, tập phân tích chi tiết toàn bộ văn bản; nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.81)
	- Làm bài tập 2 (SGK, T.82).
	- Đọc và chuẩn bị bài tiếng Việt Hoán dụ (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 25.doc