Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ.

Tác dụng của phép ẩn dụ.

2. Kĩ năng:

Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.

II. Chuẩn bị:

 GV: Nghiên cứu, soạn bài.

 HS: Đọc, tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức - bài cũ:

Nhân hoá là gì? Tác dụng của phép nhân hoá?

Có những kiểu nhân hoá nào thường gặp? Cho một ví dụ cụ thể?

2. Bài mới:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Thuyền chỉ ai, bến chỉ ai? Câu ca dao có phải dùng phép so sánh hay nhân hoá? Hay là biện pháp tu từ nào nữa? Bài học hôm nay sẽ giải đáp điều đó.

 

docx 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 25
Tiết
93
94
Đêm nay Bác không ngủ
Tiết
95
Ẩn dụ
Tiết
96
Luyện nói văn miêu tả
Ngày soạn: 22/02/2012
Tiết 93 – 94/ Đọc văn:	ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
( Minh Huệ)
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Đêm nay Bác không ngủ là một bài thơ sớm thành công về đề tài Bác Hồ.
Bài thơ ca ngợi tình cảm sâu sắc của Bác đối với bộ đội và dân công trong kháng chiến, đồng thời nói lên tình cảm chân thành của anh đội viên cũng như của mọi người đối với Bác kính yêu.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng PT thơ trữ tình có nhiều yếu tố tự sự
Rèn luyện kĩ năng cảm, hiểu sự chuyển hoá cảm xúc trong tình cảm của nhân vật trữ tình.
3. Thái độ:
Yêu mến, tôn kính Bác Hồ, lãnh tụ của dân tộc, người cống hiến cả đời mình cho hạnh phúc của nhân dân.
B/ Chuẩn bị:
GV: GA, một số tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
HS: Soạn bài
C/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Hãy PT diễn biến tâm trạng nhân vật Ph răng
3. Bài mới:	Nhạc sĩ Thuận Yến đã từng viết:
Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư
Mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam.
Quả thật như vậy, từ lâu, tình cảm của nhân dân đối với Bác, của Bác đối với nhân dân đã trở thành một nguồn thơ bất tận. Một trong những mạch nguồn đó là bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Khi viết Bài thơ ấy Minh Huệ chưa một lần gặp Bác và cũng chưa hề tham gia bộ đội, nhưng với tình cảm chân thành nhà thơ đã dành trọn tình cảm của mình dành cho Bác kính yêu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ này để thấy được điều đó.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Minh Huệ?
GV bổ sung: Ngoài BT này Minh Huệ còn có các tập thơ: Đất chiến hào (1970), Mùa xuân đến (1972) và một số tập truyện kí, phê bình.
- BT được sáng tác vào thời gian nào? Em biết gì về BT này?
GV: Chỉ qua lời kể của 1 người bạn, qua tư liệu nhưng với lòng kính yêu vô hạn MH đã viết rất thành công BT này.
GV: Nêu y/c đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp 3/2 - 2/3. Phân biệt 3 giọng:
- Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả
- Anh đội viên: lo lắng, nũng nịu
- Bác Hồ: trầm ấm, chậm rãi 
GV: y/c HS giải thích chú thích 1, 2, 9, 13
- BT được viết theo thể thơ gì?
- BT viết theo PTBĐ
 nào?
- BT kể về SV gì? Qua cái nhìn của ai?
- BT có thể chia làm mấy phần? ND của từng phần là gì?
- Trong BT xuất hiện mấy NV? Đó là những NV nào?
- Trong 2 NV, NV nào hiện ra qua mtả của người kể chuyện? NV nào trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình?
GV: Như vậy BT còn có 2 phương thức:
- Dùng mtả để khắc hoạ hình tượng BH
- Dùng biểu cảm để biểu hiện cảm nghĩ của anh ĐV về Bác.
- Mỗi NV trong BT gợi cho em cảm xúc nào?
GV: Vậy BH đã thức trong hoàn cảnh nào? Vì sao Bác thức -> PT
GV: Gọi HS đọc 4 khổ thơ đầu
- Em có nhận xét gì về cách mở đầu của BT?
GV: Băn khoăn của NV cũng là băn khoăn của người đọc, vấn đề được mở nút của câu chuyện xuất hiện gây sự hấp dẫn đối với người đọc.
- Hình ảnh BH đã hiện lên qua các chi tiết nào về không gian và thời gian?
- Thời gian và không gian đó gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Trong khung cảnh đó BH hiện lên ntn về hình dáng và cử chỉ, hành động?
- Những từ: trầm ngâm, lâm thâm , xơ xác thuộc loại từ gì? Tác dụng?
GV: Vẻ trầm ngâm, yên lặng, suy tư, thâm trầm của Bác khiến ta liên tưởng tới 1 nhà hiền triết phương Đông. Dường như Bác đã hoá thân thành một bức tượng vững trãi.
- Câu thơ: Người cha ... là chỉ ai? Biện pháp NT gì đã được sdụng ở đây? TD?
GV: Trong đêm rừng trời se se lạnh, mưa nhỏ ẩm ướt bao phủ càng làm tăng thêm sự khát vọng của sự ấm cúng. Hình ảnh BH xuất hiện như 1 nguồn tình cảm sưởi ấm mọi người. Bác là một vị cha già kính yêu, thân thiết.
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.
- BH đã làm gì trong đêm không ngủ ấy?
- Nhón thuộc loại từ gì? Thể hiện t/cảm gì của Bác?
GV: 1 tình yêu thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng và tế nhị. Không phải tình thương chung chung mà toả hơi ấm tới từng người từng người 1. Trước tình thương ấy anh đội viên đắm chìm vào 1 cảm giác hạnh phúc:
Anh ĐV mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng
(HẾT TIẾT 93 CHUYỂN SANG TIẾT 94)
- Tâm trạng của anh ĐV diễn biến ntn trong lần thức giấc đầu tiên?
- Em có nxét gì về cách mtả diễn biến tâm trạng của anh ĐV?
- BPNT nào đã được sdụng trong những câu thơ này?
- Tất cả những BPNT này nhằm nói lên t/cảm của anh ĐV đối với BH ntn?
GV: Đối lập với sự thâm trầm, vững chãi của B là sự bồn chồn, thổn thức, lo âu của anh ĐV đối với vị cha già dtộc.
- Hai câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tác giả đã sdụng BPNT gì? Gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Đọc câu thơ:
Cụ Hồ ở giữa lòng dân
Tuy xa xa lắm nhưng gần gần ghê.
GV: Chuyển ý
GV: Gọi HS đọc từ khổ thơ thứ 10 đến 15
- Tại sao nhà thơ không tả, kể về lần thức giấc thứ 2 mà kể luôn sang lần thứ 3 ?
GV: Lần thứ 3 không hẳn là lần thứ 3 mà còn nhiều lần, lần nào tỉnh giấc anh ĐV đều thấy B chưa ngủ.
- Tâm trạng, thái độ của anh ĐV khi tỉnh giấc lần thứ 3 được tả, kể ntn so với lần thứ nhất?
- Em hiểu "nằng nặc" nghĩa là gì?
- Lời mời của anh ĐV có gì đáng chú ý?
- Chân dung của Bác được vẽ thêm những nét gì mới qua cái nhìn và tâm trạng của anh ĐV ?
- Từ "đinh ninh" gợi cho em sự liên tưởng gì"?
- Im phăng phắc gợi không khí ntn - Ở đây tgiả đã sdụng BPNT gì?
- Tước thái độ: vừa nũng nịu, nài xin vừa kiên quyết B đã trả lời ntn?
- So với câu trả lời trước, câu trả lời lần này của B có gì giống và khác nhau?
- Em có nhận xét gì về lời giãi bày này?
- Qua đây em có nhận xét gì về tấm lòng và tình cảm của Bác dành cho chiến sĩ, đồng bào?
GV đọc câu thơ: 
Ôi lòng Bác vậy...
GV: đọc 2 khổ thơ cuối
- Khi nghe BH trả lời anh ĐV có tâm trạng ntn?
- Từ tâm trạng vui sướng này anh ĐV đã có quyết định gì?
- Khổ thơ cuối đã khẳng định điều gì? 
GV: Câu thơ chính là sự khẳng định khái quát B là B Hồ Chí Minh cho nên B "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Điều đó giản dị như 1 chân lí.
- Hãy tìm những BT khác nói về việc B không ngủ để lo cho nước cho dân?
- Qua câu chuyện về 1 đêm không ngủ của BH BT đã thể hiện được điều gì?
GV: H dẫn hs tổng kết
- Em nhận thức được gì về NT thơ qua VB ĐNBKN ?
- Những nội dung chính ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm BT phần LT
- Đọc
- Giải nghĩa từ khó
- Chuyện về 1 đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của BH, qua cái nhìn của anh đội viên
(1) 9 khổ đầu: anh ĐV tỉnh dậy lần 1
(2) 7 khổ tiếp: anh ĐV tỉnh đậy lần thứ 3
- 2 NV: anh ĐV và BH
- BH
- Anh ĐV
- Yêu thương và kính trọng BH; đồng cảm với tấm lòng của anh ĐV đối với Bác.
- Đọc
- Tự nhiên, giản dị, đồng thời đặt ngay ra 1 thắc mắc, băn khoăn: Vì sao khuya lắm mà Bác vẫn chưa ngủ?
 Là thời gian của sự nghỉ ngơi, yên tĩnh
- Hình dung rõ h/ảnh BH ngồi suy nghĩ, lặng lẽ, nhìn đăm đắm
 Nhẹ nhàng, cẩn trọng, khéo léo, tỉ mỉ, biểu hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc của BH đối với các chiến sĩ.
 Tả chân thật, hợp lí
- Đối chiếu: BH - ngọn lửa; BH - anh ĐV
- So sánh, nói quá. Bác không chỉ sưởi ấm bằng ngọn lửa, bằng hđộng mà bằng cả tấm lòng lo lắng cho các chiến sĩ trong 1 đêm mưa rừng. B thiêng liêng, vĩ đại mà vô cùng gần gũi.
- Đọc
- Lần thứ 2 thức dậy anh không nói gì, lại ngủ tiếp, có nghĩ a là chẳng có gì đáng kể
Cố xin cho kì được
Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn lo cho sức khoẻ của Bác
 Không thay đổi
Im lặng tuyệt đối, không lay chuyển
- Ẩn dụ: ca ngợi lãnh tụ
Vẫn dứt khoát nhưng cụ thể hơn
Bày tỏ nỗi lòng để đứa cháu hiểu và yên lòng
- Hiểu thêm về B, về ty mênh mông của B
- Cảnh khuya; Không ngủ được
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tên là Nguyễn Thái, sinh năm 1927
- Là cán bộ tuyên truyền thời kì chống Pháp
- Từng làm Trưởng ti Văn hoá, chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Nghệ An
2. Tác phẩm
- Viết năm 1951, khi nghe người bạn kể chuyện về Bác
3. Đọc - chú thích
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Thể thơ - PTBĐ - bố cục
a) Thể thơ: Ngũ ngôn (năm chữ)
 b) PTBĐ: Tự sự
 c) Bố cục: 2 phần
2. Phân tích
 a) Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất
- Thời gian: trời khuya
- Không gian:
+ Bên bếp lửa
+ Mưa lâm thâm
+ Mái lều xơ xác
* Hình ảnh BH: 
+ Hình dáng: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc
- NT: từ láy -> suy nghĩ, lặng lẽ
- Người cha -> ẩn dụ -> BH như người cha già kính yêu, thân thiết
- Hành động, cử chỉ: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng
- NT: động từ - > tình thương yêu và quan tâm sâu sắc của BH
* Tâm trạng của anh ĐV
- Băn khoăn, lo lắng
- Chăm chú ngắm nhìn Bác
- Theo dõi
- Mơ màng, thổn thức, thầm thì, hỏi Bác
- Cố ngủ nhưng không ngủ được
-> Tả chân thật, hợp lí
- NT: so sánh, từ láy, h/ảnh đối chiếu
-> Hồi hộp, lo lắng, yêu thương, kính trọng
 b) Anh đội viên thức dậy lần thứ ba
* Tâm trạng, thái độ của anh ĐV: hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời B ngủ
-> Lời mời quyết liệt, tha thiết
* Chân dung BH:
" Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc"
+ Trả lời:
Chú cứ việc ...
-> Nỗi lòng lo cho dân cho nước
-> Lời giãi bày mộc mạc, chân thành, thấm thía
-> Tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm sóc ân cần, chu đáo
 c) Quyết định và suy nghĩ của anh ĐV
- Tâm trạng: vui sướng, hiểu thêm về Bác
- Quyết định: thức luôn cùng Bác
- Khẳng định: Vì một lẽ...
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Lựa chọn thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, nhiều hình ảnh; tình cảm tự nhiên, chân thành dùng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm; biện pháp tu từ so sánh.
2. Nội dung:
- Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta.
- Tình cảm yêu quý, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.
IV- Luyện tập
4. Củng cố:
Phát biểu cảm nghĩ của em về t/cảm của B dành cho chiến sĩ, đồng bào qua bài thơ ĐNBKN.
5. Dặn dò:
Học thuộc lòng BT
PT ND và NT của BT
Học ghi nhớ
	Soạn bài: Ẩn dụ
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 93-94
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 23/02/2012
Tiết 95/ Tiếng Việt:	ẨN DỤ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ.
Tác dụng của phép ẩn dụ.
2. Kĩ năng:
Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
II. Chuẩn bị:
	GV: Nghiên cứu, soạn bài.
	HS: Đọc, tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức - bài cũ:
Nhân hoá là gì? Tác dụng của phép nhân hoá?
Có những kiểu nhân hoá nào thường gặp? Cho một ví dụ cụ thể?
2. Bài mới: 
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Thuyền chỉ ai, bến chỉ ai? Câu ca dao có phải dùng phép so sánh hay nhân hoá? Hay là biện pháp tu từ nào nữa? Bài học hôm nay sẽ giải đáp điều đó.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: treo bảng phụ gọi HS đọc ngữ liệu
- Cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai? Tại sao em biết được điều đó?
GV: Dẫn 1 số VD khác trong thơ Tố Hữu:
BH cha của chúng con,
Hồn của muôn hồn.
Cho con được ôm hôn má Bác.
Cho con hôn mái đầu bạc,
Hôn chòm râu mát rượi hoà bình ...
Người là Cha, là Bác, là Anh, 
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
- Cụm từ Người Cha trong khổ thơ của Minh Huệ và cụm từ Người Cha trong đoạn thơ của Tố Hữu có gì giống và khác nhau?
GV: Khi phép so sánh có lược bỏ vế A, người ta gọi đó là so sánh ngầm (ẩn kín). Đó là phép ẩn dụ.
- Vậy em hiểu thế nào là phép tu từ ẩn dụ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1
GV: Trong câu thơ của MH lấy hình tượng Người Cha để gọi tên BH. Tức là cách gọi SV A bằng SV B. Đây là kiểu ẩn dụ hình thức.
GV: Gọi HS đọc câu thơ của NĐM.
- Trong câu thơ của NĐM, các từ thắp, lửa hồng dùng để chỉ SV và hiện tượng nào? Vì sao có thể ví như vậy?
GV: Dẫn ra câu tục ngữ:
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Đen và rạng là chỉ phẩm chất của SV nào?
GV: Lấy phẩm chất của SV A để chỉ phẩm chất của SV B là ẩn dụ phẩm chất.
GV: Gọi HS đọc câu văn của Nguyễn Tuân.
- Theo em cụm từ "thấy nắng giòn tan" có gì đặc biệt?
GV: Đó là cách so sánh đặc biệt vì có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác.
- Sự chuyển đổi cảm giác ấy có tác dụng gì?
- Vậy qua đây em hãy cho biết có mấy kiểu ẩn dụ ? Đó là những kiểu nào?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 2
GV: Y/c HS lấy thêm 1 số VD tương ứng với các kiểu ẩn dụ
GV: Tổ chức, hướng dẫn HS làm BT
- Chia 3 nhóm thảo luận BT 1, 2, 3
- Mời đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Đánh giá cho điểm
GV: Hướng dẫn hs đọc, xác định yêu cầu của bài tập 2
GV: Hướng dẫn hs đọc, xác định yêu cầu của bài tập 2
- BT 4: Giao cho các tổ về nhà làm
- Đọc
- Nhờ ngữ cảnh của khổ thơ và cả BT
- Giống: Đều so sánh BH với Người Cha
- Khác:
+ MH lược bỏ vế A, chỉ còn vế B
+ TH không lược bỏ, còn nguyên cả vế A và vế B
- Đọc
- Hàng rào hoa râm bụt
- Vì dựa trên mối liên tưởng tương đồng giữa màu đỏ của hoa dâm bụt và h/ảnh ngọn lửa. Hình ảnh hoa dâm bụt khẽ đung đưa trong gió như những ngọn đèn thắp lên lửa hồng.
- Mực và đèn
- Thấy: Động từ, h/động của thị giác (mắt)
- Đối tượng của thị giác là không gian, ánh sáng, màu sắc, kích thước ...
- Nắng giòn tan: Cách ví von kì lạ vì "giòn tan" là âm thanh, đối tượng của thính giác (tai) lại được dùng cho đối tượng của thị giác
- Tạo sự liên tưởng mới mẻ, thú vị
- Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
I. Lí thuyết
 1.1. ẩn dụ là gì?
 a) Ngữ liệu 
 b) Phân tích ngữ liệu
- Người Cha chỉ Bác Hồ
- Cụm từ Người Cha trong thơ của MH đã lược bỏ vế A
 c) Nhận xét
 1.2. Ghi nhớ 1 
 2.1. Các kiểu ẩn dụ
 a) Ngữ liệu 
 b) Phân tích 
- Người cha -> BH (Gọi SV A bằng SV B) -> ẩn dụ hình thức
- Thắp, lửa hồng -> hàng rào hoa dâm bụt (gọi hiện tượng A bằng hiện tương B) -> ẩn dụ cách thức
- Đen và rạng -> phẩm chất của đèn và mực (lấy phẩm chất của SV A chỉ phẩm chất của SV B) ->ẩn dụ phẩm chất
- Giòn tan (cảm nhận của thính giác) -> nắng giòn tan (cảm nhận của thị giác) (lấy cảm giác A chỉ cảm giác B) -> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
 c) Nhận xét
- Có 4 kiểu ẩn dụ:
+ Hình thức
+ Cách thức
+ Phẩm chất
+ chuyển đổi cảm giác
 2.2. Ghi nhớ 2 
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
 - Cách 1: Miêu tả trực tiếp -> nhận thức lí tính
- Cách 2: Dùng phép so sánh -> tăng tính hình tượng, biểu cảm
- Cách 3: tăng tính hình tượng, biểu cảm, tính hàm xúc cao
 2. Bài tập 2
a) - Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động.
- Kẻ trồng cây nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người gây dựng
b)- Mực, đen tương đồng về p/chất với cái xấu
- Đèn, sáng tương đồng về p/chất với cái tốt, cái hay, cái tiến bộ
c) - Thuyền chỉ người đi xa
- Bến chỉ người ở lại
-> ẩn dụ phẩm chất
d) Mặt trời để chỉ BH tương đồng về p/chất
 3. Bài tập 3
a) Chảy
- Xúc giác -> khứu giác
- TD: Liên tưởng mới lạ
b) Chảy
- Xúc giác -> thị giác
- TD: Liên tưởng mới lạ
c) Mỏng
- Xúc giác -> thính giác
- TD: Mới lạ, độc đáo, thú vị
d) Ướt
- Xúc giác, thị giác -> thính giác
- TD: Mới lạ, sinh động
 4. Bài tập 4
3. Củng cố:
ẩn dụ là gì? Tác dụng.
4. Hướng dẫn chuẩn bị:
Học ghi nhớ
Làm hết BT
CBB: LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 95
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 24/02/2012
Tiết: 96/ 	LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả
2. Kĩ năng
Luyện kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí
3. Thái độ
Tích cực, tự giác
B/ Chuẩn bị
GV: Hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà
HS: Soạn bài, tập luyện nói trước ở nhà
C/ Phương pháp:
Thực hành, thảo luận
D/ Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của các em
	- Muốn tả người ta phải làm gì ? 
	- Bố cục bài văn miêu tả người thường có mấy phần? Kể ra?
3. Bài mới
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: Gọi HS đọc y/c của BT 2
- Chia nhóm thảo luận
- Dáng người ?
- Nét mặt ?
- Trang phục?
- Lời nói, hàng động ?
- Cách ứng xử của thầy có gì đặc biệt khi Phrăng đến muộn?
Nhóm 2: Hãy tả lại chân dung Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay bác không ngủ”
- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Câu chuyên mà nhà thơ Minh Huệ kể cho chúng ta diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thời gian và địa điểm ?
- Trong bài thơ hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào?
- Qua những chi tiết mà chúng ta vừa tìm, em có cảm nhận như thế nào về Bác?
GV: Gọi HS đọc BT 3
- Y/c HS lập dàn ý cho BT 3
- Phần MB y/c ta phải làm gì?
- TB ta phải kể được những ý gì?
- Nhiệm vụ của phần kết bài là gì?
Bài 4: Hướng dẫn HS làm ở nhà 
- Thầy Ha-men đã làm gì trong buổi học đó?
- Học trò của thầy HM đã làm gì trong tiết học đó?
- Không khí lớp học lúc đó ra sao?
- Âm thanh nào đáng chú ý?
GV: Gọi 2-3 hs nói miệng
- Đọc
- Thảo luận nhóm (Nhóm 1)
- Gầy, cao
- Dịu dàng, buồn
- Áo rơ đanh gốt màu xanh lục diềm lá sen, gấp nếp mịn, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu
- Nhẹ nhàng, dịu dàng
- Kiên nhẫn, nhiệt tình
- Dằn mạnh viên phấn
- Không mắng chửi, giận dữ
- Thảo luận nhóm (Nhóm 1)
- Đêm nay Bác không ngủ”được viết vào năm 1951, dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận
- Hoàn cảnh: Trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh.
Thời gian: Một đêm khuya, từ lúc anh thức dậy lần đầu cho đến lúc anh thức dậy lần thứ ba để rồi thức luôn cùng Bác.
Địa điểm: Trong một mái lều tranh xơ xác, nơi trú tạm của bộ đội trong đêm.
Hình dáng: 	Vẻ mặt trầm ngâm
 	Mái tóc bạc
	Ngồi đinh ninh
	Chòm râu im phăng phắc
Cử chỉ: 	Đốt lửa, dém chăn, nhón chân.
Lời nói:	Chú cứ việc ngủ ngon 
	Ngày mai đi đánh giặc
	Bác ngủ không an lòng
Tâm tư:	Bác thương đoàn dân công
	Càng thương càng nóng ruột
- Bác luôn yêu thương cho các chiến sĩ, dân công như người cha 
đối với các con.
(Làm ở nhà)
- MB:
. Hoàn cảnh gặp lại
. Gới thiệu qua về mẹ và người thầy giáo cũ
- TB:
. Lời nói, hành động, cử chỉ của và thầy giáo
. Chân dung thầy giáo
. Những câu chuyện giữa mẹ và thầy giáo (em ấn tượng nhất về nội dung nào)
. Phút chia tay diễn ra ntn?
- KB:
. Cảm xúc của em về cuộc gặp mặt
. Cảm xúc của em
(Làm ở nhà)
- Chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh viết "chữ rông" thật đẹp
- Viết tập
- Im lặng, chăm chú
- Bọ dừa bay, chim bồ câu gù khẽ
- Nghe, nhận xét
Bài tập 1: Tả miệng chân dung thầy Ha-men
Bài tập 2: Miêu tả chân dung Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
Bài tập 3:
Nói về hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động khi gặp lại người học trò cũ sau nhiều năm xa cách (thầy giáo của mẹ)
Bài tập 4:
Tả miệng đoạn văn của A. Đô đê
4. Củng cố
Khái quát phương pháp luyện nói:
Lưu loát, rõ ràng, trôi chảy
Dàn ý đã chuẩn bị, trình tự
5. Hướng dẫn học tập.
Về nhà: Làm 2 bài tập còn lại
Soạn văn bản “Lượm”
E/ Rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm sau tiết 96
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT25.docx