Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11+12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11+12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

A. Mục tiêu cần đạt:

* Kiến thức:

 Giúp học sinh:

 - Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự: Sự việc và nhân vật.

 - Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong tự sự: Sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến nguyên nhân, kết quả.Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới.

 * Kĩ năng:

 - Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.

 B. Chuẩn bị :

 - Giáo viên: Soạn bài.

 - Học sinh: Xem lại văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

 ? Tự sự là gì? Ý nghĩa của tự sự? Trình bày bài tập 4 (SGK/30)

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Ở bài trước ta đã thấy rõ trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật - hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.

 Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thể nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình. Bài học hôm nay, phần nào giúp các em rèn luyện thao tác đó.

 * Hoạt động 3: Bài mới.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11+12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/9
Ngày dạy:6A1:16/9+17/9
 6A2:13/9+16/9 
Tiết 11-12: Sự việc và nhân vật
 trong văn tự sự 
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
 Giúp học sinh:
	- Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự: Sự việc và nhân vật.
	- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong tự sự: Sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến nguyên nhân, kết quả.Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới.
 * Kĩ năng:
 - Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
	B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên: Soạn bài.
	- Học sinh: Xem lại văn bản "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
	 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 ? Tự sự là gì? ý nghĩa của tự sự? Trình bày bài tập 4 (SGK/30)
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 ở bài trước ta đã thấy rõ trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật - hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.
	Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thể nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình. Bài học hôm nay, phần nào giúp các em rèn luyện thao tác đó.
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Giáo viên ghi các sự việc theo trình tự (SGK).
GV: Gọi học sinh đọc.
- Học sinh đọc.
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1. Sự việc trong văn tự sự:
a, Bài tập:
? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên? (Cao trào: Mâu thuẫn, xung đột gay gắt).
- Học sinh thực hiện. 
- Sự việc khởi đầu: (1)
- Sự việc phát triển (2,3,4)
- Sự việc cao trào: (5,6)
- Sự việc kết thúc : ( 7 )
? Có thể bỏ bớt sự việc nào trong các sự việc trên không? 
Vì sao?
- HS suy nghĩ à trả lời.
-Không thể bỏ bớt sự việc nào được. 
Vì: Nếu bỏ Thiếu tính liên tục, sự việc sau đó sẽ không được giải thích rõ.
? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không? Vì sao?
-Học sinh lựa chọn trả lời.
-Không thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc.
Vì: Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau à khẳng định chiến thắng của Sơn Tinh.
? Phân tích mối quan hệ nhân - quả trong các sự việc trên?
- HS phân tích.
-Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước nhưng lại là nguyên nhân của cái sau nữa, cứ thế, cứ thế cho đến hết truyện.
Ví dụ: Vua Hùng kén rể à 2 thần đến cầu hôn. Vì 2 thần mà chỉ có 1 con gái à phải ra điều kiện.
? Qua câu chuyện: Sơn Tinh đã thắng Thuỷ Tinh mấy lần?
? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Học sinh trả lời.
- HS trình bày suy nghĩ.
- Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh 2 lần và mãi mãi năm nào cũng thắng.
Đó là sự thật tất yếu.
* ý nghĩa: Ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn Tinh (chủ đề).
? Nếu kể 1 câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc trần trụi như vậy truyện có hấp dẫn không? Vì sao?
-HS suy nghĩ trả lời.
- Truyện trìu tượng khô khan.
Giáo viên: Khái quát truyện hay phải có sự việc cụ thể chi tiết, nêu rõ 6 yếu tố.
- HS nghe.
+ Ai làm (nhân vật).
+ Việc xẩy ra ở đâu? (địa điểm).
+ Xẩy ra lúc nào ? (thời gian).
+ Xẩy ra như thế nào? (diễn biến quá trình).
+ Việc xẩy ra do đâu (nguyên nhân).
+ Việc kết thúc thế nào (kết quả).
? Hãy chỉ ra 6 yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
? Nhân vật là ai? Việc xẩy ra ở đâu? (địa điểm)
? Việc xẩy ra lúc nào (thời gian)
? Việc xẩy ra do đâu? (Nguyên nhân).
? Việc diễn biến như thế nào?
? Việc kết thúc như thế nào?
-Học sinh phát hiện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS trả lời độc lập.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Vua Hùng.
- Phong Châu.
- Hùng Vương 18.
-Vì không lấy được Mị Nương Thuỷ Tinh ghen tuông, căm tức à đánh Sơn Tinh.
- Những trận đánh nhau dai dẳng của 2 thần.
-Kết quả: Sơn Tinh thắng cuộc, Thuỷ Tinh thua cuộc.
? Có thể xoá bỏ yếu tố thời gian, địa điểm trong truyện được không? Vì sao?
-Học sinh trả lời
-Không được vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
? Việc giới thiếu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Vì sao?
- Học sinh phát biểu suy nghĩ.
- Cần thiết, vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thuỷ Tinh.
? Nếu bỏ chi tiết cuối của truyện có được không? Vì sao?
- Học sinh nhận xét.
- Không, không phản ánh được nội dung ý nghĩa của truyện.
? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh, Vua Hùng.
-HS suy nghĩ trả lời.
- Sơn Tinh có tài xây luỹ đất. Đồ sinh lễ là sản vật của núi rừng có lợi cho Sơn Tinh, giọng kể trang trọng.
GVKQ: Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về: Thời gian, địa điểm, nhân vật cụ thể, nguyên nhân, diễn biến, kết quả sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc.
b, Ghi nhớ : ý 1 / 38.
? Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất?
? Các nhân vật phụ: Vua Hùng, Mỵ Nương có thể bỏ đi được không? Vì sao?
- HS trình bày ý hiểu cá nhân.
- HS trả lời.
2. Nhân vật trong văn tự sự.
- Nhận vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Tuy là nhân vật phụ nhưng rất cần thiết không thể bỏ đi được.
? Từ đó, em hiểu nhân vật trong văn tự sự là gì?
- HS trình bày ý hiểu.
- Vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới.
? Phân tích cụ thể các đặc điểm trên qua truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh''?
- HS thảo luận nhóm 2 em.
- Gọi tên, đặt tên, giới thiệu lai lịch, tài năng. 
- Kể việc làm.
- Được miêu tả (chẳng hạn chân dung, ngoại hình )
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Việc làm
Vua Hùng
Vua Hùng
thứ 18
không
Sơn Tinh
Sơn Tinh
ở vùng núi Tản Viên
Không
Có nhiều tài lạ đem sính lễ đến trước cầu hôn
Xây thành lũy 
Thuỷ Tinh
Thuỷ Tinh
ở miền biển
Tài năng không kém, đem sính lễ đến sau
Gọi gió, hô mưa dâng nước
Mị Nương
Mị Nương
Người đẹp như hoa
? Qua ví dụ: Hãy nhận xét nhân vật trong văn tự sự có đặc điểm gì?
Tiết 2:
- HS nhận xét.
* Ghi nhớ 2 (SGK/ 38) 
II. Luyện tập.
1, Bài tập 1/ 38 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
- Đọc 
? Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật? 
GV: Học sinh căn cứ vào các sự việc gắn với nhân vật chính để tóm tắt.
? Vì sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
GV: Cách đặt tên này phù hợp với truyền thống, thói quen của dân gian: Tấm Cám, Sọ Dừa....
- Không lên đặt tên truyện dài dòng lại đánh đồng nhân vật chính, nhân vật phụ.
-HS nhận xét.
-Tóm tắt.
-Nhận xét.
-Giải thích.
- HS nghe.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh quyết định diễn biến chính của câu chuyện, nói lên thái độ của người kể và giải thích hiện tượng lũ lụt.
- Vua Hùng, Mị Nương: tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo sự đối đầu của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
b. Tóm tắt truyện gắn với các nhân vật chính. 
c, Tại sao gọi truyện là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Gọi tên theo nhân vật chính cho phù hợp.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 (SGK)
Giáo viên định hướng:
- 1 lần không vâng lời: có thể là trèo cây, đua xe, quay cóp, hút thuốc
à Gây hậu quả không hay.
- Đã nói tới câu truyện thì cần phải có những yêu cầu gì? ( Sự việc, nhân vật ).
- Những yêu cầu cụ thể sự việc, nhân vật.
-+ Sự việc: Khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Nhân vật: Có nhân vật chính, nhân vật phụ.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
- GV: Yêu cầu học sinh kể. 
- Nghe.
-Thảo luận nhóm.
- HS kể .
2, Bài tập 2 (39)
- Yêu cầu kể 1 câu chuyện về "Một lần không vâng lời''.
- Kể chuyện tưởng tượng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà:- Học ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại.- Chuẩn bị bài: Sự tích Hồ gươm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12-Su viec va nhan vat.doc