A. Kết quả cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp Hs nắm vững: khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản đêm nay bác không ngủ, với phần tập làm ăvn về Luyện nói vè văn tả người.
3. Luyện kỹ năng: Phân tích giá trị biểu cảm của phép nhân hoá, biết sử dụng nhân hoá đúng lúc, đúng chỗ.
B. Thiết kế bài dạy.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành khái niệm nhân hoá:
Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 23 - Tuần 25 Đêm nay Bác không ngủ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sỹ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sỹ với Bác Hồ. - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiệncảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ nam chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: * 1 học sinh trả lời câu hỏi: Kể lại ngắn gọn câu chuyện: Buổi học cuối cùng. Câu chuyện đã để lại cho em những suy nghĩ gì về thái độ của Frăng và thầy Ha men cũng như dân làng trong buổi học cuối cùng ấy? * Lớp thực hành bài tập: Tại sao khi nhìn thấy thầy Ha men đứng dậy, người tái nhợt, chú bé lại thấy vô cùng lớn lao? A. Vì frăng rất kính yêu thầy. B. Vì em phát hiện ra phẩm chất cao quý của thầy. C. Vì em vừa xúc động vừa cảm phục trước nhân cách cao cả của thầy. D. Vì từ nay em không còn được học thầy nữa. 2. Truyện buổi học cuối cùng và bức tranh của em gái tôi cũng như Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì chung trong cách kể chuyện ? A. Kể theo thứ tự thời gian. C. Kể không theo trình tự thời gian. B. Các phép so sánh, nhân hoá được sử dụng rộng rãi. D. Ngôi kể thứ nhất. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Viết về Bác Hồ với tất cả tình yêu kính và xúc động đã có rất nhiều nhà thơ, nhạc sỹ..., trong đó không ít thi phẩm được phổ nhạc... 2. Tiến trình tổ chức các họat động. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về bài thơ: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Dựa vào chú thích, em hãy cho biết bài thơ được Minh Huệ viết trong hoàn cảnh nào? GV: Trong hồi ký của mình, nhà thơ Minh Huệ có nhớ lại: Mùa đông năm 1951, bên sông Lam-NA- nghe một anh bạn chiến sỹ kể chuyện được chứng kiến về một đêm không ngũ của Bác trên đường đi tham gia chiến dịch Biên Giới- Thu Đông 1950, nhà thơ vô cùng xúc động, và bài thơ đã ra đời trong dòng cảm xúc sâu sắc đó. * Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ chỉ thuần nói về tình cảm hay có một câu chuyện, một sự việc được kể trong đó? * Em hãy kể vắn tắt về câu chuyện đó? ( chuyện xảy ra vào lúc nào? trong hoàn cảnh nào? ở đâu?...) * Trong bài thơ có mấy nhân vật? Nhân vật nào hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện? Nhân vật nào trực tiếp bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình? * Theo em, vì sao nhà thơ không trực tiếp nói lên cảm nhận của mình về Bác Hồ mà lại để hình ảnh và tình cảm của Bác hiện lên qua lời kể và tâm trạng của anh đội viên chiến sỹ? GV chốt lại: Mặc dù tác giả không sử dụng ngôi kể thứ nhất nhưng lời kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh chiến sỹ. Bằng việc sáng tạo hình tượng anh đội viên chiến sỹ vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện, bài thơ đã làm cho hình ảnh Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, vừa có tính khách quan lại vừa được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sỹ. - HS trả lời trong SGK. - Là câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ - HS kể được những sự việc chính. + Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch + Thời gian: một đêm khuya + Địa điểm: trong một mái lều tranh ven đường, chỗ trú tạm của bộ đội... Hai nhân vật. + Bác Hồ. + Anh chiến sỹ. - HS nêu được ý hiểu. I. Đọc - Chú thích: 1. Tác giả- Tác phẩm GV cho các em tìm hiểu bố cục chung của bài thơ? * Vậy , em sẽ đọc phần một như thế nào? HS nêu cách đọc, GV yêu cầu em thể hiện. Tiếp tục với đoạn hai. GV có thể đọc lại toàn bài thơ một lần. Nên chia bài thơ thành hai phần: + Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất: 9 khổ đầu. + Anh đội viên thức dậy lần thứ ba: 7 khổ thơ còn lại. 2. Đọc và tìm hiểu bố cục Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản: Hs đọc diễn cảm đoạn thơ 1. * Những câu thơ mở đầu cho ta biét điều gì? Nhận xét về cách mở đầu của nhà thơ? * Hình ảnh Bác Hồ đã hiện lên thế nào trong cái nhìn của người chiến sỹ? Nhận xét của em về chân dung ấy của Bác? * Chi tiết nào trong chân dung ấy làm em chú ý hơn cả? tại sao? * Từ Người Cha dùng để chỉ ai? Đó là biên pháp nghệ thuật gì và có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm ...? GV: Trong đêm rừng giá lạnh mưa rơi và dưới mái lều tranh xơ xác, hình ảnh Bác hiện ra với gương mặt trầm ngâm suy tư, mái tóc bạc phơ sáng lên bên ngọn lửa hồng vừa thân thương gần gũi vừa đẹp đẽ, thiêng liêng. Bức chân dung vị lãnh tụ kính yêu , vị Cha già dân tộc đã được khắc hoạ bởi những nét bút giản dị không ngờ. ẩn dụ Người Cha xuất hiện trong dòng thơ vừa chứa đựng lòng yêu kính vô bờ bén của người lính đối với Bác, vừa nói được sự chăm sóc ân cần và vẻ nhân hậu toát lên từ con người Bác, nên rất hàm súc giàu giá trị biểu cảm. đây cũng là một ẩn dụ đã nhiều lần xuất hiện trong thơ ca: + Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ. + bạc phơ mái tóc người Cha.(Tố Hữu) + Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu (Thanh Hải) * Trong đêm rừng, bên bếp lửa, người Cha già đã làm gì trong đêm không ngủ ấy? * Những động từ nào dùng để miêu tả việc làm của Bác? Qua các từ ngữ ấy, em có nhận xét gì về hành động của Bác? * Ngắm nhìn bóng hình Bác, chứng kiến nhữngviệc làm của Bác, anh đội viên có tâm trang ra sao? * Nhận xét của em về diễn biến tâm trạng ấy của anh chiến sĩ? Những từ láy: thổn thức, bồn chồn, bề bộn gợi tả về tình cảm của người chiến sĩ ra sao? GV: Đó là bởi nhà thơ đã hoá thân vào tâm tư của người chiến sĩ để bộc bạch chính nỗi lòng đầy xúc động và cảm phục của mình đối với Bác kính yêu. * Trong mạch cảm xúc sâu sắc, qua ánh sáng hắt lên từ bếp lửa, anh đội viên cảm nhận thế nào về hình ảnh của Bác? Hai câu thơ gợi cho em cảm nhận ra sao? GV tiểu kết: Câu chuyện được kể bằng thơ đã mở đầu và phát triển rất tự nhiên, giản dị mà cuốn hút. Lần đầu tiên, bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện chân thực mà cảm động như thế qua tâm trạng rất chân thành, xúc động của một đội viên Vệ Quốc có may mắn được hưởng sự quan tâm, chăm sóc ân cần của Ngườu Cha già dân tộc trong một đêm mưa rừng Việt Bắc trên chặng đường hành quân vào chiến dịch. - Tâm trạng băn khoăn của anh đội viên khi nhìn thấy Bác chưa ngủ. Cách mở đầu tự nhiên đã giới thiệu được tình huống câu chuyện. - + Lặng yên, vẻ mặt trầm ngâm. +Người Cha mái tóc bạc. => Đó là hình ảnh gàn gũi mà thân thương của Bác... + Hình ảnh Người Cha mái tóc bạc là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Nó không chỉ nói lên vẻ đẹp nhân hậu và đầy yêu thương của Bác mà còn thể hiện thái độ yêu kính sâu xa của anh đội viên đối với Bác. + Nhẹ nhàng đứng dậy, khơi bếp cho ngọn lửa hồng ấm sáng, rồi Người lần lượt đi đến gần dẽm chăn cho từng chiến sỹ. + Dém, sợ, nhón... đã góp phần nói lên tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ của mình, cũng chính là của người cha đối với các con. Đó là những động tác nhẹ nhàng, cẩn trọng, khéo léo và tỉ mỉ, chưa đựng tình yêu thương và sự quan tâm ân cần của Bác. + Băn khoăn: Mà sao Bác... + Chăm chú ngắm nhìn Bác, theo dõi mọi cử chỉ, việc làm của Bác một cách kính trọng và cảm động: Càng nhìn lại càng thương, Người Cha... +Mơ màng vui sướng như nằm trong giấc mộng. + Hỏi Bác một cách hết sức quan tâm, trong niềm xúc động "thổn thức cả nỗi lòng" + Nhắm mắt nhưng không sao ngủ được bởi lo lắng cho sức khoẻ của Bác... Miêu tả một cách chân thực và hợp lý. Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng. Hs trình bày cảm nhận, Gv định hướng cho các em: trong tâm trạng mơ màng của anh chiến sỹ, hình ảnh Bác vừa rất ấm áp, thân thiết, gần gụi vừa thiêng liêng, lớn lao 1. Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất. + Khung cảnh, không gian,thời gian: Trời khuya, trờimưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác... + Chân dung Bác: trầm ngâm, lặng yên... + Việc làm: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng... => Chân dung và việc làm thể hiện tấm lòng nhân hậu, đầy yêu thương, thân thương mà thiêng liêng, gần gũi mà cao cả. + Thái độ và tâm trạng của anh đội viên: - Băn khoăn - Ngắm nhìn. -Yêu kính:người Cha - Mơ màng - Thổn thức, thầm thì... - bồn chồn, bề bộn, * Tại sao nhà thơ không tả hoặc kể về lần thức giấc thứ hai? + Không muốn câu chuyện bị trùng lặp. + Không có đáng kể. + Lần thứ ba cho thấy đây không chỉ là lần thứ ba, mà anh đã thức giấc rất nhiều lần. Mỗi lần tỉnh dậy, anh đều thấy Bác vẫn thao thức trong đêm. * Chính tình huống này đã khiến cho câu chuyện được kể trở nên đáng theo dõi hơn. Vậy, khi tỉnh giấc, anh đội viên có thái độ ra sao? * Vì sao có thái độ ấy? HS đọc diễn cảm từ khổ thơ 10- 15 HS trao đổi, thảo luận. + Hốt hoảng, giật mình. Cứ ngỡ Bác sau khi chăm lo giấc ngủ các chién sỹ thì Người cũng đi vào giấc ngủ. Anh hết sức lo lắng cho Bác. 2. Anh đội viên thức dậy lần ba. + Hốt hoảng, giật mình.=> ngạc nhiên và lo lắng. * Anh làm gì? Câu nói của anh ở đây có gì đáng chú ý?Nằng nặc chỉ thái độ thế nào? + Nằng nặc: Mời Bác ngủ Bác ơi Bác ơi, mời Bác ngủ Nài nỉ, cố xin cho bằng được. Câu nói được lặp đi lặp lại hai lần cho thấy thái độ vừa rất tha thiết, vừa rất quyết liệt. Có thể với sự quyết liệt ấy, anh sẽ mời Bác đi nằm được. + nằng nặc: nài nỉ tha thiết. * Trong lần này, chân dung của Bác tiếp tục hiện ra thế nào qua cái nhìn và tẩm trạng của anh đội viên? * Những từ láy trong hai dòng thơ đã góp phần khắc hoạ hình ảnh Bác ra sao? * Nghe lời nài nỉ rất thiết tha của anh chiến sĩ, Bác đã bộc bạch tâm sự của mình. Đó là tâm sự gì? * đó là những lơì bộc bạch ra sao? Cảm nghĩ của em về Bác qua lời thổ lộ đó? GV: Lần thứ ba, tình cảm của người chiến sĩ đối với Bác có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn rõ rệt, cũng là bởi hình ảnh của Bác càng ngày càng mang chiều sâu tâm trạng. Không còn là tư thế trầm ngâm mà là sự tập trung cao độ đến mức như bất động, nên cảnh vật trong cảm nhận của Người cũng không đơn thuần là cảnh mà trĩu nặng suy tư, ắp đầy lo lắng, bất an, khong phải cho mình mà cho các chién sĩ, các dân công đang từng ngày từng giờ gian khổ chiến đấu hy sinh. Vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh càng trở nên lớn lao hơn, cao cả hơn. + ngồi đinh ninh + Chòm râu im phăng phắc + trong tư thế bất động, thẻ hiện thần thái của con người đang dồn tất cả tâm trí của mình vào sự suy tư sâu sắc, vào những lo toan lớn tới mức như quên cả sự vân động, thời gian. + thương các dân công đang ngủ ngoài trời mưa rét. + Nóng ruột vì không biết cách nào để dân công đỡ rét, đỡ vất vả. + Chân thành giản dị mà chan chứa yêu thương của một tấm lòng nhân ái, + ngồi đinh ninh + Chòm râu im phăng phắc. => Suy tư, tập trung cao độ. + thương, lo lắng: => Nhân ái, yêu thương. * Vì sao sau khi nghe Bác trả lời, anh đội viên lại thấy sung sướng vô cùng? * Niềm vui sướng đã dẫn anh đến quyết định ra sao? * Em hiểu như thế nào về câu thơ giải thích lý do không ngủ của Bác Hồ? GV bình: ...Lời giải thích ngắn gọn mà giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, bởi hai tiếng Hồ Chí Minh không chỉ gắn liền với tên tuổi của một vị Chủ tịch nước, một lãnh tụ CM mà trước hết và sâu xa nhất là tên tuôỉ ấy nhắc đến một tấm lòng, một trái tim, một tình yêu thương bao la của Người Cha già dân tộc, con người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam yêu nước, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "...ôi lòng Bác vậy cứ thương ta... hay: Bác để tình thương cho chúng con... Hs đọc diẽn cảm hai khổ thơ cuối. Hs thảo luận để hướng đến một cách hiểu: Sung sướng cảm động vì đã hiểu thêm về Bác, nhận rõ hơn tình yêu thương mênh mông của Bác đối với đồng chí, đồng đội mình. Anh thấy minh đã phần nào đựơc chia sẻ cùng Bác nỗi niềm trăn trở ấy. + Anh thức luôn cùng Bác: muốn được cùng Bác chia sẻ những lo toan, suy tư về chiến dịch sắp tới, về đồng đội của mình dang đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ cuả cuộc chiến đấu... + H S nhận xét: 3. Quyết định và suy nghĩ của anh đội viên. Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học: * Từ việc tìm hiểu bài thơ, em cảm nhận được gì về ý nghĩa nội dung của nó? - Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với đồng bào chiến sĩ. - Biểu hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ cũng là của mọi người dân Việt Nam đối với Bác. Ghi nhớ: * Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện dưdợc tấm lòng yêu thương sâu sác, rộng lớn của Bác đối với đồng bào chiến sỹ, đồng thời thẻ hiẹn tình cảm yêu kính cảm phục của người chién sỹ đối với lãnh tụ. Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ của tác giả có gì đặc sắc? Trong thơ có sự kết hợp kể chuyện, miêu tả và biểu cảm. - Lời thơ giản dị,chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm, dược tổ chức theo vần,dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. * Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. Đó chính là nội dung cần ghi nhớ của bài học ngày hôm nay: Dặn dò: 1. Học thuộc lòng bài thơ. 2. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sỹ kể về kỷ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch ?. Tiết 95 - Tiếng Việt Nhân hoá. A. Kết quả cần đạt. 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm vững: khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. 2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản đêm nay bác không ngủ, với phần tập làm ăvn về Luyện nói vè văn tả người. 3. Luyện kỹ năng: Phân tích giá trị biểu cảm của phép nhân hoá, biết sử dụng nhân hoá đúng lúc, đúng chỗ. B. Thiết kế bài dạy. Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành khái niệm nhân hoá: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ của TĐK , trả lời câu hỏi: ? Kể tên các sự vật được nói đến? ? Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì? của ai? ? Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau? ? Theo em, cách diễn đạt trong VD1 có phải chỉ nhằm miêu tả cho sinh động các sự vật, hiện tượng tự nhiên hay không?( Gv gợi ý: bài thơ này TĐK viết năm 1968, khi cả nước đang tưng bừng, hối hả trong không khí đánh Mỹ...) ? HS so sánh giữa hai cách diễn đạt ở mục I.1 và I.2 Bài tập nhanh: HS đọc những câu thơ sau: a. Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu. b. Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi Gv: Những sự vật, con vật...được gán cho những thuộc tính, hành động, cảm nghĩ... của con người để biểu thi những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của con người được gọi là nhân hoá. Vậy,nhân hoá là gì? I. Nhân hoá là gì. HS đọc VD 1: - trời, cây , mía, kiến - Gán cho những hành động của con người đang chuẩn bị chién đấu: Mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân. - Gọi trời bằng ông. Dùng loại từ gọi người để gọi sự vật. - Cây, mía, kiến: gọi tên bình thường. - Không chỉ nhằm miêu tả để cho sinh động mà qua cách diễn đạt ấy còn khiến chúng ta hình dung được khí thế hừng hực của cả dân tộc mình trong những năm tháng chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công Mậu Thân. Không khí ấy còn khiến cho ngay cả thiên nhiên đất nước cũng dường như cùng con người ra trận. cách diễn đạt như vậy làm cho lời thơ trở nên giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm ... - Cách diễn đạt ở mục I2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật. - cách diễn đạt ở mục I.1 bày tỏ thái độ, tình cảm của con người - người nói, viết. - Hs đọc, phát hiện thấy: a. Núi chê, núi, ngồi. b. đi vắng, buồn. Hs nghe. Hs đọc ghi nhớ 1, SGK. Hoạt động 2: Hướng dẫn phân loại các kiểu nhân hoá. Yêu cầu H trả lời các câu hỏi sau khi đọc kỹ nội dung mục II. 1.2 ? Các loại từ: lão, bác, cô, cậu...thường được dùng đẻ chỉ ai? ở mục I.1.a để gọi cái gì, của ai? ? Các động từ: Chống, xung phong, giữ...thường dùng để chỉ hành động của ai? ở mục I.1.b để chỉ hành động của cái gì? ? Các từ:ơi, hỡi, nhỉ, nhé...thường dùng xưng hô với ai và ở mục I.1.c đẻ xưng hô với con gì? H đọc kỹ các ví dụ SGK mục II. Các loại từ đó được dùng để gọi người, ở đây được dùng để gọi vật. - Hành động cuả con người, ở đây dùng đẻ chỉ hành động của sự vật. - Các từ ấy dùng để xưng hô với người. ở đây dùng để xưng hô với con trâu. ? Các cách dùng từ như tren ta gọi là gì? ? Vậy, cách nhân hoá ở đây có gì khác nhau? - Nghệ thuật nhân hoá. - a. Nhân hoá bằng cách dùng những từ vốn để gọi người để gọi vật. b. Nhân hoá bằng cách dùng các từ vốn miêu tả hành động, tâm trạng suy nghĩ...của con người để miêu tả con vật. c. Xưng hô với vật như với người. ? Có mấy kiểu nhân hoá? - ba kiểu nhân hoá. HS đọc mục ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. bài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn của Phong Thu. - Bến cảng... đông vui - Tàu mẹ, tàu con... - Xe anh, xe em... -Tất cả đều bận rộn. => Gợi không khí lao động khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng. 2. Bài tập 2: So sánh hai cách diễn đạt: - Có dùng nhân hoá: Cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc. - Không dùng nhân hoá: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc. 3. Bài tập 3: So sánh hai cách viết: a. Giống nhau: đều tả cái chổi rơm. b. Khác nhau: cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé. - Cách 2: không dùng nhân hoá. 4. Bài tập 4: Chỉ rõ cách nhân hoá và tác dụng của nó: a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với người nhằm giãi bày tâm trạng mong nhớ thấy đượ ngời thương của người nói. b. Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người đẻ chỉ hoạt động tính chất của vật - Nhằm làm đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh. c. làm tương tự các câu trên. 5. Bài tập 5: Gv giao bài về nhà cho Hs. Viết đoạn văn
Tài liệu đính kèm: