Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

THẠCH SANH

 (t1)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được sự khác biệt trong việc ra đời của Thạch Sanh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật.

3. Thái độ: Căm ghét cái ác, yêu chuộng lương thiện.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Không.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 21
	 Ngày soạn:27/09/08
Thạch sanh
	(t1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được sự khác biệt trong việc ra đời của Thạch Sanh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Căm ghét cái ác, yêu chuộng lương thiện.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, giáo viên đọc mẫu. (giọng đọc chậm rãi, sâu lắng)
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Kể laị tóm tắt câu chuyện.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Sự ra đời của Thạch Sanh có gì khác thường?
* Bên cạnh đó có những chi tiết nào bình thường?
* Qua đó, nhân dân muốn thể hiện quan niệm gì về người dũng sĩ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Kể tóm tắt:
II. Phân tích:
 1. Sự ra đời của Thạch Sanh:
* Khác thường:
- Ra đời do ý định của Ngọc Hoàng, sai Thái Tử xuống đầu thai làm con.
- Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh.
- Được các thần dạy võ nghệ, các phép thần thông
* Bình thường:
- Là con của một người nông dân tốt bụng sống nghèo khổ, cô đơn trong túp lều dưới gốc đa, kiếm củi mưu sinh.
à Người dũng sĩ là người có tài phi thường, diệt trừ được cái ác, lập được chiến công.
- Người dũng sĩ rất gần gũi với nhân dân, có cội nguồn từ nhân dân lao động.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại nội dung cần nắm về sự ra đời của Thạch Sanh.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, phân tích phần còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 22
	Ngày soạn:29/09/08
Thạch sanh
	(t2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được những chiến công của Thạch Sanh và bản chất xấu xa của Lý Thông.
2. Kĩ năng: Phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Tích cực, sáng tạo, tự giác.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thạch Sanh ra đời có gì khác biệt?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Thử thách đầu tiên của Thạch Sanh là gì?
* Vì sao Thạch Sanh nhận lời đi canh miếu?
* Điều đó bộc lộ đức tính đáng quý nào của Thạch Sanh?
* Giả sử Thạch Sanh biết trước nguy hiểm thì Thạch Sanh có đi canh miếu thờ không? (có vì dũng sĩ không sự nguy hiểm)
* Chiến công đầu tiên của Thạch Sanh diễn ra như thế nào?
* Qua đó bộc lộ phẩm chất đáng quý nào của Thạch Sanh?
* Thử thách thứ 2 là gì?
* Vì sao Thạch Sanh nhận lời xuống hang cứu công chúa?
* Chiến công thứ 2 diễn ra như thế nào?
* Khẵng định phẩm chất nào của Thạch Sanh?
* Thử thách tiếp đến với Thạch Sanh là gì?
* Thạch Sanh tự giải thoát cho mình bằng cách nào?
* Thử thách cuối cùng của Thạch Sanh? 
* Thạch Sanh đánh giặc bằng cách nào?
* Thạch Sanh nấu cơm đải giặc thể hiện phẩm chất nào của người dân Việt Nam?
Hoạt động 2:
* Đối lập với nhân vật Thạch Sanh là nhân vật nào?
* Chỉ ra những lần Lý Thông hại Thạch Sanh?
* Những sự việc đó cho thấy Lý Thông là người như thế nào?
* Nhân vật Lý Thông tượng trưng cho điều gì?
* Cuối cùng Lý Thông bị trừng trị như thế nào? Điều đó thể hiện quan niện gì của nhân dân lao động? Về công lý xã hội?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát lại nội dung của truyện.
Gv: Chốt lại.
HS: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
 2. Những chiến công của Thạch Sanh:
* Thử thách đầu tiên:
- Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu.
- Tin lời Lý Thông, vâng lời mẹ.
à Thật thà.
- Bị chằn tinh vồ, Thạch Sanh dùng búa đánh lại, chặt đầu chằn tinh mang về.à Dũng cảm, mưu trí.
* Thử thách thứ 2:
- Lý Thông lừa xuống hang giết đại bàng cứu công chúa.
- Tin Lý Thông biết nơi đại bàng đang ở có người bị hại.
- Thạch Sanh dùng tên vàng bắn trọng thương sau đó bắn mù mắt, đứt vuốt sắc, vỡ đôi đầu và Thạch Sanh cứu được công chúa.
à Can đảm, dũng mãnh.
* Thử thách thứ 3:
- Bị Lý Thông lấp kín hang, bị hồn chằn tinh, đại bàng hảm hại phải ngồi tù
- Thạch Sanh cứu con vua được tặng đàn thần.
* Thử thách cuối:
- Bị 18 nước chư hầu mang quân đánh.
- Thạch Sanh gãy đàn khiến quân sĩ bủn rủn tay chân, Thạch Sanh dùng niêu thần nấu cơm đải kẽ thua trận.
à Sức mạnh vô địch, tính cách nhân đạo, độ lượng của Thạch Sanh.
3. Nhân vật Lý Thông:
à Xảo trá, lừa lọc.
- Tượng trưng cho điều ác.
? Cái ác nhất định bị trừng trị, chiến thắng cuối cùng thuộc về cái thiện.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại truyện, chuẩn bị bài Em bé thông minh.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 23
	Ngày soạn:30/10/08
Chữa lỗi dùng từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs nắm được phép lặp và lỗi lặp từ, các từ gần âm khác nghĩa
2. Kĩ năng: Phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi, cách chữa lỗi.
3. Thái độ: ý thức đúng đắn trong việc dùng từ.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc ví dụ sgk và trả lời câu hỏi: 
* Trong vd a có từ nào được lặp lại? Lặp lại mấy lần?
* Trong vd b từ nào được lặp lại? Lặp lại mấy lần?
* Cùng là hiện tượng lặp nhưng tác dụng của lặp có giống nhau không?
Hs chữa lỗi ở đoạn b
Hoạt động 2:
* Trong những từ sau từ nào dùng không đúng? Tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy? Sữa lại cho đúng?
Gv chốt lại
Hoạt động 3:
Hs đọc yêu cầu Bt1
Hs thực hiện, trình bày
Gv nhận xét
Hs đọc yêu cầu Bt2
Hs thảo luận trình bày
Gv nhận xét
I. Lặp từ
1.Ví dụ:
a. - Tre lặp 7 lần
 - Giữ lặp 4 lần
 - Anh hùng lặp 2 lần
b. Truyện dân gian. 
à Cũng là hiện tượng lặp nhưng tác dụng khác nhau.
* Vda: lặp tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi giàu chất thơ.
* VDb: Lỗi lặp do diễn đạt kém.
( Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)
II. Lẫn lộn các từ gần âm.
1. Ví dụ: 
- Thăm quanà tham quan.
-Nhấp nháyà mấp máy.
2. Nhận xét:
Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ phải hiểu đùng nghĩa của từ
III.Luyện tập:
Bt1:
a. bỏ, bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn, lan.
b. bỏ: câu chuyện ấy
- Thay câu chuyện này thành câu chuyện ấy.
- Những nhân vật ấy thành họ.
- Những nhân vật thành những người.
c. bỏ: lớn lên.
Bt2:
a. Linh động à Sinh động.
b. Bàng quang à bàng quan.
c. Thủ tục à hủ tục. 
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về cách chữa lổi dùng từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, chuẩn bị bài chữa lổi dùng từ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 24
	Ngày soạn:04/10/08
Trả bài tập làm văn số 1
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa.
2. Kĩ năng: Biết cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn và bố cục.
3. Thái độ: Yêu mến môn văn, tích cực, sáng tạo trong khi làm bài.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chấm bài, vào điểm.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 	
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại đề bài.
* Đề văn yêu cầu thể loại gì?
* Đề yêu cầu kể về đối tượng nào?
Gv: Hướng dẫn hs tìm ý và lập dàn bài.
Hs: Cùng nhau thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, khái quát bằng bảng phụ.
Hoạt động 2:
Hs: Căn cứ dàn bài, đọc bài và tự sữa lổi bài làm của mình.
Gv: Hướng dẫn, giám sát.
Hoạt động 3:
Gv: Nhận xét chung, đánh giá ưu, nhược diểm của bài làm hs.
Gv: Chọn một vài bài tiêu biểu đọc trước lớp
Hs: Nhận xét.
I. Xây dựng đáp án:
Đề bài: Kể lại câu chuyện Tấm Cám.
1.Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Kể chuyện.
- Đối tượng:Câu chuyện Tấn Cám.
2. Xây dựng dàn bài:
II. Tự đánh giá bài làm:
1. Những điểm tốt:
2. Những điểm cần bổ sung:
III. Nhận xét chung bài làm của hs:
*Ưu điểm:
* Nhược điểm:
IV. Củng cố: 
Gv Gv nhận xét chung về giờ trả bài.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Xem thể văn tự sự. Xem trước bài “Luyện nói kể chuyện”Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct21-t24.doc