Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 24+25 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 24+25 - Năm học 2010-2011

Kiến thức cần đạt: Giúp HS nắm vững:

 - Khái niệm hoán dụ. Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.

 - Tích hợp với phần văn trong văn bnả Lượm, Cô Tô, với phần tập làm văn.

 - Luyện kỹ năng: Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ, bước đầu vân dụng hoán dụ vào bài tập làm văn và khi nói.

Tiến trình tiến hành các bước lên lớp:

A. Kiểm tra bài cũ:

HS thực hành bằng giấy các ví dụ về ần dụ và nêu được tác dụng của ẩn dụ trong diễn đạt.

GV nhận xét và chấm điểm.

B. Bài mới:

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về hoán dụ:

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 24+25 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Bài 25
	Văn bản	 Cô Tô
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
	- Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở cách sử dụng các tính từ, so sánh, ẩn dụ và hoán dụ, với phân môn tập làm văn ở điểm nhìn và trình tự miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt, thi luật thơ 4 chữ.
Tiến trình tổ chức các hoạt đông dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Hs đọc thuộc văn bản: Lượm ở những khổ sau. Cảm nhận của em trước sự hy sinh của chú bé Lượm?
2. Tại sao tác giả lại chọn thể thơ 4 chữ để ghi lại câu chuyện bi tráng này? Nhận xét về vần và nhịp của bài thơ?
B. bài mới:
I. Lời vào bài: Một trong những thể loại tiêu biểu sử dụng phương thức tự sự là thể ký. Ký cũng có nhiều loại nhỏ như: bút ký, nhật ký, hồi ký, tuỳ bút... Ai cũng có thể viết ký khi đối diện với một sự việc hay cảnh vật nào đó khơi dậy những suy nghĩ và xúc cảm...Tuy nhiên, để trở thành một nhà văn nổi tiếng về thể ký với một phong cách nghệ thuật độc đáo nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam chỉ có một Nguyễn Tuân. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được thửơng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của một vùng biển cách Quảng Ninh khoảng 100 km, đó là đảo Cô Tô qua trang ký rất đặc sắc của Nguyễn Tuân. Bài ký ra đời sau khi ra nhà văn ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh trong vịnh Bắc Bộ. Văn bản chúng ta học hôm nay chỉ là một trích đoạn trong bài ký dài hơi của Nguyễn Tuân, tái hiện cảnh một buổi sớm bình minh trên biển và đảo Thanh Luân.
II. Các bước tiến hành họat động lên lớp.
1. Hoạt động 1: đọc và tìm hiểu chung văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*Lưu ý HS cách đọc: nhấn giọng các tính từ, động từ, nhất là những từ ngữ thể hiện được sự sáng tạo tìm tòi của nhà văn. Câu văn của Nguyễn Tuân thường dài hơi vì vậy, khi đọc chú ý ngắt nghỉ hợp lý và cũng cần đảm bảo sự liền mạch cho câu văn.
Gv cùng HS đọc nối tiếp các đoạn.
Hs nhận xet để nhận được cách đọc đúng và diễn cảm.
HS có thể giải thích một số từ khó có tính thuật ngữ đi biển hoạc từ địa phương.
I. Đọc- Chú thích
1. Tìm hiểu chung:
2. Đọc.
3. Chú thích: 1,2, 6, 7,10, 11, 13.
4. Bố cục- điểm nhìn quan sát:
EM nhận thấy trong văn bản, đảo Cô Tô được hiẹn ra ở mấy cảnh vật tiêu biểu? Căn cứ vào đó có thể chia đoạn văn thành mấy phần?
* Cảm nhận chung của em về toàn cảnh Cô Tô?
+ 3 cảnh: toàn cảnh Cô Tô sau một trận bão.
+ Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
+ Bức tranh sinh hoạt và lao động của con người vào buổi sáng sớm. 
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú, độc đáo cua thiên nhiên và cuộc sống ở một vùng hải đảo trong vịnh Bắc Bộ, được cảm nhận và miêu tả qua tài năng và tâm hồn tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cần đạt
* Gọi Hs đọc đoạn thứ nhất.
Toàn cảnh Cô Tô đã được tác giả thu vào tầm nhìn của mình khi ông đứng ở vị trí nào trên đảo?. đó là một điểm nhìn như thế nào cho việc quan sát cảnh vật?
* Từ chỗ đứng ấy, nhà văn đã nhìn thấy đảo Cô Tô sau cơn giông bão ra sao? Những từ ngữ nào diễn tả được cảm nhận đó?
Gv: Đó là một quy luật vĩnh hằng của thiên nhiên, muôn đời vẫn thế. Cảnh vật trong sáng cụ thể như thế nào để nhà văn phải nhắc đi nhắc lại hai lần như vậy?
* Tất cả những sắc màu đó so với mọi khi bình thường thì ở mức độ ra sao?
GV: Như vậy, trong sự quan sát bao quát và ở tầm cao, nhà văn đã thu nhận đựơc những hình ảnh và sắc màu nổi trội nhất của cảnh đảo. Điều đó thể hiện một khả năng quan sát tinh nhạy và cách chọn lọc từ ngữ của nhà văn.
Hs đọc đoạn 1.
- Trên nóc đồn biên phòng đảo Cô Tô.
- đây là một điểm nhìn rất hợp lý vì từ trên cao có thể thu được vào trong sự quan sát của mình toàn cảnh Cô Tô không bị che chắn tầm nhìn.
+ Trong trẻo và sáng sủa; trong sáng.
+Cây cối: xanh mượt.
+ Nước biển: lam biếc đặm đà
+ Cát: vàng giòn.
- thêm, hơn hết cả, hơn nữa: những từ nhằm so sánh trong thế tăng tiến, không ngang bằng để nhấn mạnh vẻ đẹp khác thường như bừng sáng của cảnh vật sau cơn mưa bão.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Vẻ đẹp toàn cảnh của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua.
+ Trong trẻo, sáng sủa, trong sáng.
Xanh mượt, lam biếc đặm đà, vàng giòn hơn hết mọi khi...
Từ ngữ giàu sức gợi, cảnh vật sau dông bão dường như bừng sáng hơn hẳn mọi ngày.
* Gọi HS đọc đoạn 2.
Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô được quan sát theo trình tự nào? (thời gian? Không gian?)
*Trước khi mặt trời lên, cảnh vật ra sao?
* Khi mặt trời mọc, nhà văn đã quan sát được những gì?
* Sau khi mặt trời đã lên cao?
Chuyển tiết 104.
HS đọc đoạn văn thứ hai.
- Trình tự thời gian: trước - trong - sau khi mặt trời lên.
- Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.
- Mặt trời nhú lên dẫn dần, rồi lên cho kỳ hết.
- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những ngươì chài lưới trên muôn thủa biển Đông.
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
2. Cảnh mặt trời lên trên đảo Thanh Luân.
- Trước: sạch như tấm kính.
- Trong: + nhú lên
+ như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên
+ hồng hào, thăm thẳm đường bệ...mâm bạc...màu ngọc trai...
+ Y như một mâm lễ phẩm...
=> So sánh, gợi hình thể hiện một cảnh sắc sống động, đẹp đẽ và hùng vĩ, tráng lệ.
* Trong những chi tiết được nhà văn chọn lựa để miêu tả cảnh mặt trời mọc, em thích chi tiết nào nhất? Tại sao?
Hs có thể tự do lựa chọn các chi tiết và trình bày cảm nhận riền của các em, GV tôn trọng ý kiến cá nhân, có thể thưởng điểm cho em nào có nhận xét thú vị và sâu sắc.
+ HS tự do trình bày cảm nhận cá nhân, liên tưởng và miêu tả lại cảnh theo trí tưởng tượng của mình, nhận xét về cách diễn đạt của nhà văn có gì thú vị đặc sắc...
* Từ cảm nhận của rất nhiều bạn, em hãy khái quát lại một nhận xét chung về cách diễn đạt của nhà văn có gì độc đáo, thú vị?
- Dùng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng rất cụ thể mà đặc sắc: quả trứng thiên nhiên, mâm lễ phẩm...thể hiện một trí tưởng phong phú, một khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ.
* Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên ra sao?
Đó là một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy và rực rỡ, rộng lớn và vô cùng tráng lệ.
* Để có thể thu nhận được một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và kỳ thú như thế, nhà văn đã có cách đón nhận mặt trời như thế nào?
* Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
-Dậy từ canh tư, khi trời còn tối đất.
- Cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo, ngồi rình mặt trời lên.
- Thể hiện một thái độ công phu và trân trọng của nhà văn đối với vẻ đẹp thiên nhiên, 
+dậy từ canh tư
+ rình mặt trời lên
- Thái độ: công phu và trân trọng đối với cái đẹp.
* Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách công phu như thế?
- Yêu mến và gắn bó đối với thiên nhiên
GVbình: Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời săn tìm cái đẹp, bất cứ một vẻ đẹp nào của cuộc sống đều có thể trở thành đối tượng để nhà văn khám phá một cách say mê và trân trọng. Không những thế, ông còn luôn luôn trau dồi vốn ngôn ngữ của mình để có thể làm một cuộc chạy đua với tạo hoá trong khả năng thu nhận và tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên trong các trang văn giàu chất thơ, chất hoạ của mình, vì vậy mỗi trang viết của nhà văn đều để lại những ấn tượng sâu sắc đối với người đọc, ông không chỉ đem đến ve đẹp văn chương mà còn làm chúng ta thêm giàu có hiểu biết về cuộc sống và tiếng nói dân tộc.
* HS đọc đoạn văn bản.
*Nhà văn tập trung miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô tại không gian nào?
* Vì sao ông lại chọn lựa không gian cái giếng nước ngọt để miêu tả cuộc sống của con người nơi đây?
- HS đọc, các em khác nhận xét.
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo.
- Bởi nơi đây là điểm quần tụ của sự sống sau một ngày lao động ở đảo; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo rõ rệt nhất: đông vui, tấp nập bình dị...
3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- giếng nước ngọt giưã đảo.
* Trong con mắt nhà văn, sự sống trên đảo đã diễn ra như thế nào quanh giếng nước ngọt kia?
Rât đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá
- Anh hùng CHâu Hoà Mãn quẩy nước cho thuyền. Chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con.
* Vì sao nhà văn lại nhận xet thấy cảnh sinh hoạt giếng đảo vui như một cái bến?
Bởi nhưng hoạt động diễn ra không chỉ đông vui, tấp nập mà còn thân tình, đầm ấm. Nhà văn thấy mình cảm nhận được rõ rệt không khí thân tình cởi mở ấy. 
* Hình ảnh người anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền và chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đây?
 HS nêu được cảm nhận riêng của các em, chủ yếu thấy được đó là một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động vui tươi, lành mạnh.
- Cuộc sống thanh bình, đông vui, đầm ấm.
* Qua sự miêu tả của Nguyễn Tuân, ta thấy nhà văn đã gửi gắm tình cảm thái độ của mình ra sao?
- Chân thành, yêu mến, trân trọng với những người dân nơi đây.
- Chân thành, yêu mến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
* Bài văn đã giúp em hiểu gì về Cô Tô?
* Bài văn thấm đượm cảm xúc của tác giả. Qua đó, em hiểu được thái độ và tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống như thế nào?
GV: Bài văn bộc lộ khát vọng tìm kiếm, khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống. Nguyễn Tuân vốn là nhà văn không chỉ mến yêu cái đẹp đơn thuần mà còn rất nặng tình dân tộc. Đối với ông, một đoá hoa nở sớm, một dòng sông hay một bông tuyết trên đỉnh Sa Pa, một tiếng hò câu hát vẳng trên sông thậm chí một cảnh chèo đò, vượt thác của con người đều có thể làm nảy sinh những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt và sâu sắc.
* Để thể hiện tình yêu mến đến đắm say của mình, nhà văn đã có cách diến đạt và miêu tả ra sao?
* Văn Nguyễn Tuân đã góp phần bồi đắp trong mỗi chúng ta những tình cảm nào?
Vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống thiên nhiên và con người nơi đây.
HS nhận xét và trình bày suy nghĩ của các em.
- Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.
- Các so sánh táo bạo bất ngờ, trí tưởng tượng phong phú bay bổng.
- Lời văn giàu cảm xúc.
Tình yêu đối với quê hương đất nước, tình cảm trân trọng gắn bó đối với cuộc sống và con người , những người lao động bình thường giản dị quanh ta. Đồng thời, Nguyễn Tuân còn khiến chúng ta thêm yêu quý tiếng nói dân tộc, hiểu biết và quý trọng lao động sáng tạo của người nghệ sỹ. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
1. Viết một đoạn vănkhoảng 5- 7 câu, tả cảnh mặt trời lên trên thành phố quê hương.
2. Đọc thêm bài thơ: Chòm Cô Tô mười bảy đảo xanh- Xuân Diệu.
3. Soạn bài: Cây tre Việt Nam.
4. Sưu tầm đồ dùng bằng tre nứa: quạt, điếu cày, diều, sáo, đòn gánh...
Ngày soạn:	Ngày day: 
Bài 24- Tiết 101	
Hoán dụ
Kiến thức cần đạt: Giúp HS nắm vững:
	- Khái niệm hoán dụ. Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.
	- Tích hợp với phần văn trong văn bnả Lượm, Cô Tô, với phần tập làm văn.
	- Luyện kỹ năng: Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ, bước đầu vân dụng hoán dụ vào bài tập làm văn và khi nói.
Tiến trình tiến hành các bước lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS thực hành bằng giấy các ví dụ về ần dụ và nêu được tác dụng của ẩn dụ trong diễn đạt.
GV nhận xét và chấm điểm.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về hoán dụ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Trong bài ẩn dụ, chúng ta đã vân dụng phép so sánh ngầm để tìm ra mối quan hệ tương đồng giữa thuyền và bến với ai?
* Trong VD1, mục I, áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai?
* Giữa áo nâu với nông thôn; áo xanh với thị thành có quan hệ gì?
* Vậy, câu thơ ấy có thể có cách diễn đạt cụ thể như thế nào?
* HS nhận xét về hai cách diễn đạt, cách nào khiến người đọc phát huy suy nghĩ và sự liên tưởng của mình hơn?
* Theo em, trong cuộc sông, chúng ta còn hay gặp những cách diễn đạt như thế hay không? HS thực hành nhanh các ví dụ: đầu xanh, tóc dài, mày râu, tay súng, chân sút, má hồng, áo trắng, mực tím...
* GV: Từ áo nâu và áo xanh mà ta có thể liên tưởng đến những người nông dân và công nhân vì nông dân hay mặc áo nâu nhuộm và công nhận thì hay mặc áo bảo hộ lao động xanh đến nhà máy làm việc. Do các sự cật ấy đi đôi với nhau trong cuộc sông nên có thể dùng để gọi thay thế cho nhau, vì vậy ta gọi là hoán dụ. Vậy, hoán dụ là gì?
- Với người con trai đi xa và người con gái chung thuỷ đợi chờ.
- đến những người nông dânvà những người công nhân.
+ áo nâu ->nông thôn.
+ áo xanh-> thành thị.
Quan hệ đi đôi với nhau trong cuộc sống thực tế.
Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị đều đứng lên.
HS nhận thấy:
Cách diễn đạt trong hai câu thơ của Tố Hữu có sức khơi gợi những liên tửng và siuy nghĩ ở người đọc nhiều hơn và do thế tạo xúc cảm thẩm mỹ hơn hẳn cách diễn đạt thông thường. 
+ đầu xanh: tuổi trẻ.
+ tóc dài: phụ nữ.
+ mày râu: đàn ông.
+ tay súng: người lính
+ chân sút: cầu thủ bóng đá.
+ má hồng: con gái.
+ áo trắng, mực tím: học sinh.
HS đọc ghi nhớ trong SGK
I. Hoán dụ là gì.
1. Phân tích ví dụ:
a.
b.
2. Ghi nhớ:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Hoạt động 2: hướng dẫn phân loại các kiểu hoán dụ:
HS đọc câu thơ trong ví dụ (a).
Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
* Dựa vào quan hệ nào để có thể liên tưởng như thế?
- Là một bộ phận trên cơ thể con người, công cụ đặc biệt của con người để lao động. Nó cũng đồng thời là biểu tượng cho khả năng sáng tạo của con người trong lao động.
- Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận.
* Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
Hs đọc tiếp câu thơ thứ hai.
* Các số Một và BA trong câu thơ gợi cho em những liên tưởng như thế nào?
 GV: trong quan niệm thành thói quen diễn đạt của người Việt Nam, một có ý nghĩa chỉ cá thể đơn độc, rất ít. Ba là con số có ý nghĩa tượng trưng chỉ số nhiều không giới hạn.
Vậy, ba và Một ở đây có mối quan hệ thế nào?
+ Một: chỉ số lượng ít.
+Ba: chỉ số lượng nhiều.
- Số lượng cụ thể: rất ít, và số lượng vô hạn: rất nhiều.
* Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
Trong câu thơ ở ví dụ (c): cụm từ đổ máu gợo em liên tửng đến điều gì?
Những ngày bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp, có chiến đấu và có hy sinh, mất mát.
- Quan hệ ở đây là quan hệ giữa đặc trưng của sự kiện với bản thân sự kiện ấy.
* Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Thực hành bài tập nhanh:
Một tay lái chiếc đò ngang
Bên sông Nhật Lệ quân sang đêmngày
+ Em đã sống bởi vì em đã thắng
Cả nước quanh em bên giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa 
Sông thu Bồn giọng hát đò đưa...
+ Hoán dụ: bộ phận và toàn thể
+ hoán dụ vật chứa và vật bị chứa.
* Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Vậy, từ các ví dụ đã phân tích, em hãy nêu lên các kiểu hoán dụ thừơng gặp?
HS nhắc các kiểu hoán dụ.
Hs đọc ghi nhớ trong Sgk.
Ghi nhớ: SGK
III. hoạt động 3: Luyện tập:
Bài tập 1: Dùng bảng phụ, có phân chia cột: hoán dụ- quan hệ giữa các sự vật.
a. Làng xóm: chỉ nhân dân sống trong làng xóm
Quan hẹ: vật chứa và vật bị chứa.
Mười năm: Ngắn, trước mắt, cụ thể.
- Trăm năm: dài, trừu tượng
Cụ thể và trừu tượng.
áo chàm: chỉ người dân Việt bắc thường mặc áo chàm.
Dấu hiệu đặc trưng và sự vật
Trái đất: chỉ loài người đang sống trên trái đất
- vật chứa và vật bị chứa
Bài tập 2: Lấy ví dụ minh hoạ:
ẩn dụ
Hoán dụ
Giống nhau
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác nhau
- Dựa vào mối quan hệ tương đồng (so sánh ngầm)
- về hình thức
-về cách thức
- vè phẩm chất
- vè cảm giác
Dựa vào quan hệ đi đôi, gần gũi nhau trong thực tế.
- Bộ phận -tiàn thể
- Vạt chứa - vật bị chứa
- Dấu hiệu - Sự vật
- Cụ thể- trừu tượng.
Lấy ví dụ minh hoạ.
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá.
+ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
+ Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
+ Dòng mực thiếu thời trôi nhanh như dòng sông
Ngày soạn:	Ngày dạy:
	Bài 24- Tiết 102
	Tập làm văn
Tập làm thơ bốn chữ
Kết quả cần đạt:
1. HS nắm được những đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
2. Nhận diện và tập phân tích vần, luật, của thể thơ này khi đọc hay học các bài thơ bốn chữ.
3. Tích hợp với phần văn ở bài thơ Lượm, ở phần tiếng Việt từ các phép so sán, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Tiến trình tổ chức các bước lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Hs đọc bài thơ Lượm.
2. Ngoài bài thơ Lượm, em đã được học những bài thơ nào cũng có số tiếng tương tự như bài thơ Lượm?
B. Bài mới: 
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh việc tìm hiểu thể thơ bốn chữ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hs đọc bài thơ Lượm và nêu lên được những tiếng hiệp vần trong bài thơ.
Máu-cháu; về- bè; loắt choắt- thoăn thoắt; nghênh nghênh-lệch, vang- vàng, mí- chí; quân- dần; cá nhà...
* Vần chân và vần lưng khác nhau chỗ nào?
+ Vần chân: vần gieo cuối dòng thơ:hàng-trang; núi- bụi.
+ Vần lưng: Vần gieo giữa dòng thơ: hàng- ngang; trang- màng.
* Nhận xét về vị trí hiệp vần các tiếng sau: cháu- sau; ra- nhà
* hiệp vần như vậy ta gọi là gì?
*Đoạn thơ thứ hai có hiệp vần như thế không?
* Chỉ ra các tiếng hiệp vần?
- các tiếng hiệp vần cách nhau một dòng thơ.
- Vần gián cách: vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
- không, mà là hiệp vần liên tiếp giữa các dòng thơ.
- hẹ- mẹ- nghé; đàn- càn- gian
* dựa vào hiểu biết về cách thức hiệp vần thông thường của thơ bốn chữ, em hãy sửa lại cho đúng các tiếng trong đoạn thơ (4)
+Hai tiếng không đúng vần: sưởi, đò.
+ HS thay.
* Rút ra nhận xet về đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ?
HS nêu được các đặc điểm.
1. Mỗi dòng thơ có bốn tiếng, số câu thơ không hạn định. Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc.
2. Thích hợp với kiểu vừa kẻ chuyện vừa miêu tả (vè, đồng dao, hát ru...)
3. Nhịp thường là chẵn, đều.
4. Vần: kết hợp nhều kiểu vần: chân, lưng, bằng, trắc, liền, cách...
Để củng cố, GV có thể cho các em phân tích mẫu cấu tạo của một đoạn thơ bốn chữ, vi dụ một đoạn bài thơ Lượm.
Hoạt động 2: Tập làm thơ bốn chữ:
1. Từ 4-6 học sinh đọc đoạn thơ mình tự làm ở nhà. Tự mình phân tích cấu tạo vần và nhịp vủa bài thơ đó.
2. Các bạn trong lớp nhận xét
3. HS lắng nghe, sửa chữa ngay tại lớp.
4. Hs đọc lại đoạn thơ. Các bạn và GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học làm bài tập ở nhà:
Tập làm bài thơ bốn chữ tả hoặc kể chuyện về một con vật nuôi trong nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 25.doc