Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22+23 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22+23 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hiểu được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Bước đầu hình thành cho HS có kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.

- HS nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết văn miêu tả.

B. Các bước lên lớp

 - Ổn định lớp học

 - Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là so sánh? Nêu cấu tạo của phép so sánh?( Đáp án tiết 78)

- Tiến trình dạy- học bài mới

Tiết 79

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

 NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các đoạn văn để nhận biết vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.

Bước1: Gv gọi hs đọc ba đoạn văn trong sgk

Bước 2: Gv cho hs tìm hiểu cách quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét

? Em hãy xác định nội dung miêu tả của các đoạn văn?

- Hstl-Gvkl và ghi bảng:

- Sau đó gv chia lớp thành ba nhóm học tập để thảo luận các câu hỏi trong sgk với ba đoạn văn.

- Đại diện các mhóm trình bày- Gv cho các nhóm khác nhận xét và chốt lại các ý đúng- Bổ sung thêm các ý còn thiếu.

? Em có nhận xét gì về năng lực viết của tác giả?

- Hstl-Gvkl:

Trước hết người viết đã chọn được cho mình một vị trí quan sát tốt, để quan sát được các đối tượng cần miêu tả. Sau đó người viết biết tưởng tượng, so sánh cảnh được miêu tả đó với các sự vật có nét tương đồng để làm cho đoạn văn có sức gợi cảm. Đồng thời người viết cũng đã đưa ra được những nhận xét phù hợp với sự vật được miêu tả.

- Gv cho hs đọc đoạn trích trong tác phẩm sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi đã được lược bớt đi các biện pháp tu từ.

? Em hãy so sánh đoạn văn 2 mục 1 và đoạn văn vừa đọc để chỉ ra sự khác biệt và vai trò của các từ được lược bớt?

- Hstl-Gvkl:

Những từ bỏ đi đều là hình ảnh so sánh, liên tưởng khá thú vị. Không có những hình ảnh so sánh ấy, đoạn văn mất đi sự sinh động, hấp dẫn. Các từ đó chính là trí tưởng tượng phong phú của người viết.

? Em có nhận xét gì về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?

- Gv cho hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.

- Gvkl và ghi những ý chính, ý cơ bản lên bảng.

- Gv tích hợp với phần tiếng việt- so sánh là gì?

Tiết 80

Hđ2: G v hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk

Bài tập1: Gv cho hs điền từ vào chỗ trống bằng hình thức thực hiện bài tập nhanh.

- Gv thu ba bài làm nhanh nhất chấm, sau đó cho hs nhận xét và gvkl ghi bảng:

? Em có nhận xét gì về cách quan sát và lựa chọn những hình ảnh của tác giả để miêu tả cảnh Hồ Gươm?

- Hstl-Gvkl và ghi bảng

? Em có nhận xét gì về những từ vừa điền vào trong dấu ngoặc đơn?

- Hstl-Gvkl và ghi bảng.

Bài tập 2:

? Em hãy chỉ ra những từ chỉ đặc điểm và tính cách ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn?

? Những hình ảnh đó làm nổi bật điều gì?

- Hstl-Gvkl và ghi bảng.

Bài tập 3:

Gv hướng dẫn cho hs thực hiện bài tập 3 bằng cách chỉ ra những đặc điểm nổi bật của căn phòng đang ở

Bài tập 4: Gv gợi ý cho hs thực hiện theo sgk để liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật

Chẳng hạn:

- Mặt trời như một chiếc mâm lửa.

- Bầu trời trong sáng và mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài.

- Những hàng cây như những bức tường thành cao vút.

 I/ Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

1. Đọc các đoạn văn.

Ví dụ: SGK

2. Trả lời câu hỏi (SGK)

Đ1: Ngoại hình Dế Choắt.

Đ2: Cảnh sông nước Cà Mau.

Đ3: Cảnh sắc mùa xuân.

 Người viết biết quan sát, sau đó tưởng tượng, so sánh để làm nổi bật đối tượng được miêu tả.

3. Đoạn văn (SGK)

- Để làm nổi bật đặc điểm của sự vật trong văn miêu tả cần phải biết quan sát đặc điểm của sự vật, sau đó tưởng tượng để có cách so sánh.

* Ghi nhớ: sgk/ 28.

II/ Luyện tập:

Bài tập 1: Điền từ và nhận xét

(1) gương bầu dục; (2) cong cong; (3) lấp ló; (4) cổ kính; (5) xanh um.

 Tác giả đã quan sát và lựa chọn được những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc. Những hình ảnh đó là: mặt hồ. sáng long lanh; cầu Thê Húc.màu son; đền Ngọc Sơn; gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ. đó là những đặc điểm mà các hồ khác không có.

- Những từ ngữ trong dấu ngoặc đơn đều là những từ ngữ chỉ tính chất của Hồ Gươm. Nếu thay những từ đó bằng những từ khác thì không hợp với đặc điểm của hồ.

Bài tập 2: Xác định những đặc điểm tính chất của Dế Mèn

- Rung rinh; bóng mỡ soi gương được.

- Nổi từng tảng rất bướng.

- Răng đen nhánh; nhai ngoàm ngoạp

- Râu dài; rất đổi hùng dũng.

- Trịnh trọng; khoan thai.

Ngoại hình đẹp, cường tráng, tính tình ương bướng, kiêu căng.

Bài tập 3: Tìm đặc điểm ngôi nhà

( căn phòng) em đang ở.

Bài tập 4: Tìm chi tiết liên tưởng so sánh.

 

doc 8 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22+23 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22, 23
Ngày dạy:	6A: ..../../2012
6B: ..../../2012
Tiết 79, 80: QUAN SáT, TƯởNG TƯợNG, SO SáNH và NHậN XéT
TRONG VĂN MIÊU Tả
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Bước đầu hình thành cho hs có kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- HS nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết văn miêu tả.
B. Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là so sánh? Nêu cấu tạo của phép so sánh?( Đáp án tiết 78)
Tiến trình dạy- học bài mới
Tiết 79
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các đoạn văn để nhận biết vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
Bước1: Gv gọi hs đọc ba đoạn văn trong sgk
Bước 2: Gv cho hs tìm hiểu cách quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
? Em hãy xác định nội dung miêu tả của các đoạn văn?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
- Sau đó gv chia lớp thành ba nhóm học tập để thảo luận các câu hỏi trong sgk với ba đoạn văn.
- Đại diện các mhóm trình bày- Gv cho các nhóm khác nhận xét và chốt lại các ý đúng- Bổ sung thêm các ý còn thiếu.
? Em có nhận xét gì về năng lực viết của tác giả?
- Hstl-Gvkl:
Trước hết người viết đã chọn được cho mình một vị trí quan sát tốt, để quan sát được các đối tượng cần miêu tả. Sau đó người viết biết tưởng tượng, so sánh cảnh được miêu tả đó với các sự vật có nét tương đồng để làm cho đoạn văn có sức gợi cảm. Đồng thời người viết cũng đã đưa ra được những nhận xét phù hợp với sự vật được miêu tả.
- Gv cho hs đọc đoạn trích trong tác phẩm sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi đã được lược bớt đi các biện pháp tu từ.
? Em hãy so sánh đoạn văn 2 mục 1 và đoạn văn vừa đọc để chỉ ra sự khác biệt và vai trò của các từ được lược bớt?
- Hstl-Gvkl:
Những từ bỏ đi đều là hình ảnh so sánh, liên tưởng khá thú vị. Không có những hình ảnh so sánh ấy, đoạn văn mất đi sự sinh động, hấp dẫn. Các từ đó chính là trí tưởng tượng phong phú của người viết.
? Em có nhận xét gì về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
- Gv cho hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.
- Gvkl và ghi những ý chính, ý cơ bản lên bảng.
- Gv tích hợp với phần tiếng việt- so sánh là gì?
Tiết 80
Hđ2: G v hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
Bài tập1: Gv cho hs điền từ vào chỗ trống bằng hình thức thực hiện bài tập nhanh.
- Gv thu ba bài làm nhanh nhất chấm, sau đó cho hs nhận xét và gvkl ghi bảng:
? Em có nhận xét gì về cách quan sát và lựa chọn những hình ảnh của tác giả để miêu tả cảnh Hồ Gươm?
Hstl-Gvkl và ghi bảng
? Em có nhận xét gì về những từ vừa điền vào trong dấu ngoặc đơn?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng.
Bài tập 2: 
? Em hãy chỉ ra những từ chỉ đặc điểm và tính cách ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn?
? Những hình ảnh đó làm nổi bật điều gì?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng.
Bài tập 3:
Gv hướng dẫn cho hs thực hiện bài tập 3 bằng cách chỉ ra những đặc điểm nổi bật của căn phòng đang ở
Bài tập 4: Gv gợi ý cho hs thực hiện theo sgk để liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật
Chẳng hạn:
- Mặt trời như một chiếc mâm lửa.
- Bầu trời trong sáng và mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài.
- Những hàng cây như những bức tường thành cao vút. 
I/ Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1. Đọc các đoạn văn.
Ví dụ: SGK
2. Trả lời câu hỏi (SGK)
Đ1: Ngoại hình Dế Choắt.
Đ2: Cảnh sông nước Cà Mau.
Đ3: Cảnh sắc mùa xuân.
" Người viết biết quan sát, sau đó tưởng tượng, so sánh để làm nổi bật đối tượng được miêu tả.
3. Đoạn văn (SGK)
- Để làm nổi bật đặc điểm của sự vật trong văn miêu tả cần phải biết quan sát đặc điểm của sự vật, sau đó tưởng tượng để có cách so sánh.
* Ghi nhớ: sgk/ 28.
II/ Luyện tập:
Bài tập 1: Điền từ và nhận xét
(1) gương bầu dục; (2) cong cong; (3) lấp ló; (4) cổ kính; (5) xanh um.
" Tác giả đã quan sát và lựa chọn được những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc. Những hình ảnh đó là: mặt hồ... sáng long lanh; cầu Thê Húc...màu son; đền Ngọc Sơn; gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ. đó là những đặc điểm mà các hồ khác không có.
- Những từ ngữ trong dấu ngoặc đơn đều là những từ ngữ chỉ tính chất của Hồ Gươm. Nếu thay những từ đó bằng những từ khác thì không hợp với đặc điểm của hồ.
Bài tập 2: Xác định những đặc điểm tính chất của Dế Mèn
- Rung rinh; bóng mỡ soi gương được.
- Nổi từng tảng rất bướng.
- Răng đen nhánh; nhai ngoàm ngoạp
- Râu dài; rất đổi hùng dũng.
- Trịnh trọng; khoan thai.
Ngoại hình đẹp, cường tráng, tính tình ương bướng, kiêu căng.
Bài tập 3: Tìm đặc điểm ngôi nhà
( căn phòng) em đang ở.
Bài tập 4: Tìm chi tiết liên tưởng so sánh.
C. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học một cách khái quát.
D. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
	 Chuẩn bị bài bức tranh của em gái tôi.
*. Rút kinh nghiêm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................ 
*********************************
Ngày dạy:	6A: ..../../2012
6B: ..../../2012
Tiết 81, 82: văn bản BứC TRANH CủA EM GáI TÔI
	 (Tạ Duy Anh)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được những nét sơ lược về tác giả Tạ Duy Anh.
- Hiểu được ngôi kể và vai kể trong truyện từ đó hiểu được tác dụng của ngôi kể đó.
- Bước đầu hiểu được tình cảm trong sáng của cô em gái và hạn chế của người anh trong tác phẩm
- GDHS thái độ biết trân trọng tài năng và thành công của người khác.
B/ Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của hs
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu vào bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những nét cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm
- Gv gọi hs đọc phần chú thích * Sgk
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tạ Duy Anh và tác phẩm bức tranh của em gái tôi?
 - Hstl- Gvkl vài nét cơ bản trong sgk
Hđ3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
- GVhướng dẫn hs cách đọc- Gv đọc mẫu đoạn đầu
- Gv gọi HS đọc tiếp đến hết bài
- Gv cho hs tóm tắt lại toàn bộ nội dung câu truyện
? Theo em nhân vật chính trong truyện là ai?Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
- Gv cho hs thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày - Gv cho các nhóm khác nhận xét
- Gvkl lại các ý cơ bản và ghi bảng.
Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính vì cả hai nhân vật đều hiển diện trong truyện. Nhưng nếu xét về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng truyện không nhằm về việc khẳng định ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của người em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự thức tỉnh của nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Như vậy nhân vật người anh được coi là trung tâm. Việc xác định nhân vật chính và nhân vật trung tâm cũng là để nhận thức đúng nội dung, chủ đề của tác phẩm.
? Theo em truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Cách kể như vậy có tác dụng gì?
- Hstl-Gvkl:
Truyện được kể từ ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh. Cách kể này có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên. Mặt khác nhân vật người em cũng được thể hiện ra một cách nhìn và sự biến đổi thái độ của người anh để đén cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng. Cách kể từ ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình để vượt lên, do đó chủ đề tác phẩm càng có ý nghĩa về sự tự đánh giá, tự nhận thức, một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
Nội dung cần đạt
I. Tác giả, tác phẩm
 ( Xem chú thích* sgk)
II/ Đọc - hiểu văn bản
1/ Ngôi kể và vai kể
- Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính.
- Người anh còn là nhân vật trung tâm.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất
" Miêu Tả nhân vật một cách tự nhiên.
=> Giúp nhân vật tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình.
Tiết 82
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv tiếp tục hướng dẫn hs tìm hiểu bài học.
? Theo em diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm được tác giả miêu tả ntn?
- Hstl-Gvkl:
 Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là một trò nghịch ngợm của trẻ em và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến mèo con đã vẽ những gì (Đặt tên cho em và theo dõi em gái chế màu vẽ)
 Khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện. Cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui sướng thì riêng người anh lại cảm thấy buồn, cậu ta thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và tự cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. 
Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Với sự tự ti về bản thân người anh đã lén xem những bức tranh của em gái và thầm cảm phục về tài năng của em gái mình.
? Em thử giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh trong phòng triển lãm?
- Hstl-Gvkl:
Khi đứng trước bức tranh, người anh rất bất ngờ vì bức tranh của em gái lại vẽ về chính mình. Sau đó cậu hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái và hơn nữa cậu bé còn thấy xấu hổ khi tự nhân ra những nét yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như trong bức tranh của cô em gái. 
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
- Hstl-Gvkl:
tác giả đã miêu tả theo diễn biến tâm lí của nhân vật.
? Em có nhận xét gì về người anh của Kiều Phương?
- Hstl- Gvkl
Từ đó người anh đã hiểu ra rằng, bức chân dung về mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
? Tác giả đã quan sát và miêu tả cô em gái qua những phương diện nào?
- Gv gợi ý cho hs chỉ ra được các chi tiét sau:
Tác giả đã tập trung miêu tả ngoại hình( Tập trung tả nét mặt) cử chỉ và hành động( Sự tò mò và hiếu động, việc tự chế màu vẽ và say mê vẽ tranh) thái độ quan hệ với người anh.
? Theo em nhân vật kiều phương được tác giả thể hiện qua những nét tính cách và phẩm chất nào?
- Hstl-gvkl:
Kiều Phương là nhân vật hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. mặc dù có tài năng và được đánh giá cao, được mọi người quan tâm nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh "anh trai tôi". Người anh soi vào bức tranh ấy cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái
? Từ đó em hiểu được ý nghĩa tư tưởng của truyện là ntn? Từ đó rút ra được bài học và thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác điều gì?
- Hstl-Gvkl:
Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua mặc cảm, tự ty để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành .Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân mình.
Hđ2; Thực hiện tổng kết
- Gv khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện 
- Hs đọc ghi nhớ sgk
Hđ3:Thực hiện phần luyện tập 
Gv cho hs kể tóm tắt lại câu truyện 
Nội dung cần đạt
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh
- Lúc đầu cho đó là trò nghịch ngợm của trẻ con và không cần để ý đến.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện thì thấy buồn và thất vọng vì bản thân mình không hề có chút tài năng nào.
- Nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng và không thể thân thiện với em được nữa.
- khi đứng trước bức tranh người anh mới cảm thấy vừa bất ngờ, hãnh diện và xấu hổ
" Miêu tả theo diễn biến tâm lí nhân vật
=> Người anh hiểu được bức chân dung của mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
2/ Nhân vật cô em gái
- Hồn nhiên, hiếu động.
- Tài năng hội hoạ
- Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
=> Tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu đã giúp người anh tự nhận ra những hạn chế của bản thân.
III/ Tổng kết:
ghi nhớ: sgk/ 35.
IV/ Luyện tập:
hs đọc diễn cảm câu chuyện
C. Củng cố: Nội dung bài học 
D. Dặn dò: Hs học bài 
	 Chuẩn bị bài luyện nói quan sát,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
*. Rút kinh nghiêm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................ 
*********************************
Ngày dạy:	6A: ..../../2012
6B: ..../../2012
Tiết 83, 84: LUYệN NóI Về QUAN SáT, TƯởNG TƯợNG, SO SáNH
Và NHậN XéT TRONG VĂN MIÊU Tả
A. Mục tiêu cần đạt: giúp hs
- biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể lớp (thực chất là rèn luyện kĩ năng nói)
- từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- rèn kĩ năng nói trước lớp.
B. Các bước lên lớp
- ổn định lớp học
- Kiểm tra bài cũ:? Truyện bức tranh em gái tôi giúp em hiểu được điều gì?( Đáp án tiết 82)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
Bước1: 
- Gv nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
- Gv có thể gọi hs nói về một số vấn đề đơn giản để từ đó nhận xét kĩ năng nói của hs.
Bước 2:
- Gv nêu yêu cầu của giờ học. chú ý những quy định của việc luyện nói đã nêu ở trên
Bước 3:
- Gv chia lớp học làm 4 nhóm và cho hs thảo luận nhóm bài tâp số1.
Hđ2: Gv cho hs thực hành luyện nói.
Bước1:
- Gv cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Hs nhận xét bài làm của nhóm bạn
- Gvkl các ý cơ bản và ghi bảng các ý chính của bài tập.
Tiết 84
- Gv tiếp tục cho hs thực hành luyện nói
- Gv cho hs thảo luận bài tập 2:
Kể cho các bạn nghe về anh, chị, em của mình.
- Hs tự kể về người thân của mình.
- Gv chú ý cách kể của hs, nhất là cách sử dụng các phương pháp tưởng tưởng, so sánh và nhận xét về các đặc điểm của các nhân vật hs tả.
- Gv nhắc nhở thêm cho các em về cách tả người. đồng thời cũng cần tôn trọng cách kể của hs.
- Gv chuyển bài tập 3:
- Gv cho hs thảo luận nhóm học tập
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gvkl và ghi bảng
- Gv cho hs tự thực hiện bài tập 4
(Dùng BT 3)
Nội dung cần đạt
Bài tập1:
- Hình ảnh Kiều Phương là một hình ảnh đẹp. Các nhận xét và miêu tả về Kiều Phương đã làm sáng lên tài năng và đặc biệt là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, tấm lòng vị tha và nhân hậu.
- Người anh trai của Kiều Phương cũng là người có phẩm chất tốt đẹp, biết hối hận và nhận ra được tấm lòng cao đẹp của người em gái.
Bài Tập 2: kể về anh, chị, em của mình
Bài Tập 3: lập dàn ý cho một đêm trăng sáng.
mở bài: giới thiệu chung về cảnh đêm trăng.
thân bài:
- đó là đêm trăng ntn?
- đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu.
- bầu trời ntn? đêm trăng ra sao, vầng trăng, cây cối có gì đáng chú ý, nhà cửa, làng mạc ntn?
- để miêu tả được cảnh đẹp của đêm trăng cần so sánh những hình ảnh ấy ntn?
kết bài: nêu cảm nhận của em về đêm trăng.
Bài tập 4: 
C. Củng cố: Nội dung bài học
D. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và tập quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
	 Chuẩn bị bài vượt thác.
* Rút kinh nghiêm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... 
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22, 23.doc