Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo

I/ Mục tiêu cần đạt:

1/ Kiến thức:

 - Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

 - Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn mieu tả.

2/ Kĩ năng:

 - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.

 - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận diện xét trong đọc và viết văn miêu tả.

3/ Thái độ:

 - Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn miêu tả.

II/ Chuẩn bị:

 - Gv: Tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập

 - Hs: chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

III/ Tiến trình lên lớp:

1/ On định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là văn miêu tả ?

3/ Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/1/2012	 Tuần: 22
Ngày dạy: 30/1/2012	 Tiết : 81+82
Bài 20
Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 ( Tạ Duy Anh )
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
 - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
 - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
 - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
2/ Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
 - Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
 - Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
3/ Thái độ:
 - Hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh khi có một ai đó đạt thành tích xuất sắc.
II/ Chuẩn bị: 
 - Gv: Tư liệu tham khảo, bảng phụ, tranh, phiếu học tập
 - Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Vùng sông nước Cà Mau được tác giả miêu tả như thế nào? Nghệ thuật miêu tả được tác giả sử dụng ra sao?
3/ Bài mới: 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 ? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Tạ Duy Anh ? Truyện ngắn trên đã đoạt giải mấy trong cuộc thi viết về chủ đề gì của bào nào ?
 - Gv mời hs đọc văn bản. Giải nghĩa các từ khó.
 ? Người kể chuyện theo ngôi thứ mấy? (thứ nhất)
 ? Theo em nhân vật chính trong truyện là ai ? Vì sao ? (anh trai – thể hiện sự ăn năn , hối hận để khắc phục tính ghen ghét , đố kị)
 Câu hỏi thảo luận: Việc lựa chọn cách kể đó có tác dụng gì ? (rất thích hợp với chủ đề – để sự hối hận được bày tỏ chân thành, tin cậy)
 ? Em hãy kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi” ? (tóm tắt truyện theo bố cục chuyện về hai anh em Kiều Phương (mèo) mèo bí mật học vẽ – phát hiện tâm lí của anh trước sự việc ấy bé Phương thành công , người anh gượng đi xem anh đứng trước bức tranh hối hận)
Hoạt động 2.
 ? Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng người anh đối với em qua các điểm sau? Từ đầu  lúc thấy em tự chế màu vẽ ? (đặt tên riêng cho Phương, coi thường, bực bội khi mèo bôi bẩn)
 ? Vậy anh là người ntn ? (tò mò) 
 ? Khi tài năng hội họa của cô gái được phát hiện thì người anh đã ntn? (mình bất tài, gục xuống khóc, cáu gắt với em, xem trộm tranh)
 ? Vì sao anh lại như vậy ? 
 ? Khi lén xem những bức tranh của em gái vẽ đã trút ra những tiếng thở dài, vậy em có suy nghĩ ntn về tiềng thở dài đó ?
 GV: Vốn quen coi thường em bẩn, nghịch cho mình là hơn, lại là người anh vậy mà giờ đây tình thế lại đảo ngược hỏi sao người anh lại không buồn bực, mặc cảm. 
 ? Khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em, hãy giải thích nhận xét về tâm trạng của người anh trong đoạn “trong gian phòng  con đấy”. (giật sững , ngỡ ngàng , xấu hổ nhìn như thôi miên).
 Câu hỏi thảo luận: Tóm lại theo em, nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét ? vì sao ?
(đáng trách -cũng thông cảm vì tính xấu nhất thời- biết hối hận sửa đổi)
 ? Từ lời kể của nhân vật người anh, người em gái đã hiện ra trước mắt chúng ta là một cô bé ntn? (bẩn, nghịnh, sáng tạo, thông minh có tài)
 ? Hãy tìm một, vài chi tiết chứng minh điều đó?
( Chế tạo màu vẽ, vừa làm việc giúp mẹ vừa hát, biết anh không tốt với mình nhưng vẫn yêu thương anh. Anh đi nhận giải giúp anh nhận ra cái xấu -> người tốt )
 ? Trong những phong cách tốt đẹp của người em gái, em thích nhất điểm nào? Vì sao? (hồn nhiên, thông minh sáng tạo, lòng vị tha, nhân hậu)
 ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả? (Nhân vật tự kể -> bài học giáo dục tư tưởng mang tính chung thực, có tính thuyết phục hơn)
Hoạt động 3.
 Câu hỏi thảo luận: Học xong chuyện Bức tranh của em gái tôi đã giúp em nhận thấy điều gì ?
Hoạt động 4.
 ? Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của anh trong chuyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất cuả em?
 ? Giả định một thành viên trong lớp hay gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy ?
I/ Tìm hiểu chung: 
1/ Tác giả - tác phẩm: 
- Học sgk 33
2/ Đọc – tìm hiểu chú thích: 
3/ Tóm tắt tác phẩm: 
- Chuyện về hai anh em Kều Phương (Mèo)
- Anh trai bực vì em hay nghịch bẩn , bừa bãi 
- Phương bí mật hcọ vẽ , tài năng hội họa của Phương bất ngờ phát hiện 
- Tâm trạng và thái độ của người anh không vui trước sự việc ấy 
- Em gái thành công , cả nhà vui , anh gượng đi xem buổi triển lãm 
- Đứng trước bức tranh của em , người anh hối hận vô cùng.
II/ Phân tích: 
1/ Nhân vật người anh: 
- Trong cuộc sống hàng ngày: Coi thường, bực bội, gọi Kiều Phương là Mèo bí mật theo dõi các việc làm của em. 
-> Người tò mò, hiếu kì 
- Tôi luôn cảm thấy mình bất tài, muốn gục xuống khóc 
- Chỉ cần một lỗi nhỏ là gắt um lên xem trộn tranh – thở dài 
-> Mặc cảm, ghen tị với tài năng của em. 
- Tôi giật sững người bám chặt tay mẹ 
Sự ngỡ ngàng – xấu hổ – nhìn như thôi miên 
- Nhạy cảm, trung thực nhận ra được những hạn chế của bản thân. 
2/ Người con gái: 
- Mặt lọ lem, linh lợi, cử chỉ nhanh nhẹn, hiếu động, sáng tạo thông minh, có tài và độ lượng, nhân hậu, thật đáng yêu. 
III/ Ghi nhơ:ù
- Học thuộc sgk 35
IV/ Luyện tập: 
Bài 1.
- Tâm trạng của người anh 
- Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng – hãnh diện – xấu hổ, nhìn như thôi miên vào dòng chữ. 
Bài 2.
- Chị đạt học sinh giỏi.
- Vui mừng, sung sướng cùng chị nhưng cũng mặc cảm, xấu hổ với bản thân khi đạt kết quả là học sinh trung bình. 
4/ Củng cố – dặn dò:
 - Ghen ghét, đố kị trước tài năng và sự thành công của người khác là tính xấu cần sửa đổi. 
 - Lòng nhân ái, độ lượng, bao dung, hồn nhiên là những đức tính tốt cần phát huy.
 - Ai là nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi ? Người anh trai 
 - Lí do cho thấy người anh là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi ? Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức thiếu sót của người anh 
 - Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ ? Ngạc nhiên , hãnh diện , xấu hổ
 - Học bài kĩ, soạn bài “quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/2/2012	 Tuần: 22
Ngày dạy: 1/2/2012	 Tiết : 83+84
Tập làm văn: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
 - Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 - Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn mieu tả.
2/ Kĩ năng:
 - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
 - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận diện xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3/ Thái độ:
 - Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn miêu tả.
II/ Chuẩn bị: 
 - Gv: Tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập 
 - Hs: chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Oån định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là văn miêu tả ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1 (tiết 83)
 - Gv mời hs đọc 3 đoạn văn sgk .
 ? Mỗi đoạn văn trên giúp cho em hình dung được những đặc điểm nỗi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả ?
 ? Những đặc điểm nỗi bật đó nào thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào để viết được đoạn văn trên ?
(sông ngòi, kênh rạch bủa giăng 
Trời xanh , nước xanh 
Tiếng sóng rì rào , tiếng rì rào của rừng 
Cá đước bơi hàng đàn 
Rừng đước dựng cao ngất)
 ? Để miêu tả được cảnh trên người viết cần có năng lực gì ? (quan sát )
 ? Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn ? Sự liên tưởng so sánh đó có gì độc đáo ? (chia 3 đoạn )
 ? Đọc đoạn văn của tác giả Đoàn Giỏi đã lược đi một số chữ đã bị lược ? những chữ đã bị lược bỏ đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả ntn ? (sự giàu có , phong phú hạn chế) vậy muốn miêu tả được thì chúng ta phải làm gì ? vì sao ? 
 - Hs đọc ghi nhớ sgk 28
Hoạt động 2 (tiết 84)
 ? Đọc đoạn văn miêu tả quang cảnh Hồ Gươm. Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào? (gương bầu dục  cong cong  lấp ló  cổ kính  xanh um)
 ? Đọc đoạn văn Tô Hoài tập trung miêu tả một chú dế Mèn có thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào làm nỗi bật điều đó? (đầu to, bướng, râu dài, cong hùng dũng)
 ? Em hãy quan sát và ghi chép lại đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nỗi bật ? (đặc điểm: màu sơn, màng cửa, sơn cửa, phòng khách)
 ? Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì ? (bầu trời rộng, mây xanh như nước biển. Núi nhấp nhô, trùng trùng, điệp điệp ) 
 ? Từ bài “Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh một dòng sông hay một khu rừng mà em có dịp quan sát ?
I/ Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
1/ Đọc các đoạn văn: 
2/ Nhận xét: 
a/ Tìm hiểu các đoạn: 
* Đoạn 1: Tái hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của dế Choắt:
- Người gầy dài luê nghêu 
- Cánh ngắn hở cả mạng sườn 
- Càng bè bè nặng nề 
- Râu ria cụt một mẫu 
- Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ 
* Đoạn 2: Tả quang cảnh vừa đẹp thơ mộng, vừa mênh mông hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
- Sông ngòi kênh rạch vủa giăng chi chít 
- Trời xanh , nước xanh 
- Tiếng sóng rì rào của khu rừng 
- Sông Năm Căn rộng , nước đổ ầm ầm ra biển 
- Cá nước bơi hàng đàn 
- Rừng đước dựng lên cao ngất 
* Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo và màu xuân , các loài chim 
- Cây gạo gọi chim ríu rít 
- Cây gạo sừng sững 
- Chào mào, sáo nâu, sáo đen  bay đi, bay về trò chuyện, trêu ghẹo, tranh cãi.
b/ Năng lực quan sát độc đáo: 
c/ Tìm các câu avn8 dùng sự liên tưởng , so sánh :
 Hs đọc các câu văn có sự liên tưởng , so sánh 
Đoạn 1: Sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, độc đáo. Hình dung bộ dạng khó coi, tức cười, xấu xí nhưng rất đáng thương 
Đoạn 2: Tiềm năng dồi dào, giàu đẹp vùng Cà Mau
Đoạn 3: HÌnh dáng ngày hội hoa đăng với tháp đèn khổng lồ đẹp , vui tươi 
3/ Đọc – nhận xét đoạn văn: 
 ầm ầm  như thác nhô lên hụp xuống như người bơi ếch  như hai dãy trường thành vô tận 
-> Nếu bỏ đi thì sự giàu có, phong phú, đa dạng của vùng Cà Mau sẽ bị hạn chế 
4/ Ghi nhơ:ù 
- Học thuộc sgk 28
II/ Luyện tập: 
Bài số 1.
- Người đọc có thể dễ dàng nhận ra bởi những tên gọi (địa danh) quen thuộc trong đoạn. Đó cũng những hình ảnh miêu tả đặc sắc và tiêu biểu. 
* Điền từ : 
 gương bầu dục 
 cong cong lấp ló cổ kínhxanh um 
Bài số 2.
 Đầu tôi to và nổi từng tảng rất bướng 
 Răng đen lúc lào cũng nhai ngoàm ngoạp 
 Râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng 
 Tôi lấy làm hãnh diện về cặp râu ấy lắm
Bài số 3.
Ngôi nhà em ở là một ngôi nhà ba tầng cao ráo, sáng sủa. Tường nhà quét màu vàng chanh, cửa sơn xanh, cửa kính chớp đều được lau chùi sạch sẽ. Ngôi nhà có rất nhiều phòng, phòng khách kê một bộ bàn ghế salong và chiếu tủ bích phê màu huyết dụ rất đẹp 
Bài số 4.
- Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trừng thiên nhiên đầy đặn 
- Bầu trời rộng lớn và cao vòi vọi trong xanh như màu nước biển 
- Những hàng cây thẳng tắp như những dãy trường thành vô tận 
- Núi (đồi) trùng trùng , điệp điệp 
- Những ngôi nhà cao tầng sát nhau với nhiều màu sơn tạo thành bức tranh sơn màu rất đẹp 
Bài số 5.
Hs tự viết một cảnh mà hs đã có dịp quan sát -> Đọc trước tập thể lớp -> Nhận xét –sửa 
 4/ Củng cố – dặn dò:
 - Hs nhắc lại ghi nhớ của bài 
 - Học bài kĩ 
 - Soạn “ Vượt thác ”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Trần Phán, ngày 30/1/2012
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 Tuan 22.doc