A/Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh có ý thức quan sát tưởng tượng và so sánh khi làm bài văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.
- HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1. Trong các tình huống sau, tình huống nào em sẽ vận dụng vào văn miêu tả?
A. Cô giáo yêu cầu em tóm tắt lại văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”
B. Cô giáo yêu cầu em kể cho các bạn nghe về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
C. Cô giáo yêu cầu em giúp các bạn phân biệt được Dế Mèn, Dế Choắt
D. Cô giáo yêu cầu em thuật lại sự việc Mèn trêu chị Cốc
2.Người ta dùng văn miêu tả nhằm mục đích gì?
HĐ2:Giới thiệu bài: GV nêu câu hỏi-HS trả lời, dẫn dắt vào bài mới.
HĐ3:Bài học:
Tuần:22 Tiết 79.80 QUAN SÁT ,TƯỞNGTƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ S:16/01/2011 G:24/01/2011 A/Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 2. Kĩ năng: - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả. - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả. 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh có ý thức quan sát tưởng tượng và so sánh khi làm bài văn miêu tả. B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ. - HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Bài cũ: 1. Trong các tình huống sau, tình huống nào em sẽ vận dụng vào văn miêu tả? Cô giáo yêu cầu em tóm tắt lại văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” Cô giáo yêu cầu em kể cho các bạn nghe về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn Cô giáo yêu cầu em giúp các bạn phân biệt được Dế Mèn, Dế Choắt Cô giáo yêu cầu em thuật lại sự việc Mèn trêu chị Cốc 2.Người ta dùng văn miêu tả nhằm mục đích gì? HĐ2:Giới thiệu bài: GV nêu câu hỏi-HS trả lời, dẫn dắt vào bài mới. HĐ3:Bài học: B1: MT:Tìm hiểu chung về vai trò của quan sát, tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. *GV hướng dẫn HS đọc 3 đoạn văn trong SGK trang 27,28 . H: Ở đoạn 1 tả ai? Đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả là gì và được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? HS trả lời-GV chốt ý-ghi ý chính của đoạn văn 1 H: Đoạn 2 tả cảnh gì? Đặc điểm của cảnh được miêu tả là gì? Thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào? (Tả cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau ...) * HS trả lời-GV chốt lại ý chính của đoạn 2 H: Đoạn văn 3 tả cảnh gì? Đặc điểm của cảnh được miêu tả là gì? Thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh chi tiết nào? HS tả lời-GV chốt ý H:Để tả đựợc như vậy người viết phải có những năng lực cơ bản nào?HS tả lời-GV chốt ý-cho HS ghi H: Em tìm những câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong các đoạn văn trên. Em có nhận xét gì về sự liên tưởng so sánh ở đây (Sâu sắc, tinh tế ) * GV hướng dẫn HS đoc phần ghi nhớ SGK * GV treo bảng phụ đoạn văn ở bài tập 3. H: Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn để chỉ ra những chữ đã bị lược đi? Những chữ đó có ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào? HS trả lời-GV nhận xét. Tiết 80 : * GV chuyển ý hướng dẫn HS tìm hiểu thực hiện phần luyện tập trong SGK (GV ghi bảng phụ bài tập 1,2) B2:Luyện tập: *MT:Biết vận dụng quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. *GV cho HS lần lượt đọc và tìm yêu cầu của từng bài tập-Gọi HS lên bảng làm-HS khác nhận xét bổ sung-GV nhận xét, sửa lại , ghi điểm khuyến khích * GV lần lượt nêu các bài tập hướng dẫn HS làm các bài tập Bài tập3 :Quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà , hoặc căn phòng em ở. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật nhất. * Gọi HS lên bảng làm HS khác nhận xét bổ sung. * GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và ghi điểm khuyến khích *HS có thể chọn : hướng nhà , nền, mái, tường, cửatuỳ ý từng HS.nhưng lưu ý cho các em chỉ chọn những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật nhất. I/ Tìm hiểu chung: 1/ Bài tập: Đọc 3 đoạn văn Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy gò đáng thương. -Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện: gầy gò, dài lêu nghêu bé tí Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn - Từ ngữ, hình ảnh thể hiện: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh... Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân. * Muốn tả được như vậy chúng ta cần phải biết cách quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét phù hợp, cần có cái nhìn sâu sắc, phù hợp và tinh tế. 2/ Ghi nhớ :SGK/28 II/ Luyện tập: Bài tập1: Miêu tả cảnh Hồ Gươm Tác giảđã lựa chọn được những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc.Đó là: Mặt hồ sáng long lanh,cầu Thê Húc màu son, đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ xum xuê.Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ.Đó là những đăc điểm nổi bật mà hồ khác không có. Chọn các từ ngữ, hình ảnh theo trình tự: gương bầu dục , cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um. Bài tập 2 : Cho HS điền- GV nhận xét -Rung rinh bóng mỡ. -Đầu to nổi từng tảng . -Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp. -Sợi râu dàivà cong rất đỗi hùng dũng. Trịnh trọng, khoan thai đưa hai chân vuốt râu. Bài tập5:GV hướng dẫn .HS tự viết -Mặt trời như mâm lửa khổng lồ ,( Mặt trời như lòng đỏ một quả trứng , quả bóng màu da cam) -Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài. -Những hàng cây như những bức tường thành cao vút. HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK- Làm các bài tập - Xem trước bài luyện tậpnói về quan sát - Phân công soạn theo thứ tự :tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4 tương ứng với các bài: 1,2,3,4 - Lập dàn ý các đề chuẩn bị cho tiết Luyện nói. Tuần 22, 23 Tiết: 81,82 Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ( Trích “ Con dế ma “ của Tạ Duy Anh) S:01/02/2011 G:10/02/2011 A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan giáo huấn mà tự nhiên sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. - Đọc – Hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. - Kể tóm tắt câu truyện trong một đoạn văn ngắn. - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác. - Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trính bày suy nghĩ/ trên ý tưởng,cảm nhận của bản thân. về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 3. Thái độ: - Hình thành thái độ và cách ứng xử đứng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác. B/ Chuẩn bị::- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ. - HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm. C/ Tổ chức các hoạt độngdạy và học: HĐ1: Bài cũ : GV dùng bảng phụ để kiểm tra trắc nghiệm: 1.Chi tiết nào thể hiện sự rộng lớn và hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông? A)Con sông rộng hơn ngàn thước . Rừng đước vô tận B)Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. C)Cá nước bơi hang đàn đen trũi sóng trắng. D) Cả A, B, C đều đúng. 2.Hình ảnh chợ Năm Căn có những đặc điểm gì? A) Trù phú B) đa dạng C) độc đáo D) Cả A,B,C đều đúng 3. Nêu ý nghĩa của văn bản : Sông nước Cà Mau ? HĐ2:Khởi động: Trong cuộc sống, thông thường người ta dễ nảy sinh ra thói ghen tị mặc cảm, tự ti khi đứng trước tài năng hay sự thành đạt của người khác. Truyện ngắn:" Bức tranh .tôi"của Tạ Duy Anh đã nói đến đề tài đó. HĐ3:Tìm hiểu chung: MT:Tìm hiểu tác giả tác phẩm, tóm tắt truyện, tìm hiểu nhân vật chính. -Gọi HS đọc chú thích sao trong SGKGV cung cấp thêm về tác giả và chốt cho HS ghi những nét chính -Cho HS đọc văn bản và tìm hiểu các chú thích khác- Tóm tắt tác phẩm -GV hướng đẫn HS đọc chú ý giọng điệu cho phù hợp GV đọc mẫu một đoạn-Gọi Hs đọc tiếp GV nhận xét. Cho Hs kể tóm tắt văn bản. H: Truyện có những nhân vật nào ?Ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật trung tâm?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?Đó là lời của nhân vật nào?Điều đó có tác dụng gì? HS trả lời GV chốt ý ghi bảng HĐ4: Đọc - hiểu văn bản MT:Hiểu nội dung văn bản truyện. B1: Tìm hiểu nhân vật Kiều Phương. H:Nhân vật cô em gái trong truyện qua cái nhìn của người anh là cô bé như thế nào?Thể hiện qua những chi tiết nào ? Ngoại hình, hành động , tính cách(Tích hợp văn miêu tả) H: Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện?Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này? * GV gợi ý về tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng nhân hậu,...) Tiết2: B2: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của người anh H: Diễn biến tâm trạng thái độ của người anh đối với em gái như thế nào qua ba thời điểm: - Lúc thấy Kiều Phương tự chế màu để vẽ - Lúc tài năng của Kiều Phương được phát hiện. - Lúc Kiều Phương đạt giải và bức tranh đó lại vẽ về mình -Cho HS thảo luận nhóm -Gọi đại diện trả lời H:Tại sao khi năng lực hội hoạ của em được phát hiện người anh lại có tâm trạng không thể thân với em như trước được nữa? H: Tâm trạng của người anh như thế nào khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái? giải thích tâm trạng đó?(ngạc nhiênà hãnh diệnàxấu hổ) H: Diễn biến tâm lí của người anh có hợp lí không?(Rất hợp líàTạ Duy Anh rất tinh tế) * Chú ý đoạn" Tôi không trả lời mẹ.con đấy" H:Người anh đã hiểu ra được điều gì về cô em gái? Qua đó em có suy nghĩ gì về nhân vật người anh? H: Trong hai nhân vật trên em thích nhân vật nào nhất?Vì sao? * HS tự do phát biểu H: Qua truyện em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trước tài năng và sự thành công của người khác? H: Theo em người anh nên đối xử như thế nào sau khi sự việc xảy ra? HĐ5: GV hướng dẫn cho HS tổng kết *MT:Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn tả người; rút ra ý nghĩa văn bản. -H: Nghệ thuật của văn bản? H: Nêu cảm nhận của em về ?Ý nghĩa? GV chốt lại bài Gọi HS đọc ghi nhớ *HS đọc ghi nhớ SGK HĐ6: Hướng dẫn luyện tập I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả ,tác phẩm: -Tạ Duy Anh (1959) quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây(nay thuộc Hà Nội), là cây bút trẻ của nền văn học thời kì đổi mới. -Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong 2.Lưu ý các chú thích:3,4/SGK. 3.Đọc kể tóm tắt: 4. Nhân vật chính trong truyện là Kiều Phương và người anh trai –Người anh là nhân vật trung tâm. Truyện kể theo lời của người anh. II/ Đọc – hiểu văn bản: 1. Nhân vật Kiều Phương: - Say mê hội hoạ. - Là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tình cảm trong sáng và giàu lòng nhân hậu. 2.Nhân vật người anh: - Quan sát những niểu hiện của lòng say mê hội họa của Kiều Phương (thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế màu vẽ người anh coi đó như là những trò nghịch ngợm trẻ con và nhìn em với cái nhìn kẻ cả) -Khi tài năng của em được phát hiện người anh mặc cảm, tự ti; thấy buồn, thất vọng vì nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì và cảm thấy như mình bị lãng quên (Có thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái không còn thân với em như trước nữa). -Khi xem trộm các bức tranh của Mèo người anh tỏ ra thầm phục tài năng của em. -Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em tâm trạng của người anh thoạt đầu “ ngỡ ngàng”ngạc nhiên ( vì không ngờ người trong tranh lại là chính mình) đến hãnh diện rồi xấu hổvì tự thấy mình không xứng đáng, không “hoàn hảo” như trong tranh của em. *Xúc động khi cảm nhận được tâm hồn, lòng nhân hậu của Kiều Phương qua bức tran"Anh trai tôi". III/ Tổng kết: 1/ Nghệ thuật miêu tả : -Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện. -Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật. 2/Ý nghĩa văn bản: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. *Ghi nhớ SGK/35 IV/ Luyện tập:Bài tập 1,2 SGK HĐ7: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập. HĐ8: Hướng dẫn tự học: - Học bài -Tóm tắt truyện -Soạn bài : Vươt thác- Chuẩn bị tiết Luyện nói
Tài liệu đính kèm: