I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn miêu tả.
- Giáo dục tình yêu mến thiên nhiên, kính trọng những người lao động bình dị và dũng cảm.
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu bài dạy + tranh minh hoạ
- HS : Đọc văn bản + soạn bài
III/ Lên lớp :
1) Ổn định :
2) Kiểm tra bài cũ :
- Trong bài Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), người anh có tâm trạng gì khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái ? Em hãy giải thích rõ tâm trạng đó.
-->Trước bức tranh của em gái, người anh có tâm trạng:
- Ngỡ ngàng : không ngờ em gái vẽ mình
hãnh diện : vẽ mình đẹp, hoàn hảo
xấu hổ : mình không xứng đáng được như trong tranh.
3) Bài mới :
- Giới thiệu bài mới
- Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Ngày soạn: 11/ 02/ 2006 Tuần 22 Tiết 85 : Văn bản Vượt thác (Võ Quãng) I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : - Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. - Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. - Rèn luyện kĩ năng phân tích văn miêu tả. - Giáo dục tình yêu mến thiên nhiên, kính trọng những người lao động bình dị và dũng cảm. II/ Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu bài dạy + tranh minh hoạ - HS : Đọc văn bản + soạn bài III/ Lên lớp : 1) ổn định : 2) Kiểm tra bài cũ : - Trong bài Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), người anh có tâm trạng gì khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái ? Em hãy giải thích rõ tâm trạng đó. -->Trước bức tranh của em gái, người anh có tâm trạng: - Ngỡ ngàng : không ngờ em gái vẽ mình hãnh diện : vẽ mình đẹp, hoàn hảo xấu hổ : mình không xứng đáng được như trong tranh. 3) Bài mới : - Giới thiệu bài mới - Tiến trình tổ chức các hoạt động : Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Sơ lựơc về tác giả và tác phẩm. +Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm. - GV dùng tranh tác giả giới thiệu bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. ÚHoạt động 2: Đọc và tìm bố cục. - GV hướng dẫn đọc--> HS đọc. + Hãy nêu trình tự miêu tả? + Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn? ÚHoạt động 3: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên. + Cảnh dòng sông và 2 bên bờ thay đổi như thế nào? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài là chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? + ở đoạn đầu và cuối bài có 2 hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Em hãy chỉ ra 2 hình ảnh ấy. Nêu ý nghĩa của mỗi trường hợp. - HS quan sát bức tranh. + Trong bức tranh ấy có mấy nhân vật? Nhân vật nào nổi bật nhất? ÚHoạt động 4: Phân tích hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác. + Quan sát tranh và miêu tả ngoại hình của dượng Hương Thư? + Tìm chi tiết miêu tả động tác của dưọng Hương Thư? + Em có cảm nhận như thế nào về dượng Hương Thư? + Chỉ ra phép so sánh trong việc miêu tả dượng Hương Thư? + Em có cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người đã được miêu tả trong bài văn? I/ Tác giả, tác phẩm: 1 Tác giả: Võ Quãng sinh năm 1920 quê ở Quảng Nam. 2 Tác phẩm: Vượt thác trích từ chương XI của Quê nội . II/. Đọc – Hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Bố cục: 3 đoạn: -Đoạn 1: Từ đầu-->" nhiều thác". - Đoạn 2: Tiếp theo --> "thác cổ cò". - Đoạn 3: Còn lại III/. Phân tích 1. Cảnh thiên nhiên: - Bãi dâu trãi ra bạt ngàn - Thuyền chất đầy cau tươi - Vườn tược um tùm - Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, núi cao chắn trước mặt - Nước từ... đứt đuôi rắn - Chảy quanh co dọc những núi => Vẻ đẹp thơ mộng, hiền hoà, trù phú, hùng vĩ, rộng lớn. 2. Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: a) Ngoại hình: - Cởi trần, bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. b) Động tác: - co người phóng chiếc sào, ghì chặt trên đầu sào, thả sào, rút sào. => Mạnh khoẻ, dũng mãnh. IV/. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGk/ 41 4) Củng cố : - Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài? - Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài văn. 5) Dặn dò : - Đọc lại văn bản và học ghi nhớ. - Làm bài tập SGK/ 41. - Chuẩn bị bài: So sánh (tiếp theo) + Nghiên cứu nội dung bài học và trả lời theo yêu cầu của bài. + Tìm thêm các từ so sánh theo nội dung bài học. ỏ Rút kinh nghiệm : . Ngày soạn: 14/ 02/ 2006 Tiết 86 : Tiếng Việt So sánh ( Tiếp theo) I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng. - Hiểu được tác dụng chính của so sánh. - Bước đầu tạo được một số phép so sánh. - Giáo dục HS vận dụng chính xác các kiểu so sánh khi nói hoặc viết (đặc biệt khi viết văn miêu tả ) II/ Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ - HS : Nghiên cứu bài và soạn bài III/ Lên lớp : 1) ổn định : 2) Kiểm tra bài cũ : a) Thế nào là phép so sánh? Cho 1 ví dụ có sử phép so sánh. => So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm. b) Vẽ mô hình phép so sánh. + Mô hình: Vế A (S.vật so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (S.ật dùng để so sánh) 3) Bài mới : - Giới thiệu bài mới - Tiến trình tổ chức các hoạt động : Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Tìm hiểu các kiểu so sánh. - HS đọc VD( bảng phụ ) + Tìm phép so sánh trong khổ thơ và chỉ ra từ chỉ ý so sánh?Từ chỉ ý so sánh trong 2 phép so sánh trên có gì khác nhau? + Trong mỗi phép so sánh trên, em hãy chỉ ra 2 vế của phép so sánh? => Đại diện nhóm 1 trình bày - HS nhận xét + Em hãy tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh hơn kém(ngang bằng) và đặt câu? - Đại diện nhóm 2 lên bảng trình bày. - GV chốt ý. - HS rút ra nội dung bài học qua phần ghi nhớ. ÚHoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của so sánh. - HS đọc đoạn văn (bảng phụ) - HS lên bảng tìm( gạch chân) phép so sánh. + Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng gì? * Gợi ý: + Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc? + Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết? --> HS trình bày, bổ sung. --> GV chốt ý. ÚHoạt động 3: Làm bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc 3 đoạn thơ( bảng phụ ) - HS làm bài tập theo nhóm. + Em còn phát hiện ra phép so sánh nào ở câu 1a? + Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác? --> HS đọc các câu văn. + Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ 3--> 5 câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu. --> HS viết đoạn văn trên bảng phụ theo nhóm --> Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. I/ Các kiểu so sánh: 1) Tìm hiểu VD: Những ngôi sao thức ngoài kia A chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. (Từ S.S hơn kém) B --> Kiểu so sánh hơn kém: A chẳng bằng B VD: như, tựa như, y như... Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Từ S.S ngang bằng) --> Kiểu so sánh ngang bằng: A là B VD: hơn, kém, kém hơn... 2) Ghi nhớ: SGK/ 42 II/ Tác dụng của phép so sánh: 1) Tìm các phép so sánh: 2) Tác dụng: - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp dễ hình dung về sự vật, sự việc được tả: những cách rụng khác nhau của lá. - Tạo lối nói hàm súc dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm người viết: thể hiện quan niệm về sự sống và cái chết. 3) Ghi nhớ: SGK/ 42 III/ Luyện tập: 1a) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè b) Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. Con đi ... sáu mươi. c) Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng. 2) Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác: ( HS ghi vào vở ) 3) Viết đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh: 4) Củng cố : - Có mấy kiểu so sánh? Mỗi kiểu cho 1 VD. - Sử dụng phép so sánh có tác dụng gì? 5) Dặn dò : - Học ghi nhớ và viết lại đoạn văn (bài tập 3 SGK/ 43). - Cho VD có sử dụng hai kiểu so sánh đã học. - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương. + HS ghi lại các lỗi chính tả mình thường mắc phải vào vở. ỏ Rút kinh nghiệm : .. Ngày soạn:15/ 02/ 2006 Tiết 87 : Tiếng Việt Chương trình địa phương Rèn luyện chính tả I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : - Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Giáo dục HS có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. II/ Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu bài dạy + Bảng phụ - HS : Ghi lại những lỗi chính tả thường mắc phải III/ Lên lớp : 1) ổn định : 2) Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - ở cấp I, các em thường xuyên viết chính tả. Khi viết chính tả em thường mắc phải những lỗi nào? --> HS trả lời--> GV nhận xét và động viên HS 3) Bài mới : - Giới thiệu bài mới - Tiến trình tổ chức các hoạt động : Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Nghe đọc các từ có phụ âm cuối, các thanh, nguyên âm dễ mắc lỗi. - GV đọc - HS viết. - GV sử dụng bảng phụ đã viết các từ vừa đọc. - HS tự chấm bài và sửa chữa. ÚHoạt động2: Điền v/ d - gi; at - ac, an - ang vào chỗ trống. - GV sử dụng bảng phụ. - HS làm bài tập trên bảng phụ: + Tổ 1 + 2 => bài 2 + Tổ 3 + 4 => bài 3 - Mỗi nhóm, chọn một vài bảng trình bày. - HS nhận xét - Xác định từ cần điền chưa đúng --> sửa lại. - HS đổi bài kiểm tra chéo. ÚHoạt động 3: Tìm từ có vần im, iêm. - HS thi tìm được nhiều từ có vần im, iêm. - Mỗi nhóm chọn 2 HS để thi tiếp sức tìm từ theo yêu cầu. - HS nhận xét, sửa chữa - GV nhận xét - HS ghi vào vở. ÚHoạt động 4: Viết chính tả. - GV đọc - HS viết vào giấy - GV thu và chấm bài. 1/ Nghe - đọc các từ có phụ âm cuối, các thanh, nguyên âm dễ mắc lỗi: - Lác đác, da diết, rải rác, ríu rít, xơ xác, loảng xoảng, che chắn. - Sóng vỗ, rộn rã, vội vã, dải lụa, dãy núi, vạm vỡ, ra rả. - Chìm ngập, chiêm chiếp, lúa chiêm, lim dim, tìm kiếm. - Vội vàng, dỗ dành, véo von, dáng điệu. 2/ Điền v/ d- gi vào chỗ trống: - Chới với, giỏi dang, nâng cao, vênh váo, vu vơ, giữ gìn, dữ dội, vớ vẫn, dụ dỗ, vần thơ. 3/ Điền at - ac, an - ang vào chỗ trống: - B... học, m... thuyền, gi... sơn, nh... điệu, b... cãi, kh... chiến, b... tiền, l... man, nh... nhẽo, không gi... 4/ Em hãy tìm các từ có vần im, iêm: - Vần im: im lặng, cái kim, lim dim, tìm kim... - Vần iêm: tiêm phòng, lúa chiêm, xiêm y, liêm chính... 5/ Viết chính tả: ( Nghe - đọc) Vượt thác (thỉnh thoảng...thác nước) 4) Củng cố : - GV nhắc lại một số lỗi chính tả mà các em hay mắc phải và nhắc nhở các em chú ý để viết đúng chính tả. 5) Dặn dò : - Xem lại nội dung của bài rèn luyện chính tả. - Ghi lại những từ thường mắc phải vào sổ tay. - Chuẩn bị bài: Phương pháp tả cảnh + Đọc 2 đoạn văn( SGK / 46 ) và trả lời câu hỏi b, c (SGK / 47). + Chuẩn bị theo nhóm: tổ 1+2: Câu hỏi b; tổ 3+4: câu hỏi c --> trình bày trên bảng phụ. + Viết mở bài, kết bài cho bài văn (bài tập 1/ SGK - 47) ỏ Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 16/ 02/ 2006 Tiết 88: Tập làm văn Phương pháp tả cảnh I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đọan, một bài văn tả cảnh. - Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên và có thói quen quan sát thiên nhiên để làm tốt bài văn tả cảnh. II/ Chuẩn bị : - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài học ở SGV + SGK. - HS : + Đọc 2 đoạn văn b, c và trả lời câu hỏi + Xem các bài tập ở phần luyện tập. III/ Lên lớp : 1) ổn định : 2) Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là văn miêu tả? => Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. 3) Bài mới : - Giới thiệu bài mới - Tiến trình tổ chức các hoạt động : Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học. Thảo luận: (thống nhất sự chuẩn bị ở nhà): - Nhóm 1 ( tổ 1 + 2 ): đọc đoạn b và trả lời câu b - Nhóm 2 ( tổ 3 + 4 ): đọc đoạn c và trả lời câu c - Đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - HS nhận xét - GV Tổng kết các ý kiến + Sau khi tìm hiểu, em hãy cho biết cách viết một bài văn tả cảnh. + Bố cục bài tả cảnh có mấy phần. ÚHoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập - HS đọc bài tập 1, 2 ,3 Thảo luận : chia lớp thành 3 nhóm - Mỗi nhóm làm một bài tập ( không viết đoạn văn ) - Đại diện mỗi nhóm trình bày lần lượt 3 bài tập - GV nhận xét , tổng kết các ý kiến và chốt điểm cần ghi nhớ. - HS đã chuẩn bị phần viết mở bài và kết bài ở nhà --> Gọi một vài em đọc trước lớp - Lớp nhận xét - HS đọc đoạn văn bài tập 3 (SGK/ 47 - 48) - HS nêu dàn ý - GV chốt lại bài học I/ Phương pháp viết văn tả cảnh: 1b) Tả cảnh sông Năm căn - Thứ tự : gần --> xa, dưới nước --> trên bờ 1c) Tả luỹ tre làng với 3 vòng. - Bài văn có 3 phần : + Phần đầu ( từ đầu --> " của luỹ " ): giới thiệu khái quát về luỹ tre làng . + Phần hai: ( tiếp theo --> " không rõ" ): miêu tả cụ thể 3 vòng của luỹ tre. + Phần ba: (còn lại ): cảm nghĩ và nhận xét về loài tre . - Thứ tự : ngoài --> trong, khái quát --> cụ thể. * Ghi nhớ : SGK/ 47 II/ Luyện tập : 1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn a) Hình ảnh tiêu biểu: cô giáo, không khí lớp, các bạn, cảnh viết bài, cảnh ngoài sân ... b) Thứ tự miêu tả: tuỳ HS nhưng phải hợp lí . 2/ Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi. 3/ Dàn ý : a) Mở bài: biển đẹp ( tên văn bản ) b) Thân bài: lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau: + Buổi sớm; buổi chiều: buổi chiều lạnh, buổi chiều nắng; buổi trưa; ngày mưa rào; ngày nắng. c) Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển. 4) Củng cố : - Nêu cách viết một bài văn tả cảnh? - Bố cục một bài tả cảnh thường có mấy phần ? Nêu nội dung của mỗi phần. 5) Dặn dò : - Học ghi nhớ SGK/ 47 - Làm các yêu cầu còn lại của bài 1, 2: + Viết lại phần mở bài và kết bài cho bài văn ở bài tập 1. + Viết một đoạn văn miêu tả ( bài tập 2). - Chuẩn bị bài Buổi học cuối cùng: + Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. + Tìm bố cục của văn bản. + Chuẩn bị theo sự phân công của GV và soạn bài . - Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh ( Làm ở nhà). Đề: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. ỏ Rút kinh nghiệm : .
Tài liệu đính kèm: