Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 trở đi - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 trở đi - Năm học 2011-2012

 Ngày dạy : 02/2012

Tiết 78: SO SÁNH

A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :

1. Kiến thức:

- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.

- Các kiểu so sánh thường gặp.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được phép so sánh.

- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trog văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng phép so sánh trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn.

B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị trước bài.

C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(5’)

 ? Phó từ là gì? Làm bài tập 2 (SGK/15)

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(1’)

 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường so sánh SVHT này với SVHT khác.Vậy so sánh là gì? Phép so sánh có cấu tạo như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

* Hoạt động 3: Bài mới.(38’).

Hoạt động của giáo viên và hs Nội dung cần đạt.

- GV treo bảng phụ, y/c HS đọc VDa,b

? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh?

? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

? Tại sao lại so sánh: Trẻ em với búp trên cành, rừng đước với dãy trường thành?

GV phân tích thêm:

- Trẻ em: Mầm non của đất nước.

-Búp trên cành:mầm non của cây.

-> Giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển, tươi non, đầy sức sống.

? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy nhằm mục đích gì?

? Đọc câu văn?

? So sánh trong bài tập 3 có gì khác so với 2 bài tập trên?

GV: so sánh này có tính chất đo lường tính toán với mục đích định lượng.-> Đây không phải là phép so sánh tu từ.

? Qua tìm hiểu, em hiểu so sánh là gì?

GV chốt ->

? Đọc ghi nhớ?

? Lấy ví dụ có sử dụng phép so sánh?

? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh?

- GV hướng dẫn học sinh điền các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào bảng cấu tạo.

 I. So sánh là gì?

 1Xét ví dụ

2.Nhận xét:

- a.Các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh

Búp trên cành.

- Hai dãy trường thành vô tận.

-> Trẻ em - búp trên cành.

-> Rừng đước - dãy trường thành vô tận.

-b. Cơ sở so sánh: Giữa chúng có những nét tương đồng nhất định.

- c.Mục đích: Tạo hình ảnh mới mẻ cho sự việc quen thuộc, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

* Sự khác nhau về tính chất

- So sánh này chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của vật, cụ thể là con mèo

 2. Ghi nhớ (SGK/24).

* VD:

a. Áo chàng đỏ tựa ráng pha,

 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

b. Thân em như quả ớt trên cây

 Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

II. Cấu tạo của phép so sánh.

1.Bài tập

* Bài tập 1,2

Vế A (Sự vật được so sánh Phương diện so sánh.

 Từ so sánh Vế B

(Sự vật

dùng để

 so sánh).

Trẻ em

 như

 búp trên

 cành.

rừng đước

 dựng lên cao ngất

 như

 hai dãy

trường

thành vô

 tận.

áo chàng

đỏ tựa ráng pha

ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

 

doc 146 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 trở đi - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 28/01/2012	Ngày dạy : 02/2012
 Tiết 77: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 ( Đoàn Giỏi )
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng Phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đấtphương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại, có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên và lòng tự hào về vẻ đẹp của mỗi miền quê.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong Sgk.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ)
? Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn rút ra là gì? 
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và hs
Nội dung cần đạt.
? Nêu những đặc điểm cơ bản về tác giả?
? Nêu xuất xứ của bài văn?
GV nêu yêu cầu đọc: Đoạn đầu đọc chậm, giọng đều, càng về sau càng nhanh dần lên. Đến đoạn tả chợ đọc giọng vui, linh hoạt.
GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp.
- HS nhận xét bạn đọc.
- HS đọc 18 chú thích sgk
GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó phần chú thích.
 ?Văn bản chia làm mấy phần.nội dung từng phần
?Tác giả tả cảnh sông nước Cà Mau như thế nào 
? Qua bài văn giúp em hình dung vị trí quan sát của người miêu tả như thế nào? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát, miêu tả?
GV: Qua bài văn ta thấy, tác giả đã vận dụng những hiểu biết của mình về địa lý, ngôn ngữ đưa vào những đoạn thuyết minh, giới thiệu địa danh và cách đặt tên các dòng sông.
? Cảnh sông nước Cà Mau được giới thiệu như thế nào?
? Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tiêu biểu nào?
? Để có được ấn tượng khái quát cao nhất về vùng đất Cà Mau, tác giả đã cảm nhận thiên nhiên qua những giác quan nào?
? Ấn tượng nổi bật ban đầu về vùng sông nước Cà Mau là gì?
GV: Cụ thể cảnh sông nước vùng Cà Mau được giới thiệu như thế nào? -> Phần 2
? Trong đoạn văn, tác giả chú ý tập trung tả gì?
? Tên gọi các con sông, rạch có gì đáng chú ý? 
? Tại sao người Miền Tây lại đặt tên như vậy?
? Qua cách đặt tên gắn liền với các địa danh đã gợi ra đặc điểm gì tự nhiên và con người nơi đây?
GV: Đoạn sau tác giả tả dòng sông Năm Căn.
? Tìm những chi tiết miêu tả dòng sông và rừng đước?
- Gv đọc câu '' Thuyền chúng tôi chèo thoắt... ".
? Chỉ ra những động từ, cụm động từ chỉ hoạt động của con thuyền?
? Nếu thay đổi trật tự của những động từ, cụm động từ có ảnh hưởng đến nội dung diễn đạt không? 
? Từ đó nhận xét về sự diễn đạt, cách dùng từ của tác giả?
? Bên cạnh dòng sông, hình ảnh rừng đước được miêu tả sinh động. Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả màu sắc rừng đước và nhận xét cách miêu tả đó?
? Như vậy, khi miêu tả dòng sông Năm Căn, tg đã sd NT đắc sắc nào?
? Cảm nhận của em về sông, nước ở Cà Mau?
? Tìm những chi tiết miêu tả chợ Năm Căn?
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
? Cảm nhận của em về chợ Năm Căn như thế nào?
I.tìm hiểu chung
 1. Tác giả.
- Đoàn Giỏi ( 1925 – 1989) quê ở Tiền Giang là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người vùng Nam Bộ.
2.tác phẩm
“SNCM”trích từ chương 18 truyện Đất rừng Phương Nam
II. Đọc-hiểu văn bản
1.Đọc
2. Từ khó.18 từ
3.thể loại:Tả-kết hợp với thuyết minh
 4. bố cục
.- Bố cục: 3 phần.
a Từ đầu -> 1 màu xanh đơn điệu: ấn tượng ban đầu về sông nước Cà Mau.
b. Tiếp -> sáng ban mai: Miêu tả các kênh rạch,, sông ngòi Cà Mau.
c. Còn lại: Miêu tả chợ Năm Căn.
- Vị trí quan sát trên 1 con thuyền xuôi theo các con rạch vùng Cà Mau.
-> Giúp người đọc hình dung được toàn cảnh.
II. phân tích chi tiết
1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau.
- Kênh rạch chi chít như mạng nhện.
- Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh...
 - Nghệ thuật: Tả xen lẫn kể, lối liệt kê, so sánh, điệp từ, đặc biệt là những tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác.
- Tập trung miêu tả cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác. Đặc biệt là cảm giác về 1 mầu xanh bao trùm, tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng, gió...
 -> Không gian mênh mông rộng lớn, kênh rạch bủa vây chi chít và đựơc bao trùm trong màu xanh.
2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi Cà Mau.
- Tập trung miêu tả, giới thiệu về các địa danh ở vùng sông nước Cà Mau. 
- Đặt tên không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng mà gọi thành tên.
- Tạo ra 1 màu sắc địa phương riêng, không lẫn lộn với các vùng sông nước khác.
-> Thiên nhiên tự nhiên hoang dã, phong phú; con người sống gần với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.
* Dòng sông Năm Căn:
- Con sông rộng lớn ngàn thước.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá bơi thành đàn...sóng trắng
- rừng đước cao ngấtvô tận.
- Thoắt qua, đổ ra, xuôi về.
- Không thay đổi được vì sẽ làm sai lệch nội dung, đặc biệt là trạng thái hành động của con thuyền.
* Thoắt qua: Con thuyền vượt qua 1 nơi khó khăn, nguy hiểm.
* Đổ ra: Con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn.
* Xuôi về: Con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo.
- Tác giả chọn 3 mức độ, sắc thái, màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.
-> Cùng chỉ 1 màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp.
- NT: tả cận cảnh, quan sát tinh tế, phép so sánh, động từ, tính từ chỉ màu sắc.
-> Dòng sông rộng lớn, thiên nhiên phong phú tràn đầy sức sống.
3. Cảnh chợ Năm Căn.
- Chợ họp trên bờ sông, ồn ào, đông vui tấp nập..., bà con các dân tộc trao đổi, buôn bán...thuyền bè san sát
- Quan sát kỹ lưỡng, tinh tế, miêu tả từ bao quát đến cụ thể, đan xen giữa kể và tả, NT so sánh, liệt kê.
-> Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú độc đáo,mang hơi thở riêng của vùng ven sông nước Nam Bộ.
- Là bức tranh độc đáo trong những xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
III. Tổng kết.
Nghệ thuật.
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hính chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
2. Nội dung.
Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
IV. Luyện tập
- Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về sông nước Cà Mau.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối 
- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so sánh.
- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có sử dụng phép tu từ.
 - Chuẩn bị bài: So sánh.
E. Rút kinh nghiệm
.
.
TUẦN 21
Ngày soạn: 28/01/2012	Ngày dạy : 02/2012
Tiết 78: SO SÁNH
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức: 
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh. 
- Các kiểu so sánh thường gặp.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trog văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng phép so sánh trong khi nói và viết, đặc biệt trong các bài viết văn.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị trước bài.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(5’)
 ? Phó từ là gì? Làm bài tập 2 (SGK/15)
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(1’)
	Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường so sánh SVHT này với SVHT khác.Vậy so sánh là gì? Phép so sánh có cấu tạo như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới.(38’).
Hoạt động của giáo viên và hs
Nội dung cần đạt.
- GV treo bảng phụ, y/c HS đọc VDa,b
? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh?
? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Tại sao lại so sánh: Trẻ em với búp trên cành, rừng đước với dãy trường thành?
GV phân tích thêm:
- Trẻ em: Mầm non của đất nước.
-Búp trên cành:mầm non của cây.
-> Giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển, tươi non, đầy sức sống.
? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy nhằm mục đích gì?
? Đọc câu văn?
? So sánh trong bài tập 3 có gì khác so với 2 bài tập trên?
GV: so sánh này có tính chất đo lường tính toán với mục đích định lượng.-> Đây không phải là phép so sánh tu từ.
? Qua tìm hiểu, em hiểu so sánh là gì?
GV chốt ->
? Đọc ghi nhớ?
? Lấy ví dụ có sử dụng phép so sánh?
? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh?
- GV hướng dẫn học sinh điền các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào bảng cấu tạo.
I. So sánh là gì?
 1Xét ví dụ
2.Nhận xét:
- a.Các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh
Búp trên cành.
- Hai dãy trường thành vô tận.
-> Trẻ em - búp trên cành.
-> Rừng đước - dãy trường thành vô tận.
-b. Cơ sở so sánh: Giữa chúng có những nét tương đồng nhất định.
- c.Mục đích: Tạo hình ảnh mới mẻ cho sự việc quen thuộc, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Sự khác nhau về tính chất
- So sánh này chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của vật, cụ thể là con mèo
 2. Ghi nhớ (SGK/24).
* VD:
a. Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
b. Thân em như quả ớt trên cây
 Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
II. Cấu tạo của phép so sánh.
1.Bài tập 
* Bài tập 1,2
Vế A (Sự vật được so sánh
Phương diện so sánh.
Từ so sánh
Vế B 
(Sự vật 
dùng để
 so sánh).
Trẻ em
như
búp trên
 cành.
rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy 
trường 
thành vô
 tận.
áo chàng
đỏ
tựa 
ráng pha
ngựa chàng
sắc trắng
như là
tuyết in.
? Đọc VD a,b?
? Cấu tạo của phép so sánh trong câu thơ này có gì khác so với bảng cấu tạo trên?
? Từ các BT trên, em hiểu gì về cấu tạo của phép so sánh?
GV chốt ->
? Đọc ghi nhớ?
GV lưu ý thêm.
- Trong so sánh, vế B thường được coi là chuẩn so sánh, ví dụ: Ta nói "Con thông minh như bố" mà không nói "Bố thông minh như con" vì vế B (Bố) được coi là chuẩn so sánh, đã được công nhận từ trước.
? Đọc BT1?
GV yêu cầu học sinh: Tìm thêm ví dụ theo mẫu so sánh gợi ý (SGK).
? Bài tập 2 nêu yêu cầu gì? 
* Bài tập 3
a , Trường Sơn: chí lớn ông cha
 A B
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
 A B
-> Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
b, Như tre mọc thẳng, con người  
 từ s2 B A
-> Đảo vị trí của từ so sánh và vế B lên trước vế A.
 2. Ghi nhớ ( SGK/25)
III. Luyện tập.
 Bài tập 1. Tìm ví dụ so sánh theo mẫu.
- So sánh người với người.
 Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Vật với vật: 
+ Sô ... sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại; Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
2. Sự giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại.
- Đều có cốt truyện, có nhân vật
3. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mà em thích, giải thích lí do.
B. Tổng kết phần tập làm văn
I. Hệ thống hóa kiến thức
1. Các phương thức biểu đạt :
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
- Hành chính công vụ.
2. Các kiểu văn bản và đạc điểm của chúng.
+ Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
+ Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
+ Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm cảm xúc
+ Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
+ Thuyết minh: Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp 
+ Hành chính công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người.
3. Bố cục của bài văn miêu tả và tự sự.
Các phần
Tự sự
Miêu tả.
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
Thân bài
Diễn biễn của sự việc.
Miêu tả chi tiết đối tượng
Kết bài
Kết quả của sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ về đối tượng.
II. Luyện tập.
1. Xác định những văn bản đã học theo phương thức biểu đạt chính: tự sự , biểu cảm, nghị luận
TT
Phương thức biểu đạt
Văn bản
1
Tự sự
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Em bé thông minh; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Thạch Sanh; Cây bút thần; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Đêm nay Bác không ngủ; Dế Mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm
2
Miêu tả
Sông nước Cà Mau,; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Động Phong Nha.
3
Biểu cảm
Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
4
Nghị luận
Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
? Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên chứng kiến câu chuyện đó và kể lại bằng một đoạn văn
? Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
2. Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên chứng kiến câu chuyện đó và kể lại bằng một đoạn văn.
3. Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Lập bảng hệ thóng các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài văn đã học.
 - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
	- Hoàn thiện phần bài tập trên lớp
Ngày soạn :14/5/2011 
Ngày dạy: 17/5/2011 
Tiết 135: TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Danh từ, động từ, tính từ ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm,dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2.Kĩ năng:
 	 - Nhận ra các từ loại và phép tu từ
 - Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3.Thái độ
	 - Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt.
GV cho HS thảo luận 
? Nêu các khái niệm ĐT, ĐT, TT, ST, LT, CT, PT là gì? Cho vi dụ minh họa?
? Nêu giá trị của các từ loại trên ?
HS: thảo luận xong trình bày trước lớp, lớp nhận xét
GV chốt lại phần này
Tiếp tục cho HS thảo luận
? Các phép tu từ đã học ? Nêu khái niệm ? Lấy ví dụ và nêu tác dụng?
Trình bày trước lớp , nhận xét
GV chốt lại phần 2 này.
? Các kiểu cấu tạo câu đã học?
? Thế nào là câu đơn? Cho ví dụ? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ 
? Nêu các dấu câu đã học 
? Dấu chấm được đặt ở đâu?
? Dấu chấm hỏi đặt ở đâu?
? Dấu phẩy đặt ở đâu?
? Cho mỗi loại một ví dụ?
I. Các từ loại đã học
 * Từ loại
- Động từ : là từ chỉ hoạt động, trạng thái nói chung của người của sự vật.
- Danh từ: Là từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm,
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Số từ: Là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: Dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng dể xác địng vị trí 
- Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ dể bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó
II. Các phép tu từ đã học
* Các phép tu từ về từ
- Phép so sánh: Là đối chiếu sự vạt, sự việc có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Phép nhân hóa: Là cách gọi , tả con vật, cây cối , đồ vật,  bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Phép ẩn dụ: Là cách gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
- Phép hoán dụ: Là tên gọi sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
II. Các kiểu cấu tạo câu
* Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn: Là câu do một cụm C-V tạo thành.
 + Câu có từ là
 + Câu không có từ là
- Câu ghép: Là câu do hai cụm C-V tạo thành.
III. Các dấu câu đã học
* Dấu câu Tiếng Việt
- Dấu kết thúc câu
 + Dấu chấm : đặt ở cuối câu miêu tả
 + Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu nghi vấn
- Dấu phân cách các bộ phận câu
 + Dấu phẩy: ngăn cách các bộ phận phụ
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
- Tóm tắt kiến thức đã họcvề Tiếng Việt
 - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
Ngày soạn :15/5/2011 
Ngày dạy: 19/5/2011 
Tiết 136: ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
 - Nắm chắc kiến thức về phần văn, tiếng việt, tập làm văn đã học 1 cách khái quát nhất.
2.Kĩ năng:
 	 - Vận dụng được các kiến thức đó vào bài viết của mình.
3.Thái độ
	 - Có thái độ ôn tập đúng đắn .
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt.
GV: Về phần văn bản chúng ta cần nắm chắc đặc điểm thể loại, nội dung cụ thể của từng từng văn bản ? Nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự.
- Về câu phải nắm được các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn.
- Nắm được các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ.
- Nắm được dàn bài của một bài văn tự sự, ngôi kể, thứ tứ tự kể trong văn tự sự
- Về văn miêu tả phải hiểu thế nào là văn miêu tả, mục đích 
 - Nắm được cách làm của một bài văn miêu tả, phương pháp tả người , phương pháp tả cảnh
Cách viết đơn từ
I. Phần văn bản
1. Nắm được đặc điểm thể loại
2. Nắm được nội dung cụ thể
3. Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự
II. Phần tiếng việt
1.Về câu
- Thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- chữa lỗi về CN- VN.
2. Biện pháp tu từ.
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
III. Phần tập làm văn
1.Văn tự sự
- Dàn bài của một bài văn tự sự
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Biết cách làm bài văn tự sự
2. Văn miêu tả
- Thế nào là văn miêu tả
- Mục đích và tác dụng của văn miêu tả.
- Các thao tác của văn miêu tả
- Quan sát, tưỏng tượng, liên tưởng , so sánh.
3. Cách làm bài văn miêu tả
- Phương pháp tả cảnh
- Phương pháp tả người
4. Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn từ.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
Ngày kiểm tra: 12/5/2011 
Tiết 137 - 138: KIỂM TRA HỌC KỲ II
( Theo đề chung của Phòng Giáo dục)
Ngày soạn :16/5/2011 
Ngày dạy: 20/5/2011 
Tiết 139 - 140: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tập làm văn)
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
2.Kĩ năng:
 - Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử ( danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày trước tập thể lớp.
3.Thái độ
	 - Có thái độ đúng đắn trước những danh lam thắng cảnh , một di tích lịch sử.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Tìm hiểu về địa phương.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt.
? Em đã học những văn bản nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo vệ môi trường?
? Ở địa phương em có những di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh nào không?
? Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em như thế nào?
? Địa phương em có những chính sách chủ trương gì không?
- y/c Lớp thảo luận chuẩn bị bài viết của mình về một di tích, một danh lam hay môi trường,.
- Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý: gọi những HS ít lên bảng trình bày
? Qua học 2 tiết địa phương em cảm thấy như thế nào? nêu cảm nhận của em
GV tổng kết chung về vấn đề địa phương giúp các em định hướng được giá trị của danh lam thắng cảnh và giá trị của di tích lịch sử để từ đó các em cảm thấy yêu hơn về đất nước Việt Nam
- Trả lời
- Trả lời
 HS thảo luận, phát biểu ý kiến
 HS trình bày , lớp nghe nhận xét bổ sung
1. Những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vấn đề về môi trường.
- Động Phong Nha
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
2. Những danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở địa phương em.
- Đồi A1
- Hầm Đờ Cát
- Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Động Pa Thơm
3. Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em
4. Thảo luận chuẩn bị trình bày bài viết
- Về một di tích lịch sử
- Về một danh lam thắng cảnh đẹp
- Về vấn đè môi trường 
5. Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận 
- Giới thiệu về một di tích hoặc một danh lam thắng chảnh đẹp ở quê em
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Sưu tầm thêm những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 
 - Viết tiếp những vấn đè của địa phương có tính chất bức thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6(22).doc