Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012

I.Mục tiêu:Giúp HS

 1.Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được , vẻ đẹp của thiên nhiên, tài năng quan sát và miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc Việt Nam qua cách nhìn và cách cảm của một thiếu niên 9 – 10 tuổi

 2.Kĩ năng: Kỹ năng cảm thụ văn học, quan sát và miêu tả cảnh vật thiên nhiên, tưởng tượng và liên tưởng trong miêu tả

 3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả.

 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK

III.Tiến trình bài dạy:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện.

 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu của văn bản “ Lượm” – Tố Hữu và nêu nội dung chính của bài?

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Mưa rào là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp ở nước ta. Từ Góc sân và khoảng trời nhà mình – làng Điền Trì - Nam Sách – Hải Dương, chú bé thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mưa hè . Chúng ta cùng đi vào bài học

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 97 
Ngày soạn: 18.02.2011 Ngày dạy:21.02.2011
Văn bản: 
l­îm
 ( Tố Hữu )
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được , vẻ đẹp hồn nhiên , vui tươi trong sáng của hình ảnh Lượm . Một chú bé liên lạc , hồn nhiên, trong sáng , vô tư , dũng cảm hi sinh vì đất nước về các anh hùng liệt sĩ 
 2.Kĩ năng: Kỹ năng cảm thụ văn học 
 3.Thái độ: Giúp HS hiểu hơn về nghệ thuật tự sự ,tả người . Giáo dục HS kính trọng, tự hào 
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. Tả người, nhân hoá, hoán dụ ß Tích hợp Buổi học cuối cùng 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện.
 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu của văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ và nêu nội dung chính của bài? 
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về thành phố Huế (nơi quê hương đang bị thực dân Pháp chiếm đóng đánh phá quyết liệt), tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. Ít lâu sâu, nhà thơ nghe tin Lượm đã hí sinh anh dũng trên con đường công tác . Xúc động , nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục. Tố Hữu viết bài thơ ghi lại chuyện này . Bài thơ được in 1949, đưa vào tập Việt Bắc ( 1946 -1954)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Giới thiệu chung
HS đọc phần dấu à chú thích 
Nêu một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm 
Hoạt độngII: Đọc – Hiểu văn bản
Đọc chú thích, văn bản: HS đọc 
Nêu bố cục của bài thơ (3 phần ) 
Thể thơ? Nhịp thơ? 
HS đọc 5 khổ đầu. Hình tượng của nhân vật nào được đề cập đến trong bài thơ? 
Lượm làm gì? Nếu phân tích hình ảnh này theo em cần chú ý đến những điểm nào cần phân tích 
Trong buổi gặp gỡ với tác giả, hình ảnh chú bé lượm được thể hiện như thế nào? Một loạt từ gì tác giả sử dụng miêu tả dáng điệu, trang phục? 
Đây là dáng điệu như thế nào? Nhận xét chung của em về Lượm 
Cử chỉ, lời nói của Lượm được miêu tả như thế nào? Tính cách của Lượm? 
Lời nói của Lượm ? (Tự nhiên, chân thật) 
Tìm những chi tiết miêu tả lượm lúc đi liên lạc? Vượt qua  nghèo? 
“Vụt” là loại từ gì? Miêu tả động tác như thế nào? Vèo vèo là từ tượng hình hay từ tượng thanh? Ý nghĩa của từ này? 
Nghệ thuật, Lượm là một câu bé ra sao ?
Hoạt động III: Tổng kết 
Tóm lại: Lượm là cậu bé như thế nào? 
Cách xưng hô: Chú đồng chí nhỏ, cháu .. đó là tính cảm gì của tác giả đối với Lượm 
Nghệ thuật đang sử dụng ? Kiểu câu có gì đặc biệt ?
Tác dụng của cách dùng kiểu câu ấy ?
Thể loại thơ ?
I.Giới thiệu chung:
1.a.Tác giả : Tố Hữu ( 1920 – 2002) , tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Huế
- Là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam
1.b.Tác phẩm: 
- Bài thơ “ Lượm” được in 1949, đưa vào tập Việt Bắc ( 1946 -1954)
Nội dung khái quát : Hình ảnh của Lượm một chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp và tình cảm của tác giả 
2.Đọc – Chú thích:
3. Bố cục: 3 phần 
- Từ đầu  xa dần : Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ 2 chú cháu 
- Tiếp “Giữa đồng “ : Chuyến đi liên lạc cuối cùng , sự hi sinh của Lượm 
- Còn lại : Tình cảm của tác giả đối với Lượm
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Hình ảnh của Lượm 
a. Trong buổi gặp gỡ với tác giả 
* Dáng điệu, trang phục :
 Từ láy gợi tả Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn nhí nhảnh gọn gàng đáng yêu
Loắt choắt 
Chân thoăn thoắt 
Đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Xắc xinh xinh 
* Cử chỉ , lời nói : 
So sánh gợi tả hồn nhiên, nhí nhảnh yêu đời , ham thích hoạt động xã hội 
Mồn huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy , cười híp mí 
Má đỏ, cháu đi liên lạc 
vui hơn ở nhà 
* Lượm đi liên lạc – hi sinh 
Câu hỏi tu từ gan dạ , dũng cảm , bất chấp nguy hiểm, hồn nhiên, hoàn thành nhiệm vụ 
b. Lúc đi liên lạc :
Vượt qua mặt trận 
Đạn bay vèo vèo 
Sợ chi hiểm nghèo ?
 Dũng cảm hi sinh của lượm đối với quê hương , đất nước
c. Lúc hi sinh 
 Nằm trên lúa 
Tay nắm chặt bông 
Hồn bay giữa đồng 
 Lượm là chú bé liên lạc nhỏ nhắn , hồn nhiên nhí nhảnh , yêu đời gan dạ dũng cảm hi sinh vì đất nước 
2.Tình cảm của tác giả :
Ra thế ượm ơi ! 
Thôi rồi , lượm ơi !
Lượm ơi ,còn không ? 
à Điệp khúc : Chú bé loắt choắt .. Nghênh nghênh Khẳng định sự bất tử của Lượm 
=> Câu cảm , câu hỏi tu từ , câu thơ ngắt ra làm đôi : Nghẹn ngào , đau xót thương tiếc Lượm vô hạn . Khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của lượm trong lòng dân tộc 
III. Tổng kết : (Ghi nhớ SGK) 
 4.Củng cố: Đọc lại bài thơ , đoạn thơ em thích 
 5.Dặn dò: Học thuộc 5 khổ thơ đầu “Lượm”. Soạn bài “ Mưa” 
IV.Rút kinh nghiệm:	
********************************
Tiết 98 
Ngày soạn: 18.02.2011 Ngày dạy:22.02.2011
Văn bản: 
m­a
 ( Trần Đăng Khoa )
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được , vẻ đẹp của thiên nhiên, tài năng quan sát và miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc Việt Nam qua cách nhìn và cách cảm của một thiếu niên 9 – 10 tuổi
 2.Kĩ năng: Kỹ năng cảm thụ văn học, quan sát và miêu tả cảnh vật thiên nhiên, tưởng tượng và liên tưởng trong miêu tả
 3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. 
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả.
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện.
 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu của văn bản “ Lượm” – Tố Hữu và nêu nội dung chính của bài? 
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Mưa rào là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp ở nước ta. Từ Góc sân và khoảng trời nhà mình – làng Điền Trì - Nam Sách – Hải Dương, chú bé thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mưa hè . Chúng ta cùng đi vào bài học
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Giới thiệu chung
Giáo viên hướng dẫn – học sinh 
tìm hiểu tác giả ? tác phẩm ?
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
Giáo viên hướng dẫn – học sinh tự tìm hiểu rút ra bài học 
Thể thơ ? Số tiếng trong từng câu ? Nhịp điệu ? Tác dụng ? 
Trình tự miêu tả cơn mưa trong bài thơ ? Cảnh dùng từ miêu tả ? 
Cảnh vật lúc trời sắp mưa được miêu tả như thế nào ? 
Hình ảnh con người hiện lên như thế nào ? về tư thế và vẻ đẹp trước thiên nhiên ? 
.Hoạt động III: Tổng kết 
- Giáo viên hướng dẫn – học sinh tìm dẫn chứng ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên. 
Học sinh thảo luận theo nhóm : 
Cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa của bài thơ ? 
Đại diện nhóm trả lời . 
Học sinh đọc mục ghi nhớ .
I.Giới thiệu chung:
1a..Tác giả : Trần Đăng Khoa sinh 1958 , quê ở Hải Dương 
1.b.Tác phẩm: 
Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh mưa rào ở nông thôn Bắc bộ vào mùa hạ 
2.Đọc – Chú thích:
3. Bố cục: 3 phần 
II. Đọc – Hiểu văn bản:
Thể thơ tự do , nhịp thơ ngắn nhanh, diễn tả nhịp điệu nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa về mùa hạ 
Trình tự miêu tả , theo thời gian 
Nghệ thuật miêu tả , nhân hoá , trí tưởng tượng phong phú , tinh tế , quan sát , ẩn dụ khoa trương , cảm nhận thiên nhiên vừa hồn nhiên vừa sâu sắc 
Cảnh vật lúc trời mưa : miêu tả qua hình dáng, động tác, hành động-> dùng phép nhân hoá, sự liên tưởng phong ph
-> Hình ảnh cơn mưa rào dồn dập, mạnh mẽ vào mùa hạ ở làng quê . 
- Hình ảnh con người (người cha đi cày về ) có tầm vóc lớn lao về tư thế hiên ngang , sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên
- Vẻ đẹp, khoẻ của người nông dân trước hình ảnh thiên nhiên
* Tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong bài thơ . 
Miêu tả : theo trình tự thời gian, không gian. 
Sự tưởng tượng phong phú, mạnh mẽ, dùng phép nhân hóa
=> Sự vật hiện lên sinh động . 
III.Tổng kết ( ghi nhớ )
 4.Củng cố: Đọc lại bài thơ , đoạn thơ em thích 
 5.Dặn dò: Học bài – soạn “ Hoán dụ ‘
 Tập làm thơ 4 chữ : Mỗi em tự làm 1 bài ở nhà ( đề tài tự chọn ) 
IV.Rút kinh nghiệm:	
..
************************************8
Tiết 99 
Ngày soạn: 21.02.2011 Ngày dạy:24. 02.2011 
kiÓm tra v¨n 
Cã gi¸o ¸n so¹n riªng
Tiết 100 
Ngày soạn: 21.02.2011 Ngày dạy: 24. 02.2011 
Tr¶ bµi tËp lµm v¨n t¶ c¶nh
 viÕt ë nhµ
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: HS nhận rõ ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy, rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết quả 
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng thành thạo hơn khi làm bài văn tả cảnh 
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân.
 II.Chuẩn bị: 
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài, vào điểm cụ thể, chính xác
 2. Học sinh: Chuẩn bị đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện .
 2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh 
 3.Bài mới: * Giới thiệu bài : Tiết học trước các em đã viết bài văn tả cảnh, để giúp các em phát huy ưu điểm, rút kinh nghiệm những lỗi mắc phải cho bài sau đạt kết quả tốt, chúng ta sẽ có tiết trả bài
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề Bài Tập làm văn số 2
- GV ghi đề bài lên bảng
- HS nêu yêu cầu chung của đề bài?
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút lập dàn ý cho đề bài trên
-> GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi lên bảng 
Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho HS 
+ GV nhận xét ưu- khuyết điểm trong bài viết của HS
+ GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng
- GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu
- GV đọc trước lớp 01 bài khá, 01 bài yếu để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân 
GV Trả bài - Ghi điểm
I.Phân tích và tìm hiểu đề:
 Đề bài: Em hãy tả quang cảnh trường em giờ ra chơi . 
àYêu cầu chung:
Học sinh viết bài văn tả cảnh hòan chỉnh . Bố cục rõ ràng . 
Kết hợp các năng lực trong khi miêu tả . 
Lời văn diễn đạt lưu lóat trình bày sạch đẹp . 
- Chữ viết rõ ràng, chính xác không sai chính tả, bố cục rõ ràng
à Dàn ý sơ lược 
* Mở bài : ( 1,5đ) : Giới thiệu cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi
* Thân bài ( 7đ) : 
Tả cảnh ngôi ngôi trường theo trình tự . 
Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, chỉ nghe tiêng thầy cô giảng bài, các dãy lớp, không khí trong lành . 
Trong giờ ra chơi: Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến 
 HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ
 + Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, đá cầu
+ Các bạn nữ : chơi nhảy dây, kéo co, 
+ Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ở hành lang của trường nói chuyện
- Sau giờ ra chơi: các bạn xếp thành hàng tập thể dục và chuẩn bị vào lớp 
* Kết bài ( 1,5đ) : Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi 
II. Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS 
a.Ưu điểm: 
- Về hình thức: đảm bảo yêu cầu của một bài văn. 
- Biết tả quang cảnh của trường giờ ra chơi.
b.Nhược điểm:
Phần nội dung tả cảnh còn sơ sài, không theo trình tự, lạc đề: nhiều em chủ yếu tả về trường lớp mà không tả cảnh giờ ra chơi, hoặc giới thiệu trò chơi, cách chơi....
Chấm câu tuỳ tiện, hoặc không có dấu chấm câu trong cả đoạn văn dài. 
Dùng từ không chính xác, dùng từ ngữ là tiếng dân tộc, lỗi chính tả, lỗi lặp từ. 
Trình bày bẩn, gạch xóa bừa bãi, viết hoa không đúng. 
III. Chữa lỗi cụ thể:
- Lỗi diễn đạt: Lủng củng, chưa rõ ràng, thoát ý 
- Lỗi dùng từ: 
 - Bạn chơi bị hỏng -> Bạn bị chết  
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. 
- Chính tả: - Sai nhiều lỗi chính tả như (Ví dụ: Nhảy giây, tiếng chống, trăm sóc, trơi trò trơi, chèo cây, bận dộn, trúng em...) 
- Viết số, viết tắt đặc biệt là viết số trong bài làm (3 tiếng trống, 2 bạn chơi nhảy dây..)
 - Nhiều bài chưa viết được, làm đối phó 
 4.Củng cố: Xem lại phương pháp làm bài văn tả cảnh
 5. Dặn dò: Viết bài văn trên vào vở . Chuẩn bị: C« T«
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc