Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ở

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ở

I . Mục tiêu cần đạt :

a , Về kiến thức :

- Khái niệm từ mượn.

- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.

- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.

- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.

b , Về kĩ năng :

* Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.

- Xác định đứng nguồn gốc của các từ mượn.

- Viết đúng những từ mượn.

- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.

- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.

*Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ TV nhất là các từ mượn trong thực tiễn giao tiếp của bản thân

-Giao tiếp: trình bày suy nghĩ,ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ~ cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ,đặc biệt là từ mượn trong tiếng Việt

 c , Về thái độ :

 Biết sử dụng từ mượn đúng lúc , đúng chỗ , không lạm dụng , biết trân trọng Tiếng Việt .

II. Chuẩn bị của GV và HS:

a , Chuẩn bị của GV :

 Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ

b , Chuẩn bị của HS :

 Vở ghi , vở bài tập , SGK , phiếu học tập .

III. Tiến trình bài dạy:

a , Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là từ đơn , từ phức . Cho ví dụ.

- 1 em lên bảng làm BT 4 SGK/15

+ Thút thít : miêu tả tiếng khóc của người

+ Những từ khác : nức nở , sụt sùi , rưng rức , tức tưởi , nỉ non , ti tỉ .

 * Đặt vấn đề vào bài mới :

 Cho HS liên hệ với bài Thánh Gióng

b , Dạy nội dung bài mới:

HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng

HĐ 1 : HDHS tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn

Gọi HS đọc BT 1/24

? Giải thích từ trượng,tráng sĩ

? Theo em từ trượng , tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu?

Đọc to y/c của BT/24

Y/c thảo luận nhóm(2’)

Theo dõi hoạt động của HS

Gọi các nhóm trình bày

Đưa đáp án

? Em có nhận xét gì về cách từ mượn

Gọi 1 em đọc ghi nhớ SGK/25

Đọc BT 1/24

Thực hiện

Tiếng Hán (TQ)

Đọc BT 3/24

- Các nhóm thảo luận (2’)

- Các nhóm trình bày bổ sung

- Quan sát , Đối chiếu . ghi vở

- Từ mượn được Việt hóa cao: viết như từ thuần Việt

 VD : ten nít , Xô viết

- Từ mượn chưa Việt hóa hoàn toàn : dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng

 VD : Bôn-sê-vich , ra-đi-ô, in-tơ-nét

Đọc ghi nhớ SGK/25 I.Từ thuần Việt và từ mượn:

BT 1/24

- Xác định nguồn gốc từ :

 Trượng Mượn của

 Tráng sĩ tiếng Hán

 ( tiếng Trung Quốc)

 BT 3/24

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2012
Tuần : 2, tiết PPCT: 05
THÁNH GIÓNG 
 ( Truyền thuyết)
I . Mục tiêu cần đạt:
a , Về kiến thức :
- Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 
b , Về kĩ năng :
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản .
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự kiện được kể theo trình tự thời gian. 
c , Về thái độ :
 Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc .
II. Chuẩn bị của GV và HS :
a , Chuẩn bị của GV : 
 Giáo án , SGK , SGV , tranh ảnh 
b , Chuẩn bị của HS :
 Vở ghi , vở soạn , SGK , phiếu học tập 
III. Tiến trình bài dạy: 
a , Kiểm tra bài cũ :
Nêu ý nghĩa truyện Bánh trưng bánh dày ? Kể lại diễn cảm đoạn truyện mà em thích nhất 
* Đặt vấn đề cho bài mới :
Đầu những năm 70 , thế kỉ 20 , giữa lúc cuộc chống Mĩ cứu nước đang sôi sục khắp 2 miền Nam - Bắc VN , nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ :
“Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng 
Vươn vai , lớn bổng dậy ngàn cân 
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng , đuổi giặc Ân”
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay , đẹp nhất , bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa .
b , Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : HDHS đọc - hiểu văn bản :
GV đọc mẫu 1 đoạn của VB
Gọi HS đọc tiếp VB hết 
Y/c HS giải thích các chú thích 1,2,4,6,11,17,18
? Theo em VB có mấy đoạn?
GV chốt ý
Lắng nghe SGK
Đọc
Giải thích chú thích
Lắng nghe 
I.Đọc - hiểu văn bản :
1. Đọc – tìm hiểu chú thích – tìm bố cục :
* Bố cục : 4 đoạn:
- Đoạn 1 : Từ đầunằm đấy
- Đoạn 2 : tiếpcứu nước 
- Đoạn 3 : tiếp lên trời 
- Đoạn 4 : còn lại
HĐ 2 : HDHS thảo luận câu hỏi SGK
? Trong truyền thuyết Thánh Gióng có những nhân vật nào?
? Ai là nhân vật chính ?
? Nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng , kì ảo và giàu ý nghĩa .
Em hay liệt kê những chi tiết đó 
Trong những chi tiết đó chi tiết nào là tiêu biểu 
( tiếng nói đòi đánh giặc , đòi ngựa sắt , lớn nhanh)
? Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó 
? Gióng đòi ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt có ý nghĩa gì ?
? Những người nuôi Gióng là ai ?
? Chú bé có sự thay đổi như thế nào?
? Gióng đánh giặc xong về trời có ý nghĩa gì?
? Để xây dựng hình tượng Thánh Gióng tác giả đã xây dựng bằng những chi tiết nào ?
? Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của truyện
? Những chi tiết thần kì đó muốn nói lên điều gì?
Y/c thảo luận nhóm (3’)
GV chốt ý , treo đáp án
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/23
Bà mẹ , Gióng , dân làng , sứ giả , giặc Ân 
Gióng
- Sinh ra kì lạ 
- Tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc 
- Đòi ngựa săt, roi sắt 
- Lớn nhanh như thổi 
- Roi gẫy nhổ tre đánh giặc
- Giặc tan bay về trời
Chi tiết kì lạ nhưng hàm chứa 1 sự thật 1đất nc’ luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa nhu cầu đánh giặc luôn thường trực.
Suy nghĩ trả lời
 cha mẹ 
 bà con làng xóm
- Lớn nhanh như thổi 
- Đứa thì sứt mũi , sứt tai , đứa thì chết chóc vì gai tre ngà .
Gióng là non nước , đất trời , là biểu tượng của người dân Văn Lang , Gióng sống mãi Gióng không đòi hỏi công danh 
- 1 chuỗi chi tiết kì lạ , nhiều ý nghĩa .
- Ra đời thần kì 
- Ra đi thần kì 
Nguồn gốc xuất thân bình thường , Gióng sống trong lòng nhân dân . 
Thảo luận nhóm (3’)
Trình bày , nhận xét bổ sung .
 Quan sát . ghi vào vở 
Đọc ghi nhớ SGK/23
2 . Phân tích:
a , Ý nghĩa của các chi tiết:
- Tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc biểu tượng của tuổi trẻ chí cao , lòng yêu nước sâu sắc , niềm tin chiến thắng
- Gióng đòi roi sắt , áo giáp sắt đánh giặc cần lòng yêu nước nhưng cũng cần cả vũ khí sắc bén .
- Bà con góp gạo nuôi Gióng thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của nhân dân 
+ Gậy sắt gẫynhổ tre đánh giặc: Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ , bình thường nhất tinh thần tiến công mãnh liệt .
- Giặc tan về trời là người có công đánh giặc nhưng không màng danh vọng , dấu tích chiến công Gióng để lại cho quê hương , xứ sở .
b. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng :
 - Là hình tượng tiêu biểu , rực rỡ của người anh hùng đánh giặc , giữ nước .
- Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng : Tổ tiên thần thánh , tập thể cộng đồng , thiên nhiên , văn hóa , kĩ thuật . 
- Là hình tượng của lòng yêu nước , sức mạnh quật khởi và tinh thần sắn sàng chống xâm lăng của dân tộc.
* Ghi nhớ :
SGK/23
HĐ 3 :HDHS luyện tập
? Theo em hính ảnh nào của Thánh Gióng đẹp nhất trong tâm trí em?
? Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng 
Suy nghĩ , trả lời
Suy nghĩ trả lời
II. Luyện tập :
- Hội thi TT trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng :
+ Là hội thi thể thao giành cho lứa tuổi thiếu niên , học sinh .
+Mục đích của hội thi là khỏe để học tập tốt , lđ tốt , góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước .
c, Củng cố - luyện tập :
- Truyền thuyết Thánh Gióng p/a sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc (lịch sử chống ngoại xâm xa xưa ).
d, HDHS học bài ở nhà :
- Về nhà học bài vở ghi + SGK
- Đọc trước bài từ mượn , soạn bài : Sơn tinh - Thủy tinh .
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/08/2012
Tuần : 2, tiết PPCT: 06
TỪ MƯỢN
I . Mục tiêu cần đạt :
a , Về kiến thức :
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 
b , Về kĩ năng :
* Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đứng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
*Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ TV nhất là các từ mượn trong thực tiễn giao tiếp của bản thân
-Giao tiếp: trình bày suy nghĩ,ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ~ cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ,đặc biệt là từ mượn trong tiếng Việt
 c , Về thái độ : 
 Biết sử dụng từ mượn đúng lúc , đúng chỗ , không lạm dụng , biết trân trọng Tiếng Việt ..
II. Chuẩn bị của GV và HS:
a , Chuẩn bị của GV : 
 Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ 
b , Chuẩn bị của HS :
 Vở ghi , vở bài tập , SGK , phiếu học tập . 
III. Tiến trình bài dạy:
a , Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là từ đơn , từ phức . Cho ví dụ.
- 1 em lên bảng làm BT 4 SGK/15
+ Thút thít : miêu tả tiếng khóc của người 
+ Những từ khác : nức nở , sụt sùi , rưng rức , tức tưởi , nỉ non , ti tỉ .
 * Đặt vấn đề vào bài mới :
 Cho HS liên hệ với bài Thánh Gióng 
b , Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : HDHS tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn
Gọi HS đọc BT 1/24
? Giải thích từ trượng,tráng sĩ
? Theo em từ trượng , tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu? 
Đọc to y/c của BT/24
Y/c thảo luận nhóm(2’)
Theo dõi hoạt động của HS 
Gọi các nhóm trình bày 
Đưa đáp án 
? Em có nhận xét gì về cách từ mượn
Gọi 1 em đọc ghi nhớ SGK/25
Đọc BT 1/24 
Thực hiện
Tiếng Hán (TQ)
Đọc BT 3/24
- Các nhóm thảo luận (2’)
- Các nhóm trình bày bổ sung
- Quan sát , Đối chiếu . ghi vở
- Từ mượn được Việt hóa cao: viết như từ thuần Việt
 VD : ten nít , Xô viết
- Từ mượn chưa Việt hóa hoàn toàn : dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng 
 VD : Bôn-sê-vich , ra-đi-ô, in-tơ-nét
Đọc ghi nhớ SGK/25
I.Từ thuần Việt và từ mượn:
BT 1/24
- Xác định nguồn gốc từ :
 Trượng Mượn của 
 Tráng sĩ tiếng Hán
 ( tiếng Trung Quốc) 
 BT 3/24 
Từ mượn tiếng Hán
Từ mượn ng2 khác
sứ giả
giang sơn
gan
-Ng2 Ấn-Âu : rađiô , intơnet
-Ng2 Ấn-Âu được Việt hóa : tivi , xà phòng , mít tinh,ga, bơm
* Ghi nhớ 
SGK / 25
HĐ 2 : Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ :
Gọi HS đọc ý kiến của chủ tích HCM 
? Em hiểu thế nào về ý kiến của Chủ tịch HCM 
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/25
? Em hãy tìm 1 số từ ngữ có nguồn gốc Hán trong VB CRCT,BTBD 
Đọc ý kiến của Chủ tịch HCM 
- Tích cực làm giàu ng2 dt
- Tiêu cực : làm ng2 dân tộc bị pha tạp nếu mượn từ tùy tiện 
Đọc ghi nhớ SGK/25
- Ngư tinh , Hồ tinh , Mộc tinh , thủy cung , sơn hào hải vị 
II. Nguyên tắc mượn từ:
* Ghi nhớ : SGK/25
HĐ 3 : HDHS luyện tập
Gọi 1 em HS đọc BT 1/26
Y/c thảo luận nhóm bàn (1’) 
Theo dõi hoạt động của HS 
Y/c HS trình bày 
Nhận xét đưa ra đáp án 
Gọi HS đọc y/c BT 3/26 
Cho HS thảo luận theo nhóm
Gọi HS đọc BT 4/26 
? Hãy chỉ ra các từ mượn trong BT 
? Có thể dùng trong hoàn cảnh nào?
? Các ý này có ưu , nhược điểm gì?
Đọc BT 1/26
Thảo luận nhóm bàn (1’)
 Trình bày nhận xét
 bổ sung
Đọc y/c BT 3/26
Thảo luận theo nhóm 
Đọc y/c BT 4/26 
- Giao tiếp thân mật với bạn bè người thân 
- Viết trong những tin trên báo 
- Ưu : ngắn gọn
- Nhược: không trang trọng , không phù hợp trong giao tiếp chính thức
III.Luyện tập :
BT 1/26
a , Vô cùng , ngạc nhiên , tự nhiên , sính lễ (tiếng Hán)
b , Gia nhân( tiếng Hán)
c , Pốp , in-tơ-nét ( Anh )
BT 3/26
 Kể 1 số từ mượn
a, Mét , xăng-ti-mét, đề-xi-mét, ki-lô-mét,ki-lô-gam
b , Ghi đông , pêđan, xích , lốp,líp
c , ra-đi-ô, ô-tô , vi-ô-lông, xà bông
BT 4/26
Từ mượn phôn , fan ,nốc ao
c, Củng cố- luyện tập :
 Việc mượn từ có những ưu , nhược điểm gì? Sử dụng từ mượn ntn?
d , HDHS học bài ở nhà:
- VN làm BT 2/26
- Xem trước bài tìm hiểu về văn tự sự.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/08/2012
Tuần : 2, tiết PPCT: 07
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I , Mục tiêu cần đạt :
a , Về kiến thức :
 Đặc điểm của văn tự sự.
b , Về kĩ năng :
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được 1 số thuật ngữ : tự sự , kể chuyện , sự việc , người kể.
c , Về thái độ : 
 Thể hiện được tình cảm , thái độ dùng trong quá trình giao tiếp , trong cuộc sống hằng ngày . 
II. Chuẩn bị của GV và HS : 
a , Chuẩn bị của giáo viên :
 Giáo án , SGK , SGV 
b , Chuẩn bị của HS : 
 Vở ghi , SGK .
III. Tiến trình bài dạy :
a , Kiểm tra bài cũ :
 Văn bản là gì ? Có mấy kểi văn bản thường gặp .
* Đặt vấn đề vào bài mới :
- Ai có thể giải nghĩa được khái niệm văn tự sự là gì ?
- Văn tự sự khác gì với văn miêu tả ? Trong những tình huống nào ngta phải dùng đến văn tự sự .
b , Dạy nội dung bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm khác nhau của phương thức tự sự
? Hằng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không?
? Người kể phải làm gì ? 
? Người nghe muốn biết điều gì?
Gọi HS đọc y/c BT 2/28
Y/c HS làm BT vào nháp 
GV nhận xét đưa đáp án 
Khi kể một sự việc phải kể những chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó 
- VD : Sự ra đời của Thánh Gióng có các chi tiết 
+ 2 vợ chồng ông lão muốn có con 
+ Bà vợchân lạ
+ Mang thai gần 12 tháng 
+ Đứa trẻ lên 3 không nói , không cười , đạt đau nằm đấy
? Theo em truyện có thể kết thúc ở sự việc 4 hay 5 được không ? Vì sao?
? Nếu mục đích kể việc Thánh Gióng đánh giặc ntn thì kể sự việc nào?
? Thế nào là tự sự?
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/28
Suy nghĩ - trả lời
- Kể lại sự việc , câu chuyện
- ND , Diễn biến của câu chuyện . 
Đọc y/c BT 2/28
Thực hiện theo y/c
Trình bày bài tập bổ sung ý kiến
Quan sát , đối chiếu , ghi vào vở . 
Phải có sự việc 6 mới nói lên tinh thần Thánh Gióng ra sức đánh giặc nhưng không ham công danh . 
Kể từ sự việc 2
Suy nghĩ , trả lời
Đọc ghi nhớ SGK/28
I . Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
BT 2/28
- Truyện kể về người anh hùng làng Gióng . Thời vua Hùng thứ 6 . 
+ Sự ra đời của Gióng 
+ Thánh Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đánh giặc
+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
+ Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt , mặc áo giáp sắt , cầm roi sắt đi đánh giặc 
+ Thánh Gióng đánh tan giặc 
+ Thánh Gióng lên núi cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời 
+ Vua lập đền thờ phong danh hiệu 
+ Những dâu tích còn lại của Thánh Gióng 
* Ghi nhớ SGK/28
c , Củng cố - luyện tập :
 Thế nào là văn tự sự . 
d , HDHS học bài ở nhà :
- Về nhà học vở ghi + SGK
- Xem trước phần còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/08/2012
Tuần : 2, tiết PPCT: 08
TÌM HIỂU CHUNG 
VỀ VĂN TỰ SỰ (TT)
I , Mục tiêu cần đạt :
a , Về kiến thức :
 Đặc điểm của văn tự sự.
b , Về kĩ năng :
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được 1 số thuật ngữ : tự sự , kể chuyện , sự việc , người kể.
c , Về thái độ : 
 Thể hiện được tình cảm , thái độ dùng trong quá trình giao tiếp , trong cuộc sống hằng ngày . 
II. Chuẩn bị của GV và HS : 
a , Chuẩn bị của giáo viên :
 Giáo án , SGK , SGV 
b , Chuẩn bị của HS : 
 Vở ghi , SGK .
III. Tiến trình bài dạy :
a , Kiểm tra bài cũ :
 Kể lại sự việc 4 truyện Thánh Gióng
 * Đặt vấn đề vào bài mới : Dựa vào tiết 7 
b , Dạy nội dung bài mới : 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 2 : HDHS luyện tập
Gọi HS đọc y/c BT 1/28
? Trong truyện phương thức tự sự ntn?
Gọi HS đọc y/c BT 2
? Bài thơ có phải tự sự không?
Gọi 1-2 em kể lại câu chuyện 
Gọi HS nhận xét 
GV nhận xét chung
Gọi 3 em đọc ND BT 3/29
? 2 văn bản có nội dung tự sự không?Vì sao?
GV nêu y/c BT 4/29
Chú ý : bài y/c kể nhằm giải thích là chính nên không cần sử dụng nhiều chi tiết cụ thể mà chỉ cần tóm tắt 
Y/c HS làm vào vở 
Gọi 1 - 2 trình bày 
Y/c nhận xét
Đọc BT 1/28
Suy nghĩ trả lời
Đọc y/c BT 2
Là thơ tự sự vì bài thơ kể về một sự việc
Thực hiện theo y/c các bạn lằng nghe 
Nhận xét 
Đọc ND BT 3/29
Suy nghĩ trả lời
Lắng nghe
Lắng nghe
Làm BT vào vở 
Trình bày bài tập của mình
Nhận xét . bổ sung
II , Luyện tập: 
BT 1/28
- Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già mang sắc thái hóm hỉnh 
- Dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết
BT 3/29
- 2 văn bản đều có nội dung tự sự
+ 1 kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 
+ Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược 
c , Củng cố , luyện tập :
 Thế nào là tự sự
d , HDHS học bài ở nhà :
- Về nhà học bài 
- Xem trước bài 3
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2012
TUẦN : 02

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 6 tuan 2.doc