Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Phan Ngọc Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Phan Ngọc Lan

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 -Hiểu được thế nào là từ mượn.

 -Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

-Khái niệm về từ mượn.

-Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.

-Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.

-Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.

2.Kĩ năng:

-Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.

-Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.

-Viết đúng những từ mượn.

-Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.

-Sử dụng từ mượn trong nói và viết.

3.Thái độ : Hiểu biết và trân trọng lịch sử tiếng Việt và thêm yêu thương tiếng nói dân tộc.

4.Kỹ năng sống cần đạt :Kỹ thuật học tích cực, kĩ năng nhận thức tư duy, sáng tạo.

 III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:Bảng phụ

 IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:

 1.Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:5ph

 - Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.

 - Từ láy và từ ghép có điểm nào giống và khác nhau? Tìm 5 từ láy tả dáng điệu? (lom khom, khật khưỡng, lừ đừ, yểu điệu, co ro, khúm múm)

 * Giới thiệu bài mới: 3ph

 Do sự tiếp xúc, mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, văn hóa giữa các quốc gia nên ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có sự vay mượn các đơn vị từ vựng nước ngoài để làm giàu vốn ngôn ngữ mẹ đẻ Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ mượn.

 3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 - Phan Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Lớp 6a1 : 20/8/2011
Tiết 5-6	 THÁNH GIÓNG 
 (Truyền thuyết)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Nắm được những nội dung chímh và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai về đề tài giữ nước.
-Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2.Kĩ năng: 
-Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
-Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
-Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3.Thái độ :
Tự hào và yêu thích tinh thần dân tộc.Ngưỡng mộ với người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
4.Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh :Yêu nước tự hào dân tộc.
5.Kỹ năng sống cần đạt :Kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo. 
 III. PHƯƠNG PHÁP: 
 Bình giảng, giải thích,gợi mở.
 IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:
1)Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:3p
* Giới thiệu bài mới:1p 
Chủ đề yêu nước, đánh giặc, cứu nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. "Thánh Gióng" là một truyền thuyết ra đời sớm nhất và là truyện tiêu biểu cho chủ đề này. Truyện Thánh Gióng có nhiều chi tiết nghệ thuật hay, giàu ý nghĩa, hấp dẫn người đọc bao thế hệ. Hôm nay, chúng ta học văn bản này.
3)Bài mới:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
7 p
- Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
- Nhắc viết hoa tựa bài vì đây là danh từ riêng các tiết sau sẽ học
- Chú ý đoạn miêu tả Thánh Gióng
- Chú ý lớp từ mượn tiết sau sẽ học
HS chú ý và đọc theo sự hướng dẫn của GV
HS trả lời
Thánh Gióng
I. Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ: Thuộc dòng VHDG.
2. Thể loại: Truyền thuyết.
3. Bố cục: 4 đoạn
a) Từ đầu  nằm đấy
Ú Giới thiệu Thánh Gióng.
b) Từ “ bấy giờ cứu nước”
Ú Gióng đòi đánh giặc và sự lớn nhanh.
c) “Giặc đã đến  lên trời”
Ú Đánh tan giặc Gióng bay lên trời.
d) Phần còn lại
Ú Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
15p
-Tìm những chi tiết kì ảo trong mỗi đoạn?
-Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa các chi tiết kì ảo qua hình tượng Thánh Gióng?
-Hình tượng Thánh Gióng tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nào?( TT.HCM)
-Hình tượng Thánh Gióng gắn liền với sự kiện lịch sử nào?( KNS)
Sự ra đời của Thánh Gióng
Tiếng nói đầu tiên là đánh giặc, đòi ngựa, roi sắt, ... 
-Anh hùng yêu nước không màng danh lợi.
(KNS)
Hùng Vương thứ sáu
-Giặc Ân
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Những chi tiết kì ảo của truyện:
-Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
-Tiếng rao của sứ giả, bỗng cất tiếng nói.
2. Ý nghĩa các chi tiết tiêu biểu:
-Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đánh giặc.
-Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.
-Bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi cậu bé.
-Gióng lớn nhanh, vươn vai thành tráng sĩ, nhiệm vụ cứu nước.
-Roi sắt gãy. Gióng nhỗ tre bên đường để đánh giặc.
3. Gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
-Anh hùng yêu nước không màng danh lợi.
-Hình tượng Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử đó là thời Hùng Vương thứ sáu có giặc Ân ở phương Bắc, Làng Gióng (Làng Phù Đổng ở Hà Nội), nuí Trâu, núi Sóc.
4.Nghệ thuật :
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang tính thần kì với những nghệ thuật kì ảo, phi thường mang biểu tượng cho ý chí bất khuất của cộng đồng người Việt trước họa xâm lăng.
- Cách thu7c1 xâu chuổi các sự kiện quá khứ và những hình ảnh có sẳn của thiên nhiên đất nước.
5.Ý nghĩa : Hình tượngThánh Gióng kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta .
IV. Luyện tập
3p
-GV hướng dẫn HS làm bài tập
-GV nhận xét, sữa chữa
-Chuẩn bị một bài tập trên để HS làm( KNS)
HS đọc ghi nhớ
HS trật tự làm bài
Bài tập 1,2 ( SGK trang 24)
 ë Ý kiến nào dưới đây nói đúng về nhân vật Thánh Gióng.
 a) Là nhân vật không có thật
 b) Là nhân vật có thật.
P c) Là nhân vật không có thật, vừa rất thật.
 4.Dặn dòL2p)
 Hướng dẫn tự học:
Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng .
Vẽ bức trang chàng Gióng theo trí tưởng tượng của em.
SOẠN : Từ mượn :
Xem các mục I và II /bài từ mượn và tìm thêm các từ mượn vài giải thích thử tên mình sang tiếng Thuần Việt.
Rút Kinh Nghiệm ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy Lớp 6 a1(22/8/2011)
Tiết 7 TỪ MUỢN
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu được thế nào là từ mượn.
 -Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
-Khái niệm về từ mượn.
-Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
-Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
-Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng: 
-Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
-Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
-Viết đúng những từ mượn.
-Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
-Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
3.Thái độ : Hiểu biết và trân trọng lịch sử tiếng Việt và thêm yêu thương tiếng nói dân tộc.
4.Kỹ năng sống cần đạt :Kỹ thuật học tích cực, kĩ năng nhận thức tư duy, sáng tạo.
 III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:Bảng phụ 
 IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:5ph
 - Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
 - Từ láy và từ ghép có điểm nào giống và khác nhau? Tìm 5 từ láy tả dáng điệu? (lom khom, khật khưỡng, lừ đừ, yểu điệu, co ro, khúm múm)
	* Giới thiệu bài mới: 3ph
 Do sự tiếp xúc, mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, văn hóa giữa các quốc gia nên ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có sự vay mượn các đơn vị từ vựng nước ngoài để làm giàu vốn ngôn ngữ mẹ đẻ Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ mượn.
	3. Bài mới:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
10’
-Gọi HS giải thích từ trượng, tráng sĩ
-Theo các em các từ này có nguồn gốc từ đâu?
-Hướng dẫn HS trả lời tiếp câu số 3
-Từ: sứ giả, giang sơn, gan.
-Các em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn nói trên
- HS giải thích 2 từ
+Trượng: đơn vị đo bằng 10mét Trung Quốc.
+Tráng sĩ: người có sức lực.
-Ra-đi-ô, in-te-nét (ngôn ngữ Ấn Âu)
- Tivi, xà phòng, mít ting, ga, bom ( nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hóa)
ÚTừ Hán Việt
I. Từ Thuần Việt và từ mượn:
-Ngoài từ Thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, ... mà Tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là “ Từ mượn”.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và Hán Việt)
- Bên cạnh đó Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như Tiếng Pháp, Tiếng Anh, Tiếng Nga.
TD: Tivi, xà phòng, mít- tin
-Các từ đã đưởc Việt Hóa thì viết như từ Thuần Việt. Đối với các từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm 
trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
10’
Hướng dẫn HS trình bày ý kiến của mình về lời dạy của Bác?
(KNS)
-Thảo luận, đại diện tổ trình bày
-HS đọc ghi nhớ
II. Nguyên tắc mượn từ:
Mượn từ là một cách làm giàu Tiếng Việt. Tuy vậy để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện. 
10’
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
-GV nhận xét, sữa chữa bổ sung.
4. Củng cố: 2ph
 Nguyên tắc mượn từ? cho ví dụ.
-Thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm lên trình bày
III. Luyện tập: Bài tập 1,2,3 (SGK trang 26)
1.Sính lễ, giai nhân, vô cùng ngạc nhiên, tự nhiên, Mai – cơn -Giắc –xơn.
2.Ba từ: khán giả, độc giả, thính giả: có chung từ giả.
3. Treo bảng để HS điền.
4. Hãy đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau của chúng
-Phu nhân/vợ.
Phụ nữ/ đàn bà.
5Hướng dẫn học bài: 5ph
 - Tra từ diển giải thích các từ sau :Chủ tịch, đế vương, An hòa tự, thiết lập.. 
 -Làm tiếp bài tập.
Soạn : - Giải thích nghĩa từ “tự sự”
 -Kể về người bạn thân vượt khó của mình.Soạn các mục I và II thật kĩ và nhớ lại các chuyện mình đã học tiểu học.
Rút Kinh nghiệm :.
Ngày dạy Lớp 6a1( 23/8/2011)
Tiết 8 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
b ð a 
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.
 -Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
-Đọc diễn cảm của văn tự sự.
2.Kĩ năng: 
-Nhận biết được văn bản tự sự.
 -Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
 3.Thái độ : hiểu biết thêm về một phương thức biểu đạt nhằm có ý thức trong giao tiếp.
 4.Kĩ năng sống cần đạt : Kĩ năng tư nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
 III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh - bảng phụ - phiếu học tập.
 IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:
 1.Ổn định lớp: 1ph
 2. Kiểm tra bài cũ:3ph
	 - Kể các kiểu văn bản mà em biết. "Con Rồng, Cháu Tiên" thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
	 - Nêu mục đích giao tiếp của từng phương thức biểu đạt mà em biết? Em đã học qua phương thức biểu đạt nào?
	* Giới thiệu bài mới1ph: Ứng với các phương thức biểu đạt có 6 kiểu văn bản .Ở lớp sáu, các em sẽ được học kỹ các kiểu văn bản tự sự, miêu tả ,hành chính - công vụ. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu kỹ về văn bản tự sự.
	3. Bài mới: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7ph
15ph
5
Hướng dẫn hs trả lời các yêu cầu ở sgk trang 27
-Bà ơi, kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi bà!
- Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà thôi học nhỉ?
* Để trả lời các câu hỏi trên, người ta cần phải sử dụng thể văn tự sự- kể chuyện. Nghĩa là để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe, ngừơi đọc.
? Các em đã được học chuyện “Thánh Gióng”. Theo em, đây có phải là văn bản tự sự không?Văn bản này cho ta biết điều gì?
*HS thảo luận các câu sau:
? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của người anh hùng làng Gióng?( KNS)
? Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện?Qua đó em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự?
GV yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk trang28
-Cháu muốn bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
- Muốn bạn kể cho mình nghe về bạn Lan
- Muốn biết lí do vì sao An thôi học.
+ Câu chuyện kể phải có liên quan đến sự việc mà người nghe muốn tìm hiểu.
Thánh Gióng là văn bản tự sự. Truyện kể về người anh hùng làng Gióng. Ơ vào thời vua Hùng thứ sáu. Gióng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu nước.
Vì câu chuyện xoay quanh những chiến công đuổi giặc của Gióng. Đây chính là niềm tự hào của nhân dân ta
Mở đầu: Hai vợ chồng nghèo, đã già chưa có con
Diễn biến: Bà vợ giẫm lên vết chân to-> thụ thai 12 tháng-> Gióng ra đời-> Ba tuổi không nói, không cuời, không hoạt động-> cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc-> cả làng giúp đở-> Gióng lớn nhanh lạ thường->chiến đấu với giặc Minh-> roi sắt gãy->nhổ tre làm vũ khí-> đuổi giắc đến chân núi Sóc-> bay về trời-> được phong thần, phong vương, nhân dân nhớ ơn đời đời.
Kết thúc: Sự tích tre đằng ngà, làng cháy.
=> Tự sự hết sức cần thiết trong cuộc sống. Giúp ta hiểu rõ sự việc, con người, hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ thái độ khen, chê.Tự sự là một câu chyện bao gồm những sự việc nối tiếp nhau để đi đến kết thúc.
*HS đọc ghi nhớ sgk trang28
1. Ý nghĩa của phương thức tự sự:
-Cháu muốn bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
- Muốn bạn kể cho mình nghe về bạn Lan
- Muốn biết lí do vì sao An thôi học.
=> Thông báo một sự việc, muốn được nghe giới thiệu, giải thích về một sự việc.
2.Đặc điểm chung của phương thức tự sự:
*Truyện Thánh Gióng
Mở đầu: Hai vợ chồng nghèo, đã già chưa có con
Diễn biến: Bà vợ giẫm lên vết chân to-> thụ thai 12 tháng-> Gióng ra đời-> Ba tuổi không nói, không cuời, không hoạt động-> cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc-> cả làng giúp đở-> Gióng lớn nhanh lạ thường->chiến đấu với giặc Minh-> roi sắt gãy->nhổ tre làm vũ khí-> đuổi giắc đến chân núi Sóc-> bay về trời-> được phong thần, phong vương, nhân dân nhớ ơn đời đời.
Kết thúc: Sự tích tre đằng ngà, làng cháy.
3. Ghi nhớ: sgk trang 28
4. Luyện tập10ph: Bt 1, 2,3,4,5 trang 29 - SGK.
	 1- "Ông lão và thần chết": Phương thức tự sự (kể diễn biến tâm trạng, tư tưởng của ông già một cách hóm hĩnh) 
	- Ý nghĩa: Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống và trân trọng sự sống của bản thân dù kiệt sức nhưng sống vẫn hơn chết. è giáo dục lòng yêu quý cuộc sống và trân trọng sự sống của bản thân.
	2- "Sa bẫy": Đây là bài thơ tự sự. Nội dung kể chuyện là bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột. Mồi thơm là cá nướng ngon. Không kiềm chế nổi lòng tham, mèo sa bẫy.
	- Ý nghĩa: Phải biết kiềm chế những ham muốn của bản thân, nếu không, dễ gặp nguy hiểm.
	3- Hai văn bản này đều có nội dung ts.Vb đầu là một bản tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạcTrại điêu khắc QT lần III tại TP Huế vào chiều ngày 3- 4 -2002. Bản ts này giúp người ta nhận thức được thời gian, không gian, địa điểm chủ đề, thành phần tham gia hoạt động của trại điêu khày lần này. Vb sau kể lại diễn biến lsử người Âu Lạc đánh tan quân Tần xl, giúp người đọc nhận thức được gđoạn ls ấy.
	4-Hãy kể lạicâu chuyện để giải thích vì sao người VN tự xưng là Con Rồng, Cháu Tiên? (kể nhằm gthích là chính. Không cần sử dụng nhiều chi tiết; phải biết chọn lựa chi tiết và kể tóm tắt).
	5- Kể câu chuyện nhằm gthích phong tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy của ngườiViệt	
* Lưu ý: khi kể, cần chọn lọc chi tiết để câu chuyện không bị loãng và có ý nghĩa.
	Vd Thánh Gióng: + Vợ chồng ông lão phúc đức muốn có con.
	+Người vợ ra đồng dẫm vết chân to thì thụ thai.
	+ 12 tháng sau mới sinh ra Gióng.
	+Lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy.
	→ 4 yếu tố nhỏ hợp thành chuỗi sự việc → Đây là chú bé vừa bình thường vừa phi thường, thể hiện quan niệm dân gian: Người anh hùng phải phi thường nhưng cũng gần gũi nhân dân, do nhân dân sinh ra và nuôi lớn.
 	5.Dặn dò: 5ph
 - Học bài và làm bài tập.
Liệ kê được các sự việc được kể trong truyện dân gian đã học.
Xác định đưuọc phương thức biểu đạt sẽ sử dung để giúp được người khác hình dung được diễn biến câu chuyện.
Soạn bài Sơn tinh và Thủy tinh :
Liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì ảo của 2 thần.
Đọc , kể và soạn theo hướng dẫn tìm hiểu văn bản. 
Rút kinh ngjhiệm :
Kiểm tra của tổ trưởng :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 2 ngữ văn 6.doc