Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Thanh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Thanh

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .

- Kể được truyện .

B. Chuẩn bị :

- Học sinh : Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .

- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .

C. Tiến trình họat động :

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số .

- Giới thiệu về chương trình Sách giáo khoa và cách sọan bài cho học sinh .

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ?

* Tiến trình bài học :

Họat động của thầy và trò

- Học sinh đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7 .

- Giáo viên giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta .

- Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan :

+ Đọan 1 : Từ đầu “ Long Trang “

+ Đọan 2 : Tiếp “ lên đường “ .

+ Đọan 3 : Còn lại

- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3 .

- Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .

- Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh .

- Theo em sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ?

-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng .

- Au Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về nhan sắc, giống nòi và đức hạnh ?

- Theo em, những điểm đáng quý đó ở Au Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ?

-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ .

 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp ca quý của thần tiên được hòa hợp .

- Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ?

- Chuyện Au Cơ sinh con có gì lạ ?

- Theo em, chi tiết mẹ Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ?

-> Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra .

- Lạc Long Quân và Au Cơ chia con như thế nào ?

- Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ?

-> Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển .

- Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Au Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ?

 ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đòan kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đầu có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh .

- Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Au Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặc tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . Theo em, sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc .

- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ?

- Em thấy những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản “ Con Rồng , cháu Tiên “ ?

- Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ?

 Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên .

Học sinh thảo luận : Giáo viên chia nhóm : Học sinh thảo luận - trả lời :

Câu 1 : Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ ( 1,2 )

=> Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý ; là một khối đòan kết, thống nhất, bền vững .

Câu 2 : Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ ? ( nhóm 5,6 )

-> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ.

- HS đọc mục ghi nhớ .

- HS kể diễn cảm truyện . Ghi bảng

I/ Định nghĩa truyền thuyết ( Chú thích phần dấu sao trang 7 )

II/ Đọc - Hiểu văn bản

1 / Đọc và tìm hiểu chú thích ( SGK trang 7, 8 )

2/ Thể lọai : Tự sự

3/ Phân tích :

a. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Au Cơ .

- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân .

- Au Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ.

 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên .

b. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Au Cơ .

- Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp .

- Họ chia con đi cai quản các phương .

- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau .

- Người con trưởng lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương .

=> dân tộc ta có truyền thống đòan kết , thống nhất và bền vững .

c. Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .

- là các chi tiết tưởng tượng không có thật , rất phi thường .

- làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện .

 III / Tổng kết ( ghi nhớ )

IV/ Luyện tập

Kể diễn cảm truyện .

 

doc 147 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : 23/8/2008 
Tiết 1 	CON RồNG CHáU TIÊN
( Truyền thuyết ) 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
Kể được truyện . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định: 
Kiểm tra sĩ số . 
Giới thiệu về chương trình Sách giáo khoa và cách sọan bài cho học sinh . 
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ? 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
- Học sinh đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7 . 
- Giáo viên giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta . 
- Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : 
+ Đọan 1 : Từ đầu  “ Long Trang “ 
+ Đọan 2 : Tiếp  “ lên đường “ .. 
+ Đọan 3 : Còn lại 
- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3 . 
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .
- Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh . 
- Theo em sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ? 
-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng . 
- Au Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về nhan sắc, giống nòi và đức hạnh ? 
- Theo em, những điểm đáng quý đó ở Au Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ? 
-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ . 
 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp ca quý của thần tiên được hòa hợp . 
- Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ? 
- Chuyện Au Cơ sinh con có gì lạ ? 
- Theo em, chi tiết mẹ Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ? 
-> Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra . 
- Lạc Long Quân và Au Cơ chia con như thế nào ? 
- Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ? 
-> Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển . 
- Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Au Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
 ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đòan kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đầu có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh . 
- Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Au Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặc tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . Theo em, sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc . 
- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? 
- Em thấy những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản “ Con Rồng , cháu Tiên “ ? 
- Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? 
 Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . 
Học sinh thảo luận : Giáo viên chia nhóm : Học sinh thảo luận - trả lời : 
Câu 1 : Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ ( 1,2 ) 
=> Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý ; là một khối đòan kết, thống nhất, bền vững . 
Câu 2 : Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ ? ( nhóm 5,6 ) 
-> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. 
- HS đọc mục ghi nhớ . 
- HS kể diễn cảm truyện . 
Ghi bảng
I/ Định nghĩa truyền thuyết ( Chú thích phần dấu sao trang 7 ) 
II/ Đọc - Hiểu văn bản 
1 / Đọc và tìm hiểu chú thích ( SGK trang 7, 8 ) 
2/ Thể lọai : Tự sự 
3/ Phân tích : 
a. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Au Cơ . 
- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . 
- Au Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên . 
b. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Au Cơ . 
- Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . 
- Họ chia con đi cai quản các phương . 
- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . 
- Người con trưởng lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương . 
=> dân tộc ta có truyền thống đòan kết , thống nhất và bền vững . 
c. Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
- là các chi tiết tưởng tượng không có thật , rất phi thường . 
- làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện . 
 III / Tổng kết ( ghi nhớ ) 
IV/ Luyện tập 
Kể diễn cảm truyện . 
3/ Hướng dẫn về nhà : 
Kể truyện – Học bài 
Sọan : 
+ Bánh chưng, bánh giầy ( sọan kỹ câu hỏi hướng dẫn ) 
+ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt . 
Ngày soạn : 23/8/2008 
Tiết 2	 BáNH CHƯNG , BáNH GIầY
( Truyền thuyết )
( Tự học có hướng dẫn )
A. Mục tiêu cần đạt 
-Giúp học sinh : 
Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện . 
Kể được truyện 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Soạn bài 
Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ , với tập làm văn bài : “ Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt “ .
C. Tiến trình hoạt động : 
ổn định: Kiểm tra sĩ số . 
Bài cũ : 
Nêu được ý nghĩa truyền thuyết . 
Nêu được ý nghĩa của truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ 
Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Hằng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta , con cháu Vua Hùng từ miền xuôi đến miền ngược lại nô nức, hồ hởi chở lá rong, xay đỗ, gói gạo, giã bánh. Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu quý, tự hào nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy “ . Vậy bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của tục làm bánh chưng, bánh giầy tronbg ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta . 
* Tiến trình bài học : 
Hoạt động của thầy và trò
- Giáo viên chia đoạn : giáo viên đọc đoạn 1 , Học sinh đọc đoạn 2, 3 
+ Đoạn 1 : Từ đầu . “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp  “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các từ khó ở mục chú thích . 
Giáo viên chia nhóm : 
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung
- Các nhóm thảo luận câu 1 ( trang 12 ) . Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
 Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
+ Vì sao trong các con Vua, chỉ có lang Liêu được thần giúp đỡ . 
+ Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế trời , đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nới ngôi Vua ? 
 Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra.. 
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “ Bánh chưng, bánh giầy “ . 
 Qua truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy “ Nhân dân ta nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết cổ truyền và đề cao lao động , đề cao nghề nông . 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ ? 
- Hoc sinh làm bài tập 1 – Trả lời – Gv nhận xét . 
Ghi bảng
I/ Đọc – Hiểu văn bản
1/ Đọc và tìm hiểu văn bản 
2/ Phân tích : 
a. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh : Giặc đã yên, Vua đã già.
- ý định: Người nối ngôi phải nối được chí Vua. 
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài .
b. Lang Liêu được thần giúp đỡ : 
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
c. Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua . 
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy . 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng . 
Hướng dẫn về nhà : 
Kể lại truyện . Học bài . 
Làm bài tập 2 ( Phần luyện tập ) 
Soạn bài : giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ( soạn kỹ câu hỏi hướng dẫn ) 
Ngày sọan :26/8/2008 
Tiết 3
Từ Và CấU TạO CủA Từ TIếNG VIệT 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt . 
Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với bài “ Con Rồng, cháu Tiên “, “ Bánh chưng, bánh giầy “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định: 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong Tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và nó mang một thanh điệu nhất định nhưng không phải mỗi tiếng phát ra là một từ, có từ thì chỉ có một tiếng ; có từ có từ 2 tiếng trở lên . Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về : từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt . 
 * Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK . 
+ lập danh sách các từ . 
=> Câu văn gồm có 12 tiếng , 9 từ . 
- Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? 
- Vậy từ là gì ? 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
- GV kẻ bảng – Hs điền từ vào bảng . Phân lọai từ đơn và từ phức . 
- Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? 
- cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau ? 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ 
- Học sinh thảo luận : bài 1 : Đại diiện nhóm lên bảng làm . GV nhận xét . 
Bài 2: Học sinh làm nhanh- đứng dậy trả lời – GV nhận xét . 
Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm . Đại diện nhóm lên bảng làm – Giáo viên nhận xét . 
Bài 5 : Thi tìm nhanh – Gv chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất . 
Ghi bảng
I/ Từ là gì ? 
1/ Ví dụ : Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở . 
- Tiếng dùng để tạo từ . 
- Từ dùng để tạo câu . 
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ . 
2/ Ghi nhớ ( SGK ) 
II/ Từ đơn và từ phức . 
1/ Ví dụ : 
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và 
Từ phức 
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy 
Từ láy
Trồng trọt 
2/ Ghi nhớ ( SGK ) 
III/ Luyện tập . 
Bài 1 : 
A/ Từ ghép 
B/ Cội nguồn, gốc gác
C/ cậu mợ, cô dì, chú cháu 
Bài 2 : 
- Theo giới tính, anh chị, ông bà 
- Theo bậc : chị em, dì cháu . 
Bài 3 : 
Cách chế biến
Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp 
Chất liệu
Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ,bánh gai 
Tính chất
Bánh dẻo, bánh xốp
Hình dáng
Bánh gố ... ng động người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp bận rộn của các phương tiện có trên cảng
 Rất nhiều tàu xe
 Tàu lớn,tàu bé
 Xe to ,xe nhỏ
 Nhận hàng về, chở hàng ra
 Hoạt động liên tục
Bài 3: HS làm tương tự bài 1-2
Bài 4: a. Núi ơi(trò chuyện xưng hô với vật như với người)
 b. Tấp nập,cãi cọ: Dùng từ ngữ chỉ hoạt động ,tính chất của người 
 Họ : Từ chỉ người
 c. Dáng mãnh liệt ,đứng trầm ngâm ,lặng nhìn,vùng vằng:từ ngữ chỉ
 hoạt động 
 tính chất của người
 d. Bị thương,thân mình,vết thương,cục máu:từ chỉ hoạt động tính
 chất,bộ phận ngườiànói vật
Lưu ý: Bài a còn dùng nhân hoá để bộc lộ tâm tình của con người
Bài 5: HS viết đoạn văn- HS đọc thảo luận- GV kết luận
 VD: Nước trườn qua kẻ đá,lách qua những mõm đá ngầm tung bọt trắng 
 xoá .hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời 
 khách gần xa đi về thăm bản 
D. Hướng dẫn học bài:
- HS học kĩ lý thuyết.Hoàn thành các bài luyện tập.
- Soạn bài phương pháp tả người theo yêu cầu của sgk
-----------------*&*--------------------------
Ngày 20-2-2009
 Tiết 92: PHƯƠNG PHáP Tả NGười
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn,một bài văn tả người
- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn,lĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn được theo thứ tự hợp lý
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV,SBT,Ngữ văn 6
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
 C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ : Muốn làm bài văn tả cảnh cần có những thao tác nào?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học.
- Chia HS (làm 3 nhóm) tìm hiểu 3 đoạn văn
- Mỗi nhóm trình bày đáp án các nhóm khác nhận xét 
- GV nhận xét tổng kết ý kiến của HS
- Mỗi đoạn văn tả ai?người đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ hình ảnh nào?
- Đoạn văn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật?
- Đoạn văn nào tả người với công việc?
- yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh mỗi đoạn có khác nhau không?
- Đoạn 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần.em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Nếu phải đặt tên cho bài văn này em sẽ đặt là gì?
-GV chốt nội dung 
- HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
- Phân nhóm HS (3 nhóm) làm 3 bài ở bài tập 1-2.
I. Phương pháp viết một đoạn văn
 bài văn tả người:
- Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư: gắn với công việc chèo thuyền vượt thácàtập trung miêu tả động tác ,hoạt động,cử chỉ,nét mặt
- Đoan 2:tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật-tập trung miêu tả hình dáng ,diện mạo bên ngoài nên dùng nhiều tính từ ít dùng tính từ
- Đoan 3: Tả hình ảnh 2 người Quắm Đen và Cản Ngủ trong kéo vật.Tập trung miêu tả động tác,cử chỉ,nét mặt thay đổi
-Đoạn 1-2:tập trung miêu tả nhân vật kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ ít dùng tính từ
 *Bố cục:
- Mỏ bài: giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật
- Thân bài :phần tiếp theo miêu tả chi tiết keo vật
- Kết bài: nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật
- Có thể đặt: Đấu vật,keo vật bất ngờ,keo vật thách đấu;Quắm Đen-Cản Ngủ so tài
 *Ghi nhớ(sgk):
*Lưu ý:
- Tả chân dung thường gắn với hình ảnh tĩnh dùng nhiều danh từ, tính từ
- Tả người gắn với hành độngnên dùng nhiều dộng từ ,tính từ
II. Luyện tập:
* Gợi ý làm bài:
Bài 1-2: - Tả em bé: Mắt tròn xoe,tóc đen mượt,mũm mĩm đáng yêu,nước da
 trắng như bột,nhanh nhẹn
 - Tả cụ già : tóc bạc,móm mém ,da hằn lên vết nhăn thời gian,lưng 
 còng,bước đi chập chạp
 - Tả cô giáo đang giảng bài: Giọng nói ấm,nét mặt tươi,ánh mắt long
 lanh chiếu dọi cho HS 
bài3: HS có thể điền
- Người ông đỏ như đồng tụ
- Nhác trông không khác gì tượng hai ông tướng Đá Rãi
D. Hướng dẫn học bài:
- HS học lĩ lí thuyết
- Luyện tập viết bài văn tả người
- soạn bài “đêm nay bác không ngủ” 
---------------------*&*&*----------------------------
 Ngày 22-2-2009
 Tiết 93: ĐÊM NAY BáC KHÔNG NGủ
 (Minh Huệ)
A. Mục tiên cần đạt: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông,sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sỹ và đồng bào,thấy được tình cảm yêu quý,kính trọng của người chiến sỹđối với Bác Hồ.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:Kết hơp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng;những chi tiết giản dị ,tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ5 chử thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV,SBT,Ngữ văn 6
- Bảng phụ- 
 C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ : “Buổi học cuối cùng” đuợc biểu đạt theo phương thức chính nào ?
 Nêu giá trị của tác phẩm ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động của GV- HS 
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
-GVhướng dẩn HS đọc
-GVđọc mẩu
-Gọi HS đọc 
- Tìm bố cục của bài thơ
- Nêu nội dung chính của mỗi đoạn
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Dựa vào chú thích *sgk trình bày những nét chính về tác giả?
?Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích khó
- Em hiểu thế nào là đội viên vệ quốc;đinh ninh?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
? Bìa thơ đêm nay bác không ngủ kể lại câu chuyện gì?
? Hoàn cảnh,thời gian,địa điểm xảy ra câu chuyện như thế nào?
? Trong bài thơ có những nhân vật nào?
? Hình tượng của Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai?cách miêu tả đó có tác dụng gì?
? Theo em nội dung chính của bài thơ là gì? Tác giả kể lại câu chuyện hay là bày tỏ lòng kính yêu đối với Bác?
-GV chốt nội dung bài học.
- GV tiểu kết hết tiết 1
I. Đọc-tìm hiểu chú thích
 1.Đọc:
* Bố cục: có nhiều cách chia khác nhau 
- Cách 1:9 khổ đầu: Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất
 7 khổ tiếp theo: Anh đội 
viên thức dậy lần thứ 3
- Cách 2: 
+khổ 1: Thắc mắc của anh đội viên vì sao bác mãi không ngủ
+khổ 2-khổ 15: câu chuyện giưũa anh và bác trong đêm rừng việt bắc
+khổ 16: lý do không ngủ của bác
*Thể thơ 5 chữ(ngũ ngôn)rất thích hợp với việc kể chuyện,thể hiện tâm tình tâm sự 
2. Chú thích:
a.Tác giả :
-Minh Huệ tên khai sinh Nguyễn Thái sinh 1927-quê Nghê An
b. Tác phẩm:
-Bài thơ sáng tác 1951. bài thơ dựa trên sự kiện có thực. Trong chiến dịch biên giới cuối 1950, BH trực tiếp ra mặt trận theo dỏi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta
- Đội viên vệ quốc:chiến sĩ Việt Nam thời chống Pháp
- Đinh ninh :tin chắc vào một điều gì đó
II. Hiểu văn bản:
 1. Tìm hiểu chung:
 -Chuyện một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác
- Bài thơ được trình bày như một câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch trong thời kì chống pháp 
+ Hoàn cảnh:Trên đường đi chiến dịch,trời mưa lâm thâm,lạnh
+ Thời gian: một đêm khuya
+Địa điểm: Trong một mái lều tranh xơ xác
- Có 2 nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên
- Bác Hồ hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sỹ,qua cả những lời đối thoại giữa hai người
- Bằng việc sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện bài thơ đã làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên có tính khách quan lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi ấm áp đối với người chiến sỹ
- Nội dung chính là bày tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ. Vì vậy bài thơ vẫn là một bài thơ trữ tình mặc dù yếu tố tự sự và hơn cả rất đậm
D. Hướng dẫn học bài:
- HS học thuộc bài thơ
- Nắm được nội dung của bài thơ
- Tập phân tích hình tượng Bác Hồ và hình tượng anh đội viên qua việc trả lời các câu hỏi 3,4,5,6 sgk
-------------------------------------------------------------
Ngày 22-2-2009
 Tiết 94: ĐÊM NAY BáC KHÔNG NGủ ( tiếp theo ) 
A. Mục tiên cần đạt: Giúp HS
- Tìm hiểu hình tượng Bác Hồ và hình ảnh anh bộ đội
- Phân tích một số nghệ thuật đặc sắc 
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV,SBT,Ngữ văn 6
- Bảng phụ
 C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ : Nêu nét chính về tác giả?nội dung chính của bài thơ là gì?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt đông của GV HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng BH
? Hình tượng BH thể hiện trong bài thơ như thế nào qua mắt nhìn và cảm nghĩ của anh đội viên?
? Em có nhận xét như thế nào về cử chỉ hành động của Bác?
?Qua câu trả lời ở cuộc đối thoại lần 2 thể hiện điều gì?
? Tâm trạng, cảm nghĩ của anh đội viên khi thức dậy lần 1?
? lúc này tâm trạng của anh như thế nào? vì sao có tâm trạng đó?
? Em có nhận xét gìvề sự so sánh ?
 “Bóng Bác cao lồng lộng
 Âm hơn ngọn lử hồng”
? Lần thứ 3 thức dậy thấy Bác chưa ngủ anh đội viên tâm trạng ra sao?
? Anh đội viên đã có suy nghĩ gì sau khi nghe câu trả lời của Bác ?
- HS đọc khổ thơ cuối 
? Khổ thơ cuối đã giải thích điều gì?
? Em hãy đọc những câu thơ nói về những đêm không ngủ của Bác?
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ củng cố bài học 
II. Hiểu văn bản:
 2.Hình tượng BH:
-Bác ngồi lặng yên vẻ mặt trầm ngâmànét ngoại hình đươc lăp đi lặp lại và nhấn mạnh ở lần thứ 3 khi anh đội viên thức dậy .Biểu hiện chiều sâu tâm trạng 
-Hành động:Đốt lửa, dém chăn, nhón chân àsăn sóc ân cần tỉ mỉ cho bộ đội như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con->tấm lòng yêu thương chứa chan.
-Lời nói:Bộc lộ nổi lòng, sự lo lắng đối với tất cả bộ đọi nhân dân
=>Hình ảnh BH giản dị, gần gũi chân thực mà hết sức lớn lao-thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông của BH với chiến sĩ đồng bào
3. Hình ảnh anh đội viên:
- Lần đầu thức dậy anh ngạc nhiên->xúc động khi hiểu rằng Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ. Càng xúc động hơn khi thấy Bác đi dém chăn
- Anh mơ màng như ở trong mộng->anh cảm nhận được sự lớn lao gần gũi của vị lãnh tụ
- Bác vừa lớn lao vĩ đại(cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa
-> Anh lo lắng cho sức khoẻ của Bác
- Anh hốt hoảng –vội vàng nằng nặc thiết tha,năn nỉ Bác đi nghỉ
- Anh thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác “nâng niu tất cả chỉ quên mìng” Anh như lớn thêm về tâm hồn 
->thức luôn cùng Bác
=>Lòng kính yêu,lòng biết ơn,niềm hạnh phúc khi nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của BH,là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị 
- Lý do Bác không ngủ-đây là một trong vô vàn đêm Bác không ngủ vì lo việc nước ,cả cuộc đời người dâng trọn cho nhân dân
 4. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ
- Bài thơ dùng nhiều từ láy ->có giá trị miêu tả và biểu cảm(lầm than xơ xác,trầm ngâm,phăng phắc,nằng nặc)
 5. Tổng kết:
D. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc bài thơ nắm được nội dung nghệ thuật
- Soạn bài ẩn dụ theo các câu hỏi ở sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6.doc