A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn
- Giáo dục tư tưởng đạo đức và tình cảm bạn bè
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án.
- Tài liệu tham khảo: Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, Cuộc đời và sự nghiệp Tô Hoài.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp - giảng bình.
D. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức (1)
2. Kiểm tra bài cũ (3): Kiểm tra vở bài tập ngữ văn
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Tô Hoài là nhà văn Hà Nội. Bước vào tuổi 80 ông có trên 150 tác phẩm. Văn ông trong sáng, hồn nhiên, đậm đà, đặc biệt những trang tả cảnh, tả thú vật đầy chất thơ, có sức lôi cuốn kì lạ. Cuốn “Dế mèn phiêu lưu kí” viết năm ông 16 tuổi đã làm tên tuổi của Tô Hoài trở thành bất tử.
Soạn: Tuần 19, Tiết 73 Văn bản Bài học đường đời đầu tiên A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn - Giáo dục tư tưởng đạo đức và tình cảm bạn bè B. Chuẩn bị - SGK, SGV, giáo án. - Tài liệu tham khảo: Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, Cuộc đời và sự nghiệp Tô Hoài. C. Phương pháp - Phương pháp qui nạp - giảng bình. D. Tiến trình 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra vở bài tập ngữ văn 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Tô Hoài là nhà văn Hà Nội. Bước vào tuổi 80 ông có trên 150 tác phẩm. Văn ông trong sáng, hồn nhiên, đậm đà, đặc biệt những trang tả cảnh, tả thú vật đầy chất thơ, có sức lôi cuốn kì lạ. Cuốn “Dế mèn phiêu lưu kí” viết năm ông 16 tuổi đã làm tên tuổi của Tô Hoài trở thành bất tử. Hoạt động 1 (10’) * Yêu cầu 1: ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - 2 HS - Tác phẩm Miền Đông được tặng giải thưởng á Phi - Là tổng thư kí Hội nhà văn, giám đốc nhà xuất bản xã hội, chủ tịch hội VNHN * Yêu cầu 2: ? Em biết gì về văn bản? Hãy thử tóm tắt? - 3 -> 5 HS I. Tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Tên thật là Nguyễn Sen (1920) - Ông viết văn trước CM T8, là nhà văn của thiếu nhi 2. Tác phẩm - Gồm 10 chương - Bài văn thuộc chương I của văn bản Hoạt động 2(10’) * Yêu cầu 1: GV đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp - Nêu yêu cầu đọc -> HS đọc, phân vai ?) Kể tóm tắt bài văn -> Nhận xét * Yêu cầu 2: ?) Bài văn được kể bằng ngôi kể nào? Của ai? - Ngôi thứ nhất -> Dế mèn (nhân vật chính) 3. Đọc, chú thích 4. Kể tóm tắt Hoạt động 3 (15’) ?) Văn bản chia thành mấy đoạn? ý chính? - 2 đoạn +Từ đầu -> rồi: Hình ảnh Dế Mèn + Còn lại: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên với DM * GV: Đ1 là đoạn văn rất đặc sắc, mẫu mực về miêu tả loài vật * Yêu cầu 1: ?) Tìm và phân tích những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn? - Miêu tả khái quát hình dáng Dế Mèn: Chàng dế TN cường tráng - Miêu tả cụ thể từng bộ phận + Đôi càng: mẫm bóng + Vuốt: cứng, nhọn hoắt + Đầu: to, nổi từng tảng + Cánh: ngắn hủn hoẳn + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp + Râu: dài, cong + Dáng đi: oai vệ, nhún nhẩy ra vẻ con nhà võ ?) Nhận xét gì về hình ảnh Dế Mèn? - Đẹp cường tráng, sống động ?) Làm thế nào tác giả dựng lên bức chân dung đẹp đẽ, khỏe mạnh của Dế Mèn? - Miêu tả các bộ phận chính của Dế Mèn kết hợp với điệu bộ, động tác thể hiện sức mạnh của Dế Mèn - Từ ngữ miêu tả đặc sắc, gợi tả ?) Các từ ngữ: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt... thuộc từ loại nào em đã học? Tác dụng? - Từ loại: Tính từ -> Miêu tả so sánh hình ảnh Dế Mèn vừa mang tính đặc trưng của loài dế, vừa mang nét riêng chỉ có ở Dế Mèn * GV: Việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ tính nết, thái độ của Dế Mèn. Vậy tính nết, thái độ của Dế Mèn ra sao? Sẽ tìm hiểu tiếp ở tiết sau. II. Phân tích văn bản 1. Bố cục: 2 đoạn 2. Phân tích a. Hình ảnh Dế Mèn - Dế Mèn là một TN cường tráng, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống 4. Củng cố ? Đánh giá vài đường nét về ngoại hình của Dế Mèn? Cảm nghĩ của em trước chàng dế cường tráng đó? 5. Hướng dẫn về nhà - Tập kể tóm tắt, tìm và phân tích những từ ngữ, chi tiết nói lên tính nết, thái độ của Dế Mèn? ý nghĩa của bài học? E. Rút kinh nghiệm Tiết 74 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Kể tóm tắt đoạn trích? 3- Bài mới Hoạt động 1 (24’) ?) Em có nhận xét gì về tính nết của Dế Mèn qua miêu tả ngoại hình Dế Mèn ở đoạn 1? - Kiên cường, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình - Xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi (cà khịa với tất cả mọi người) ?) Có một nét đẹp trong cách sống của Dế Mèn. Đó là gì? - Ăn uống và làm việc có chừng mực ?) Tại sao khi miêu tả Dế Mèn tác giả lại rất chú ý đến đôi càng? (được miêu tả đầu tiên) - Càng là vũ khí lợi hại của võ sĩ Dế Mèn - “Đá” là miếng võ gia truyền của họ nhà dế * GV bình ?) Theo em câu mở đầu của đoạn 2 có ý nghĩa và chức năng như thế nào? - Cho thấy câu chuyện ở đoạn sau là minh chứng và hệ quả của thói hung hăng, xốc nổi của Dế Mèn -> Liên kết 2 đoạn văn với nhau - Dế Mèn kiêu căng, tự phụ, hung hăng và xốc nổi Hoạt động 2 ?) Qua bài văn, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? Nhận xét về cách tả Choắt? - Trạc tuổi Mèn - Hình dáng: gày gò, dài lêu ngêu - Cánh ngắn củn, mặt mũi ngẩn ngơ - Càng bè bè, râu cụt một mẩu - Hôi như cú mèo => Dùng một loạt tính từ, nhiều từ láy để khắc họa chân dung Choắt ?) Thử so sánh ngoại hình của Choắt với Mèn? - Tương phản, độc lập nhau ?) Qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu của Mèn với Choắt. Em cho biết thái độ của Mèn? - Xưng hô: chú mày -> trịnh thượng - Lời lẽ: mắng mỏ: + xì...-> khinh thường + cho chết -> không quan tâm giúp đỡ ?) Quan sát kênh hình (5) và miêu tả lại? - 2 HS ?) Nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? - Lúc đầu: huyênh hoang trước Choắt (Sợ gì?) - Sau đó: chui tọt vào hang để ẩn nấp (rất yên trí với nơi nấp kiên cố) - Khi Choắt bị chị Cốc mổ: Dế Mèn nằm im thin thít - Chị Cốc bay đi: mon men bò ra khỏi hang => thái độ: huyênh hoang, khoác lác nhưng hèn nhát ?) Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có hành động và thái độ như thế nào? - Đem chôn Dế Choắt -> ân hận về lỗi của mình, càng ăn năn, hối hận trước lời khuyên khi trăng trối của DC ?) Bài học đường đời đầu tiên mà Mèn vô cùng thấm thía là gì? - ở dời mà có thói quen hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân ?) Qua Đ2 em thấy Mèn có gì xấu? Có gì tốt? - Xấu: huyênh hoang, hung hăng, nghịch ranh gây ra cái chết cho Choắt - Tốt: biết nhận ra lỗi lầm, ân hận và nhìn nhận lại bản thân * GV bình ?) Hình ảnh những con vật trong truyện có giống trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gắn cho chúng? - Giống với thực tế – giống con người: biết nói năng, suy nghĩ, tình cảm, tâm lý, quan hệ như con người *GV: Truyện được viết theo lối đồng thoại, nhân vật là những con vật nhỏ bé, bình thường và rất gần gũi với trẻ em. Đó là những hình tượng sinh động đúng với hình ảnh loài vật trong thế giới tự nhiên ?) Câu chuyện có ý nghĩa gì? ?) Đây là một bài văn hay. Vì sao? - Miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình, ngôi kể thứ nhất tự nhiên - Dựng lên chân dung Dế Mèn từ ngoại hình -> tính nết và bài học sâu sắc b. Bài học đường đời đầu tiên - Sự việc: Dế Mèn trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt chết thảm thương - Bài học: Nếu hung hăng bậy bạ sẽ gây vạ cho mình c. ý nghĩa - Không kiêu căng, hống hách, phải biết đoàn kết thân ái với mọi người Hoạt động 2 (2’) - 2 HS đọc ghi nhớ III. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk(11) Hoạt động 3 (10’) - 3 HS kể tóm tắt - HS viết đoạn văn ra phiếu học tập -> GV thu chữa IV. Tổng kết 1. Kể tóm tắt 2. Bài tập 1 (11) Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng Dế Mèn 3. Đọc thêm: SGK (12) 4. Củng cố: - Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ, kể tóm tắt - Soạn: Sông nước Cà Mau - Chuẩn bị: Phó từ + Nắm khái niệm, ý nghĩa của phó từ + Tìm thêm các phó từ, xem trước bài tập luyện tập E. Rút kinh nghiệm . . Soạn: Tuần 19, Tiết 75 Tiếng việt Phó từ A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu được thế nào là phó từ, các loại phó từ với ý nghĩa và vị trí của nó trong cụm từ - Nắm được cách nhận diện phó từ và vận dụng nhuần nhuyễn các loại phó từ với hiệu quả giao tiếp cao nhất B. Chuẩn bị - SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo - Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập. C. Cách thức tiến hành - Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm D. Tiến trình 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3- Bài mới Hoạt động 1 * GV treo bảng phụ chép BT 1 (12) ?) Những từ gạch chân bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ đó thuộc từ loại nào đã học? a. Bổ sung: đi, ra, thấy -> ĐT lỗi lạc -> TT b. Bổ sung: soi (gương) -> ĐT ưa nhìn, to, bướng -> TT *GV: Không có danh từ nào được các từ đó bổ sung ý nghĩa ?) Các từ gạch chân là phó từ. Vậy phó từ là gì? - Đi kèm ĐT, TT - Gọi HS đọc ghi nhớ 1 (12) ?) Em thử so sánh ý nghĩa của các từ gạch chân với các thực từ? (DT, ĐT, TT) - Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất hay quan hệ -> chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng ?) Hãy tìm các cụm ĐT, cụm TT trong BT 1? - Đã đi... cũng ra những câu đố oái ăm - Vẫn chưa thấy, thật lỗi lạc.. ?) Các phó từ trên đứng ở vị trí nào trong cụm? Đứng trước hay đứng sau ĐT, TT mà nó bổ sung ý nghĩa? - Đứng trước: đã (đi), cũng(ra), vẫn chưa(thấy), thật(lỗi lạc), rất(ưa nhìn), rất(bướng) - Đứng sau: (soi) được, (to) ra ?) Em thấy phó từ có đặc điểm gì? A - Lý thuyết I. Phó từ là gì? 1. Ví dụ: sgk 2. Phân tích 3. Nhận xét - Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ Hoạt động 2 * GV treo bảng phụ chép BT 1 (13) ?) Tìm các phó từ bổ sung cho ĐT, TT gạch chân? a) Lắm b) Đang, vào c) Không, đã, đang ?) Hãy so sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ? - Có phó từ: chỉ rõ a) mức độ b) kết quả và hướng c) thời gian cho các hành động, trạng thái, tính chất của ĐT, TT ?) Hãy xếp các phó từ ở BT 1 (12) và BT 1 (13) vào bảng phân loại cho phù hợp với ý nghĩa? - GV treo bảng phân loại phó từ -> 1 HS lên điền -> HS nhận xét -> GV đánh giá ?) Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên? - Thời gian: từng, mới, sắp, vừa... - Mức độ: quá, hơi, cực kì, khí , khá... - Tiếp diễn: cũng, vẫn, còn, cứ, đều - Phủ định, khẳng định: không, chưa, chẳng, có... - Cỗu khiến: hãy, đừng, chớ... - Kết quả và hướng: mắt, được, ra, đi, xong, rồi, lên.. - Khả năng: được ?) Hãy đặt một câu có phó từ? – 4 HS * Gọi một HS đọc ghi nhớ 2 (14) II. Các loại phó từ 1. Ví dụ: sgk 2. Phân tích 3. Nhận xét 4. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3 - HS trả lời miệng - HS viết ra phiếu học tập -> GV thu chữa B. Luyện tập 1.Bài tập 1(14) a) Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sắp b) Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: còn, đều, lại, cũng c) Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, được d) Phó từ chỉ phủ định: không 2. Bài tập 2(15) Mẫu: Một hôn, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn đọc bài ca dao để trêu chị rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn, chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang nên đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt 4. Củng cố ? Thế nào là phó từ? Vị trí của phó từ trong cụm ĐT, TT? ? Nêu các ý nghĩa của phó từ? 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài, hoàn chỉnh BT ... 8 Tiếng Việt SO sánh A. Mục tiêu - Giúp HS nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh - Biết quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay. - Giáo dục day mê tìm hiểu và yêu thích các phép tu từ B. Tiến trình - SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo - Bảng phụ, phấn màu C. Cách thức tiến hành D. Tiến trình 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Phó từ là gì? Có những loại phó từ nào? Cho 1 VD minh họa? 3. Bài mới Hoạt động 1 (3’) - GV treo bảng phụ, chép vd a, b(24) - Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh a) Trẻ em như búp trên cành b) Rừng đước dựng lên...vô tận ? Trong vd a,b những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? - Trẻ em - như búp trên cành - Rừng đước – hai dãy trường thành vô tận ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? - Vì giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định(theo quan sát của tác giả) ? So sánh như vậy để làm gì?( tác dụng?) - Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói với những sự vật được nói đến (trẻ em, rừng đước) -> tăng tính hình ảnh và gợi cảm ?) Cách làm như trên là sử dụng phép tu từ so sánh. Vậy em hiểu so sánh là gì? - 2 HS phát biểu -> GV chốt -> Ghi nhớ 1 ?) So sánh sự khác nhau giữa 2 VD a, b với câu: c) Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến - VD a, b là kiểu so sánh ngang bằng (như) - VD c là kiểu so sánh không ngang bằng (hơn) A - Lý thuyết I. So sánh là gì? 1. Ví dụ 2. Phân tích 3. Nhận xét 4. Ghi nhớ 1(24) Hoạt động 2(10’) * GV treo bảng phụ vẽ mô hình câm về so sánh -> gọi 1 HS lên điền Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B Trẻ em Rừng đước Dựng lên cao ngất Như Như Búp trên cành 2 dãy tường thành ?) Mô hình cấu tạo của 2 phép so sánh a, b có gì khác nhau? - VD a: thiếu 1 yếu tố (phương diện so sánh) - VD b: có mô hình đầy đủ (4 yếu tố) *GV: Mô hình so sánh (a) rất hay sử dụng trong thơ văn và vế B thường được coi là chuẩn so sánh ?) Hãy nêu thêm các từ so sánh khác? - Là, tựa như, giống như, bao nhiêu ... bao nhiêu (so sánh ngang bằng) - Hơn, hơn là, kém, không bằng, chẳng bằng...(so sánh không ngang bằng) ?) Chú ý 2 VD a, b (3 – 25) và cho biết cấu tạo của phép so sánh trong những câu đó có gì đặc biệt? a) không có từ so sánh và phương diện so sánh b) vế B và từ so sánh đảo lên trước vế A ?) Hãy tìm một số TN, ca dao có dùng so sánh? - 5 HS tìm -> nhận xét - Gái thương chồng đương đông buổi chợ... -> thiếu từ so sánh và phương diện so sánh * Đây là nội dung cần ghi nhớ về cấu tạo của so sánh -> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ 2 (25) II Cấu tạo của phép so sánh 1. Ví dụ 2. Phân tích 3. Nhận xét - Mô hình đầy đủ gồm 4 yếu tố - Mô hình không đầy đủ có thể vắng phương diện so sánh hoặc từ so sánh ` 4. Ghi nhớ 2(25) Hoạt động 3(1’) - Chia 4 nhóm thực hiện 4 yêu cầu của BT - HS làm ra phiếu học tập - HS trả lời miệng B. Luyện tập 1. BT 1(25) a) So sánh đồng loại: * Người với người: Lương y như tử mẫu * Vật với vật: Chiếc cầu như cái võng đu đưa b) So sánh khác loại * Vật với người: Mẹ già như chuối chín cây *Cái cụ thể với cái trừu tượng: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông 2. BT 2(26) - Khỏe như voi (hùm, trâu...) - Đen như bồ hóng (gỗ mun, củ súng, củ tam thất, cột nhà cháy...) - Trắng như bông (cước, ngà, trứng gà bóc...) - Cao như cây sào (núi, sêu...) 3. BT 3 (26) a) Bài học đường đời đầu tiên - Những ngọn...lia qua - 2 cái răng...làm việc - Cái chàng Dế choắt...thuốc phiện - Mỏ Cốc như cái dùi sắt... b) Sông nước Cà Mau - ở đó...mây nhỏ - Cá nước...sáng trắng - Những ngôi nhà bè...phố nổi 4. Củng cố: Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn chỉnh bài tập, tập viết một đoạn văn ngắn tả phong cảnh quê em có sử dụng phép so sánh - Chuẩn bị: + So sánh(tiếp) + Làm bài tập trong bài “Quan sát...” E. Rút kinh nghiệm Soạn: Tuần 20, Tiết 79 Tập làm văn Quan sát, tưởng tượng So sánh và nhận xét trong văn miêu tả A. Mục tiêu - Giúp HS thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Bước đầu hình thành cho HS kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc, viết văn miêu tả B. Chuẩn bị - SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ. C. Phương pháp - Phương pháp qui nạp D. Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là văn miêu tả? Miêu tả để làm gì? Bản chất của văn miêu tả? 3. Bài mới Hoạt động 1 (22’) GV chia 3 nhóm học tập: Mỗi nhóm một đoạn văn (27) - HS thảo luận (3’ -> 5’) => cử đại diện trình bày => GV chốt ý a) Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt (nhằm độc lập với hình ảnh Dế Mèn) Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp, vừa thơ mộng, vừa mênh mông, hùng vĩ của sôbng nước Cà mau Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân b) TN, hình ảnh thể hiện đặc điểm nổi bật * Đ1: người, cánh..., càng..., râu..., mặt... *Đ2: Từ “ càng đổ dần...” gió muối -> tả vẻ đẹp thơ mộng (màu sắc, âm thanh) - Phần còn lại tả vẻ đẹp mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau (nước ầm ầm...cá, sông, rừng đước...) *Đ3: Cây gạo sừng sững..., hoa – ngọn lửa...,búp nõn – nến..., các loại chim (trò chuyện) c) Sự liên tưởng, so sánh độc đáo *Đ1: So sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ “gã nghiện thuốc phiện” ?) Cách sử dụng trên gợi cho ta về hình ảnh chú Dế Choắt như thế nào? - Đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng...trông rất bệ rạc. ?) Em hiểu như thế nào về thuốc phiện? - Là thuốc gây nghiện -> con người không còn tự chủ, ốm yếu, gày gò...GV liên hệ thực tế ?) Đoạn 1 còn hình ảnh so sánh nào cũng rất độc đáo? - So sánh đôi cánh của Dế Choắt với “người cởi trần mặc áo gilê” ?) Em hiểu như thế nào về áo gilê? Khi nào thì mặc? Cởi trần mà mặc áo gilê thì buồn cười thế nào? => Cách so sánh chính xác gợi lên hình ảnh đôi cánh vừa ngắn hủn hoẳn, vừa xấu của Dế Choắt ?) Từ các đoạn văn trên em thấy các tác giả phải làm gì? - Phải quan sát tỉ mỉ -> nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng ?) Đọc BT 3 và cho biết nhận xét của em về những chữ bị lược bỏ? - Đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị ?) Khi bỏ những chữ đó thì đoạn văn như thế nào? - Đoạn văn mất sự sinh động, không gợi trí tưởng tượng cho người đọc... ?) Khi miêu tả phải quan sát, nhận xét, so sánh để làm gì? - Nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật *GV: Điều này đã chốt lại trong ghi nhớ (28) - 1 HS đọc ghi nhớ A. Lý thuyết I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả 1. Ví dụ: sgk 2. Phân tích 3. Nhận xét II. Ghi nhớ: SGK(28) Hoạt động 2 (20’) - HS làm miệng - HS trả lời miệng B. Luyện tập 1. BT 1 (28) - Mặt hồ...sáng long lanh - Cỗu Thê Húc màu son... - Đền Ngọc Sơn, gốc đa già - Tháp Rùa... * Điệp từ: gương bầu dục -> cg2 -> lấp ló -> cổ kính -> xanh um 2. BT 2 (29) - Những hình ảnh tiêu biểu: các bộ phận và hành động của Dế Mèn 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn chỉnh bài tập - Chuẩn bị bài tập 3, 4 5, (29) E. Rút kinh nghiệm . Soạn: Tuần 20, Tiết 80 Tập làm văn Quan sát, tưởng tượng So sánh và nhận xét trong văn miêu tả A. Mục tiêu: - Như Tiết 79 B. Chuẩn bị - SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ. C. Phương pháp - Phương pháp qui nạp D. Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Để miêu tả cho hay, cho tốt cần phải chú ý những gì? (Các thao tác chung nhất của việc tả: quan sát, tưởng tượng...) 3. Bài mới Hoạt động 1 (30’) - 5 HS trình bày - HS đọc bài tập -> làm ra phiếu học tập -> GV thu chấm 1 số bài (còn lại cho HS chấm chéo) - HS đọc bài tập - HS trả lời miệng - HS viết ra phiếu -> Chấm chéo 1. BT 3 (29) Mẫu: - Nêu vị trí - Đặc điểm nổi bật: màu vòi, cách sắp xếp đồ dùng trong phòng... 2. BT 4 (29) - Mặt trời như một chiếc mâm lửa - Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài - Những hàng cây như những bức tường thành cao vút - Núi giăng trước mặt phủ màu xanh như khoác chiếc áo nhung... 3. BT 3 (SBT – 10) a) Chân dung: - Đ1: tả một cô gái đẹp đang tuổi thanh xuân - Đ2: tả khuôn mặt một người đàn ông xấu xí, thô kệch b) Nét đặc sắc *Đ1: Da trắng hồng, mái tóc,...đôi mắt, mũi, trán, miệng xinh răng trắng, khuôn mặt *Đ2: Da đen, mặt rỗ, trán thấp, mái tóc, mắt ti hí, lông mày rậm, mũi hếch, lưỡng quyền cao, xương hàm nổi, răng cải mả c) Đặt tên đoạn văn - Đ1: Một khuôn mặt đáng yêu - Đ2: Khuôn mặt đáng sợ 4. BT 5 * Phép sp sánh: Câu 4, 5, 6, 7, 8 * Lời nhận xét của tác giả: Câu 3, 9 * Cách so sánh, liên tưởng của tác giả giúp: - Cảnh lá rụng sinh động, không giống nhau - Thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tinh thần của tác giả -> thể hiện sinh động sắc thái riêng của cảnh 4. Củng cố ? Những yếu tố cần thiết khi miêu tả? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm bài tập 5 (29) - Chuẩn bị các bài tập “Luyện nói quan sát...” - Chuẩn bị: Bức tranh của em gái tôi + Tìm hiểu tác giả, văn bản + Tập kể tóm tắt văn bản + Phân tích các nhân vật chính.. E. Rút kinh nghiệm . Soạn: Tuần 21, Tiết 81, 82 Văn bản Bức tranh của em gái tôi A. Mục tiêu - Giúp HS hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần h/c của mình và vượt lên lòng tự ái - Từ đó hình thành thái độ và cách cư xử đúng đắn, không ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm B. Chuẩn bị - SGK, SGV, bài soạn, tranh vẽ, tài liệu tham khảo C. Phương pháp - Phương pháp qui nạp - giảng bình. D. Tiến trình 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’): ? Cảnh sông nước Cà Mau được tác giả miêu tả như thế nào? Tại sao? 3. Bài mới Hoạt động 1 (5’) ?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Văn bản? - 2 HS trình bày * GV: Đây là câu chuyện khá gần gũi trong đời sống bình thường của lứa tuổi thiếu niên nhưng đã gợi ra những điều so sánh về mối quan hệ, thái độ cách ứng xử giữa người này- người khác I. Giới thiệu tác giả - văn bản 1. Tác giả - Tạ Duy Anh (1959), là cây bút trẻ trong văn học thời kì đổi mới 2. Văn bản - Là truyện ngắn đạt giải nhì cuộc thi “Tương lai vẫy gọi” của báo TNTP - In trong tập “Con dế ma” (1999) Hoạt động 2 (15’) - GV lưu ý cách đọc - GV đọc 1 đoạn -> 2 HS khác đọc tiếp ?) Hãy kể tóm tắt câu chuyện 3. Đọc, kể tóm tắt
Tài liệu đính kèm: