Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49 đến 63 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49 đến 63 - Năm học 2011-2012

1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 a.Về kiến thức:

 - Hiểu dc khái niệm truyện cười.

- đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật,sự kiện,cốt truyện trog tấc phẩm treo biển; Lợn cưới ,áo mới.

- Cách kể hài ước về người hành động không suy xét,không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.

- Ý nghĩa chế giễu,phê phán những ng có tính hay khoe khoang hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

- Những chi tiết miêu tả điệu bộ,hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch,trái tự nhiên(Lợn cưới ,áo mới.)

 b.Về kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản truyện cười Treo biển;Lợn cưới ,áo mới

- Phân tích hiểu ngụ ý của truyện,nhận ra các chi tiết gây cười cử truyện Lợn cưới ,áo mới.

- Kể lại câu chuyện.

c.Về thái độ:

- Đối với truyện “Treo biển”: Giáo dục tính thận trọng, tỉ mỉ khi làm việc; thái độ tiếp thu, phê bình ý kiến một cách chọn lọc, có chủ kiến của mình.

 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:

 a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.

b. Chuẩn bị của Học sinh:

 - Học sinh: Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 70 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49 đến 63 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/11/2011 Ngày kiểm tra:08/11/2011 Lớp:6C ;Sĩ số:
 08,09/11/2011 lớp:6D
	 09/11/2011 lớp:6A
 10/10/2011 lớp:6B
Tiết 49- 50. Tập làm văn.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA: Qua bài viết, học sinh:
	a.Về kiến thức:
	- Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa. Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí.
	b.Về kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.
	c.Về thái độ:
 - GD ý thức sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án,ra đề kiểm tra- đáp án – biểu điểm.
b. Chuẩn bị của Học sinh:
 - Học sinh: Ôn tập lại kiến thưc văn tự sự để viết bài- Giấy kiểm tra.
 3.NỘI DUNG ĐỀ BÀI:
 Đề bài: 
Lớp 6A (Giáo viên chép đề lên bảng).
	Kể về những đổi mới ở quê em.
 Lớp 6B,6C,6D(Giáo viên chép đề lên bảng).
 Kể về ông (hay bà) của em.
 Yêu cầu chung cho cả 4 lớp:
- Thể loại: Tự sự - Kể chuyện đời thường.
 - Nội dung: Những đổi mới ở quê em.
 - Phạm vi, giới hạn: Bằng nhận thức của bản thân về sự đổi mới của quê em.
 4.ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.
Lớp 6A
	a) Mở bài:(1.5đ)
 	Giới thiệu chung về sự đổi mới của quê hương em.
 	b) Thân bài:(6đ)
 	- Quê hương em cách đây khoảng hơn chục năm về trước như thế nào? (nghèo, buồn, vắng vẻ,...).(1đ)
 - Quê hương em hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:(5đ)
 + Những con đường được mở rộng, nâng cấp dải áp phan bóng loáng, đường vào ngõ xóm được đổ bê tông, những ngôi nhà ngói mới, nhà cao tầng mọc lên san sát thay cho những ngôi nhà tre lợp tranh, dạ trước đây,...(1đ)
 + Trường học được xây dựng khang trang, có khuôn viên đẹp mắt, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò trong nhà trường.(1đ)
 + Trạm xá, uỷ ban xã (phường), nhà văn hoá, câu lạc bộ, sân vận động, khu vui chơi giải trí,...được xây dựng quy củ hơn sẵn sàng phục vụ những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mọi người dân.(1đ)
 + Điện về đến các thôn quê, làm đổi mới cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của dân làng; nhiều nhà có ti vi, xe máy,.(1đ)
. + Nề nếp, sinh hoạt quy củ thể hiện được nếp sóng văn hoá hiện đại...(1đ)
 c) Kết bài(1.5đ)
 - Tình cảm của em đối với quê hương(1đ) 
 - Quê em trong tương lai.(0.5đ)
	* Hình thức: (1đ)Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Lớp 6B,6C,6D
a) Mở bài:(2đ)
 - Giới thiệu chung về ông em (tuổi tác, già hay trẻ, tính tình như thế nào?).
 b) Thân bài:(5đ)
 - Sở thích của ông em:(2đ)
 + Thích trồng cây xương rồng.(1đ)
 + Cháu thắc mắc, ông giải thích.(1đ)
 - Ông yêu các cháu:(3đ)
 + Chăm sóc việc học.(1đ)
 + Kể chuyện cho cháu.(1đ)
 + Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình.(1đ)
 	c) Kết bài:(2đ)
 Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.
 * Hình thức: (1đ)Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 5ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA.
	 - Nhìn chung các em đã nắm kiến thức tương đối tốt,hiểu đề.
	 - Đã vận dụng dc kiến thức bài học vào bài viết
	 - Cách trình bày bài viết tương đối sạch sẽ,đúng chính tả,khoa học.
	 - Diễn đạt theo đúng trình tự dễ hiểu.
	 - Tuy nhiên còn một số bài viết còn không đúng yêu cầu đề bài,lạc đề,diễn đạt lủng củng,chữ viết xấu sai nhiều lỗi chính tả,cẩu thả. Các lỗi này xảy ra ở chủ yếu 3 lớp:6B,6C,6D.
************************************
Ngày soạn:06/11/2011 Ngày dạy:09/11/2011 Dạy lớp:6C
 09/11/2011 Dạy lớp:6A
	 11/11/2011 Dạy lớp:6B
	 12/11/2011 Dạy lớp:6D
Tiết 51. Văn bản.
 - TREO BIỂN (Học chính thức)
 - LỢN CƯỚI ÁO MỚI ( Đọc thêm)
(Truyện cười)
 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	a.Về kiến thức:
	- Hiểu dc khái niệm truyện cười.
- đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật,sự kiện,cốt truyện trog tấc phẩm treo biển; Lợn cưới ,áo mới.
- Cách kể hài ước về người hành động không suy xét,không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.
- Ý nghĩa chế giễu,phê phán những ng có tính hay khoe khoang hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ,hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch,trái tự nhiên(Lợn cưới ,áo mới.)
 	b.Về kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản truyện cười Treo biển;Lợn cưới ,áo mới
- Phân tích hiểu ngụ ý của truyện,nhận ra các chi tiết gây cười cử truyện Lợn cưới ,áo mới.
- Kể lại câu chuyện.
c.Về thái độ:
- Đối với truyện “Treo biển”: Giáo dục tính thận trọng, tỉ mỉ khi làm việc; thái độ tiếp thu, phê bình ý kiến một cách chọn lọc, có chủ kiến của mình. 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của Học sinh:
 - Học sinh: Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ:(5p)
 * Câu hỏi: 
	- Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và nêu bài học rút ra từ truyện đó? 
	* Đáp án - biểu điểm:
 1. HS kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
	Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm cô Mắt cho rằng: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc để nuôi lão Miệng. Họ cùng nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn rã rời, gần như tê liệt và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm mới tồn tại được. Họ sửa chữa lỗi lầm của mình và sống với nhau hoà thuận như xưa.(5 điểm) 
 2. Ý nghĩa bài học rút ra từ truyện:(5 điểm) 
	Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1p) 
	Các em đã được tìm hiểu một số truyện dan gian thuộc các thể loại: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng làm quen với một thể loại nữa,đó là Truyện cười qua hai văn bản “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”.
	b.Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
?- Em hiểu thế nào là truyện cười? 
GV:- Hiện tượng đáng cười trong truyện cười là những hiện tượng có tính ngược đời, lố bịch, trái với lẽ thường, thể hiện ở hành vi cử chỉ, lời nói của người nào đó.
- Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán. Khi tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện cười đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với những hiện tượng đáng cười.
GV:- Hướng dẫn đọc: Đối với văn bản này, các em cần đọc thong thả, rõ ràng biểu thị sự hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “bỏ ngay” được lặp lại bốn lần. 
GV:- Đọc mẫu một lần.
?- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện?
?- Hãy giải nghĩa từ: Cá ươn, bắt bẻ.
GV:- Nhận xét, bổ sung.
?- Căn cứ vào nội dung câu chuyện, văn bản có thể chia thành mấy phần? Cho biết giới hạn và nội dung chính của từng phần?
GV:Š Để giúp các em nắm được đặc sắc của tiếng cười trong câu chuyện, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung văn bản theo bố cục trên trong phần thứ hai.
?- Việc treo biển của nhà hàng được giới thiệu qua những chi tiết cụ thể nào?
?-Em có nhận xét gì về cách mở truyện? cách mở truyện đó có tác dụng gì?
?- Vậy em nhận thấy tấm biển có nội dung gì?(hay nói cách khác là tấm biển có vai trò cần thiết cho mục đích của nhà hàng ko?
?- Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố?vai trò của từng yếu tố?
?- Mục đích treo biển của nhà hàng là để làm gì? với những yếu tố trên, tấm biển đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao? 
GV- Nếu sự việc chỉ có vậy, thì chưa thể thành truyện cười vì chưa xuất hiện các yếu tố không bình thường để gây cười. 
?- Vậy tình huống nào của truyện là yếu tố ko bình thường mở đầu cho tiêng cười trong truyện?
GV:- Đây cúng chính là yếu tố nảy sinh kịch tính của truyện. Vậy kịch tính ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong phần còn lại của câu chuyện.
?- Từ khi tấm biển được treo lên cho tới khi bị hạ xuống, cất đi thì nội dung của nó được góp ý bao nhiêu lần? Tìm những chi tiết nói về sự việc đó?
GV:- Khái quát Š bảng phụ:
 Có bốn người góp ý cho tấm biển của nhà hàng:
 - [...] Người qua đường xem, cười bảo: Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?
 - [...] Người khách đến mua cá [...] cười bảo: “Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là ở “đây”?
 - [...] một người khách đến mua cá [...] cười bảo: “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?
 - Người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: “Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là nhà bán cá, còn đề biển làm gì nữa? 
?- Với nh lời góp ý ấy cùng hành động của nhà hàng tạo cho em cảm giác gì?
GV: Tiếng cười đã đc bật ra từ phía ng đọc và người nghe, đây cũng chính là nét nghệ thuật đặc trừng trong dụng ý xây dựng các câu truyện cười của t.giả dân gian.
?-Vậy em nhận thấy chuỗi sự vc nào là sự vc đáng cười trong truyện?
?- Em có nhận xét gì về thái độ và những lời góp ý cho nhà hàng? Tại sao?
?- Đến đây em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
?- Qua đó em có nhận xét gì về nh lời góp ý cho tấm biển của chủ nhà hàng?
? Trước những lời góp ý,nhà hàng có thái độ, hành động như thế nào?
?- Em có nhận xét gì về cách tiếp thu ý kiến của nhà hàng?
GV:- Nhà hàng tiếp thu một cách nhanh chóng, tức thì như một cái máy. Quá dễ dãi, không cần phải suy xét đúng sai. Điều đó chứng tỏ rằng nhà hàng cũng không hiểu gì về nội dung tấm biển mà mình đã treo.
- Sự góp ý vô lý do không hiểu chức năng ngôn ngữ của bốn vị khách và sự tiếp thu ý kiến một cách thụ động, thiếu suy nghĩ của nhà hàng khiến người đọc, người nghe cảm thấy buồn cười.
?- Khi nào cái cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
?- Em có nhận xét ntn về cách kết thúc truyện?
?- Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về nghệ thuật t.giả sử dụng ? 
?- Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
?-Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều câu thành ngữ tương tự như treo biển. Em thử tìm một vài câu thành ngữ mà em biết?
GV:- Truyện cười thường rất ngắn gọn nhưng vẫn có truyện, có nhân vật. Vậy nhân vật, sự việc trong truyện “Lợn cưới, áo mới” được kể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể văn bản thứ hai Š
GV:- Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý phân biệt giọng nói của hai nhân vật; nhấn giọng các từ “lợn cưới”, “áo mới”.
- Đọc mẫu 
GV:- Truyện gồm có 2 nhân vật,người khoe lợn- kẻ khoe áo,họ là những nhân vật thích khoe của,thích học đòi.
Tác giả dân gian muốn mượn 2 nhân vật lố bịch ấy để phê phán mỉa mai thói khoe khoang của một số người: Trong truyện với điệu bộ tất tưởi anh khoe lợn hỏi thăm anh khoe áo để tìm lợn cưới, còn anh khoe áo khi đứng hóng ở cửa đợi người khen áo mới, thấy anh khoe lợn hỏi ...  trẻ.
- vai trò của bà mẹ trong vc dạy dỗ con nên người.
* Ghi nhớ:
 (SGK, T.153)
- Đọc ghi nhớ (SGK, T.153)
IV. Luyện tập.(4p)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
	c.Củng cố,luyện tập:(1p)
	-GV:Khái quát lại nội dung toàn bài.
	d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(2p)
	- kể lại được truyện
	- Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
	- Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong truyện.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
.
*********************************
Ngày soạn:28/11/2011 Ngày dạy:01/12/2011 Dạy lớp:6B
 01/12/2011 Dạy lớp:6C
	 03/11/2011 Dạy lớp:6A
	 02/11/2011 Dạy lớp:6D
 Tiết 63. Tiếng Việt:
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	a.Về kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về tính từ:
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ đặc điểm ngữ pháp của tính từ( khả năng kết hợp của tính từ,chức vụ ngữ pháp của tính từ).
- Các loại tính từ.
- Cụm tnhs từ:
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
 b.Về kĩ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ và cụm tính từ trong nói và viết.
c.Về thái độ:
 - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng cụm tính từ trong ngôn ngữ nói và viết 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của Học sinh:
 - Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ:(5p)
	* Câu hỏi: 
	? Cụm động từ là gì? Đặt câu có sử dụng cụm động từ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới chọn nghĩa. (3,5 điểm)
	- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động động từ. (3,5 điểm)
	- Ví dụ: (3 điểm)
	Nam đang làm bài tập toán.
 CN VN (cụm ĐT)
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1p)
	Các em đã được tìm hiểu về từ loại danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một từ loại nữa, đó là Tính từ và cụm tính từ.
	b.Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
?-Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy nhắc lại tính từ là gì?
GV:- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.153, 154):
Ví dụ: 
a) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
b) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư mấy chùm quả xoan vàng lịm [...].Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
?-Tìm tính từ trong các ví dụ trên?
?-Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng?
?-Xác định nòng cốt câu trong ví dụ (b) và nhận xét vị trí tính từ trong câu trên?
GV:- Gạch chân ví dụ:
 Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư 
 CN VN
mấy chùm quả xoan vàng lịm [...].Từng chiếc lá mít 
 CN VN CN
vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh 
 VN CN VN
vàng tươi. 
Š Các tính từ đều nằm ở vị ngữ của câu. 
?- Hãy so sánh tính từ với động từ về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...và về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
?-Qua phân tích, em có nhận xét gì về đặc điểm của tính từ?
?-Hãy đặt một câu có sử dụng tính từ? 
GV:Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được đặc điểm của tính từ. Vậy trong tiếng Việt có những loại tính từ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo Š 
?-Trong các tính từ tìm được ở phần (I), những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, lắm, quá,...)? 
-Tính từ nào không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ ?
?-Em hãy giải thích hiện tượng trên?
?-Xét về đặc điểm, tính chất, tính từ có mấy loại đáng chú ý? Đó là những loại nào?
GV:- Chuyển: Như các em đã biết, tính từ có khả năng kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành cụm tính từ. Vậy, cụm tính từ có những đặc điểm gì? Mời chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần III Š
GV:- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,T.155).
 a) Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b) [...] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
?-Chỉ rõ tính từ và những từ ngữ đứng trước, đứng sau tính từ trong các cụm tính từ trên?
?-Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu trên?
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vốn/ đã / rất
Yên tĩnh
nhỏ
lại
sáng
vằng vặc / ở trên không
?-Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm về ý nghĩa gì?
?-Qua phân tích, tìm hiểu, em có nhận xét gì về đặc điểm của cụm tính từ?
GV:- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
?-Tìm cụm tính từ trong các câu?
a) Nó sun sun như con đỉa.
b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c) Nó bè bè như cái quạt thóc.
d) Nó sừng sững như cái cột đình.
đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
GV:Ta bỏ Nó trong các câu trên sẽ có 5 cụm tính từ với phụ ngữ so sánh.
?-Hãy so sánh cách dùng đông từ và tính từ trong 5 câu văn tả cảnh biển (trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì?
- Gợn sóng êm ả.
- Nổi sóng.
- Nổi sóng dữ dội.
- Nổi sóng mù mịt.
- Nổi sóng ầm ầm.
I. Đặc điểm của tính từ. (10p)
 1. Ví dụ:
 - Từ chỉ (tính chất, màu sắc, kích thước, phẩm chất,...) của sự vật được gọi là tính từ.
- Có loại tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ (ví dụ: xanh, đỏ, tím vàng,...)
- Có loại tính từ chỉ tính chất chính xác, có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc (ví dụ: xanh biếc, to bự, gầy nhom,...)
- Đọc ví dụ: 
- Tính từ trong các ví dụ:
- Gạch chân các tính từ trên bảng phụ:
a) bé, oai.
b) nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo lại, vàng tươi.
- Ví dụ: 
+ xanh, đỏ, tím, xám, đen, trắng, lốm đốm, đen kịt, đỏ chót,...
+ thông minh, ngoan ngoãn, giỏi,...
+ cao, thấp, vuông, sâu, dài, ngắn,...
+ lệch, nghiêng, thẳng, xiêu vẹo, nhăm nhúm, gầy gò, lừ đừ,...
- ý nghĩa khái quát của tính từ: Chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Đứng tại chỗ xác định.
- Khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang của tính từ và động từ giống nhau.
- Khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ thì tính từ hạn chế hơn động từ.
Ví dụ: 
 Không thể nói rằng: hãy bùi, chớ cay, đừng thoăn thoắt; nhưng cũng có khi nói: đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Về khả năng làm chủ ngữ: TT và ĐT giống nhau. Ví dụ: Em bé thông minh (thông minh là tính từ, ví dụ này mới là một cụm tính từ, muốn thành câu ta phải thêm vào trước hoặc sau từ thông minh một phụ từ nào đó. Ví dụ: em bé thông minh lắm, em bé rất thông minh). 
- Tính từ làm vị ngữ trong câu hạn chế hơn ĐT
2. Bài học:
 - Tính từ những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái .
 - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu, tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. 
* Ghi nhớ 
 (SGK,T.154)
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.154)
Ví dụ:
 - Quả cam còn xanh quá
II. Các loại tính từ. (7 phút)
 1. Ví dụ:
- Các tính từ có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ (rất, hơi, lắm, quá,...) : bé, oai, nhạt.
Ví dụ: 
 bé quá, rất bé, oai lắm, rất oai.
- Tính từ không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo lại, vàng tươi.
- Những tính từ bé, oai, nhạt có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ vì những từ này là những tính từ chỉ đặc điểm, tính chất tương đối.
- Những tính từ vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo lại, vàng tươi không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ vì những từ này đều là những tính từ chỉ đặc điểm, tính chất tuyệt đối.
2. Bài học:
 * Có hai loại tính từ đáng chú ý:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ
 * Ghi nhớ:(SGK,T.154)
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.154). 
III. Cụm tính từ.(8p)
 1. Ví dụ:
- Đọc ví dụ (chú ý các từ in đậm).
- Vốn đã rất yên tĩnh.
 Pt TT
- Nhỏ lại.
 TT Ps
 sáng vằng vặc ở trên không.
 TT Ps
- Lên bảng vẽ (Có nhận xét, bổ sung).
- Phụ ngữ trước: sẽ, đang, cũng, vẫn, khó, hơi.
- Phụ ngữ sau: lắm, quá, như tiên.
Š Các phụ ngữ trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định.
Š Các phụ ngữ sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm tính chất.
2. bài học:
 - Mô hình cấu tạo của cụm tính từ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
 - Trong cụm tính từ:
 + Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;...
 + Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...
 * Ghi nhớ: (SGK,T.155)
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.155).
IV. Luyện tập.(10p) 
 1. Bài tập 1: 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.155).
 - Suy nghĩ, làm việc cá nhân (3 phút)Š Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung):
 Cụm tính từ:
 a) sun sun như con đỉa.
b) chần chẫn như cái đòn càn.
c) bè bè như cái quạt thóc.
d) sừng sững như cái cột đình.
đ) tun tủn như cái chổi sể cùn.
2. Bài tập 3:
Đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK,T.156).
* ĐT và TT được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của mụ vợ ông lão.
	c.Củng cố,luyện tập:(2p)
	- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của cụm tính từ,tính từ trong câu*
. - Hs tự đặt câu và xác định
	- GV: Khái quát lại nội dung toàn bài.
	d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(2p)
	- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
	- Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học.
	- Làm lại bài tập2, 4 (SGK,T.156). (Các em so sánh theo mức độ lòng tham của mụ vợ)
	- Xem lại đề bài tập làm văn số 3, suy nghĩ và lập dàn ý sơ lược. Tiết sau trả bài.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu tiet 49 den tiet 63.doc