Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 : giúp HS nắm được :

- Những nét lớn về điều kiện địa lí, lịch sử Gia Lai- những yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển văn học Gia Lai.

- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian và văn học viết qua các thời kì, những gương mặt tác giả văn học đương đại của tỉnh nhà.

II.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Chuẩn bị các tài liệu liên quan: Địa chí Gia Lai-NXB Văn háo dân tộc,1999, Tuyển tập văn họcGia Lai-Hội văn học Nghệ thuật Gia Lai, năm 2005, Văn học dân gian Gia LAI-SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN và thể thao Gia lai, năm 1996.

 2. Học sinh: Soạn bài.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 3. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn lớp 6 có một số tiết ngữ văn dành cho chương trình ngữ văn địa phương. Bài học hôm nay chúng ta học vể khái quát văb học Gia Lai.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 
Tiết 65 : Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về Tiếng Việt.
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
II.TRONG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt , từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
 2.Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Tài liệu liên quan. Soạn đề cương ôn tập cụ thể cho HS.
 2. Học sinh: Hệ thống lại kiến thức về Tiếng Việt đã học
IV.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để chuẩn bị cho bài thi học kì I, chúng ta tiến hành tiết ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: LÝ THUYẾT:
+ Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia làm mấy loại? Là những loại nào? Cho VD? 
+ Trong vốn từ tiếng Việt gồm những lớp từ có nguồn gốc như thế nào?
+ Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn là gì có những loại từ mượn nào? Từ mượn nào là quan trọng nhất? 
+ Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? cho VD? 
+ Hãy kể tên những từ loại đã học ở lớp 6
+ Hãy nêu đặc điểm, phân loại của danh từ, động từ, tính từ ?
+ Số từ, lượng từ, chỉ từ, có khái niệm và hoạt động như thế nào?
+ Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cấu tạo các cụm (danh từ, động từ, tính từ, gồm mấy phần? cho VD? Vẽ mô hình? Theo em phần nào quan trọng nhất không thể thiếu trong cụm ?
Hoạt độngII: Luyện tập.
-Chỉ rõ từ đơn ,từ phức ( từ ghép, từ láy ) trong một đoạn văn cụ thể.
-Xác định nghĩa của từ được sử dụng trong câu ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển ).
-Xác định từ mượn được sử dụng trong một đoạn trích đã học và nhận xét về tác dụng cuả chúng.-Vẽ mô hình cấu tạo của cụm từ đã học, cho ví dụ minh họa.
I/ LÝ THUYẾT:
1. Từ:
a) Cấu tạo của từ tiếng Việt
khái niệm (SGK) 
 - Phân loại 	Từ đơn 
	 Từ phức	 Từ ghép 
	 Từ láy
b) Nguồn gốc
Gồm 2 lớp từ 	 Từ thuần việt
	 Từ mượn
c) Nghĩa của từ
Khái niệm (SGK)
Cách giải thích nghĩa của từ: 
+ 2 cách : Trình bày khái niệm mà từ biểu thi..
	 Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa để giải thích 
2. Từ loại :
SGK 
a) Danh từ, động từ, tính từ
Đặc điểm
Phân loại 
b) Số từ, lượng từ, chỉ từ đều làm phụ ngữ trong cụm danh từ 
SGK – VD 
Khái niệm 
Hoạt động trong câu
3. Cụm từ: 3 loại :
Cụm DT	Khái niệm 
Cụm ĐT	Cấu tạo 	SGK
Cụm TT	Vẽ mô hình 
4.Lỗi dùng từ 
- Lỗi lặp từ .
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
II/LUYỆN TẬP :
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 -Vận dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn số ba : lặp từ, lấn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
 - Chuẩn bị bài ''Khái quát văn học Gia Lai'' .
VII .RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................
***********************************************
Tuần 17 :Tiết 66 : Ngày soạn :
 Ngày dạy 
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: KHÁI QUÁT VĂN HỌC GIA LAI
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 : giúp HS nắm được :
- Những nét lớn về điều kiện địa lí, lịch sử Gia Lai- những yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển văn học Gia Lai. 
- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian và văn học viết qua các thời kì, những gương mặt tác giả văn học đương đại của tỉnh nhà.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chuẩn bị các tài liệu liên quan: Địa chí Gia Lai-NXB Văn háo dân tộc,1999, Tuyển tập văn họcGia Lai-Hội văn học Nghệ thuật Gia Lai, năm 2005, Văn học dân gian Gia LAI-SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN và thể thao Gia lai, năm 1996.
 2. Học sinh: Soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm....
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn lớp 6 có một số tiết ngữ văn dành cho chương trình ngữ văn địa phương. Bài học hôm nay chúng ta học vể khái quát văb học Gia Lai.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I.Dựa vào phần I ( Điều kiện địa lí, lịch sử-shsinh) 
GV hướng dẫn HS nêu khái quát vị trí địa lí, dân số, đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số trên tổng dân số của tỉnh và số lượng 34 dân tộc cùng chung sống trong tỉnh để HS thấy được Gia Lai là nơi hội tụ, giao lưu nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác nhau của nước ta.Những yếu tố đó góp phần làm nên diện mạo phong phú của văn học tỉnh nhà.
Gia Lai có vị trí địa lí, lịch sử như thế nào 
Hoạt động II: Dựa vào câu 2, phần B SHS, GV 
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành văn học Gia Lai.
Nêu thể loại và nội dung cơ bản của văn học dân gian Gia Lai?
Hoạt động IV:Dựa vào câu 3, phần B,SHS ,GV hướng dẫn HS nêu một cách chính xác những tác giả, tác phẩm tiêu biểu để HS không bị nhầm lẫn tác giả, tác phẩm ở những thời kì văn học khác nhau.
Nêu tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học viết Gia Lai hai giai đoạn : từ sau c/m tháng Tám đến trước 30/4/1975 và từ 30/4/1975 đén nay ?
GV : Văn học viết Gia Lai, tuy thành tựu chưa thật nhiều những cũng đã phản ánh được nhiều mặt đời sống chính trị -xã hội của tỉnh nhà trong thời kì lịch sử sôi động của dân tộc nói chung,góp phần vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương Gia Lai. Trong số những gương mặt tác giả văn học tiêu biểu , có rất nhiều tác giả không chuyên, họ công tac ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên những đóng gopd của họ là không nhỏ đối với nền văn học của tỉnh.
Hoạt động V : GV hướng dẫn HS khái quát lại nội dungcơ bản toàn bài và độc kĩ phần ghi nhớ trong SHS.
I.Điều kiện địa lí, lịch sử.
- Gia Lai là một tỉnh phía Bắc Tây Nguyên : gồm 13 huyện, 2 thị xã và một thành phố ). 
- Diện tích tự nhiên : 15.536,92 km2.
- Địa hình tương đối đa dạng.
- Dân số tính đến năm 2007 là 1.187.822 người, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm tie lệ khoảng 44,7 %.
II.Tình hình văn học :
1.Văn học dân gian : 
a. Tác giả : văn học dân gian Gia lai do tập thể nhân dân các dân tộc Gia Lai sáng tạo từ nghìn xưa.
b. Thể loại : 
- Những lời nói có vần dân gian.
- Trường ca hay còn gọilà sử thi, anh hùng ca.
- Truyện cổ 
- Câu đố.
c. Đề tài : giải thích các hiện tượng tự nhiên , phản ánh hiện thực cuộc sống lao động săn xuất, chiến đấu và những khát vọng về tự do, tình yêu cuộc sống ấm no, thanh bình.
d. Gía trị nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung : Văn học dân gian Gia Lai phản ánh nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
- Nghệ thuật : mang những đặc điểm của nghệ thuật văn học dân gian nói chung như : 
+ Tư duy thần thoại với các yếu tố thần kì.
+ Nghệ thuật phóng đại, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... đậm đà cách cảm,cách nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số.
2.Văn học viết :
a. Văn học từ sau cách nmạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 30/4/1975
- Đất nước đứng lên, Người dũng sĩ dưới chân núi Chưpông ( Nguyên Ngọc ).
- Bài ca chim Chơrao của (Thu Bồn).
b. Văn học từ su ngày giải phóng miền Nam ( 30/4/1975 ) đến nay :
- Đội ngũ hùng hậu.
- Các tác phẩm ở các thẻ loại khác nhau như kí, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ,...đã phản ánh hiện thực đời sống sinh dộng và phong phúcủa đồng bào các dân tộc Gia lai.
- Các tác giả đẫ cố gắng tìm tòi cho mình một giọng điệu và phong cách riêng.
*Ghi nhớ ( SGK).
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Cho HS luyện tập những câu trong SHS , GV có thể giới thiệu thêm ảnh chân dung hoặc tác phẩmcủa các nhà văn , nhà thơ Gia Lai.
- Kể tên một số tác phẩm văn học dân gian Gia Lai mà em biết.
- Kể tên những tác giả văn học viết tiêu biểu của Gia Lai.
- Giới thiệu một vài tác phẩm của các tác giả văn học viết tiêu biểu của Gia Lai.
- Sưu tầm thêm những tác phẩm văn học dân gian Gia Lai ngoài những tác phẩm đã công bố.
- Chuẩn bị bài''SÉT VÀ RÓC ''
VI .RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................
 ************************************************
Tiết 67 : Ngày soạn :
 Ngày dạy :
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: 
SÉT VÀ RÓC ( HAY SỰ TÍCH BIỂN HỒ )
 ( Truyện cổ Gia -rai )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS thấy được : 
-Về nội dung : Mặc dù đây là câu chuyện cổ được tác giả dân gian kể lại một cách mộc mạc, tình tiết đơn giản nhưng nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: phê phán thái độ xúc pham thiên nhiên và những sản vật của thiên nhiên, khuyên con người hãy quý trọng, gìn giữu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Truyện còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc trong giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống đang đặt ra một cách khẩn thiết trên phạm vi toàn cầu.
-Về nghệ thuật : những yếu tố tưởng tượng, kì ảo gắn liền với lối tư duy cua rngười Tây Nguyên.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chuẩn bị các tài liệu liên quan
 2. Học sinh: Soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm....
IV.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
	Nội dung kiến thức
Hoạt động I : Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động II .Tìm hiểu chi tiết văn bản :
Con heo của bà Phơn có đặc điểm gì khác với những con heo bình thường ?
-Con heo có đặc điểm khác thường :
+ Ăn cát.
-Lớn nhanh như thổi và có vóc dáng phi thường.
-Cả làng ăn một con heo " bảy ngày bảy đêm không hết ".
-Cơn giận dữ khủng khiếp của trời đất ( đoạn cuối truyện ).
Ai đã làm thịt con heo trắng ?( xúc pham đến vật thiêng ).
Thái độ và hành động của bà Phơn đối với việc con heo bị bắt để cúng giàng ?
Hậu quả của việc cả làng làm heo cúng giàng và ăn thịt ?
Hãy rút ra ý nghĩa của truyện ?
Nêu những yếu tố tưởng tượng, kì ảo của truyện ?
-Con heo có đặc điểm khác thường :
+ Ăn cát.
-Lớn nhanh như thổi và có vóc dáng phi thường.
-Cả làng ăn một con heo " bảy ngày bảy đêm không hết ".
-Cơn giận dữ khủng khiếp của trời đất ( đoạn cuối truyện ).
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Đọc :
2.Chú thích (SGK)
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN :
1 Con heo của bà Phơn có đặc điểm khác với những con heo bình thường :
- Không chịu ăn rau, ăn cá,cơm-là những thức ăn ngon mà những con heo bình thường khac vẫn thích ăn.
- Nó chỉ ăn cát.
- Nó lớn nhanh và có hình dáng phi thường ( bằng con trâu, con voi ) nên nó được coi là con heo của giàng ( vật thiêng ).
2.Sét và Róc đã làm thịt con heo trắng.
3. Thái độ và hành động của bà Phơn đối với việc con heo bị bắt để cúng giàng :
- Không đồng ý.
- Phản ứng gay gắt : bằng lời thề độc : " Nếu tôi ăn một miếng thịt heo này thì đất sập xuống thành biển, thành hồ ".
Vi phàm lời thề " Thương cháu quá, bà lấy thịt heo cho nó ăn ".
4. Hậu quả của việc cả làng làm heo cúng giàng và ăn thịt :
Lời thề độc đã biến thành sự thật :
- Cả làng bị trừng trị : Trời đất tói sầm lại, sấm sét và giông bão nổi lên quật ngã những cây to nhất trong rừng. Mưa trút ào ào như thác, đất dưới chân sụp xuống.Tất cả chìm trong nước...
- Dấu tích còn lại là biển Hồ ngày nay.
III.TỔNG KẾT
1.Ý nghĩa của truyện : con người phải tôn trọngvà bảo vệ thiên nhiên và những vật do thiên nhiên tạo ra.Kẻ nào xúc phạm đến những giá trị cao quý và thiêng liêng mà con người đã tôn vinh thì dứt khoát sẽ bị trả giá đau đớn.
2.Gía trị nghệ thuật : truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
 V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Chuẩn bị bài '' HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Kể lại được truyện.
- Rút ra bài học cho bản thân : bài học về tôn trọng và bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
- Về nhà đọc phần đọc thêm.
VI .RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................
 ****************************************** 
Tiết 68 Ngày soạn :
 Ngày dạy : 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: Tập tóm tắt nhớ lại và kể lại đúng ngôi kể, thứ tự kể của các văn bản đã học .
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng kể chuyện ,tóm tắt các truyện đã học.
 3.Thái độ: Nhiệt tình, tự giác, hăng say khi kể chuyện có xen sự sáng tạo khi kể.
 II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện 
 2. Học sinh: Chuẩn bị các câu chuyện kể ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm....
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Để giúp các em có thói quen đọc truyện rồi kể lại chuyện, yêu thích những tác phẩm văn học, tiết hoạt động ngữ văn hôm nay chúng ta thi kể chuyện 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: CHUẨN BỊ
-GV: Chia lớp thành 4 .
Cử một học sinh dẫn chương trình.
- Lựa chọn ban giám khảo chấm điểm.
* Hình thức: 
- Kể bẳng miệng (nếu kèm theo điệu bộ thì càng tốt).
- Mỗi tổ cử đại diện từ 2 đến 3 em (có phân công trước) .
- HS có thể chọn 1 truyện dân gian hay truyện trung đại ở SGK/6 hoặc sưu tầm, hay tự sáng tạo .
* Nội dung:
Các truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười).
Truyện trung đại.
HS kể chuyện qua báo, đài, tivi hay các truyện sưu tầm đều được.
Hoạt độngII: CÁCH TIẾN HÀNH:
- Ban giám khảo công bố lần lượt các câu chuyện.
- Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi ( yêu cầu ).
I. CHUẨN BỊ:
- Lớp chia thành 4 .
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- Bốc thăm các câu chuyện giữa các tổ.
* Yêu cầu:
Lời kể phải rõ ràng mạch lạc biết ngừng đúng chỗ, biết kể diễn cảm có ngữ điệu, có điệu bộ.
Tư thế kể phải đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người, tiếng nói đủ nghe, không lí nhí trong cổ .
Biết mở đầu trước khi kể và biết cảm ơn người nghe khi kể xong .
Biết làm chủ câu chuyện, kể phải lôi cuốn gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe
II.CÁCH TIẾN HÀNH:
- Lần lượt các tổ nhóm công bố các câu chuyện đó bốc thăm được.
Nhóm 1,2,3,4 thực hiện
- Xen kẽ hai tiết mục văn nghệ.
 V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Xem lại các kiến thức về Ngữ Văn .
 - Chuẩn bị tiết ÔN TẬP HỌC KỲ I
VI .RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................
 ****************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA TUAN 17 MOI NHAT.doc