Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 11, 12, 13

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 11, 12, 13

Tiết 43

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh.

- Biết lập dàn bài của bài kể miệng theo 1 đề bài.

- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể miệng, chú ý lời kể phù hợp với ngôi kể và thứ tự kể, kĩ năng nhận xét bài tập nói của bạn.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Soạn bài. bảng phụ.

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

- Học sinh: + Soạn bài

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

* Giới thiệu bài.

- Để rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, thể hiện được khả năng nắm bắt kiến thức của các em. Trong tiết học này, thầy cùng các em thực hiện tiết Luyện nói kể chuyện

 

doc 16 trang Người đăng thu10 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 11, 12, 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/11/2010
Tiết 43
Luyện nói kể chuyện
A. Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh.
Biết lập dàn bài của bài kể miệng theo 1 đề bài.
Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể miệng, chú ý lời kể phù hợp với ngôi kể và thứ tự kể, kĩ năng nhận xét bài tập nói của bạn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài. bảng phụ.
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
- Để rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, thể hiện được khả năng nắm bắt kiến thức của các em. Trong tiết học này, thầy cùng các em thực hiện tiết Luyện nói kể chuyện
* Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị
I. Chuẩn bị:
GV: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói
GV cho 1 em đọc 4 đề kể chuyện trong SGK.
? Em dự định sẽ nói gì ở phần mở bài?
? Diễn biến của cuộc thăm hỏi?
? ở phần thân bài em có thể dựng thành mấy doạn?
? Nhắc lại các ngôi kể trong văn tự sự? Thứ tự kể trong văn tự sự? 
? Đôí với đề bài này, em sẽ kể theo ngôi kể nào? Thứ tự kể ra sao?
? Trong thứ tự kể ngược, thường có những từ ngữ nào?
- Đề 3,4 HS tự XD dàn bài của mình
- Nghe 
- HS đọc
- HS trả lời, HS khác đối chiếu bài của mình.
- HS trả lời.
1. Yêu cầu của tiết luyện nói.
- Cách nói: Rõ ràng, mạch lạc, tự tin, phân biệt giọng nói và đọc.
- Nội dung: đảm bảo yêu cầu đề ra
2. Đề bài:
a. Kể về một chuyến về quê.
b. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
c. Kể về một cuộc đi thăm di tích LS.
d. Kể về một chuyến ra thành phố.
3. Dàn bài tham khảo:
a. Đề 1: HS tìm hiểu kĩ SGK có thể thêm hoặc bớt
b. Đề 2:
* Mở bài:
- Đi thăm vào dịp nào?
- Ai tổ chức? Đoàn gồm những ai?
- Dự định dến thăm gia đình nào? ở đâu?
* Thân bài:
- Chuẩnbị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?
- Trên đường đi, đến nhà liệt sĩ? Quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra như thé nào? Lời nói, việc làm , quà tặng?
- Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
* Kết bài: ra về ấn tượng của cuộc đi thăm
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói
II. Luyện nói:
- GV đánh giá, cho điểm
- HS luyện nói trước tổ
- Mõi nhóm cử một bạn tập nói trước lớp.
- Nhận xét, góp ý
yêu cầu: Nói to, rõ ràng, rành mạch. Đúng yêu cầu của đề.
4. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài luyện nói
Chuẩn bị: Cụm danh từ 
----------------------------------*****----------------------------------
Ngày dạy: 01/11/2010
Tiết 44
Cụm danh từ
A. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh nắm được:
* Kiến thức.
Đặc điểm của cụm Danh từ
Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
* Kĩ năng.
Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích cầu tạo của cụm Danh từ.
Đặt câu với các cụm Danh từ. 
* Giáo dục.
Có ý thức dùng cụm danh từ đúng ý nghĩa, phù hợp với văn cảnh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài, bảng phụ.
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD, mô hình, bài tập.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Vẽ sơ đồ thể hiện các loại Danh từ đã học?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Khi Danh từ hoạt động trong câu, để dảm nhiệm một chức vụ cú pháp nào đó, trước và sau Danh từ còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ này cùng với Danh từ tạo thành một cụm, đó là cụm Danh từ. bài học hôm nay sẽ nghiên cứu về cụm từ đó.
* Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cụm DT
i. cụm danh từ là gì
? GV treo bảng phụ đã viết VD
? Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào?
? Các từ đó thuộc từ loại gì?
* GV: Tổ hợp từ bao gồm Danh từ và các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó được gọi là cụm Danh từ 
- Thế nào là cụm Danh từ?
- So sánh các cách nói sau:
+ túp lều/ một túp lều
+ một túp lều / một túp lều nát
+ một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển
- Em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của cụm Danh từ so với nghiac của một Danh từ ?
* GV: Nghiã của cụm Danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một Danh từ. Cụm Danh từ càng phức tạp (số lượng phụ ngữ càng nhiều) thì nghĩa của cụm Danh từ càng dầy đủ.
? Em hãy tìm một Danh từ và phát triển thành cụm?
? Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm Danh từ?
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS rút ra ghi nhớ
- HS trao đổi cặp trong 1phút
- HS VD: HS ị tất cả HS lớp 6A
- HS trả lời
1. Ví dụ:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánhcá ớ với nhau trong một túp lều nát bên bờ biển.
* Nhận xét:
- Các từ in dậm bổ nghĩa cho các từ:
Ngày, vợ chồng, túp lều ị đều là Danh từ 
2. Ghi nhớ:
a. Khái niệm:
Cụm Danh từ là tổ hợp từ do Danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
b. Đặc điểm: 
- Cụm Danh từ có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn Danh từ 
- Hoạt động trong câu giống như Danh từ 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của cụm DT
II. Cấu tạo của cụm DT
GV treo bảng phụ đã viết VD
? Em hãy tìm các cụm Danh từ trong câu trên?
? Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau Danh từ ?
* GV: Phần trung tâm của cụm Danh từ là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm 1 và TT2. TT1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, TT2 chỉ đối tượng cụ thể.
- Đọc to những phụ ngữ đứng trước và xếp chúng thành từng loại?
- Đọc những phụ ngữ đứng sau và cho biết chúng mang ý nghĩa gì?
- HS đọc
- HS lên bảng gạch chân
- HS trả lời
1. Ví dụ: SGK - Tr117
* Nhận xét:
- Các cụm DT:
+ làng ấy
+ ba thúng gạo nếp
+ ba con trâu đực
+ ba con trâu ấy
+ chín con
+ năm sau
+ cả làng
- Phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ cả: chỉ số lượng ước chừng
+ ba: chỉ số lượng chính xác
- Phụ ngữ đứng sau có hai loại:
+ ấy chỉ vị trí để phân biệt
+ đực. nếp: chỉ đặc điểm
Phần trước
Phần trung tâm
phần sau
T1
T2
T1
T2
T1
T2
? Hãy điền các cụm Danh từ trên vào mô hình?
? Vậy cụm Danh từ thường có cấu tạo như thế nào?
- Trong cụm Danh từ phần nào không thể vắng mặt?
- Đọc ghi nhớ 2?
- HS lên bảng điền
- Phần TT
- HS đọc
ba
làng
thúng
gạo
nếp
ấy
- Cụm Danh từ gồm ba phần:
+ Phần TT: Danh từ đảm nhiệm
+ Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho Danh từ về số lượng
+ Phụ sau: nêu đặc điểm của Danh từ hoặc xác định vị trí của Danh từ ấy trong không gian và thời gian
2. Ghi nhớ SGK - Tr 118
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
III.luyện tập.
- Đọc và tìm các cụm Danh từ 
- Điền vào mô hình
- Cho DT nhân dân
- HS đọc
- HS tìm
- HS lên bảng điền
- HS làm
Bài 1:
a. Một người chồng thật xứng đáng
b. một lưỡi búa của cha dể lại
c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ
Bài 2:
Bài 3:
 Lần lượt thêm: rỉ. ấy, đó
hoặc: ấy, lúc nãy, ấy.
Bài 4: Triển khai thành cụm DT và đặt câu:
toàn thể ND VN phấn khởi đi bầu cử Quốc hội khoá XI.
4. Củng cố.
- Thế nào là cụm danh từ? Hãy cho một ví dụ minh hoạ?
- Cụm Danh từ được dùng như thế nào? 
5.Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Ôn tập các nội dung: nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, chữa lỗi, DT và cụm DT để kiểm tra.
----------------------------------*****----------------------------------
Ngày dạy: 03/11/2010
Tiết 45
Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp học sinh:
* Kiến thức.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Biết ứng dụng nội dung của truyện vào thực tế cuộc sống.
* Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
* Giáodục.
- Giáo dục cho học sinh tinh thần thương yêu, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Tránh xa lối sống đố kỵ, ghen ghét lẫn nhau.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Kể lại truyện ếch ngồi đáy giếng? nêu bài học trong truyện?
2. Bài học rút ra từ truyện Thầy bói xem voi?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Chân, tay, tai, mắt, miệng  vốn là một bộ phận trên cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng, nhưng lại chung một mục đích đảm bào sự sống cho cơ thể. Không hiểu được điều sơ đảng này nên các nhân vật đã bất bình với lão miệng, đã đình công, và cuối cùng cùng gánh chịi hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu chữa.
* Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung
I. đọc và tìm hiểu chung:
* GV: cần đọc linh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật.
- Gọi 3HS lần lượt đọc
- Hãy tóm tắt truyện từ 5 - 7 câu?
? Giáo viên cho HS tìm hiểu các chú thích từ 1 đến 5? 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
? Hãy nêu nội dung chính được kể trong mỗi phần?
? Truyện có bao nhiêu nhân vật? Có gì độc đáo trong hệ thống các nhân vật?
? Theo em, cách ngụ ngôn trong truyện này là gì?
- HS đọc
 HS tóm tắt
- HS tìm hiểu các chú thích
- HS xác định bố cục và trả lời.
- Tìm kiếm và trả lời.
1. Đọc
2. Tóm tắt:
Chân, tay, tai, nắt tị với lão miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon. Cả bọn quyết định không chịu làm gì để cho lão miệng không còn gì ăn. Qua đôi ba ngày, chân, tay, tai, mắt thấy mệt mỏi không buồn làm gì cả. Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra là nếu miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi, chúng cho lão miệng ăn và chúng lại có sức khoẻ, tấc cả lại hoà thuận như xưa.
3. Chú thích.
4. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến kéo nhau về ị chân tay, tai, mắt, miệng, quyết định không làm lụng, không chung sống với lão miệng.
- Tiếp đến họp nhau lại để bàn ị hậu quả của quyết định này
- Còn lại ị cách sửa chửa hậu quả
* Nhân vật.
- 5 nhân vật, không có nhân vật nào là chính.
- Các nhân vật đều là những bộ phân cơ thể người được nhân hoá
- Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuỵên về người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
II. Tìm hiểu văn bản:
? Đang sống hoà thuận với nhau, cả 5 người bỗng xảy ra chuyện gì?
? Ai là người phát hiện ra vấn đề? Vì sao cô mắt lại là người khơi chuyện?
? Thái độ của cậu Chân, cậu Tay, bác Tai?
? Tại sao phát hiện của cô mắt lại được cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đồng tình ủng hộ?
? Tuy khác nhau ở cử chỉ, lời nói nhưng họ giống nhau ở điểm nào?
? Lòng ghen ghét, đố kị đã khiến họ đi đến quyết định gì?
? Thái độ của cả bọn khi đi đến nhà lão miệng?
* GV: cuộc tổng đình công diền ra rhực sự quyết liệt, thời gian kéo dài 7 ngày.
- GV dùng bảng phụ để kết luận.
? Dùng lời văn của em, kể lại diễn biến và kết quả cuộc đinh công?
? Hậu quả của việc làm vội vã ấy?
? Nghệ thuật đặc sắc của đoạn truyện này là gì?
? Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
? Em nh ... rả lời, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát và ghi chép.
- Trả lời
Trả lời.
- Tìm kiếm, trả lời.
- Trao đổi và trả lời.
- Trao đổi và trả lời. Nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ nghe và ghi chép.
- Suy nghĩ, trả lời. Nhận xét và bổ xung
- HS: (nghệ thuật đối lập tạo sự hóm hỉnh)
- HS trả lời
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Định nghĩa về truyện cười:
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong XH.
2. Đọc 
3. Các sự việc chính.
Truyện có 3 sự việc: 
+ Treo biển quảng cáo.
+ Những góp ý về cái biển.
+ Sự tiếp thu của nhà hàng.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Treo biển quảng cáo:
“ở đây có bán cá tươi”
- Biển có 4 yếu tố, thông báo 4 nội dung.
- Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào.
2. Những góp ý về cái biển:
- Có 4 người góp ý về cái biển
- Tất cả các ý kiến đều nhận xét về sự thừa các yếu tố trong nội dung biển.
- Các ý kiến:
+ Bỏ chữ tươi ị không còn khẳng định chất lượng cao của sản phẩm. Có thể chấp nhận.
+ Bỏ từ ở đây (Chỉ địa điểm) ị Nội dung biển trở nên tối nghĩa và thiếu lịch sự với khách hàng. 
+ Bỏ đi cả vị ngữ có bán ị biển còn lại một từ cá ị hết sức cực đoan, vô lý ị biển trở nên vô cùng tối nghĩa.
+ Cất nốt biển đi ị không còn gì để góp ý nữa.
3. Sự tiếp thu của nhà hàng:
- Mỗi lần nghe góp ý nhà hàng làm theo ngay không cần suy nghĩ.
- Cái biển được cất đi
ị Cái ngược đời phi lí, trái tự nhiên làm tiếng cười bật ra.
Ghi nhớ: (SGK- t125)
* Định nghĩa:
* Nội dung truyện.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản "Lợn cưới áo mới?
B. Văn bản: Lợn cưới áo mới
? Gọi một HS đọc văn bản
? HS kể lại truyện.
? Truyện có mấy nhân vật? Những nhân vật này có điểm gì giống và khác nhau?
? Em hiểu như thế nào là khoe của?
 * GV giảng thêm: khoe khoang tỏ ra có của hơn người, đây là thói xấu, hay được biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng, giao tiếp.
? Anh thứ nhất có gì để khoe?
? Theo em, một cái áo mới may có đáng để khoe thiên hạ không?
? Anh thứ hai có gì để khoe?
? Có đáng khoe thiên hạ một con lợn làm cỗ cưới không?
? Hai anh kia đã đem những cái rất bình thường để khoe mình có của. Điều đó có đáng cười không? Vì sao?
? Qua sự việc này, nhân dân muốn cười diễu tính xấu gì của người đời?
? Anh có lợn khoe trong tình trạng nào?
? Em hiểu như thế nào là "tất tưởi"?
? Đó có phải là hoàn cảnh để khoe lợn không? Vì sao?
? Cái cách khoe lợn của anh ta như thế nào? Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao?
? Như thế, trong câu hỏi của anh có lợn bị thừa ra những chữ nào?
? Vì sao anh có lợn lại cố tình hỏi thừa ra như thế?
? Anh áo mới thích khoa của đến mức độ nào?
? Cái cách đợi để khoe áo ấy đáng cười ở chỗ nào?
? Điều bất ngờ gì xảy ra đối với anh áo mới?
? Nhận xét về điệu bộ và câu trả lời của anh ta?
? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gây cười ở chỗ nào?
* GV: đó là sự gặp gỡ của 2 "kì phùng địch thủ" trong cách khoe của ị tiếng cười bật ra.
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện? 
1. Đóng vai một trong hai nhân vật kể lại truyện
2. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì về cách nói năng?
3. Nhắc lại khái niệm truyện cười? So sánh với truyện ngụ ngôn.
- HS đọc
- HS kể 
- HS trả lời
- HS nghe.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Các em khác nhận xét và bổ xung.
HS: (1 vật bình thường không đáng khoe)
- HS trả lời
- Tìm kiếm và trả lời.
- Suy nghĩ, liên hệ và trả lời.
- (cưới, của tôi)
Để khoe của.
- Đứng đợi để khoe.
- Là trò trẻ con chứ không phải người lớn...)
- Anh ta gặp ngay kẻ cúng thích khoe của.
- (sự gặp gỡ của 2 kẻ thích khoe của, nghệ thuật đối xứng và phóng đại)
- HS trả lời
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc, kể. 
2. Chú thích:
3. Nhân vật.
- Truyện có hai nhân vật: anh lợn cưới và anh áo mới
- 2 nhân vật: + giống: khoe của
 + khác: mức độ khoe
 vật khoe
II. Tìm hiểu văn bản
1. Những của dược đem khoe
- Một cái áo mới may
- Một con lợn để cưới
ị những cái rất bình thường
ị Đáng cười, lố bịch, 
ị Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của.
2. Cách khoe của:
* Anh lợn cưới:
- Đang tất tưởi chạy tìm lợn sổng
- Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Mục đích: Khoe lợn, khoe của.
* Anh áo mới:
+ Đứng hóng ở của để dợi người ta khen
+ Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.
+ Giơ vạt áo, bảo: "Từ lúc tôi..." 
ị Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.
* Ghi nhớ: SGK
iii. Luyện tập:
4. Củng cố.
- Nêu nội dung chính của từng câu chuyện.
- Hãy kể lại câu chuyện.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Xem lại các thể loại văn học dân gian đã học
- Soạn bài: Số từ và lượng từ
- Chuẩn bị ra nháp bài tập 1 - SGk trang 129
----------------------------------------*****----------------------------------------
Ngày dạy: 11/11/2010
Tiết 52:
Số từ và lượng từ
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp học sinh:
* Kiến thức.
Năm được khái niệm, ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
* Kỹ năng.
Biết nhận diện và sử dụng số từ, lượng từ trong khi nói và viết.
* Giáo dục.
- Có ý thức sử dụng đuáng số từ và lượng từ trong mỗi tình huống giao tiếp để tăng tính hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 + Bảng phụ viết VD và bài tập
- Học sinh:
 Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trước khi đến lớp.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm Danh từ? cho VD và phân tích?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
Trong khi nói và viết, các em thường dùng một số từ ngữ để chỉ rõ về số và lượng, vậy những từ ngữ đó thuộc từ loại nào, chúng có công dụng và cách dùng như thế nào? trong tiết học ngày hôm nay, thầy cũng các em tìm hiểu nội dung này.
*. Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu số từ
I. số từ:
- GV treo bảng phụ đã viết VD.
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
? Các từ được bổ sung thuộc từ loại nào?
? Chúng bổ sung ý nghĩa gì cho Danh từ?
? Nhận xét về vị trí đứng của nó so với từ mà nó bổ nghĩa?
* GV: Những từ in đậm trong VD a và b mà cô trò chúng ta vừa tìm hiểu chính là số từ. vậy, em hiểu thế nào là số từ?
? Từ "đôi" trong "một đôi" có phải là số rừ không? Vì sao?
? Em hãy tìm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi?
? Lấy VD về số từ?
- Đọc to ghi nhớ 1.
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS: Trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS so sánh và trả lời 
- Lờy VD
- HS đọc
1. Ví dụ: SGK - 128
* Nhận xét:
- hai: bổ sung cho "chàng"
- một trăm: ván, nệp
- chín: ngà, cựa, hồng mao
- Một: đôi
- sáu Hùng Vương
- Các từ được bổ xung thuộc Danh từ
a. Bổ sung ý nghĩa về số lượng
b. Bổ sung ý nghĩa về thứ tự
- Vị Trí:
a. Đứng trước DT
b. Đứng sau DT
* Số Từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự.
- Từ đôi không phải là số từ mà là Danh từ đơn vị
- Một số số từ: Chục, trăm, 
2. Ghi nhớ: SGK - 128
Hoạt động 2:
Tìm hiểu lượng từ
II. lượng từ:
- GV treo bảng phụ
? Các từ các, cả, mấy có ý nghĩa gì? Nó có gì giống và khác so với số từ?
? Em hiểu thế nào là lượng từ?
? GV sử dụng bảng phụ vẽ mô hình cụm Danh từ?
? Xếp các từ in đậm trên vào mô hình cụm Danh từ?
- HS đọc
- HS trả lời
-HS lên bảng
- HS trả lời
- HS đọc
- HS Trả lời
1. VD: SGk - tr 129
* Nhận xét:
- Các, cả, những, mấy chỉ luợng ít hay nhiều của sự vật.
- Chúng đứng trước DT
2. Ghi nhớ: SGK - tr 129
- Khái niệm:
- Phân loại:
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các mọi, từng.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
t1
t2
s1
s2
các
hoàng tử
cả
những
mấy 
vạn
kẻ
tướng sĩ
thua trận
- Đựa vào vị trí của lượng từ trong cụm Danh từ, có thể chia lượng từ làm mấy loại? Cho VD?
- Đọc to phần ghi nhớ?
- Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều 
Hoạt động 3:
Luyện tập
III. Luyện tập:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày và cho các em khác theo dõi và bổ xung.
Bài tập 1: Các số từ trong bài thơ "Không ngủ được"
a. Một, hai, ba, năm: Chỉ số lượng đứng trước DT.
b. Bốn, năm: chỉ số thứ tự đứng sau DT.
Bài tập 2: các từ: Trăm, ngàn, muôn: được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều của sự vật.
Bài tập3: Điểm giống và khác nhau của cac stừ: từng, mỗi
- Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật
- khác nhau:
+ Từng mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự
+ Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể.
Bài tập 4:
5. Củng cố.
- Nhắc lại khái niệm về số từ, lượng từ.
4. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn: Kể chuyện tưởng tượng
----------------------------------------*****----------------------------------------
 Ngày dạy: 12/11/2010
Tiết 49 + 50 :
Viết bài tập làm văn số 3
a/Mục tiêu cần đạt
 Qua bài học GV giúp HS:
+ Kiến thức.
 	- Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa. Có đầu, có cuối.
- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm.
+ Kỹ năng
 - Rèn kĩ năng độc lập, sáng tạo khi kể chuyện.
+ Giáo dục.
- Học sinh nhận biết được tình cảm gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Từ đó có ý thức quý trọng và nâng niu những tình cảm đó.
b/Chuẩn bị
 - GV : Ra đề, duyệt đề với tổ chuyên môn.
 - HS : Ôn tập kiến thức đã học. Chuẩn bị giấy viết văn.
c/Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức.
	Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh và nêu yêu cầu chung của giờ kiểm tra.
2. Kiểm tra.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới 
I. Đề bài
 	Hãy kể về một người thân của em.
II. Đáp án
I. Yêu cầu chung
- Cần viết đúng đặc trưng của kiểu bài kể chuyện đời thường.
 	- Nội dung : Kể về người thân của em ( Ông bà, cha mẹ ...)
 	- Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.
II. Nội dung cần đạt.
 A. Mở bài
 Giới thiệu chung về người thân mà mình định kể.
 B. Thân bài
 - Sơ qua về hình dáng, tính nết
 - Sở thích
 - Việc làm
 - Tình cảm của người đó với mọi người.
 C. Kết bài
 Tình cảm, ý nghĩ của em với người mà em kể.
 III. Biểu điểm
 - Điểm 9,10 : Xác định đúng yêu cầu của đề, bài viết hay có nhiều sáng tạo, ít sai phạm về câu từ.
 - Điểm 7,8 : Đúng yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, sức sáng tạo chưa cao
 - Điểm 5,6 : Đúng yêu cầu, còn mắc lỗi về từ , câu.
 - Điểm 3,4 : Diễn đạt yếu.
 - Điểm 1,2 : Lạc đề, xác định sai yêu cầu của đề.
4. Củng cố 
 GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS.
5. Hướng dẫn về nhà 
 - Nắm chắc cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.
 - Chuẩn bị : “ Kể chuyện tưởng tượng”.
----------------------------------*****----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11_13.doc