Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 16 - Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 16 - Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ

I. MỤC TIÊU

 - Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.

 - Nắm được các loại tính từ.

II. KIẾN THỨC CHUẨN

1. Kiến thức

 - Khái niệm tính từ:

 + Ý nghĩa khái quát của tính từ.

 + Đặc điểm ngữ pháp của tính ( khả năng kết hợp của tính từ , chức vụ ngữ pháp của tính từ )

 - Các loại tính từ.

 - Cụm tính tư :

 + Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.

 + Nghĩa cùa cụm tính từ.

 + Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.

 + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.

2. Kĩ năng

 - Nhận biết tính từ trong văn bản.

 - Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

 - Sử dụng tính từ , cụm tính từ trong nói và viết.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 16 - Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17 	 Ngày soạn : 20/11/2010 
 Tiết : 63 	 Ngày dạy : 30/11/2010 
 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪØ
Tiếng Việt 
I. MỤC TIÊU 
	- Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
	- Nắm được các loại tính từ.	
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
	- Khái niệm tính từ:
	+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
	+ Đặc điểm ngữ pháp của tính ( khả năng kết hợp của tính từ , chức vụ ngữ pháp của tính từ )
	- Các loại tính từ.
	- Cụm tính tư ø:
	+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
	+ Nghĩa cùa cụm tính từ.
	+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
	+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kĩ năng
	- Nhận biết tính từ trong văn bản.
	- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
	- Sử dụng tính từ , cụm tính từ trong nói và viết.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Hỏi: Cụm động từ là gì? VD.
 Đặt câu có cụm động từ và phân tích theo mô hình cấu tạo?
 - Giới thiệu bài : Tính từ là những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật và tính từ có các loại như thế nào ta cùng vào tìm hiểu bài học hôm nay. 
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe – ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
 - Gọi HS đọc VD ở SGK và tìm tính từ.
-Yêu cầu HS tìm thêm một số tính từ khác
-Yêu cầu HS đặt một số câu có chứa tính từ và hãy so sánh với động từ.
Hỏi: Vậy tính từ có đặc điểm như thế nào?
Hỏi: Trong các tính từ trên, từ nào có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ? Hãy thử giải thích hiện tượng trên.
-GV nhận xét.
Hỏi: Dựa vào khả năng kết hợp và ý nghĩa thì có mấy loại tính từ?
-Treo bảng phụ-yêu cầu HS:
+Tìm tính từ trong ngữ in đậm.
+Xác định phụ ngữ trước, phụ ngữ sau của tính từ.
+Nêu ý nghĩa các phụ ngữ trước và sau.
+Điền từ vào mô hình cấu tạo.
Hỏi: Cụm tính từ được cấu tạo như thế nào?
-> Rút ra ghi nhớ.
- Đọc sgk và tìm tính từ..
- HS nêu một số tính từ .
- Cá nhân đặt câu – so sánh.
-HS nêu đặc điểm của tính từ.
- Đọc ghi nhớ.
- Cá nhân tìm các tính từ kết hợp với từ chỉ mức độ- giải thích hiện tượng trên.
- Cá nhân phát hiện 2 loại.
-HS đọc.
-Cá nhân lần lượt phát hiện tính từ và trả lời theo yêu cầu.
-Nêu cấu tạo cụm tính từ.
-Đọc ghi nhớ.
 I. Đặc điểm của tính từ:
 - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hành động , trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ : đã, đang, cũng , vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ
 -Khả năng kết hợp: hãy, đừng, chớ của tính từ hạn chế hơn động từ.
-Tính từ có thể làm vị ngữ , chủ ngữ . Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
II. Các loại tính từ:
 Có hai loại tính từ đáng chú ý là :
-Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ) .
-Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối( không kết hợp với từ chỉ mức độ )
 III.Cấu tạo cụm tính từ:
Mô hình cấu tạo cụm tính từ:
Phần trước
Phần TT
Phần sau
rất
đẹp
mắt
- Phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ về thời gian , sự tiếp diễn tương tự , mức độ của đặc điểm , tính chất , sự khẳng định hay phủ định ,
- Phần trung tâm luôn là một tính từ.
- Phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí , sự so sánh , mức độ , phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm , tính chất , 
+ Hoạt động 3: Luyện tập
 Gọi HS đọc bài tập 1.
Yêu cầu HS tìm cụm tính từ.
-> GV nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
Cho HS thảo luận.
-> GV nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT1.
- 1 HS xác địh yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng trình bày các phần.
-> Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bt 2.
-Thảo luận nhóm 2HS.
->Nhận xét về tác dụng của tính từ và phụ ngữ.
- Đọc, nắm yêu cầu bài tập 3.
- HS trả lời cá nhân. 
III. Luyện tập
Bài tập 1: Các cụm tính từ:
a.Sun sun như con đĩa.
b.Chần chẫn như cái đòn càn.
c.Bè bè như cái quạt thóc.
d.Sừng sững như cái cột đình.
đ.Tun tủn như cái chổi sể cùn.
Bài tập 2:Tác dụng của việc dùng tính từ và phụ ngữ trong bài tập 1:
Các tính từ đều là từ láy-gợi hình, gợi cảm.
Hình ảnh gợi ra là một sự vật tầm thường, nhỏ bé.
-> 5 năm thầy bói nhận thức hạn hẹp và chủ quan.
Bài tập 3:
Nhận xét:động từ và tính từ ở lần sau mạnh mẽ hơn lần trước -> sự giận dữ của cá vàng và biển trước những đòi hỏi ngày càng cao của mụ vợ. 
+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
 Hỏi: Đặc điểm của tính từø?Có mấy loại tính từ? Tìm 1 cụm tính từ trong bài “Treo biển” – điền vào mô hình.
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Yêu cầu HS : Thuộc bài. 
Chuẩn bị: Trả bài viết số 3.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docg6-63-TINHTUVACUMTINHTU.doc