I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa của truyện mẹ hiền dạy con
- Hiểu cách viết truyện gần với kí , viết sử ở thời trung đại.
II. KIẾN THỨC CHUẨN :
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với kí ( ghi chép sự việc ) , viết sử ( ghi chép chuyện thật ) ở thời trung đại.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự việc trong truyện .
- Kể lại được truyện.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
Tuần : 17 Ngày soạn : 20 /11 / 2010 Tiết : 62 Ngày dạy : 30/11/ 2010 MẸ HIỀN DẠY CON ( Truyện trung đại ) Bài 15 I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung , ý nghĩa của truyện mẹ hiền dạy con - Hiểu cách viết truyện gần với kí , viết sử ở thời trung đại. II. KIẾN THỨC CHUẨN : 1. Kiến thức : - Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử. - Những sự việc chính trong truyện. - Ý nghĩa của truyện. - Cách viết truyện gần với kí ( ghi chép sự việc ) , viết sử ( ghi chép chuyện thật ) ở thời trung đại. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con. - Nắm bắt và phân tích được các sự việc trong truyện . - Kể lại được truyện. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động + Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. - Hỏi: Hãy kể tóm tắt chuyện giữa bà đỡ Trần với con hổ; giữa bác tiều với con hổ ? - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - là người mẹ ai chẳng đặng lòng thương con , mong muốn con nên người , nhưng khó hơn nhiều là biết cách dạy con , giáo dục con cho có hiệu quả , để biết giáo dục con như thế nào là có hiệu quả chúng ta cùng vào tìm hiểu bài “ Mẹ hiền dạy con” - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe , ghi tựa bài. + Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản - Gọi HS đọc chú thích 1 , 2 SGK . * Chốt : “ Luyệt nữ truyện” là truyện về các bậc liệt nữ ; liệt nữ : người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng của Trung Quốc xưa , được Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân chọn dịch , in trong sách “ Cổ học tinh hoa “ ( Tinh hoa của nền học cổ ) lần đầu năm 1926 , được tái bản nhiều lần , cho tới nay vẫn có nhiều người Việt Nam đón đọc . Đây là một truyện nổi tiếng xưa nay ở Trung Quốc củng như ở nước ta . Mạnh Tử ( 372 ? – 289 ? TCN ) , tên là Mạnh Kha , người đất Trâu ( nay là huyện Trâu ) – Tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc , học trò của Tử Tư – Cháu Khổng Tử . Mạnh Tử đã cùng học trò viết sách Mạnh Tử – tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng , được coi là một trong 4 tác phẩm kinh điển ( Tứ thư ) của Nho gia . - GV hướng dẫn đọc văn bản . - GV đọc văn bản . - Gọi HS đọc văn bản . - Gọi HS đọc chú thích từ khó . ( Từ 3 – 9 SGK ) - HS đọc SGK . - Đọc chú thích. - HS đọc truyện. I. GIỚI THIỆU - Truyện “mẹ hiền dạy con” được tuyển dịch từ sách “ liệt nư truyện ”õ của Trung Quốc . + Hoạt động 3 : Phân tích - Hỏi : Qua văn bản vừa đọc , em thấy có mấy sự việc diễn ra ? - Yêu cầu HS tóm tắt 5 sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử . - Gọi HS nhận xét bổ sung . - GV nhận xét và treo bảng phụ 5 sự việc vừa tóm tắt . GV : Chúng ta đi vào phân tích 3 sự việc đầu . - Hỏi: Vì sao cậu bé Mạnh Tử ( lúc nhỏ ) cứ ở đầu thì bắt chước cảnh sống ở đó ? Chốt và liên hệ thực tế : Vì tâm hồn trẻ nhỏ ngây thơ như tờ giấy trắng , trẻ lại có thối quen bắt chước hay làm theo vì tư duy độc lập chưa phát tiển nên trẻ chưa phân biệt được tốt , xấu , hay , dỡ Hỏi: Khi nhà ở gần nghĩa địa thì Mạnh Tử hay bắt chước điều gì ? Hỏi: Người mẹ giáo dục con bằng cách nào ? Hỏi: Khi chuyển nhà đến gần chợ thì Mạnh Tử bắt chước những gì ? Hỏi: Người mẹ giáo dục con bằng cách nào ? Hỏi: Vì sao mẹ Mạnh Tử quyết tâm chuyển nhà đến hai lần ? Chốt : Vì thương con muốn lo lắng cho tương lai của con và sớm hiểu rõ điều nguy hiểm ấy nên phải chuyễn chổ ở đến hai lần . Hỏi: Lần thứ ba mẹ Mạnh Tử chuyển nhà đến gần trường học thì Mạnh Tử học được những gì ? Hỏi: Thái độ của người mẹ ra sao , khi Mạnh Tử được học lễ phép cấp sách vỡ ? Chốt : Vì đó là môi trường tốt ( chổ này là chổ con ta ở được ) vì ở đây trẻ có thể bắt chước học tập lễ phép , cấp sách vỡ đúng “ gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” như nhân dân ta vẫn nhắn nhủ con cháu . Hỏi: Vậy trong việc dạy con điều quan tâm trước hết của bà mẹ là gì ? - Treo bảng phụ . Yêu cầu HS thảo luận . Câu hỏi thảo luận : Hãy nêu ý nghĩa giáo dục của 3 sự việc trên là như thế nào ? ( 3 phút ) - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày . - GV nhận xét tinh thần thảo luận và kết quả . - Treo bảng phụ : * Ý nghĩa : Phải chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ .. - GV yêu cầu HS thử tìm 1 số câu tục ngữ nói về sự ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách con người . Chuyển ý : Đó là nội dung và ý nghĩa của ba sự việc đầu , còn hai sự việc cuối có ý nghĩa như thế nào , ta cùng tìm hiểu tiếp phần 2 . Hỏi: Ở sự việc thứ tư bà mẹ đã làm gì đối với con? Hỏi: Nói xong bà mẹ tự nghĩ việc làm của mình như thế nào ? Chốt: Bà mẹ của Mạnh Tử cảm thấy việc làm và hành động của mình như thế là sai lầm về phương pháp giáo dục con cái -> Một người mẹ gương mẫu . Hỏi: Bà mẹ sửa lại việc làm sai lầm của mình bằng cách nào ? Chốt: “ Lời nói đi đôi với việc làm” Hỏi: Ý nghĩa của việc làm thứ tư như thế nào trong việc giáo dục con cái ? Chốt: Trong việc giáo dục con cái trong gia đình , bậc làm cha , làm mẹ không được dạy trẻ nói dối , đối với trẻ phải giữ chữ tín như ta hứa mua quà cho trẻ thì nhất định phải mua giữ đức tín thành thật để trẻ nôi theo - GV : Kể cho HS nghe mẫu chuyện về thầy Tăng Sâm . Và diễn giảng về tính trung thực và chữ tín cho HS nghe . Hỏi: Sau cùng là sự việc gì xảy ra ? Hỏi: Khi Mạnh Tử bỏ học về nhà thì người mẹ có biểu hiện gì ? Hỏi: Qua sự việc thứ 5, em nhận xét thế nào về thái độ của người mẹ trong việc dạy con ? Theo em , Mạnh Tử có ngoan không ? Chốt: Về cách dạy con : thương con nhưng không nuông chiều, giáo dục con chí học hành . Hỏi: Qua đó cho thấy bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ như thế nào ? Hỏi : Về nghệ thuật , truyện có gì đáng lưu ý ? Hỏi : Truyện có ý nghĩa như thế nào ? Chốt liên hệ thực tế : Bà là tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con nên người . Trong thực tế các bậc cha mẹ phải chọn môi trường sống tốt đẹp và mang tính giáo dục , lấy chữ tín và lòng trung thực để giáo dục con cái trong gia đình nên người : Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành . Không nên nuông chiều con quá mức sẽ đánh mất phẩm chất của con .Công lao của cha mẹ vô cùng to lớn -> vì vậy, phận làm con phải hiếu thảo . - HS trả lời : 5 sự việc . - HS tóm tắt . - HS nhận xét bổ sung . - HS quan sát . - HS vì : tâm hồn ngây thơ - HS chú ý nghe . - HS : Bắt chước cảnh đào chôn , lăn khóc . - HS : Giáo dục bằng cách chuyển chổ ở đến gần chợ . - HS : Bắt chước buôn bán điên đảo . - HS : Giáo dục bằng cách chuyển chổ ở đến gần trường học . - HS suy nghĩ trả lời . - HS chú ý nghe . - HS : Học được lễ phép , cấp sách vỡ . - HS : Người mẹ rất vui lòng . - HS chú ý nghe . - HS trả lời : Môi trường sống của trẻ . - HS chia nhóm . - HS thảo luận . - Đại diện nhóm trình bày . - HS quan sát . - HS đọc tục ngữ . - HS chú ý nghe . - HS : Mẹ vô tình nói đùa với con . - HS : Cảm thấy sai lầm về phương pháp dạy con . - HS : Mua thịt về làm cho con ăn . - HS ; Không dạy trẻ nói dối . - HS chú ý nghe . - HS : Mạnh Tử bỏ học về nhà . - HS : Không nuông chiều con . - HS trả lời . - HS chú ý nghe . -HS trả lời theo yêu cầu của GV. -HS trả lời theo yêu cầu của GV. - HS chú ý nghe . II. PHÂN TÍCH 1. Nội dung * Sự việc thứ nhất . - Bắt chước cảnh đào chôn , lăn khóc . Người mẹ chuyển chổ ở đến gần chợ . * Sự việc thứ hai - Bắt chước buôn bán điên đảo . Người mẹ chuyển chổ ở đến gần trường học . * Sự việc thứ ba - Học được lễ phép , cấp sách vỡ . Người mẹ rất vui lòng . => Ý nghĩa : Phải chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ . “ gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” ( Tục ngữ ) 2. Hai sự việc cuối . * Sự việc thứ tư - Mẹ vô tình nói đùa với con . Cảm thấy sai lầm về phương pháp dạy con . Mua thịt về làm cho con ăn . - “ Lời nói đi đôi với việc làm” => Ý nghĩa : Dạy con tính trung thực , không gian dối . * Sự việc thứ năm - Mạnh tử bỏ học về nhà - Người mẹ rất cương quyết , không nuông chiều con -> Giáo dục con có chí học hành . => Bà mẹ thầy Mạnh Tử – một người mẹ tuyệt vời : yêu con , thông minh , khéo léo , nghiêm khắc trong việc dạy dỗ , giáo dục con thành bậc vĩ nhân . 2. Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử. - Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa , gây xúc động đối với người đọc. 2. . Ý nghĩa văn bản. - Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Vai trò của bà mẹ trong việc giáo dục con nên người. + Hoạt động 4: Luyện tập - Cho HS đọc bài tập 1 và nêu cảm nghĩ. - GV nhận xét và chốt lại bài tập 1 . - GV gọi học sinh đọc bài tập 3 SGK Hỏi: Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm : - Tử : Chết - Tử : Con Hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào ? + Tử trận : + Bất tử : + Hoàng tử : + Cảm tử : - GV nhận xét sửa chữa - HS đọc và nêu cảm nghĩ về hành động của bà mẹ . - HS theo dõi và ghi nhận . - HS đọc bài tập 3 SGK - HS lên bảng làm bài tập - HS theo dõi và ghi nhận III – Luyện tập Bài tập 1 : Mạnh Tử bỏ học về nhà , thói quen của trẻ ham chơi hơn ham học , bà mẹ liền cầm dao cắt đức tấm vải đang dệt trên khung , tạo hành động so sánh để con tự rút ra bài học . Kết quả con học hành chăm chỉ hơn Bài tập 3 + Tử trận : Chết ngoài trận mạc + Hoàng tử : Con vua + Bất tử : Không chết + Cảm tử : Chết một cách dũng cảm + Hoạt động 5 : Củng cố – Dặn dò - Cho HS tìm câu ca dao hay tục ngữ nói về công ơn cha mẹ, cách dạy con . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Yêu cầu HS: + Nắm nội dung cốt truyện , học thuộc bài. + Kể được truyện. + Làm bài tập 2 SGK . GV hướng dẫn . - Chuẩn bị: Tính từ và cụm tính từ. - Đọc – trả lời câu hỏi SGK. - HS : “ Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” ( ca dao ) - HS nghe và làm theo .
Tài liệu đính kèm: