Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.

 - Hiểu nét đặc sắc tình huống gay cấn của truyện.

 - Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1.Kiến thức: - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh.

 - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.

 - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

 2.Kĩ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn

 - Đọc- hiểu văn bản truyện truyện trung đại.

 - Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện.

 - Kể lại được truyện.

b. Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.

- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bàỳ suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tình cảm yêu quý, kính trọng những tấm gương về lòng nhân hậu.

 III.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .

 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp , đàm thoại.

V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: “Lương y như từ mẫu” đó là sự tôn vinh của xã hội đối với nghề y dược và cũng là tấm lòng của thầy đối với bệnh nhân. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” viết về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp và giàu lòng nhân đức .

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :27/11/2011
 Ngày dạy :30/11/2011
Tuần 16 : Tiết 63 Tiếng Việt : TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Nắm được đặc điểm của tính từ và cụm tính từ .
 -Nắm được các loại tính từ 
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1.Kiến thức - Khái niệm tính từ
	+ Y nghĩa khái quát của tính từ
	+ Đặc điểm khái quát của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ 
	- Các loại tính từ
	- Cụm tính từ
	+ Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ
	+Nghĩa của cụm tính từ
	+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ
	+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ
 2.Kĩ năng:	-Nhận biết tính từ trong văn bản.
	-Phân biệt tính từ chỉ dặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
	-Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong khi nói và viết.
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
III.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Tích hợp phần Văn ở truyện “Mẹ hiền dạy con” với phần Tập làm văn “ Kể chuyện tưởng tượng” .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Tìm nhiều ví dụ về tính từ. 
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp...
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 - TT Là gì ? cho VD?
 - Nêu các loại TT?
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Chỉ đặc điểm tính chất của sự vật , màu sắc , mùi vị , hình dáng 
2 đ
Câu 2
a. Bé , oai
b. Nhạt , vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi
4đ
 - Có hai loại tính từ 
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp các từ chỉ mức độ : rất , hơi , khá 
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ ) 
4đ
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Các em vừa tìm hiểu động từ, cụm động từ. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu tính từ và cụm tính từ 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: 
.Hoạt động II : Các loại tính từ 
.Hoạt động III : Cụm tính từ
+ Gọi HS đọc ví dụ ở SGK . Tìm tính từ trong bộ phận được in đậm trong những ví dụ trên ? Chỉ ra những tính từ ? 
+ Từ ví dụ đó hãy chỉ ra những từ ngữ đứng trước , đứng sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ đó ? 
GV :Các từ ngữ trước và sau tính từ cùng tính từ trung tâm làm thành cụm tính từ . 
+ hãy vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ trong 2 ví dụ ? 
+ Phần cụm tính từ em cần ghi nhớ những gì ? 
* HS đọc to ghi nhớ SGK /155
.Hoạt động IV: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm BT
Bài 1,2 HS TLN 3 phút 
Làm bảng phụ – Các nhóm trả lời. GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý .
Học sinh đọc Bài 3
GV hướng dẫn HS làm BT
 HS làm – giáo viên nhận xét . 
I.Đặc điểm của tính từ :
II. Các loại tính từ : 
III.Cụm tính từ :
1. Ví dụ : SGK /155 
Tính từ : yên tĩnh , nhỏ , sáng .
Các từ ngữ đứng trước tính từ (vốn , đã , rất )
Các từ ngữ đứng sau tính từ : ( lại, vằng vặc ở trên không )
2. Mô hình cụm tính từ :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vốn/ dã/ rất
yên tĩnh
nhỏ
lại
sáng
vằng vặc ở
 trên không
* Ghi nhớ (SGK / 155)
IV .Luyện tập 
 Bài 1+2 / SGK / 155+156
* Các cụm tính từ : sun sun như con đỉa , chần chẫn như cái đòn càn , bè bè như cái quạt thóc , sừng sững như cái cột đình , tun tủn như chổi sể cùn . 
=> Các tính từ trên là từ láy , có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
-Các hình ảnh mà tính từ gợi ra là những sự vật tầm thường , không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi. 
-Từ đó nhấn mạnh đặc điểm chung của các ông thầy bói : nhận thức hạn hẹp, chủ quan .
Bài 3: SGK/156 Các tính từ và động từ được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham lam : gợn sóng êm ả nổi sóng nổi sóng dữ dội nổi sóng mù mịt -> nổi sóng ầm ầm.
Các động từ, tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn thể hiện thái độ của cá vàng ngày một phẫn nộ .
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhắc lại ghi nhớ SGK .
 - Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
- Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học.
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.
 - Làm bài tập 
 - Chuẩn bị “ THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG”
VII .RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................
***********************************************
 Ngày soạn:27/11/2011 Ngày dạy : 30/11/2011
Tuần 16 
Tiết 63 : Văn bản: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
 (Trích: Nam Ông Mộng Lục – Hồ Nguyên Trừng)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
	- Hiểu nét đặc sắc tình huống gay cấn của truyện.
	- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức: - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh.
	 - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
	 - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
 2.Kĩ năng: 
a. Kĩ năng chuyên môn
 - Đọc- hiểu văn bản truyện truyện trung đại.
	- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.
- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bàỳ suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện 
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tình cảm yêu quý, kính trọng những tấm gương về lòng nhân hậu.
 III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp , đàm thoại....
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: “Lương y như từ mẫu” đó là sự tôn vinh của xã hội đối với nghề y dược và cũng là tấm lòng của thầy đối với bệnh nhân. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” viết về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp và giàu lòng nhân đức .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động I:Tìm hiểu chung
- Hãy nêu vài nét về tác giả ?
- Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? 
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
- GV đọc mẫu .Gọi 1 HS đọc văn bản GV nhận xét.
- HS đọc phần chú thích
+ Câu chuyện chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi phần? 
Truyện viết về ai? Viết về vấn đề gì? 
+ Gặp năm đói kém Thái y đã làm gì đối với nhân dân? 
+ Em có suy nghĩ gì về tay nghề và công đức của Thái y? 
+ Quan sát đoạn truyện từ “một lần  đến lòng ta mong mỏi”. Khi quan trung sứ mời Thái y vào triều chữa bệnh, ông trả lời như thế nào? Câu trả lời ấy nói lên phẩm chất gì của ông ?
+ Câu nói “ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng thể hiện điều gì? 
+ Giữ tính mạng của người dân và tính mạng của bản thân trước uy quyền của vua chúa, Thái y chọn bên nào? 
+ Ông đã quyết định thế nào? 
+ Lời nói và hành động của thái y bộc lộ phẩm chất của người thầy thuốc ra sao?
+ Cách xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại có những điểm gì đáng chú ý ?
+ Truyện có ý nghĩa gì? 
Hoạt động III: Tổng kết
+ Từ những mục đã phân tích, em hãy rút ra nội dung bài học? Gọi 2- 3 HS đọc ghi nhớ.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả :Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), là người đức độ , tài năng.
2.Tác phẩm :"Nam Ông mộng lục " là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở trong những ngày tháng ông sống nơi đất khách quê người.
"Thầy thuốc ...lòng " được rút ra từ cuốn sách này.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc – Chú thích:(SGK)
2.Bố cục: 3 phần 
a) Từ đầu .. trọng vọng à giới thiệu tung tích, chức vụ, công đức qua thử thách .
b) Tiếp  mong mỏi à y đức của thái y qua thử thách .
c) Còn lại : hạnh phúc của thái y theo luật nhân quả “ở hiền gặp lành”.
3. Phân tích: 
a) Nhân vật Thái y :
* Công đức vị Thái y :
Mua thuốc, mua gạo, thóc để nuôi, chữa bệnh cho người nghèo, không lấy tiền 
Năm đói kém, dựng thêm nhà và chữa được hơn ngàn người 
à Người thầy thuốc không những giỏi chuyên môn mà còn giàu lòng yêu thương con người
* Y đức được thử thách :
Qua cuộc đối thoại với quan Trung sứ: "Tội tôi xin chịu".
Quyết định đi cứu người đàn bà kia, sau đó mới đến vương phủ .
à Vì người bệnh mà ông sẵn sàng chịu tội dù cho có phải nguy hiểm đến tính mạng mình => Phẩm chất cao quý của người thầy thuốc : chẳng những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh , không phân biệt sang hèn.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật :
-Tạo tình huống truyện gay cấn.
-Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
-Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện ( nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính ).
2. Ý nghĩa văn bản :
-Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyện môn mà còn có tấm lòng nhân đức , thương xót người bệnh.
Câu chuyện là bài học y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện
- Tập kể lại truyện.
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức. 
- Chuẩn bị “ TRẢ BÀI TLV 3”.
 VII .RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................ 
***********************************************
 Ngày soạn :27/11/2011
 Ngày dạy : 02/11/2011
Tiết: 63 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	- HS nhận rõ ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy, rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết 
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức: - HS nhận rõ ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy, rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết 
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng thành thạo hơn khi làm bài văn tự sự 
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân.
 III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài, vào điểm cụ thể, chính xác
 2. Học sinh: Chuẩn bị đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp , đàm thoại....
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại bố cục của bài văn tự sự 
 3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài : Tiết học trước các em đã viết bài văn tự sự số 3, để giúp các em phát huy ưu điểm, rút kinh nghiệm những lỗi mắc phải cho bài sau đạt kết quả tốt, chúng ta sẽ có tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề Bài Tập làm văn số 3
- GV ghi đề bài lên bảng
- HS nêu yêu cầu chung của đề bài?
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút lập dàn ý cho đề bài trên
-> GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi lên bảng 
.Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho HS 
+ GV nhận xét ưu- khuyết điểm trong bài viết của HS
+ GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng
- GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu
- GV đọc trước lớp bài khá nhất của bạn, bài yếu của bạn để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân 
GV Trả bài - Ghi điểm
I.TÌM HIỂU CHUNG
 Câu 1: Nêu NT, YN Văn bản: ''Thầy bói xem voi'' 
Câu 2 : Hãy kể về thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến. 
àYêu cầu chung:
 Câu 1: Nêu được NT, YN văn bản''Thầy bói xem voi'' 
Câu 2: 
 - Văn kể chuyện , kể về thầy hoặc cô giáo
 - Chữ viết rõ ràng, chính xác không sai chính tả, bố cục rõ ràng
 - Học sinh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ 3
à Dàn ý sơ lược 
a.Mở bài :(1 điểm) 
- Giới thiệu chung về cô giáo của em, người đã quan âm, lo lắng, động viên em trong học tập
b.Thân bài: ( 6 điểm ) 
- Kể diễn biến sự việc 
- Kể về ngoại hình, tuổi tác cô giáo em 
- Đối với em: Cô quan tâm, lo lắng, nhắc nhở em trong học tập 
+ Cô động viên, khích lệ mỗi khi em tiến bộ 
+ Cô uốn nắn dạy bảo tỉ mỉ, kịp thời 
+ Cô giúp em lấy lại những kiến thức bị hổng, theo dõi sát sao việc học tập hằng ngày của em 
+ Đối với các bạn bè trong lớp và với đồng nghiệp cũng quan tâm, lo lắng, động viên, giúp đỡ 
c.Kết bài: (1 điểm) 
- Trình bày cảm nghĩ của bản thân về thầy (cô) giáo
- Lòng biết ơn của em đối với thầy (cô) giáo 
- Lời hứa
II. Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS 
a.Ưu điểm: 
- Về hình thức: đảm bảo yêu cầu của một bài văn. 
- Biết kể về những kỉ niệm đối với thầy (cô )giáo của mình.
b.Nhược điểm:
Phần trọng tâm về cô sơ sài, viết số rất nhiều trong bài làm.
Một số tả về thầy ( cô) dài dòng, gây cảm giác nhàm chán 
Một số ít chấm câu tuỳ tiện, hoặc không chấm câu cả đoạn văn dài. 
Một số ít dùng từ không chính xác, lỗi chính tả, lỗi lặp từ. 
Trình bày bẩn, gạch tẩy bừa bãi, không viết hoa danh từ riêng hoặc sau dấu chấm không viết hoa. 
à Chữa lỗi cụ thể:
- Lỗi diễn đạt: Lủng củng, chưa gãy gọn (Hồi cấp 1 em có rất nhiều cô, cô ấy đã dậy cho em vào lớp 5 và cô cho em nhiều hiểu biết hơn ) => Ở cấp một, em đã được học rất nhiều thầy cô, nhưng người đã để lại ấn tượng nhiều nhất trong em là cô Nhung 
- Lỗi dùng từ: 
Cô rất hiền những cũng có lúc cô rất ác
Quần áo cô khắc kiểu, cô hay mặc
Mỗi khi em mắc khuyết điểm, cô không hay chưởi bới 
=>Cô rất nghiêm khắc với chúng em; khác ; cô thường nhẹ nhàng khuyên giải
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. 
 - Chính tả: - Sai nhiều lỗi chính tả 
 (dậy em, trăm sóc, chữ sấu, tày cô, , bận dộn..) => dạy em, chăm sóc, chữ xấu, tay cô, , bận rộn .. 
 - Viết số, viết tắt đặc biệt là viết số trong bài làm
 - Nhiều bài chưa viết được,làm đối phó.
 BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 3
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
6d3
30
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Xem lại phương pháp làm bài tự sự 
 - Chuẩn bị tiết “ÔN TẬP TIẾNG VIỆT”
 VII .RÚT KINH NGHIỆM:
 ..............................................................................................
 *******************************************
Tiết 64 : Ngày soạn :27/11/2011 
 Ngày dạy : 02/12/2011 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt.
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt , từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
 2.Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
III.CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: Tài liệu liên quan. Soạn đề cương ôn tập cụ thể cho HS.
 2. Học sinh: Hệ thống lại kiến thức về tiếng Việt đã học
IV. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình.....
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để chuẩn bị cho bài thi học kì I, chúng ta tiến hành tiết ôn tập.
HOẠT DỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: 
+ Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia làm mấy loại? Là những loại nào? Cho VD? 
+ Trong vốn từ tiếng Việt gồm những lớp từ có nguồn gốc như thế nào?
+ Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn là gì có những loại từ mượn nào? Từ mượn nào là quan trọng nhất? 
+ Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? cho VD? 
+ Hãy kể tên những từ loại đã học ở lớp 6
+ Hãy nêu đặc điểm, phân loại của danh từ, động từ, tính từ ?
+ Số từ, lượng từ, chỉ từ, có khái niệm và hoạt động như thế nào?
+ Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cấu tạo các cụm (danh từ, động từ, tính từ, gồm mấy phần? cho VD? Vẽ mô hình? Theo em phần nào quan trọng nhất không thể thiếu trong cụm ?
Hoạt độngII: Luyện tập.
-Chỉ rõ từ đơn ,từ phức ( từ ghép, từ láy ) trong một đoạn văn cụ thể.
-Xác định nghĩa của từ được sử dụng trong câu ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển ).
-Xác định từ mượn được sử dụng trong một đoạn trích đã học và nhận xét về tác dụng cuả chúng.-Vẽ mô hình cấu tạo của cụm từ đã học, cho ví dụ minh họa.
I/ Nội dung ôn tập:
1. Từ:
a) Cấu tạo của từ tiếng Việt
khái niệm (SGK)
Phân loại 	Từ đơn 
	 Từ phức	 Từ ghép 
	 Từ láy
b) Nguồn gốc
Gồm 2 lớp từ 	 Từ thuần việt
	 Từ mượn
c) Nghĩa của từ
Khái niệm (SGK)
Cách giải thích nghĩa của từ: 
+ 2 cách : Trình bày khái niệm mà từ biểu thi..
	 Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa để giải thích 
2. Từ loại :
SGK - VD
a) Danh từ, động từ, tính từ
Đặc điểm
Phân loại 
b) Số từ, lượng từ, chỉ từ đều làm phụ ngữ trong cụm danh từ 
SGK – VD 
Khái niệm 
Hoạt động trong câu
3. Cụm từ: 3 loại :
Cụm DT	Khái niệm 
Cụm ĐT	Cấu tạo 	SGK
Cụm TT	Vẽ mô hình 
2.Lỗi dùng từ 
- Lỗi lặp từ .
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
II/Luyện tập :
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 - Vận dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn số ba : lặp từ, lấn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
 - Học đề cương ôn tập để tuần sau thi học kì .
 - Chuẩn bị tiết LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT (TT)
 VII .RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA TUAN 16 MOI NHAT.doc