Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

A. Mục tiêu cần đạt:

HS viết được một văn bản TS có nội dung: nhân vật, sự việc, t/gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả. Có 3 phần MB, TB, KB. Bài văn không quá 400 chữ.

B. Các hoạt động dạy và học:

 * Ổn định lớp.

 * Đề bài:

 Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.

 * Yêu cầu:

 HS: Kể bằng chính lời văn của mình về các truyện đã học.

 + MB: Giơí thiệu chung về nhân vật và sự việc.

 + TB: Kể được các diễn biến sự việc.

 + KB: Kể được kết cục của sự việc.

 * GV: Thu bài đúng thời gian.

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 17, 18: viết bài tập làm văn số 1.
(Văn Tự sự) 
A. Mục tiêu cần đạt: 
HS viết được một văn bản TS có nội dung: nhân vật, sự việc, t/gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả. Có 3 phần MB, TB, KB. Bài văn không quá 400 chữ.
B. Các hoạt động dạy và học:
	* ổn định lớp.
	* Đề bài:
	Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.
	* Yêu cầu: 
	HS: Kể bằng chính lời văn của mình về các truyện đã học.
	+ MB: Giơí thiệu chung về nhân vật và sự việc.
	+ TB: Kể được các diễn biến sự việc.
	+ KB: Kể được kết cục của sự việc.
	* GV: Thu bài đúng thời gian.
*****************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 19: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS cần nắm được:
	- KháI niệm từ nhiều nghĩa.
	- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
	- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ phần I.
	HS: Soạn bài và làm BT ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- KT bài tập về nhà.
	- H: Nghĩa của từ là gì? Hãy giảI thích một số nghĩa của từ?
D: Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Đọc bài thơ trong SGK.
H: Cho biết nghĩa của từ “chân”? Từ “chân” có mấy nghĩa? Tìm các từ đI kèm để phân nghĩa?
HS: Phát biểu.
GV: Ghi bảng.
HS: Tìm một số từ nhiều nghĩa như “chân” và giảI nghĩa.VD: như từ “chạy”.
GV: Nhận xét.
HS: Tìm một số từ chỉ có một nghĩa.
H: Từ nhiều nghĩa là gì?
GV: Giảng: Hiện tượng nhiều nghĩa trong từ chính là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
H: Xét nghĩa của từ “chân” đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển?
H: Nghĩa chuyển được hình thành do đâu?
GV: Giảng.
HS: Rút ra phần ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS làn bài tập.
H: Tìm một số từ chỉ bộ phận cơ thể con người và kể một số VD về sự chuyển nghĩa cuat từ?
HS: GiảI thích các từ để thấy rõ sự chuyển nghĩa?
H: Trong TV một số từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể các trường hợp chuyển nghĩa đó?
I/. Từ nhiều nghĩa.
1) Từ “chân”: nghĩa:
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đI, đứng. VD: đau chân, chân tay.
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt măt nền. VD: chân tường, chân núi, chân bàn ghế
- Bộ phận dưới cùng có tác dụng đỡ của một số đồ vật. VD: chân giường, chân đèn, chân kiềng.
=> Có 3 nghĩa.
2). Tìm một số từ nhiều nghĩa:
VD: - Tai -> tai ấm, tai chén
 - Mắt: + ở người, động vật
 + chỗ lồi lõm hình tròn, hình thoi (mắt quả na, mắt hốc cây)
3). Tìm một số từ chỉ có một nghĩa:
VD: bút, ti vi, viết, giấy, sách
=> Từ có thể có một hay nghiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
II/. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1). 
- Từ “chân” nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc; nghĩa thứ hai, ba là nghĩa chuyển.
- Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa chính.
* Ghi nhớ. (SGK).
III/. Luyện tập:
1). Gợi ý:
- Đầu: + đâu đầu, nhức đầu..
 + đầu sông, đầu nhà, đầu đường
 + đầu mối, đầu tiên
- Mũi: + mũi lõ, sổ mũi..
 + mũi kim, mũi thuyền
 + mũi đất
 + cánh quân chia làm nhiều mũi.
2). VD:+ Lá -> lá phổi, lá lách.
 + Quả-> quả tim, quả thận.
Bài 3,4,5 HS làm ở nhà.
	* Củng cố: GV: KháI quát nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 20: Lời văn, đoạn văn Tự sự.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
****************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 20: lời văn, đoạn văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
	HS nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
	Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự viêc, kể việc; nhận ra mỗi liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vân dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và sự việc
B. Chuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ mục 1 và 2 phần I.
	HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra bài tập.
	- H: Dàn ý bài văn TS gồm mấy phần? Yêu cầu các phần đó ra sao?
D. Các hoạt động dạy và học;
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt 
HS: Đọc và quan sát đoạn trích (SGK).
GV: Treo bảng phụ.
H: Đoạn 1 và2 giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu điều gì, nhằm mục đích gì? Thứ tự các câu vì sao không đảo lọn được?
GV: Sơ bộ nói qua ghi nhớ 1.
HS: Đọc đoạn văn SGK.
H: Đoạn văn dùng những từ gì để kể các hoạt động của nhân vật?
HS: Gạch dưới những từ đó.
H: Các hành động được kể theo thứ tự nào?
H: Hành động ấy đem lại kết quả gì?
H: Đoạn văn trên diễn đạt ý gì?
HS: Rút ra ghi nhớ 2 và đọc.
HS: Đọc lai các đoạn văn trên.
H: Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?
HS: Đọc ghi nhớ (SGK)
GV: Hướng dẫn HS luyện tập.
I/. Lời văn, đoạn văn Tự sự.
1). Lời văn giới thiệu nhân vật.
- Đoạn 1: Giới thiệu Mị Nương và việc vua Hùng kén rể
- Đoạn 2: Giới thiệu về Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn, và tài năng của hai người.
=> Lời văn TS chủ yếu kể người, kể việc. Kể người có thể giới thiệu họ tên, lai lịch, tính tình, tài năng. Kể việc là kẻ các hoạt động, việc làm, kết quả
2) Lời văn kể sự việc.
- Đoạn văn SGK.
- Thứ tự kể: Nổi giận -> hô mưa, gọi gió -> dâng nước đánh Sơn Tinh (T/ gian).
- Kết quả: Nước dâng cao.
- Chủ đề của đoạn: Thủy Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
3). Đoạn văn:
- Đoạn 1: Vua Hùnh kén rể.
- Đoạn 2: Hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Đoạn 3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
* Ghi nhớ: (SGK).
II/. Luyện tập.
* Bài 1: 
a) ý của đoạn thể hiện ở câu “cậu chăn bò rất giỏi”. ý giỏi thể hiện qua các ý phụ:
+ Chăn suốt ngày tư sáng đến tối.
+ Dù nắng, mư ntn bò đều được ăn no căng bụng.
b) ý chính: Hai cô chi ác hay hắt hủi Sọ Dừa. Cô út hiền lành đối xử tư tế vơi Sọ Dừa.
c) ý chính của đoạn: “tính cô còn trể con lắm” các câu sau làm rõ hơn.
* Bài 2: HS làm ở nhf chuẩn bị cho bài 6 (tiết23)
* Bài 3,4 HS tự làm ở nhà.
	* Củng cố: 
	GV: Khái quát nội dung đã học.
	* Dặn dò
	HS: học bài, làm BT và soạn văn bản Thạch Sanh.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc