Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: Giúp HS:

 -HS biết:

+Ý nghĩa khái quát của tính từ, đặc điểm của tính từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).

+Các loại tính từ cơ bản.

 - HS hiểu:

+ Cấu tạo đầy đủ, chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.

+Nghĩa của cụm tính từ; nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ.

1.2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận biết tính từ trong văn bản.

-Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

- Sử dụng tính từ và cụm tính từ để trong nói, viết (đặt câu, dựng đoạn).

1.3.Thái độ:

 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi sử dụng từ.

2.TRỌNG TÂM:

-Đặc điểm của tính từ.

-Cấu tạo của cụm tính từ.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ.

3.2.HS: Tìm hiểu đặc điểm của cụm tính từ, các loại tính từ, cấu tạo của cụm tính từ.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu 1:

ĩ GV treo bảng phụ.

 Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ?

 A. Hoạt động trong câu như một động từ.

 B. Hoạt động trong không như một động từ.

 C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

 D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ.

Câu 2:

ĩ Làm BT4, VBT?

ĩ HS làm, GV nhận xét, chấm điểm.

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 14 - Tiết: 61	 
Tuần dạy: 16
CỤM ĐỘNG TỪ
1.MỤC TIÊU:
1.1Kiến thức: 
-HS biết:
+Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
+Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
-HS hiểu: 
+Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm động từ.
+Nghĩa của cụm động từ.
1.2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ khi nói, viết.
1.3.Thái độ:
-Giáo dục HS ý thức sử dụng tốt từ loại động từ trong khi nói, viết. 
Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
2.TRỌNG TÂM:
-Đặc điểm của cụm động từ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: bảng phụ.
3.2.HS: Tìm hiểu khái niệm và cấu tạo của cụm động từ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
Dòng nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của động từ? 
 	A. Thường làm vị ngữ trong câu.
 	B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng vẫn, chớ, đừng
C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ, đừng.
D.Thường làm thành phần phụ trong câu.
Câu 2:
	Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?
	A.Cái gì?
	B.Làm gì?
	C.Thế nào?
	D.Làm sao?
Câu 3:
	Làm BT1, VBT? 
HS làm. 
Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
áGiới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về động từ. Tiết này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về cụm động từ. 
Hoạt động 1: Cụm động từ là gì?	
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Các từ ngữ in đậm trong VD trên bổ sung ý 
nghĩa cho những từ nào?	
Đã nhiều nơi àđi	 
Cũngnhững câu đó oái oăm để hỏi mọi ngườiàra
Thử lược bỏ những từ in đậm nói trên rồi rút ra 
nhận xét về vai trò của chúng?
HS lên ghi câu đã lược bỏ những từ in đậm: “Viên quan đi, đến đâu quan ra”
GV gọi Hs nhận xét về ý nghĩa của các câu trên, sau đó GV nhận xét lại:
àĐây là những câu không thể hiểu rõ nghĩa được.
àCác từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ, nhiều khi chúng không thể thiếu được).
Tìm một cụm động từ. Đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với một động từ?	
Cụm động từ là gì? Nêu hoạt động của cụm động từ trong câu?	
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 2: Cấu tạo của cụm động từ.	
GV treo bảng phụ, HS lên bảng điền vào mô hình cấu tạo cụm động từ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở 
phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
Phụ ngữ trước: đã, sẽ, đang, cũng, còn, vẫn, hãy, đừng, chớ, nên, chưa, chẳng
à +Quan hệ thời gian (sẽ, đã)
 +Tiếp diễn tương tự (đang, cũng, còn, vẫn)
 +Khuyến khích hoặc ngăn cản hành động (hãy, nên, đừng, chớ)
 +Khẳng định hoặc phủ định hành động (chưa, chẳng) 
Phụ ngữ sau: được, rồi, thấy, ngay, câu trả lời, mọi người.
à +Đối tượng, hướng
 +Thời gian, mục đích, nguyên nhân
 +Phương tiện, cách thức hành động
Nêu cấu tạo của cụm động từ? Nói rõ về phụ ngữ trước, phụ ngữ sau của cụm động từ?
HS trả lời, GV nhận xét chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK – 148.	
Hoạt động 3: Luyện tập.	
Gọi HS đọc bài tập 1.	
GV hướng dẫn HS làm. 
HS thảo luận nhóm 5’, trình bày
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc bài tập 2.
GV kẻ sẵn bảng, cho HS lên bảng điền.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
GD HS ý thức sử dụng cụm động từ phù hợp khi nói, viết.
Gọi HS đọc bài tập 3.
Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ “ chưa” và “không” trong đoạn văn trên?
“Chưa”: Hành động có thể xảy ra trong tương lai: phủ định tương đối.
“Không”: Hànøh động không thể xảy ra: phủ định tuyệt đối.
Qua cách sử dụng từ ngữ trên cho ta thấy điều gì?
Cho ta thấy sự nhanh trí, thông minh của em bé: cha chưa nghĩ được câu trả lời mà em đã đáp lại một câu mà đến viên quan cũng không trả lời được.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4.
viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện “Treo biển”. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó?
Gọi HS lên bảng làm bài.
Nhận xét, sửa chữa.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Cụm động từ là gì?:
- đã đi nhiều nơi
- cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
à cụm động từ.
-Đang biểu diễn trên sân khấu.
=>Aûo thuật gia đang biểu diễn trên sân khấu.
- Đã làm bài tập Tiếng Việt.
=>Tôi đã làm bài tập Tiếng Việt.
àCụm động từ hoạt động trong câu như một động từ.
Ghi nhớ SGK/148
II. Cấu tạo của cụm động từ:
Ghi nhớ: SGK/148
III. Luyện tập:
 Bài 1: Tìm cụm động từ:
a)Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b)Yêu thương Mỵ Nương hết mực.
Muốn kén cho con xứng đáng.
c)Đành tìm cách giữ sứ thần nọ.
Có thì giờ đi hỏi ý kiến nọ. 
Bài 2: 
Phụ trước
P. trung tâm
Phụ sau
1.còn đang
2.
4.đành
đùa nghịch
yêu thương
muốn kén
tìm cách giữ
có 
đi hỏi 
ởÛ sau nhà.
Mị Nương hết mực.
cho con đáng.
sứ thần 
thì giờ .
 Bài 3: 
“ Chưa” và “không” đều có ý nghĩa phủ định.
 Bài 4: Cụm động từ:
Có ngụ ý khuyên răn người ta
Cần giữ vững bản thân.
Vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
GV treo bảng phụ:
Dòng nào sau đây không có cụm động từ?
	 A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
	 B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà
	 C. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao.
	 D. Ngày mai, tôi đi.
Câu 2:
Nêu cấu tạo của cụm động từ?
Cấu tạo đầy đủ gồm có ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 3:
	Hãy đặt câu có cụm động từ?
HS thực hiện, GV nhận xét.
GD HS ý thức sử dụng tốt cụm động từ khi nói, viết.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 üHọc bài, học thuộc phần ghi nhớ SGK – 148.
 üLàm bài tập vào VBT.
 üĐặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm động từ đó.
 üTìm cụm động từ có trong đoạn “Khi chôn cất. ngoài cửa nhà bác tiều” trong bài “Con hổ có nghĩa”.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 üSoạn bài “Tính từ và cụm tính từ”: Trả lời câu hỏi SGK; tìm hiểu đặc điểm của tính từ và các loại tính từ.
 üChuẩn bị bài: “Mẹ hiền dạy con”: Đọc, tìm hiểu nội dung cốt truyện; trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. 
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: 15 - Tiết 62	
Tuần dạy: 16
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
	-HS biết:
+Ý nghĩa khái quát của tính từ, đặc điểm của tính từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
+Các loại tính từ cơ bản.
	- HS hiểu:
+ Cấu tạo đầy đủ, chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+Nghĩa của cụm tính từ; nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ.
1.2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng nhận biết tính từ trong văn bản.
-Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ và cụm tính từ để trong nói, viết (đặt câu, dựng đoạn).
1.3.Thái độ:
	- Giáo dục HS tính cẩn thận khi sử dụng từ.
2.TRỌNG TÂM:
-Đặc điểm của tính từ.
-Cấu tạo của cụm tính từ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
3.2.HS: Tìøm hiểu đặc điểm của cụm tính từ, các loại tính từ, cấu tạo của cụm tính từ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
GV treo bảng phụ.
Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ? 
	 A. Hoạt động trong câu như một động từ.
	 B. Hoạt động trong không như một động từ.
	 C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
	 D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ.
Câu 2:
Làm BT4, VBT?
HS làm, GV nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về từ loại và cụm từ, tiết này cô tiếp tục hướng dẫn các em tìm hiểu về” Tính từ và cụm tính từ “.
Hoạt động 1: Đặc điểm của tính từ.	
GV treo bảng phụ giới thiệu ví dụ SGK.
Tìm tính từ trong các câu ở VD trên ?	 	
Kể thêm một số tính từ em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng?
	- Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tí vàng..
	- Chỉ mùi vị: chua, cay, ngọt, đắng
	- Chỉ hình dáng: gầy gò, thoăn thoắt, mập...
So sánh tính từ với động từ về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,
 +Về khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn: tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
 + Về khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ: Tính từ bị hạn chế, động từ kết hợp mạnh.
	Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.	
	+ Về khả năng làm chủ ngữ: Tính từ và động từ giống nhau.
 + Về khả năng làm vị ngữ: Tính từ hạn chế hơn động từ. 
Thế nào là tính từ? Khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, của tính từ? Chức vụ ngữ pháp của tính từ?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK- 154.	
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại tính từ.	 
Trong các tính từ ở phần I:
	 + Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi)	
	 + Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?	
Hãy giải thích hiện tượng trên?	
Có mấy loại tính từ? Kể ra?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 3: Cụm tính từ.	
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu ở VD?
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Vốn/đã/rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại ... tập trên?
Hình ảnh mà các cụm tình từ gợi ra có lớn lao, khoáng đạt không?
Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm ông thầy bói?
HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
Hãy so sánh cách dùng động từ, tính từ trong 5 câu văn tả biển và cho biết những khác biệt ấy nói lên điều gì?
HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS lên bảng làm bài.
Nhận xét sửa chữa.
Có thể chấm một số vở bài tập của HS.
I. Đặc điểm của tính từ:
Ví dụ:
 a. bé, oai.
b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
à tính từ.
-So sánh tính từ với động từ.
Ghi nhớ: SGK/154
II. Các loại tính từ:
VD:
 -Bé, oai: Có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
àTính từ tương đối.
 -Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi: Không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
àTính từ tuyệt đối.
Ghi nhớ SGK/154
III. Cụm tính từ:
Ghi nhớ: SGK/155
IV. Luyện tập:
 Bài 1:
Bài 2:
-Các tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm.
-Hìønh ảnh  là những sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn như con voi.
àNhận thức hẹp hòi, chủ quan.
Bài 3:
- So sánh:
+ Gợn sóng êm ả.
+ Nổi sóng.
+ Nổi sóng dữ dội.
+ Nổi sóng mù mịt.
+ Nổi sóng ầm ầm.
àĐộng từ và tính từ được dùng trong trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, àsự thay đổi thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi quá quắt của mụ vợ ông lão.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:
GV treo bảng phụ.
Dòng nào sau đây chưa phải là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?
	 A. Vẫn còn khoẻ mạnh lắm.
	 B. Rất chăm chỉ làm lụng.
	 C. Còn trẻ.
	 D. Đang sung sức như thanh niên.
Câu 2:
Hãy đặt câu với cụm tính từ “ Vẫn còn khỏe mạnh lắm”
lÔng em vẫn còn khỏe mạnh lắm.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK- 155.
 ü Làm BT4 vào vở bài tập..
 üNhận xét ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
 üTìm cụm tính từ trong đoạn đầu của truyện “Con hổ có nghĩa”.
 üĐặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 ü Chuẩn bị bài ““Ôn tập Tiếng Việt”: Xem lại các kiến thức Tiếng Việt đã học: Ôn về cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ, nguồn gốc từ, từ loại ( danh từ, động từ, tính từ, chỉ từ, số từ, lượng từ) và cụm từ ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ).
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: 15 - Tiết 63	 
Tuần dạy: 16
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
	 - Tất cả những kiến thức Tiếng Việt đã học ở HK I: cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ, nguồn gốc từ, từ loại ( danh từ, động từ, tính từ, chỉ từ, số từ, lượng từ) và các cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ).
1.2.Kĩ năng:
	 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
1.3.Thái độ:
	 - Giáo dục ý thức tự giác học tập cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
-Cấu tạo từ, từ loại, cụm từ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1GV: Bảng phụ ghi sơ đồ cấu tạo từ.
3.2HS: Ôn về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, cấu tạo từ theo nguồn gốc. 
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:
Tính từ là gì? Cho ví dụ?
lTính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
VD: cứng, nóng, hồng.
Câu 2:
Mô hình của cụm tính từ như thế nào? Hãy đặt câu chứa cụm tính từ có đầy đủ thành phần.
ĩHS thực hiện, gọi HS khác nhận xét, GV ghi điểm.
4.3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Để giúp các em hệ thống hóa các kiến thức về tiếng Việt, tiết này chúng ta sẽ đi vào ôn tập tiếng Việt.
Hoạt động 1: Ôn về cấu tạo từ.	 	
GV treo bảng phụ, ghi cấu tạo từ.	
HS lên điền vào những chỗ còn trống.
GV nhận xét sửa sai.	
Hoạt động 2: Ôn về nghĩa của từ.	
Từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào?
HS trả lời, GV nhận xét sửa sai	
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân loại từ theo nguồn gốc.	 
GV treo bảng phụ, ghi bảng phân loại từ theo nguồn gốc.
HS lên điền vào chỗ trống.
GV nhận xét sửa sai.
áHoạt động 4: Ôn về lỗi dùng từ.	
Nêu các lỗi dùng từ thường gặp?
HS trả lời, GV nhận xét.	 
Hoạt động 5: Hướng dẫn ôn về từ loại và cụm từ.	
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập.	GV treo bảng phụ, ghi BT.
Có 3 bạn HS phân loại các CDT, CĐT và CTT như sau 	
Bạn ấy sai hay đúng, sửa giúp bạn?	
CDT:
 Những bàn chân.	
	Cười như nắc nẻ.	
	Tay làm hàm nhai
	Đồng không mông quạnh	
CĐT:
 Đổi tiền nhanh.	
	Xanh biếc màu xanh	
	Tay làm hàm nhai
CTT:
 Buồn nẫu ruột
	Trận mưa rào
	Xanh vỏ đỏ lòng.
HS trả lời.
ĩNhận xét, sửa chữa.
1. Cấu tạo từ:
Từ đơn	Từ phức	
Từ ghép	 Từ láy
2. Nghĩa của từ:
Nghĩa gốùc Nghĩa chuyển
3. Phân loại từ theo nguồn gốc:
Từ thuần Việt Từ mượn.
Từ mượn Từ mượn các 
Tiếng Hán	ngôn ngữ khác
Từ gốc Hán Từ Hán Việt
4. Lỗi dùng từ:	
Lặp từ Lẫn lộn các Dùng 
 từ gần âm. từ không 
 đúng nghĩa 
5. Từ loại và cụm từ:
D.từ Đ.từ T.từ L.từ S.từ C.từ 
CDT CĐT CTT
6. Luyện tập:
a. Cụm danh từ: 
 Những bàn chân.
 Đồng không mông quạnh.
 Trận mưa rào
b. Cụm động từ:
 Đổi tiền nhanh
 Tay làm hàm nhai
 Cười như nắc nẻ.
c. Cụm tính từ:
 Buồn nẫu ruột
 Xanh vỏ đỏ lòng.
 Xanh biếc màu xanh
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ
Trong các câu sau. Ở câu nào từ “ăn” được sử dụng với nghĩa gốc?
	 A. Mặt hàng này đang ăn khách.
	 B. Hai chiếc tàu lớn đang ăn than.
	 C. Cả nhà đang ăn cơm.
	 D. Chị ấy rất ăn ảnh.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	-Đối với bài học ở tiết học này:
üXem lại các kiến thức đã học.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị: Ôn kĩ lại các bài để chuẩn bị thi HK I. Cụ thể: Nghĩa của từ, từ mượn, từ nhiều nghĩa, danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, chỉ từ, số từ, lượng từ
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: 15 - Tiết 63	
Tuần dạy:16
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1.MỤC TIÊU:Giúp HS
Kiến thức:
	- HS thấy, biết được ưu khuyết điểm của mình qua bài làm.
	- Lập dàn ý mẫu cho HS nắm được phương pháp làm bài tự sự.
Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng chữa lỗi sai cho HS.
Thái độ:
Giáo dục HS ý thức sửa lỗi sai trong bài làm của bản thân, bạn bè.
2.TRỌNG TÂM:
Sửa sai, rút kinh nghiệm bài làm của HS.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phụ ghi lỗi sai, bài kiểm tra.
3.2.HS: Xem lại bài văn tự sự.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	 
4.2.Kiểm tra miệng: 
4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Để giúp các em thấy được ưu, khuyết điểm trong bài làm văn của mình và của bạn, tiết này, cô sẽ trả bài TLV số 3 cho các em.
Hoạt độâng1: hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:	 
GV ghi đề lên bảng.	 
Hoạt động 2. Phân tích đề:
GV hướng dẫn HS phân tích đề.
Hoạt động 3. Nhận xét bài làm:
GV nhận xét ưu điểm, tồn tại qua bài làm của HS.
	 - Ưu điểm: 
+Đa số HS nắm được yêu cầu của đề.
+Một số HS làm bài khá tốt, diễn đạt trôi chảy mạch lạc.
	-Tồn tại: 
+Một số bài viết sơ sài, câu văn lủng củng, thiếu mạch lạc, dùng từ, đặt câu chưa chính xác.
+ Còn viết mở bài, thân bài, kết bài.
+ Sai nhiều lỗi chính tả, tẩy xoá nhiều.
Hoạt động 4:Công bố điểm:
GV công bố điểm cho HS nắm.
	Trên trung bình.
	Dưới trung bình.
Hoạt động 5: Trả bài văn:
GV cho lớp trưởng phát lại bài cho HS.
Hoạt động 6: Xây dựng dàn bài.	 
GV hướng dẫn HS lập dàn bài văn tự sự.
Phần mở bài cần làm gì?
Phần thân bài em làm những gì?	
Gọi HS nêu phần kết bài.
Hoạt động 7: Sửa lỗi:	 
GV treo bảng phụ, ghi các lỗi.
HS sửa các lỗi sai.	 
 + Sai chính tả.
GD HS ý thức viết đúng chính tả.	
+ Sai cách diễn đạt, dùng từ
Cho HS sửa lại các lỗi sai vào vở bài tập.
GD HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác, diễn đạt mạch lạc.	 	
Đề: Kể về một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,em)
Phân tích đề:
 - Thể loại: văn tự sự.
 - Yêu cầu: kể về một người thân của em.
Nhận xét bài làm:
Công bố kết quả:
Trả bài:
Dàn bài:
Mở bài:
Giới thiệu chung về người thân của em.
Thân bài:
Sơ lược về hình dáng.
Sở thích, tính cách.
Thái độ đối xử, tình cảm của người thân với mọi người và với em.
Kết bài:
Nêu tình cảm, ý nghĩa của em đối với người thân.
Sửa lỗi:
Lỗi chính tả:
Sương rồng à Xương rồng
Dới nhauà với nhau
Song việc à xong việc
Chăng sáng à Trăng sáng
xiêng năng à siêng năng
hớm hỉnh àhóm hỉnh
dản dị à giản dị
quánh à đánh.
Lỗi diễn đạt, dùng từ:
Có nhiều lúc bà rất dữ, bà quánh chữi em.
Hàm răng của ông rụng hết rồi.
Mẹ bận đồ bộ.
Sáng nào mẹ cũng đi mần sớm.
Dáng bà mặp mặp.
Bà rất thích chơi với con nít.
Ông đã hi sinh cứu nước, ra đi không nói lời nào..
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố::
GV nhắc lại một số kiến thức cơ bản về văn tự sự cho HS nắm kĩ lại.
Câu hỏi:
Khi làm bài, các em thường sai những lỗi nào?
Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu, viết đoạn, lỗi diễn đạt
GD HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 ü Xem lại kiểu bài văn tự sự.
 üXem lại dàn bài của đề văn trên.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 üChuẩn bị: Xem lại các thể loại đã học. 
 üÔn kĩ lại các bài để chuẩn bị thi HK I. 
 5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 16.doc