1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh nắm vững:
a. KT: - Khái niệm và cấu tạo của cụm động từ.
b. KN: - Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ trong khi nói và khi viết.
- Rèn kĩ năng sống: Ra quyết định: Nhận ra và lựa chọn các cụm động từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
c. TĐ: Ý thức học bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
b.Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
* Câu hỏi:
? Nêu đặc điểm của động từ và các loại động từ chính trong tiếng Việt?
* Đáp án - biểu điểm:
1. Đặc điểm của động từ: (5điểm)
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,.để tạo thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của cụm động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,.
2. Các loại động từ chính: (5điểm)
- Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
- Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
+ Động từ chỉ hành động (trả lời cho câu hỏi Làm gì)
+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời cho câu hỏi Làm sao?, Thế nào?).
• Giới thiệu bài: (1 phút). Trong tiết học trước, các em đã biết động từ có thể kết hợp với một sớ từ ngữ khác tạo thành cụm động từ. Vậy cụm động từ có đặc điểm gì? Mới chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV
HS
? Tb
? Tb
GV
? Tb
? Tb
HS
? Tb
HS
GV
HS
GV
? Tb
? Tb
HS
? Tb
HS
? Tb
HS
? K
GV
? Tb
HS
GV
HS
?
HS
HS
?
GV
HS
?
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa:
Ví dụ:
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
- Đọc ví dụ, chú ý những từ im đậm.
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì?
- Từ đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho từ đi; từ cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho từ ra.
- Những từ được bổ nghĩa (đi, ra) đều là động từ.
* Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu trên sẽ như thế nào?
- Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu trở nên vô nghĩa hoặc tối nghĩa.
=> Như vậy, từ phụ bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, cách thức, đối tượng của hành động, tạo thành cụm động từ, khiến câu có ý nghĩa cụ thể. Nhiều động từ phải có từ ngữ phụ thuộc đi kèm mới có nghĩa.
* Hãy tìm một động từ, phát triển động từ đó thành cụm động từ, đặt câu với cụm động từ đó?
- Động từ: học
đang học bài.
- Đặt câu: Em đang học bài.
CN VN
* Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu vừa đặt? Cho biết nhận xét của em về cụm động từ và hoạt động của cụm động từ trong câu?
- Phân tích cấu trúc ngữ pháp (Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu).
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
* Qua phân tích ví dụ, em hiểu cụm động từ là gì?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.148).
- Các em đã nắm được thế nào là chỉ từ. Vậy cấu tạo của cụm động từ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo
* Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần (I)?
- đã đi nhiều nơi.
Pt TT Ps
- cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
Pt TT Ps
* Phân tích ví dụ, em thấy cụm động từ gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- cụm động từ gồm có ba bộ phận. Đó là: Phần đừng trước động từ, phần động từ trung tâm. phần đứng sau động từ.
* Dựa vào vị trí các bộ phận của cụm động từ, em hãy điền vào bảng mô hình cụm động từ sau:
Phần trước Phần trung tâm phần sau
Đã đi nhiều nơi
cũng Ra những câu đó oái oăm để hỏi mọi người
- Lên bảng điền (có chữa bổ sung)
* Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ?
- Ví dụ:
Còn( đang, chưa, chẳng) tìm được (thấy)ngay câu
Pt Ps
trả lời
* Cho biết những phụ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm về ý nghĩa gì?
- Phần phụ ngữ trước bổ ngữ cho động từ về thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản, khẳng định hoặc phủ định hành động.
- Phần phụ ngữ trước bổ ngữ cho động từ về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức.
=> Mô hình cấu tạo ba phần của cụm động từ là lí tưởng. Nhưng trong thực tế, cụm động từ có thể không đầy đủ ba phần:
- Chỉ có phần trước và động từ:
+ đang ăn
+ sẽ đi
- Chỉ có động từ và phần sau:
+ ăn cơm
+ đi du lịch
* Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm động từ?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.148).
- Để các em nắm vững nội dung bài học, chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.148, 149).
* Tìm Tìm các cụm động từ trong các câu?
(SGK,T.148, 149).
- Làm việc cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Đọc bài tập 2 (SGK,T.149).
* Xếp các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ?
- Dùng bảng phụ.
- Lên bảng điền (có nhận xét, chữa bổ sung).
* Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn văn? (Bài tập 3, SGK,T.149).
I. Cụm động từ là gì.
(9 phút)
1. Ví dụ:
2. Bài học:
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới chọn nghĩa.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
* Ghi nhớ:
(SGK,T.148)
II. Cấu tạo của cụm động từ. (9 phút)
1. Ví dụ:
2. Bài học:
- Mô hình cấu tạo của cụm động từ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
- Trong cụm động từ:
+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: Quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,.
+ Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,.
* Ghi nhớ:
(SGK,T.148)
III. Luyện tập.
(15 phút)
1. Bài tập 1:
(SGK,T.148, 149)
Các cụm động từ:
a) Còn đang đùa nghịch
Pt TT
ở nhà sau.
Ps
b)
- Yêu thương Mị nương
TT Ps
hết mực
- Muốn kén cho con một
Pt TT Ps
người chồng thật xứng đáng
c)
- Đành tìm cách giữ
Pt TT
sứ thần ở công quán.
Ps
- Để có thì giờ
Pt TT Ps
- Đi hỏi ý kiến em bé
TT Ps
Thông minh
2. Bài tập 2.
(SGK,T.149)
3. Bài tập 3:
(SGK,T.149)
- Chưa biết trả lời thế nào mang ý nghĩa phủ định tương đối.
- Không biết đáp sao cho ổn mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối.
TUẦN 16 NGỮ VĂN - BÀI 14, 15 Kết quả cần đạt. - Hiểu cụm động từ là gì và nắm được cấu tạo của cụm động từ. - Nhớ nội dung và hiểu ý nghĩa của năm sự việc đã diễn ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử. Hiểu cách viết gần với cách viết kí của truyện trung đại. - Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về tính từ đã học ở bậc tiểu học; nắm được khái niệm cụm tính từ. Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng 6A: /11/2010 Tiết 61. Tiếng Việt. CỤM ĐỘNG TỪ 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh nắm vững: a. KT: - Khái niệm và cấu tạo của cụm động từ. b. KN: - Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ trong khi nói và khi viết. - Rèn kĩ năng sống: Ra quyết định: Nhận ra và lựa chọn các cụm động từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. c. TĐ: Ý thức học bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án. b.Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: ? Nêu đặc điểm của động từ và các loại động từ chính trong tiếng Việt? * Đáp án - biểu điểm: 1. Đặc điểm của động từ: (5điểm) - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...để tạo thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của cụm động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,... 2. Các loại động từ chính: (5điểm) - Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là: + Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm). + Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm). - Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ: + Động từ chỉ hành động (trả lời cho câu hỏi Làm gì) + Động từ chỉ trạng thái (trả lời cho câu hỏi Làm sao?, Thế nào?). Giới thiệu bài: (1 phút). Trong tiết học trước, các em đã biết động từ có thể kết hợp với một sớ từ ngữ khác tạo thành cụm động từ. Vậy cụm động từ có đặc điểm gì? Mới chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS ? Tb ? Tb GV ? Tb ? Tb HS ? Tb HS GV HS GV ? Tb ? Tb HS ? Tb HS ? Tb HS ? K GV ? Tb HS GV HS ? HS HS ? GV HS ? - Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa: Ví dụ: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. (Em bé thông minh) - Đọc ví dụ, chú ý những từ im đậm. * Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì? - Từ đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho từ đi; từ cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho từ ra. - Những từ được bổ nghĩa (đi, ra) đều là động từ. * Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu trên sẽ như thế nào? - Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu trở nên vô nghĩa hoặc tối nghĩa. => Như vậy, từ phụ bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, cách thức, đối tượng của hành động, tạo thành cụm động từ, khiến câu có ý nghĩa cụ thể. Nhiều động từ phải có từ ngữ phụ thuộc đi kèm mới có nghĩa. * Hãy tìm một động từ, phát triển động từ đó thành cụm động từ, đặt câu với cụm động từ đó? - Động từ: học đang học bài. - Đặt câu: Em đang học bài. CN VN * Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu vừa đặt? Cho biết nhận xét của em về cụm động từ và hoạt động của cụm động từ trong câu? - Phân tích cấu trúc ngữ pháp (Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu). - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. * Qua phân tích ví dụ, em hiểu cụm động từ là gì? - Trình bày. - Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học - Đọc ghi nhớ (SGK,T.148). - Các em đã nắm được thế nào là chỉ từ. Vậy cấu tạo của cụm động từ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo * Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần (I)? - đã đi nhiều nơi. Pt TT Ps - cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Pt TT Ps * Phân tích ví dụ, em thấy cụm động từ gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? - cụm động từ gồm có ba bộ phận. Đó là: Phần đừng trước động từ, phần động từ trung tâm. phần đứng sau động từ. * Dựa vào vị trí các bộ phận của cụm động từ, em hãy điền vào bảng mô hình cụm động từ sau: Phần trước Phần trung tâm phần sau Đã đi nhiều nơi cũng Ra những câu đó oái oăm để hỏi mọi người - Lên bảng điền (có chữa bổ sung) * Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ? - Ví dụ: Còn( đang, chưa, chẳng) tìm được (thấy)ngay câu Pt Ps trả lời * Cho biết những phụ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm về ý nghĩa gì? - Phần phụ ngữ trước bổ ngữ cho động từ về thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản, khẳng định hoặc phủ định hành động. - Phần phụ ngữ trước bổ ngữ cho động từ về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức... => Mô hình cấu tạo ba phần của cụm động từ là lí tưởng. Nhưng trong thực tế, cụm động từ có thể không đầy đủ ba phần: - Chỉ có phần trước và động từ: + đang ăn + sẽ đi - Chỉ có động từ và phần sau: + ăn cơm + đi du lịch * Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm động từ? - Trình bày. - Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học - Đọc ghi nhớ (SGK,T.148). - Để các em nắm vững nội dung bài học, chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập - Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.148, 149). * Tìm Tìm các cụm động từ trong các câu? (SGK,T.148, 149). - Làm việc cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung). - Đọc bài tập 2 (SGK,T.149). * Xếp các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ? - Dùng bảng phụ. - Lên bảng điền (có nhận xét, chữa bổ sung). * Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn văn? (Bài tập 3, SGK,T.149). I. Cụm động từ là gì. (9 phút) 1. Ví dụ: 2. Bài học: - Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới chọn nghĩa. - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. * Ghi nhớ: (SGK,T.148) II. Cấu tạo của cụm động từ. (9 phút) 1. Ví dụ: 2. Bài học: - Mô hình cấu tạo của cụm động từ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. - Trong cụm động từ: + Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: Quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,... + Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,... * Ghi nhớ: (SGK,T.148) III. Luyện tập. (15 phút) 1. Bài tập 1: (SGK,T.148, 149) Các cụm động từ: a) Còn đang đùa nghịch Pt TT ở nhà sau. Ps b) - Yêu thương Mị nương TT Ps hết mực - Muốn kén cho con một Pt TT Ps người chồng thật xứng đáng c) - Đành tìm cách giữ Pt TT sứ thần ở công quán. Ps - Để có thì giờ Pt TT Ps - Đi hỏi ý kiến em bé TT Ps Thông minh 2. Bài tập 2. (SGK,T.149) 3. Bài tập 3: (SGK,T.149) - Chưa biết trả lời thế nào mang ý nghĩa phủ định tương đối. - Không biết đáp sao cho ổn mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối. c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Về nhà học thuộc hai ghi nhớ (SGK,T.148). - Làm 4 bài tập trong SGK; bài tập 5 (SBT, T.57). - Đọc và chuẩn bị bài: Mẹ hiền dạy con theo câu hỏi tìm hiểu (SGK,T.152). Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng 6A: /11/2010 Tiết 62.Văn bản: MẸ HIỀN DẠY CON (Theo cổ học tinh hoa quyển nhất) 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. KT: - Hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử. - Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời trung đại. b. KN: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện. - Rèn kĩ năng sống: Tự nhận thức giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống. c. TĐ: Yêu quý và tôn trọng mẹ. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án. b- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) *Câu hỏi: Kể tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa? Nêu nghệ thuật và nội dung của truyện? * Đáp án - biểu điểm: - Học sinh kể tóm tắt theo yêu cầu. (5 điểm) - Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cầu, trong đó dùng một loại biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, nhắm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. (5 điểm) * Giới thiệu bài: (1 phút) Mạnh Tử (372? - 289? tr. CN)là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc. được các nhà nho sưa suy tôn là bậc á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử. Mạnh Tử đã cùng học trò viết sách Mạnh Tử tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (tứ thư) của nho gia. Ở Việt Nam, tên tuổi của Mạnh Tử đi liền tên tuổi của Khổng Tử, hai ông được coi là hai vị thánh tiêu biểu của đạo Nho. Ở Văn Miếu Hà Nội, quanh tượng Khổng Tử có tượng Mạnh Tử được đặt thờ cùng với ba vị khác (tứ phối). Bên cạnh sự nố lực của thầy Mạnh Tử, là nhờ công lao của bà mẹ Mạnh Tử dạy từ thuở ấu thơ. Truyện Mẹ hiền dạy con phần nào thể hiện sự công phu dạy con của người mẹ. Để hiểu rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản trong tiết học ngày hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS1 ? K HS GV ? Tb HS GV HS ? Tb GV ? Tb HS ? K ?G ? Tb ? K HS GV ? Tb ? Tb ? Tb ? Tb ? K ? Tb ? Tb ? K GV ? Tb HS ? K GV ? K HS ? Tb ? Tb HS GV HS ? Tb HS - Hướng dẫn đọc: Giọng vừa phải, trang nghiêm cho phù hợp với ý nghĩa của việc dạy con của một người mẹ vừa yêu thương con, vừa nghiêm khắc. - Đọc mẫu một lần. - Đọc (Có nhận xét, uốn nắn cách đọc) * Văn bản Mẹ hiền dạy con là một truyện trung đại kể về cách thức dạy con của một người mẹ. Theo dõi văn bản, em thấy quá trình dạy con của người mẹ diễn ra qua mấy sự việc? Là những sự việc nào? Hãy tóm tắt các sự việc đó? - Tóm tắt theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung, khái quát lên bảng tóm tắt: Sự việc Con (thuở nhỏ) Mẹ (nuôi dạy con thơ) 1 - Nhà gần nghĩa địa - con bắt chước sự việc diễn ra trong đám ma: đào chôn, lăn, khóc. - M ... ). * Tìm cụm tính từ trong các câu? a) Nó sun sun như con đỉa. b) Nó chần chẫn như cái đòn càn. c) Nó bè bè như cái quạt thóc. d) Nó sừng sững như cái cột đình. đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn. - Suy nghĩ, làm việc cá nhân (3 phút) Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung): Ta bỏ Nó trong các câu trên sẽ có 5 cụm tính từ với phụ ngữ so sánh. * Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào? - Tất cả những tính từ trung tâm ở đây là từ láy, chúng đều là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Những từ láy ở đây đều là từ tượng hình nên có khả năng gợi hình ảnh cụ thể. Các hình ảnh mà tính từ trong các câu trên gợi ra là những sự vật nhỏ bé và chết cứng (cố định). Nó hoàn toàn đối ngược với những bộ phận của voi vốn rất sinh động. Họ đã lấy một tính chất cụ thể (tính từ tuyệt đối) ở con voi (Thí dụ: sun sun). chuyển sang cho một con vật cụ thể (là con đỉa). Những tính chất của các bộ phận của một con vật không thể là các con vật cụ thể. Tính từ không thể là danh từ. - Những sự vật vật đem ra so sánh với con voi đều là những sự vật tầm thường. Điều đó cho ta thấy đặc điểm chung của 5 ông thầy bói là: nhận thức hạn hẹp, chủ quan. - Đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK,T.156). * Hãy so sánh cách dùng đông từ và tính từ trong 5 câu văn tả cảnh biển (trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì? - Gợn sóng êm ả. - Nổi sóng. - Nổi sóng dữ dội. - Nổi sóng mù mịt. - Nổi sóng ầm ầm. ĐT và TT được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của mụ vợ ông lão. I. Đặc điểm của tính từ. (7 phút) 1. Ví dụ: 2. Bài học: - Tính từ những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái . - Tính từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,...để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ của tính từ rất hạn chế. - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu, tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. * Ghi nhớ (SGK,T.154) II. Các loại tính từ. (7 phút) 1. Ví dụ: 2. Bài học: Có hai loại tính từ đáng chú ý: - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ) - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ * Ghi nhớ: (SGK,T.154) III.Cụm tính từ. (9phút) 1. Ví dụ: 2. bài học: - Mô hình cấu tạo của cụm tính từ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. - Trong cụm tính từ: + Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;... + Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;... * Ghi nhớ: (SGK,T.155) IV. Luyện tập. (15 phút) 1. Bài tập 1: (SGK,T.155) Cụm tính từ: a) sun sun như con đỉa. b) chần chẫn như cái đòn càn. c) bè bè như cái quạt thóc. d) sừng sững như cái cột đình. đ) tun tủn như cái chổi sể cùn. 2. Bài tập 2: (SGK,T.156) 3. Bài tập 3: (SGK,T.156). c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút). - Học thuộc 3 nội dung ghi nhớ (SGK, T.154, 155). - Làm lại bài tập 4 (SGK,T.156). (Các em so sánh theo mức độ lòng tham của mụ vợ) - Xem lại đề bài tập làm văn số 3, suy nghĩ và lập dàn ý sơ lược. Tiết sau trả bài. Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng 6A: /12/2010 Tiết 64. Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. KT: - Nhận ra được những ưu, nhược điểm của bài viết số 3, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. - Củng cố cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục một câu chuyện. b. KN: - Rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện, phát hiện lỗi trong bài viết; biết cách chữa lỗi (lỗi chính tả; dùng từ, ngữ; cách diễn đạt). - Rèn kĩ năng sống: Tự giác, tích cực trong cuộc sống. c. TĐ: Nghiêm túc học bộ môn. 2. Chuẩn bị: a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đề - chấm bài; chuẩn bị nội dung trả bài (Soạn giáo án) b- Học sinh: Ôn lại lí thuyết, đọc kĩ và lập dàn ý cho đề bài viết số 3 theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. * Giới thiệu bài: (1phút). Các em đã viết bài tập làm văn số 3. Vậy qua bài viết, các em đã đạt được những yêu cầu gì? Còn những điểm gì cần phải rút kinh nghiệm? Trong tiết trả bài hôm nay chúng ta cùng xem xét lại bài viết đó. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS ? Tb HS GV GV ? Tb HS GV ? Tb ? K HS ? Tb HS GV GV ? K HS ? Tb HS GV GV GV - Ghi đề lên bảng. - Đọc lại đề. * Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên? - Xác định yêu cầu của đề. - Ghi tóm tắt những yêu cầu chính lên bảng. - Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề, chúng ta tiến hành lập dàn ý theo bố cục ba phần của bài văn tự sự. * Hãy cho biết yêu cầu phần mở bài của bài văn tự sự? - Trình bày. - Khái quát lại. * Với đề này, ta nên mở bài như thế nào? * Hãy xác định những nội dung cần kể trong phần thân bài? (Kể được những đổi mới cụ thể của quê hương em) - Quê hương em cách đây khoảng hơn chục năm về trước như thế nào? (nghèo, buồn, vắng vẻ,...). - Quê hương em hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng: + Những con đường được mở rộng, nâng cấp dải ápfan bóng loáng, đường vào ngõ xóm được đổ bê tông, những ngôi nhà ngói mới, nhà cao tầng mọc lên san sát thay cho những ngôi nhà tre lợp tranh, dạ trước đây,... + Trường học được xây dựng khang trang, có khuôn viên đẹp mắt, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò trong nhà trường. + Trạm xá, uỷ ban xã (phường), nhà văn hoá, câu lạc bộ, sân vận động, khu vui chơi giải trí,...được xây dựng quy củ hơn sẵn sàng phục vụ những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mọi người dân. + Điện về đến các thôn quê, làm đổi mới cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của dân làng; nhiều nhà có ti vi, xe máy,... + Nề nếp, sinh hoạt quy củ thể hiện được nếp sống văn hoá hiện đại... * Phần kết thúc cần đảm được những ý nào? - Suy nghĩ, tình cảm của em với quê hương. - Thông qua biểu điểm: a) Mở bài: (0,25 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. (0,75 điểm)- Nội dung: Đảm bảo như đáp án (Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em) b) Thân bài: (1,5 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với miêu tả, biểu cảm. - Nội dung: Đảm bảo như đáp án (Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em): (2 điểm) + Quê hương em trước đây. (4,5 điểm) + Quê hương em hôm nay có nhiều đổi thay (Những con đường mới; trường học; trạm xá; những khu vui chơi giải trí; đời sống vật chất, tinh thần của người dân,...) c) Kết bài: (0,25 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Nội dung: Đảm bảo như đáp án (0,25 điểm) (Tình cảm của em đối với quê hương): + Yêu quý, tự hào về quê hương. (0,5 điểm) + Quê em trong tương lai. → Nhận xét bài viết của học sinh: Ưu điểm: - Nhìn chung nhiều em có tiến bộ hơn so với bài viết số một. Các em đều nắm vững thể loại, xác định được nội dung yêu cầu của đề; biết chọn ngôi kể và đảm bảo đủ ý cơ bản như dàn bài. - Một số bài viết trình bày tương đối khoa học; lời kể tự nhiên, chân thành chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, có cố gắng rất nhiều so với hai bài trước: Thành, Hậu, Hảo. Nhược điểm: - Kết quả bài viết của một số em còn thấp. - Một số em còn lười học, lười suy nghĩ, thể hiện: bài viết sơ sài; chữ viết cẩu thả, còn mắc lỗi chính tả; một số em còn viết hoa tự do: Sơn, Bình, Quý, Thắm Phanh. - Một số chưa biết lựa chọn sự việc chính để kể (kể dàn trải), sắp xếp các sự việc còn lủng củng -Ý thức học tập một số em còn yếu, kém (cô giáo đã phê cụ thể ở từng bài). * Hãy xác định xem trong các đoạn, câu sau, bạn đã mắc phải lỗi gì? - Đọc và xác định lỗi. 6A: 1. Ai cũng có quê hương. Hôm nay em trở về thăm quê hương, em thấy quê hương em thật là đổi mới. 2. Những con đường cũ làm bằng bê tông hoá. 3. Những ngôi nhà cao tầng, mọc lên chi chít; Trạm xã, trường học nổi lên khắp nơi, được sắp xếp đúng chỗ. 4. Đã lâu, em mới được trở lại thăm quê. Lần trở lại thăm quê này em thấy quê em thay đổi nhiều lắm. 5. Hàng cây sanh ngát 6. Quê em đang thay đổi dần cảnh sắc quê hương. 7. Những hàng cây đã mọc um tùm hai bên đường thật là đẹp. * Chữa lại cho đúng? - Chữa. - Nhận xét, bổ sung cách chữa lỗi: 6A: 1. Lỗi diễn đạt và lặp từ. - Chữa lại: Ai cũng có quê hương, nhất là với những người đi xa, quê hương luôn là hình ảnh đẹp. Em cũng vậy, bao nhiêu ngày xa cách, hôm nay mới có dịp trở lại, được tận mắt chứng kiến những đổi thay của quê hương mình. 2. Lỗi diễn đạt. - Chữa lại: Những con đường đất đã được bê tông hoá. 3. Lỗi dùng từ và diễn đạt. - Chữa lại: Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát; trạm xá, trường học,...được xây dựng và sắp xếp quy củ. 4. Lỗi diễn đạt.. - Chữa lại: Xa quê đã lâu, nay mới có dịp trở lại, em thấy quê hương mình đang thay đổi nhiều lắm. 5. Lỗi sai chính tả: - Chữa lại: Hàng cây xanh ngắt. 6. Lỗi diễn đạt. - Chữa lại: Cảnh sắc quê hương đang dần dần thay đổi. 7. Lỗi diễn đạt. - Chữa lại: Hai bên đường là những hàng cây toả bóng xanh mát. - Đọc bài viết tốt: Hảo, Thành. - Thông báo kết quả bài viết sau đó trả bài cho học sinh: I. Tìm hiểu đề. (3 phút) 1. Đề bài: Kể về những đổi mới ở quê em. 2. Yêu cầu: - Thể loại: Tự sự - Kể chuyện đời thường. - Nội dung: Những đổi mới ở quê em. - Phạm vi, giới hạn: Bằng nhận thức của bản thân về sự đổi mới của quê em. II. Lập dàn ý. (11 phút) a) Mở bài: Giới thiệu chung về sự đổi mới của quê hương em. b) Thân bài: Kể về những đổi mới cụ thể của quê hương em. c) Kết bài: - Tình cảm của em đối với quê hương - Quê em trong tương lai. III. Thông qua biểu điểm. (2 phút) IV. Nhận xét. (3 phút) V. Lỗi sai và sửa lỗi. (10 phút) VI. Đọc bài mẫu. (5 phút) VII. Trả bài - gọi điểm. (6 Phút). c. Củng cố: GV nhận xét ý thức học tiết trả bài. d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Về nhà xem lại toàn bộ lí thuyết đã học về văn bản tự sự; Đọc bài viết và tự sửa lỗi. - Tìm đọc một số bài văn mẫu tham khảo. - Đọc kĩ và chuẩn bị bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng theo câu hỏi tìm hiểu trong SGK. =========================
Tài liệu đính kèm: