Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14+15 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14+15 - Năm học 2011-2012

 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh.

 a. KT: - Nắm được đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.

 - Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa của các truyện dân gian đã học.

 b. KN: - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng kể, tóm tắt truyện.

 - Rèn kĩ năng sống:

 c. TĐ: Ý thức tự học và khái quát nội dung đã học.

 2. Chuẩn bị:

 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án.

 b- Học sinh: Ôn kĩ kiến thức theo yêu cầu của giáo viên (Tóm tắt các truyện dân gian đã học, lập bảng thống kê về khái niệm, đặc điểm của từng thể loại đã học).

3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

 * Giới thiệu bài: (1 phút)

 Trong chương trình ngữ văn 6, các em đã được học một số tác phẩm văn học dân gian thuộc bốn thể loại đó là: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học đó.

 b. Dạy bài mới:

 I. Hệ thống hoá các truyện dân gian đã học: (15 phút).

GV. Treo bảng phụ (Kẻ bảng hệ thống để trống nội dung).

HS. Viết các nội dung ra giấy sau đó dán vào ô trống thích hợp (có nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung):

 

doc 31 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14+15 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
NGỮ VĂN - BÀI 13
Ngày soạn: /11/2011 Ngày giảng 6A: /11/2011
 Tiết 53. Tập làm văn.
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. KT: - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
 b. KN: - Điểm lại một bài kể chuyện đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
	- Rèn kĩ năng sống: Giao tiếp, ứng xử, trình bày suy nghĩ, để kể câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
	c. TĐ: Yêu thích môn học.
 2. Chuẩn bị của Gv và HS:
Giáo viên nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 * Câu hỏi: 
 ? Thế nào là kể chuyện đời thường? Kể chuyện đời thường cần đảm bảo những yêu cầu gì?
 * Đáp án - biểu điểm:
	- Kể chuyện đời thường là kể những sự việc, nhân vật có trong cuộc sống thực tế xung quanh mình. (5 điểm)
	- Khi kể chuyện đời thường cần chú ý kể những việc làm nổi bật, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật và phải biết lựa chọn các chi tiết, sự việc có ý nghĩa để kể. (5 điểm)
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	GV dẫn: Điều gì sẽ xảy ra nếu tự nhiên chúng ta có cánh? Đó có phải là tưởng tượng không? Vậy tưởng tượng là gì? tưởng tượng có ý nghĩa như thế nào trong văn tự sự? Mời các em cùng tìm hiểu cụ thể trong tiết học ngày hôm nay.
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Tb
?Tb
?Tb
GV
?K
 HS
?Tb
?Tb
? K
 GV
? K
?Tb
 HS
GV
 HS
?K
?Tb
 HS
?
 HS
* Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có những nhân vật và sự việc chính nào?
- Nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Sự việc: 
+ Chân, Tay, Tai, Mắt sống với nhau hoà thuận.
+ Cô Mắt lôi kéo Chân, Tay, Tai để trừng trị lão Miệng.
+ Lão Miệng mệt mỏi, cả bọn bị tê liệt.
+ Chân, Tay, Tai, Mắt nhận ra sai lầm, từ đó cả bọn lại sống nhau hoà thuận.
* Dựa vào sự việc trên, hãy kể tóm tắt truyện?
- Kể theo yêu cầu: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm, cô Mắt cho rằng: cô mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc vất vả để nuôi lão Miệng. Họ bảo nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn mệt rã rời và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm. Họ sửa lỗi lầm của mình, sống thân mật với nhau như xưa.
* Trong câu chuyện này có chi tiết nào có thật, chi nào không có thật?
- Chi tiết có thật:
+ Chân, Tay, Tai, Mắt là những bộ phận của cơ thể.
+ Các bộ phận này đều có quan hệ với nhau: Miệng có ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ mạnh.
- Chi tiết không có thật:
+ Các bộ phận được coi là những con người riêng biệt được gọi bằng: cô, cậu, bác,lão...
+ Các bộ phận: Có nhà riêng, có hành động, lời nói như con người: Tị nạnh, than thở, hành động, nhận ra sai lầm.
- Những yếu tố không có thật được gọi là yếu tố tưởng tượng.
* Vậy, yếu tố tưởng tượng do đâu mà có? Tưởng tượng trong câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nhằm mục đích gì?
- Yếu tố tưởng tượng do người viết, người kể nghĩ ra (hư cấu) bằng trí tưởng tượng của mình nhưng dựa trên cơ sở thực tế (lôgic tự nhiên).
- Tưởng tượng trong câu chuyện nhằm mục đích:
+ Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, tạo tình huống bất ngờ.
+ Là cách nói bóng gió, kín đào để thể hiện chủ đề của truyện đó là: Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 
- Đọc bài tập 2:
 “Lục súc tranh công” (SGK,T.131,132). 
* Hãy tóm tắt truyện “Lục súc tranh công” ? 
- Kể tóm tắt truyện: Trong cuộc sống của con người từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn...Thế rồi một hôm, trâu gặp người than thở sự vất vả của mình rồi tị với chó. Chó bực bội kể công lao của mình và lại tị với ngựa. Ngựa cáu tiết kể công lao của mình rồi chỉ trích lũ dê nhàn nhã. Dề phân bua rồi quay sang chê gà. Gà bực bội chỉ trích lợn lười biếng. Lơn kể công lao của mình trong những việc làng xã, cưới xin, tang ma, khao vọng.
 Người nghe vậy, đứng ra dàn hoà, khen ngợi công lao phục vụ tận tuỵ của cả sáu giống vật.
* Trong truyện “Lục súc tranh công” người ta tưởng tượng ra những gì? 
- Sáu con gia súc nói được tiếng người.
- Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
* Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? nhằm mục đích gì?
- Những tưởng tượng ấy đều dựa trên sự thật về cuộc sống và đặc điểm công việc riêng của mỗi giống vật.
- Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì, tị nạnh nhau.
* Vậy muốn có yếu tố tưởng tượng, người viết cần phải làm gì?
- Sử dụng phép nhân hoá.
- Đặt mình vào địa vị của sự vật mà tưởng tượng tâm tình, số phận của sự vật, nhìn và cảm mọi vật xung quanh theo đặc điểm của sự vật ấy. 
* Qua tìm hiểu, theo em thế nào là truyện tưởng tượng?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và khái quát, chốt nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.133).
Chuyển: Để giúp các em nắm vững hơn kiến thức về kể chuyện tưởng tương, chúng ta cùng luyện tập trong phần thứ hai Š
- Đọc Truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu
 (SGK,T.132,133) 
* Hãy tóm tắt truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu?
 Em đang ngồi trông bánh chưng ngày tết, lúc đó đêm đã khuya lắm rồi, mọi vật đã chìm trong im lặng. Em thẻ hồn trong ánh lửa bập bùng và đột nhiên em được gặp Lang Liêu. Em cùng Lang Liêu trò chuyện vui vẻ. Em hỏi Lang Liêu về việc làm bánh, chàng kể cho em nghe. Thế rồi em chợt tỉnh giấc. Em nghĩ tới vua Hùng và những người con của ngài với lòng ngưỡng mộ và biết ơn.
* Chỉ ra các chi tiết tưởng tượng trong truyện?
- Tưởng tượng một giấc mơ gặp Lang Liêu - một nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân tình làm bánh ngày tết.
- Trò chuyện với Lang Liêu. (Đáng chú ý là mấy câu hỏi để Lang Liêu bộc lộ suy nghĩ khi làm bánh chưng. Câu hỏi tiếp theo cho thấy không phải vì nghèo mà sáng tạo ra bánh chưng vì có tình với đồng ruộng, với sản vật của nước nhà).
- Đọc yêu cầu bài tập 4 (SGK,T.134).
* Trong nhà có ba phượng tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào?
- Suy nghĩ cá nhân Š lập dàn ý cho bài kể chuyện này.
Š Trình bày kết quả từng phần (có nhận xét, bổ sung).
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
 (20 phút)
 1. Bài tập:
 a) Bài tập 1: 
 Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 b) Bài tập 2: 
 Truyện: “Lục súc tranh công” (SGK,T.131,132).
2. Bài học:
 - Truyện tưởng tượng là truyện kể do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
 - Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và ý nghĩa thêm nổi bật.
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.133)
II. Luyện tập.
 (18 phút)
 1. Bài tập 1:
 Truyện “Giấc mơ trò chuyện với lang liêu
 (SGK,T.132,133)
* Những chi tiết tưởng tượng trong truyện:
- Tưởng tượng giấc mơ gặp Lang Liêu - một nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân tình làm bánh ngày tết.
- Trò chuyện với Lang Liêu. 
 2. Bài tập 4.
 (SGK,T.134)
a) Mở bài:
- Trong nhà có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô.
- Các phương tiện cùng ở chung trong ga ra.
b) Thân bài:
- Một hôm, tình cờ em nghe thấy tiếng rì rầm vọng ra từ ga ra.
- Đầu tiên, xe ô tô kể công lao của mình rồi chê bai xe máy.
- Xe máy bực bội kể công và cho rằng xe đạp chậm chạp yếu ớt.
- Xe đạp kể công và cho rằng ô tô và xe máy không những làm chủ tốn nhiều tiền xăng mà còn làm ô nhiễm môi trường.
- Tiếng cãi vã trở nên om sòm, em đẩy cửa bước vào khuyên can.
c) Kết bài:
 - Em chợt tỉnh giấc thì ra em vừa trải qua một giấc mơ lí thú.
- Em càng yêu quý và nhận rõ trách nhiệm của mình đối với các phương tiện giao thông.
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà học thuộc ghi nhớ (SGK,T.133).
	- Làm 4 bài tập trong SGK.
	- Ôn lại toàn bộ phần văn bản - chuẩn bị kĩ bài ôn tập truyện dân gian (Trả lời câu hỏi trong SGK, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập.
=========================================
 Ngày soạn: /11/20111 Ngày giảng6A: /11/20111
 Tiết 54, 55. 
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh.
	a. KT: - Nắm được đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.
	- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa của các truyện dân gian đã học.
	b. KN: - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng kể, tóm tắt truyện.
	- Rèn kĩ năng sống:
	c. TĐ: Ý thức tự học và khái quát nội dung đã học.
 2. Chuẩn bị:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Ôn kĩ kiến thức theo yêu cầu của giáo viên (Tóm tắt các truyện dân gian đã học, lập bảng thống kê về khái niệm, đặc điểm của từng thể loại đã học).
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
	* Giới thiệu bài: (1 phút)
	Trong chương trình ngữ văn 6, các em đã được học một số tác phẩm văn học dân gian thuộc bốn thể loại đó là: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học đó.
 b. Dạy bài mới:
	I. Hệ thống hoá các truyện dân gian đã học: (15 phút).
GV. Treo bảng phụ (Kẻ bảng hệ thống để trống nội dung).
HS. Viết các nội dung ra giấy sau đó dán vào ô trống thích hợp (có nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung):
Thể loại
Tác phẩm cụ thể
Nhân vật
Yếu tố
Nội dung ý nghĩa
Truyền thuyết
1. Con Rồng, cháu Tiên
- Thần
- Tưởng tượng hoang đường, kì ảo.
- Giải thích nguồn gốc dân tộc.
2. Bánh chưng, bánh giầy
- Người
- Lí giải phong tục, tập quán của dân tộc.
3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Thần
- Hoang đường.
- Ước mơ chinh phục thiên nhiên.
4. Thánh Gióng
- Thánh
- Hoang đường
- Ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm.
5. Sự tích Hồ Gươm
- Nhân vật lịch sử.
- Yếu tố li kì vẫn phổ biến.
- Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm.
Truyện
cổ tích
1. Thạch Sanh
- Người dũng sĩ
- Tưởng tượng
- Ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
2. Em bé thông minh
- Em bé thông minh
- Tưởng tượng
3. Cây bút thần
- Em bé mồ côi
- Tưởng tượng
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Người
- Tưởng tượng
Truyện ngụ ngôn
1. Ếch ngồi đáy giếng
- Vật
- Tưởng tượng
- Những bài học đạo lí.
- Phê phán cách nhìn thiển cận hẹp hòi.
- Triết lí sâu xa.
2. Thấy bói xem voi
- Người
3. Ch ... nh huống bất ngờ, đặc sắc, tạo nên sự phát triển và sức hấp dẫn của câu chuyện, gây sự tò mò, lúng túng khi theo dõi của người đọc, người nghe. Đây cũng chính là cách xây dựng tình huống, một yếu tố không thể thiếu được trong văn tự sự. Điều này các em đã được học và vận dụng thành thạo trong quá trình tạo lập văn bản tự sự.
* So sánh việc trả ơn của hai con hổ có gì khác nhau? Qua đó, em có nhận xét gì về cái nghĩa của con hổ thứ hai?
- Con hổ thứ nhất với bà đỡ: Đền ơn một lần là xong.
- Con hổ thứ hai với bác tiều: Đền ơn suốt đời, lúc sống cũng như lúc chết => Ân nghĩa, thuỷ chung sâu nặng.
- Khái quát và chốt nội dung.
* Qua truyện “Con hổ có nghĩa” em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại?
- Dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ.
- Mượn chuyện vật để dạy cách làm người.
- Giảng bổ sung: Các truyện thời trung đại thường mang tính giáo huấn, truyền dạy người ta về đạo đức làm người. Truyện còn đơn giản cả về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Tuy nhiên, cách viết truyện bằng hư cấu, tưởng tượng đã bắt đầu được vận dụng.
* Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu. Nhưng các nhân vật: bà đỡ và bác tiều lại mang địa chỉ cụ thể (người ở huyện Đông Triều, người ở huyện Lạng Giang). Điều đó có ý nghĩa gì?
- Truyện viết như vậy, làm cho câu chuyện thêm tính chân thực, có sức thuyết phục hơn. 
- Giảng bổ sung: Đó là tình trạng văn, sử bất phân trong văn học trung đại. Truyện hư cấu vẫn có thể mang dấu vết ghi chép lịch sử.
* Theo em, qua câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả muốn truyền tới người đọc những bài học đạo đức nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nghệ thuật, nội dung.
* Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ?
- Gợi ý:
 - Nhà có nuôi và chăm sóc một con chó.
 - Tình cảm của cả nhà dành cho con chó đó như thế nào?
 - Con chó có nghĩa với chủ như thế nào: (trông nhà ngày cũng như đêm,...)
- Suy nghĩ và kể lại (có nhận xét bổ sung).
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7 phút)
 1. Truyện trung đại:
 - Truyện trung đại tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại (TK X - TK XIX), cốt truyện thường đơn giản, hay sử dụng chi tiết li kì hoang đường, mang tính giáo huấn. 
2. Tác giả, tác phẩm:
- Vũ Trinh (1759 - 1828), quê ở Xuân Lan, huyện Lang Tài, Trấn Kinh Bắc (nay thuộc Tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Hương Cống năm 17 tuổi, làm quan thời Lê, Nguyễn.
- Truyện “Con hổ có nghĩa” được tuyển chọn từ tập “Lan trì kiến văn lục” viết bằng chữ Hán vào khoảng (1780 - 1802).
 3. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
(20 phút)
 1. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
Con hổ sống có tình nghĩa: Yêu thương người thân và biết ơn người đã cứu giúp mình.
 2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai:
 Con hổ với bác tiều: ân nghĩa, thuỷ chung sâu sắc .
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
- Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu, tưởng tượng, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ (mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
- Truyện đề cao ân nghĩa, trong đạo làm người.
IV. Luyện tập.
(5 phút)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
 Đọc thêm “Bia con vá”.
Đọc và chuẩn bị bài “Động từ” theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: /11/2011 Ngày giảng 6A: /11/2011
 Tiết 60. Tiếng Việt:
ĐỘNG TỪ
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	a. KT: - Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
	- Biết sử dụng đúng động từ khi nói và khi viết.
	b. KN: - Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ trong khi nói và khi viết.
	- Rèn kĩ năng sống: Ra quyết định, nhận ra và lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa, đúng từ loại.
	c. TĐ: Ý thức học tập bộ môn.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)(Miệng)
* Câu hỏi: 
	? Chỉ từ là gì? Nêu hoạt động của chỉ từ trong câu? Lấy ví dụ có sử dụng chỉ từ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. (3,5 điểm)
	- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. (3,5 điểm)
	- Ví dụ: (3 điểm)
	Đêm hôm ấy trăng rất sáng.
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Ở tiểu học các em đã được làm quen với động từ. Vậy động từ có những đặc điểm gì? Có những loại động từ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? K
 GV
 HS
? Tb
? K
 HS
? K
 HS
? Tb
? K
 HS
 GV
? K
 HS
 GV
 HS
? K
 HS
 GV
 GV
? K
 HS
? Tb
 HS
? K
 HS
 GV
 HS 
 GV
 HS
?
 HS
HS
? 
 GV
* Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy nhắc lại thế nào là động từ?
- Từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người hay sự vật gọi là động từ.
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
Ví dụ: 
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
c) Biển vừa treo lên, có người qua đường, xem cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”?
 (Treo biển)
- Đọc ví dụ: 
* Tìm động từ trong các ví dụ trên?
- Động từ trong các ví dụ:
a) đi, đến, ra, hỏi.
b) lấy, làm, lễ.
c) treo, có, cười, bảo, bán, phải, đề.
* Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật:
+ Chỉ hoạt động: đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, treo, cười, bảo, bán, đề.
+ Trạng thái: có (ĐT chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu của người hoặc vật được nêu ở chủ ngữ).
+ Động từ tình thái: phải (ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm, nhất thiết không thể khác hoặc nhất thiết cần có).
* Phân tích cấu trúc ngữ pháp ở ví dụ (a)?
- Phân tích.
- Gạch chân các thành phần câu theo kết quả phân tích của HS.
*Em thấy động từ giữ vai trò làm thành phân gì trong câu? Thường kết hợp với những từ ngữ nào ở phía trước?
- Quan sát các ví dụ, ta thấy động từ thường làm vị ngữ trong câu; 
- Động từ thường kết hợp được với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, cũng...để tạo thành cụm động từ.
* Hãy so sánh sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
- Trình bày.
- Khái quát lên bảng so sánh:
Động từ
Danh từ
- Kết hợp được với: vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...(Ví dụ: hãy học, vẫn làm, sẽ đi, đang đến,...).
- Thường là vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ (ít khi), mất khả năng kết hợp với vẫn, sẽ. đang, hãy, đừng, chớ,...(Ví dụ: Học tập là nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của học sinh. Trong câu này động từ học tập làm chủ ngữ. Bởi vậy không thể thêm các từ đã, sẽ, đang,... kết hợp với từ học tập).
- Không thể kết hợp với số từ, lượng từ.
- Không kết hợp với vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có “là” đứng trước.
- Kết hợp với số từ. lượng từ, (Ví dụ: ba khóm hoa hồng, ba con trâu,...).
* Qua phân tích, em thấy động từ có những đặc điểm gì?
- Trình bày.
- nhận xét, chốt nội dung bài học Š
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.146)
* Hãy đặt một câu có sử dụng động từ? Chỉ rõ động từ trong câu?
 Ví dụ:
 - Lao động /là nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Sống, chiến đấu, lao động và học tập /theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được đặc điểm của động từ. Vậy trong tiếng Việt có những loại động từ nào Š 
- Dùng bảng phân loại động từ.
* Xếp các động từ sau vào bảng phân loại bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu. 
- Lên bảng, xếp theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung):
Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì
chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Trả lời các câu hỏi: làm sao?, thế nào?
Dám, toan, định.
Gãy, nhức, nứt, đau, buồn, yêu, ghét, vui.
* Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên?
- Động từ thường đòi hỏi động từ khác đi kém phía sau (đ/t tình thái): cần, nên, phải, có thể, không thể,...
- Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: 
+ Đ/t chỉ hành động: đánh, nhảy, suy nghĩ,..
+ Đ/t chỉ trạng thái: vỡ.bể, mòn, đau, ốm, nhức nhối, bị, được, muốn, sợ,...
* Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy trong tiếng Việt có những động từ chính nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát nội dung bài học Š 
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.146). 
- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.147).
* Tìm động từ trong truyện Lợn cưới áo mới. cho biết những động từ ấy thuộc loại nào?
- Suy nghĩ, làm việc cá nhân (3 phút)Š Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK,T.129).
* Chính tả (nghe - viết): Con hổ có nghĩa (từ Hổ đực mừng rỡ Š làm ra vẻ tiễn biệt).
- Đọc cho HS viết chính tả theo yêu cầu. Lưu ý viết đúng: l,đ; th,t.
- Có thể thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi, cho điểm.
I. Đặc điểm của động từ. (13 phút) 
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 - Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...để tạo thành cụm danh từ.
 - Chức vụ điển hình trong câu của cụm động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
* Ghi nhớ (SGK,T.146)
II. Các loại động từ chính. (10 phút)
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
- Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
 + Động từ chỉ hành động (trả lời cho câu hỏi Làm gì)
+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời cho câu hỏi Làm sao?, Thế nào?). 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.146)
III. Luyện tập. 
 (15 phút)
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.147)
 Động từ:
- khoe, may, đem, mặc, hóng, đợi, khen, thấy, chạy, đứng, đi, hỏi, giờ, bảo. (động từ chỉ hành động)
- tức, tức tôi, tức tưởi (động từ trạng thái). 
 2. Bài tập 3: 
 (SGK,T.147)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.129,130).
	- Làm lại bài tập 2 (SGK,T.147)
	- Đọc và chuẩn bị bài tiếng Việt: Cụm động từ (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 TUAN 14 15.doc