Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 và 15

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 và 15

A. Mục tiêu

- Giúp HS hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự

- HS nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức đơn giản

- Luyện kể tưởng tượng và phân tích vai trog của tưởng tượng trong một số bài văn

B. Chuẩn bị

- Giáo án, SGK, SGV

- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập

C. Phương pháp

- Phương pháp qui nạp - phân tích tổng hợp

D. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức( 1)

 2. Kiểm tra bài cũ (5)

? Hãy kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”

 

doc 13 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 và 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 Tuần 14, Tiết 53
	Tập làm văn
Kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự
- HS nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức đơn giản
- Luyện kể tưởng tượng và phân tích vai trog của tưởng tượng trong một số bài văn
B. Chuẩn bị
- Giáo án, SGK, SGV
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp - phân tích tổng hợp
D. Tiến trình 
1. ổn định tổ chức( 1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
3. Bài mới
Hoạt động 1 (10’)
* Yêu cầu 1:
?) Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì?
- Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão
- Mỗi nhân vật có nhà riêng
- Chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng -> hiểu ra lại hòa thuận
?) Trong thực tế chuyện chân, tay, tai mắt chống lại miệng có diễn ra không?
- Là hoàn toàn tưởng tượng, không thể có
* Yêu cầu 2:
?) Tác dụng của sự tưởng tượng trên là gì?
- Câu chuyện được kể như một giả thiết -> Thừa nhận chân lí: cơ thể là một thể thống nhất
-> bịa đặt, tưởng tượng để làm nổi bật một sự thật: trong xã hội phải nương tựa vào nhau...
?) Tưởng tượng tong tự sự có phải tùy tiện không? Nhằm mục đích gì?
- Tưởng tượng không được tùy tiện mà dựa vào lôgic tự nhiên -> thể hiện một tư tưởng (chủ đề)
A. Lý thuyết
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Tưởng tượng phải hợp lí, thể hiện đúng chủ đề
Hoạt động 2 (7’)
* Yêu cầu 1: HS đọc truyện “Lục súc tranh công”
-> 2 HS tóm tắt, chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo
* Yêu cầu 2:
?) Trong câu chuyện người ta tưởng những gì?
- 6 con gia súc nói được tiếng người
- 6 con gia súc kể công và kể khổ
* Yêu cầu 3:
?) Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?
- Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật
?) Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- Thể hiện TT: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người -> không nên so bì
?) Qua 2 câu chuyện em hãy đánh giá về tưởng tượng trong tự sự? Đặc điểm của kiểu bài kể chuyện tưởng tượng?
- Tưởng tượng đóng vai trò quan trọng hàng đầu nhưng tưởng tượng phải có cơ sở, có căn cứ vào cuộc sống
- Thường sử dụng biện pháp nhân hòa, xác định chủ đề, mục đích của truyện để sáng tạo nhân vật, cốt truyện..
?) Truyện tưởng tượng khác truyện đời thường ở chỗ nào?
- Cách xây dựng nhân vật, các chi tiết chủ yếu bằng tưởng tượng, nhân hóa, so sánh của người kể
?) Bài học cần ghi nhớ gì?
- 1 HS phát biểu -> 1 HS đọc ghi nhớ
- Tưởng tượng, sáng tạo có vai trò quan trọng, có căn cứ từ cuộc sống
II. Ghi nhớ: sgk(133)
Hoạt động 3(20’)
HS tóm tắt
?) Tìm các chi tiết tưởng tượng?
?) Tưởng tượng như thế có tác dụng gì?
- HS làm mỗi tổ 1 đề ra phiếu học tập
- GV thu - chữa một số bài
B. Luyện tập
1. Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
a. Tưởng tượng: giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu
* Tác dụng: giúp hiểu sâu hơn về truyền thuyết về Lang Liêu
2. BT 2
Lập dàn ý 5 đề trong SGK
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, chuẩn bị bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
- Chuẩn bị: Ôn tập văn học dân gian
	+ Kẻ bảng ôn tập nội dung, nghệ thuật các truyện
	+ Tập tiểu phẩm về ngụ ngôn và truyện cười ( mỗi tổ 1 truyện )
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 14, Tiết 54
ôn tập truyện dân gian
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được thể loại, đặc điểm các loại truyện dân gian đã học
- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu của các truyện
- Thực hành:Thi kể chuyện, vẽ tranh, sáng tác truyện hoặc đóng tiểu phẩm
B. Chuẩn bị
- SGV, bảng ôn tập
- Phấn màu, tranh ảnh minh họa
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp - hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Kể tên và nêu thể loại các truyện đã học?
3- Bài mới
Hoạt động 1 (5’)
- GV hướng dẫn HS lập sơ đồ hệ thống phân loại
I. Sơ đồ truyện dân gian
- HS nêu các khái niệm
Truyện dân gian
Truyện cười
Ngụ ngôn
Cổ tích
Truyền thuyết
Thần thoại
Hoạt động 2(15’)
II. Bảng hệ thống kiến thức cơ bản
Thể loại
Tên truyện
Nội dung – ý nghĩa
Nghệ thuật
Truyền thuyết
1. Con rồng cháu tiên
2. Bánh chưng bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh, Thủy Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm
- Giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục, tập quán, hiện tượng tự nhiên
- Thể hiện mơ ước chinh phục tự nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm 
-> cách đánh giá của nhân dân
- Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Cốt truyện đơn giản
- Nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử
Cổ tích
1. Thạch Sanh
2. Em bé thông minh
3. Cây bút thần
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Ca ngợi các dũng sĩ vì dân diệt ác, người nghèo, người thông minh, tài trí ở hiền gặp lành, kẻ gian ác bị trừng trị.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cuộc sống, cái thiện thắng ác.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Cốt truyện phức tạp
- Nhân vật: người mồ côi, lốt người xấu xí, người dũng sĩ..
Ngụ ngôn
1. ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Những bài học khuyên răn con người về đạo đức, lẽ sống
- Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi
- Nghệ thuật ẩn dụ, cách nói kín đáo, ngụ ý, bóng gió
- Bố cục ngắn gọn, triết lí sâu xa
Truyện cười
1. Treo biển
2. Lợn cưới, áo mới
- Chế giễu, châm biếm phê phán những tính xấu, kẻ tham lam, người thích khoe của...qua những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
- Hướng con người tới cái tốt đẹp
- Bố cục ngắn gọn
- Tình huống bất ngờ
- Có yếu tố gây cười 
Hoạt động 3(17’)
?) Hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau của truyền thuyết và cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười?
- Nhiều HS so sánh hoặc so sánh ra phiếu học tập -> GV thu và nhận xét
?) Thử kể một câu chuyện cười mà em thích?
III. So sánh truyền thuyết và cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười
1) Truyền thuyết và cổ tích
a. Giống nhau
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Có nhiều chi tiết (motip) giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật có tài năng phi thường...
b. Khác nhau
* Truyền thuyết: 
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử
- Thể hiện cách đánh giá của nhân dân về nhân vật, sự kiện lịch sử
- Cả người kể người nghe kể tin là câu chuyện có thật
* Cổ tích: 
- Kể về cuộc đời các loại nhân vật
- Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
- Cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật
2) Ngụ ngôn và truyện cười
* Giống nhau: - Thường có yếu tố gây cười
* Khác nhau: ở mục đích
- Truyện cười: mua vui hoặc phê phán, châm biếm
- Ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, tập kể chuyện sáng tạo, tập sáng tác truyện
- Chuẩn bị: Tiểu phẩm về ngụ ngôn, truyện cười
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 Tuần 14, Tiết 55
ôn tập truyện dân gian (Tiếp)
A. Mục tiêu
- Như Tiết 54
B. Chuẩn bị
- Như Tiết 54
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp – hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười?
3- Bài mới
Hoạt động 1(5’)
GV chép đề lên bảng
Hoạt động 2(30’)
- GV gợi ý hướng làm bài cho HS
-> HS trình bày +Nhận xét
-> GV nhận xét, đánh giá, cho điểm
- Tổ 1, 2: Sơn Tinh Thủy Tinh
- Tổ 3, 4: ếch ngồi đáy giếng
* GV đánh giá, cho điểm
Hoạt động 3(3’)
I. Luyện tập
1. Thay kết truyện mới theo ý em cho 2 truyện “Cây bút thần” và “Ông lão...”
2. Kể chuyện sáng tạo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và “ếch ngồi đáy giếng”
II. Thực hành
1. Bài 1: Mỗi dãy bàn 1 truyện
- Lưu ý: 
+ Phải bám sát ý nghĩa của truyện
+ Lời văn phải phù hợp với lối kể truyện
2. Bài 2
- Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: chọn vai Mị Nương hoặc Thủy Tinh
- Truyện ếch ngồi đáy giếng: Thay ngôi kể và thay đổi một chút kết thúc truyện
III. Nhận xét
* GV nhận xét ưu - nhược điểm
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn lại các ghi nhớ, tập kể các truyện...
- Dựa vào nội dung truyện “Treo biển” tập viết tiếp (theo hướng ngược lại ) truyện ngụ ngôn của em
- Soạn: Con hổ có nghĩa và Chỉ từ
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	Tuần 14, Tiết 56
	Tiếng việt
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu
- Giúp HS thấy được ưu – nhược điểm của bài và biết sửa chữa
- Bổ sung và khắc sâu kiến thức về phần Tiếng Việt đã học
- Giáo dục ý thức phê và tự phê, ý thức vươn lên và ôn thi kì I được tốt
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ 
3- Bài mới
Hoạt động 1 (23’)
GV chép đề lên bảng
?) Xác định yêu cầu của đề?
- GV giúp HS chốt lại yêu cầu của đề?
I. Đề bài: Như Tiết 46
II. Đáp án: Như Tiết 46
- HS trả lời, GV ghi bảng
Hoạt động 2(8’)
- GV nhận xét
III. Nhận xét
1. ưu điểm
- Đa số có ý thức học bài tốt, hiểu bài và làm bài với kết quả cao
- Một số trình bày sạch đẹp
2. Nhược điểm
- Một số HS lười học, còn sai kiến thức cơ bản (cụm DT)
- Còn một số khá nhiều lười học, trình bày ẩu, sai lỗi chính tả
Hoạt động 3 (10’)
- GV yêu cầu HS đọc
IV Đọc bài giỏi – vào điểm
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn tập lại phần Tiếng Việt đã học
- Chuẩn bị: Chỉ từ (Trả lời các câu hỏi ? Làm các bài tập trong vở bài tập)
- Chuẩn bị đề bài (139)
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----
Soạn:	Tuần 15, Tiết 57
	Tiếng việt
chỉ từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp – hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Số từ là gì? VD? Vị trí của số từ trong cụm Danh từ?
? Lượng từ là gì? Lượng từ được phân loại như thế nào?
3- Bài mới
Hoạt động 1(10’) 
GV treo bảng phụ 
* Yêu cầu 1: ?) Đọc VD trên bảng phụ và cho biết những từ gạch chân bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Nọ -> ông vua
- ấy -> viên quan
- Kia -> làng
- Nọ -> nhà
?) Các từ được bổ sung thuộc loại từ nào? – Danh từ
* GV: Các từ ấy, kia, nọ nhằm xác định sự vật trong không gian
* HS đọc bảng phụ ghi VD 2
* Yêu cầu 2: ?) So sánh các từ và cụm từ trong VD rồi rút ra ý nghĩa của những từ gạch chân?
- Khi thêm nọ, ấy, kia, thì sự việc đã được cụ thể hóa và xác định rõ ràng trong không gian	
* HS đọc VD 3
* Yêu cầu 3: ?) So sánh điểm giống nhau và khác nhau của từ nọ, ấy trong c ... ng
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng sáng tạo qua việc luyện tập xây dựng một dàn bài chi tiết
- Luyện các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý và trình bày một dàn bài
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn.
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp – hoạt động nhóm – hoạt động cá nhân
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? So sánh chuyện tưởng tượng với kể chuyện đời thường?
3- Bài mới
Hoạt động 1 (5’)
* GV chép đề lên bảng
- HS phân tích đề
I. Đề bài
Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hôm nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
A. Phân tích đề
1.Thể loại: tự sự
2. Nội dung: Thăm lại trường THCS của em
3. Phạm vi: 10 năm sau
Hoạt động 2 (15’)
* Lưu ý: phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng
?) 10 năm sau em bao nhiêu tuổi? Đang học hay đã làm gì?
?) Nêu những đổi thay của trường? Quang cảnh? Thầy cô? Bạn bè? Kỉ niệm?
B. Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu lí do về thăm trường cũ (Hội trường, họp lớp, nhân ngày 20/11)
2. Thân bài
- Kể những đổi thay của trường (cơ sở vật chất, quang cảnh...), thầy cô giáo, bạn bè
+ Thầy cô: Thầy cô cũ: tuổi tác, dáng vẻ...
 Thầy cô mới
+ Các bạn cùng lớp: Đã lớn, đã trưởng thành (làm bác sĩ, kĩ sư...)
- Nhắc lại những kỉ niệm cũ
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về mái trường
Hoạt động 3(18’)
?) Phần MB cần làm gì?
?) Thử nêu diễn biến của câu chuyện?
- Lưu ý: Các sự việc xảy ra liên tiếp, có chọn lọc
- Gọi 1 HS đọc
II. Luyện tập
1. Đề : Trong mơ em thấy mình ăn nhầm phải một loại quả biến hình mà ông tiên đã bỏ quên. Em trở thành chú mèo tam thể. Trong 3 ngày thay hình đổi dạng đó em đã đi đâu và làm gì? Hãy tưởng tượng và kể lại?
2. Dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu lí do biến thành mèo tam thể
b) Thân bài:
- Kể tâm trạng lúc đầu (lo âu, sợ hãi, hốt hoảng...)
- Kể những việc làm: bỏ nhà đi lang thang, gặp chuyện rủi ro, kết bạn, có cô chủ (cậu chủ mới) chăm sóc chu đáo -> cảm động
- Nhớ lại việc làm của mình trước khi biến hình -> ân hận...
- Tỉnh giấc mơ...
c) Kết bài: Có thể nêu cảm nghĩ, bài học rút ra...
* Đọc bài tham khảo: Con cò với.... (140)
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Chuẩn bị tiếp các đề bổ sung (140) – Lập dàn ý
- Ôn lại kiểu bài kể chuyện tưởng tượng
- Soạn: Con hổ có nghĩa: câu hỏi SGK (144)
 Đọc chú giải và đọc thêm
 Tập kể tóm tắt
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 Tuần 15, Tiết 59
Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm
Con hổ có nghĩa
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện (lòng biết ơn, nhớ ơn...)
- Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại
- Tiếp tục rèn kĩ năng kể chuyện
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tranh minh hoạ.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp 
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra vở bài tập của HS
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1 (5’)
?) Tác giả là ai? Em hiểu gì về tác giả?
- HS nêu -> GV giới thiệu thêm về tác giả?
?) Em hiểu như thế nào là truyện trung đại?
- HS dựa vào chú thích để nêu
- Truyện trung đại từ TK X -> cuối TK XIX (truyền kì mạn lục ), viết bằng văn xuôi chữ Hán (khác chữ Nôm). Cốt truyện giữ một vị trí quan trọng
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Vũ Trinh (1759 – 1828) quê Bắc Ninh
- Làm quan dưới triều nhà Lê, nhà Nguyễn
2. Tác phẩm
- Truyện trung đại (143)
- Các tác phẩm trung đại thường đề cao đạo lí làm người
Hoạt động 2(5’)
GV đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc
- 2 HS kể tóm tắt -> nêu chú thích
?) Truyện chia làm mấy phần? Nội dung?
- 2 phần Từ đầu -> mới sống qua được: hổ với
 Còn lại: hổ với người kiếm củi 
3. Đọc, chú thích
4. Kể tóm tắt
Hoạt động 3 (18’)
?) ở câu chuyện 1, nhân vật chính là ai? Vì sao?
- Là con hổ -> vì tập trung kể về cái nghĩa của con hổ
?) Em hiểu “nghĩa” là thế nào? (SGK) Cái “nghĩa” của con hổ là gì?
- Đền ơn bà Trần - ân nhân giúp đỡ hổ
?) Hổ gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Cách giải quyết?
Tìm các chi tiết chứng tỏ cách làm “rất nghĩa” của hổ?
- Vợ hổ đẻ khó khăn -> tìm đến nhà bà đỡ Trần trong đêm tối, cầm tay ba nhỏ nước mắt cầu xin => hết lòng với vợ
- Hổ mừng rỡ, đùa giỡn với con -> tình phụ tử 
- Lấy bạc đền ơn bà Trần
- Cuộc chia tay: cúi đầu, gầm lên một tiếng -> lưu luyến, lễ phép
?) Thái độ của bà đỡ Trần thay đổi như thế nào? Nói lên điều gì?
- Lúc đầu sợ hãi (vì bị động) -> sau đó tìm cách giúp đỡ hổ đẻ => là người có lương tâm, có kinh nghiệm
* GV bình -> chuyển ý
?) Nhận xét, đánh giá về thái độ của bác tiều với chú hổ bị hóc xương? Việc làm của bác nói lên điều gì?
- Khi thấy hổ cào, bới đất, vật vã, đau đớn, tuyệt vọng chờ chết -> bác tiều tò mò -> lo sợ -> quyết địng giúp đỡ
=> Chứng tỏ bác tiều dũng cảm, giàu tình thương yêu
?) So sánh thái độ của bà đỡ Trần và người kiếm củi?
- Bà Trần bị động, người kiếm củi chủ động
*GV: Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn thể hiện tình cảm con người kể cả với con vật
?) Hổ đã cư xử như thế nào với người kiếm củi? So sánh với con hổ ở câu chuyện 1?
- Đem thức ăn -> khi bác tiều còn sống
- Đến tiễn biệt, xót thương khi bác tiều chết
- Đem đồ lễ tế khi giỗ bác tiều
- Khác con hổ 1 chỉ đền ơn một lần con con hổ 2 đền ơn nhiều lần
?) Nhận xét gì việc đền ơn của hổ?
- Đền ơn khi ân nhân còn sống và cả khi đã chết
-> thủy chung trả ơn ân nhân mãi mãi
?) Cho biết nghệ thuật bao trùm trong cả văn bản là gì?
- Nghệ thuật nhân hóa
?) Kể theo ngôi kể nào? – Ngôi thứ 3
?) Tại sao dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “con người có nghĩa”?
- Tính chất ngụ ngôn -> khẳng định: con vật còn có nghĩa huống chi con người (mà con vật lại là một loài thú dữ, chúa tể rừng xanh ) => con người phải có nghĩa
?) Hai câu chuyện nhỏ cùng nói về 2 con hổ có nghĩa. Vậy kết cấu của văn bản có bị trùng lặp không? Vì sao?
- Không trùng lặp -> nâng cấp chủ đề tư tưởng của tác phẩm
?) Tác phẩm muốn đề cao, khuyến khích điều gì?
- Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người
II. Phân tích văn bản
1. Câu chuyện hổ với bà đỡ Trần
- Con hổ như một con người: hết lòng với vợ, mừng rỡ với con, đền ơn đáp nghĩa với ân nhân
2. Câu chuyện 2: Hổ với người kiếm củi
- Hổ thủy chung đền ơn ân nhân mãi mãi
Hoạt động 4 (2’)
- HS đọc ghi nhớ
* GV chốt: Nghệ thuật nhân hóa, mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 5 (9’)
- 1 HS đọc ->GV bình
- HS tìm và giải nghĩa
GV gợi ý: Chuyện con chó của ThoocTơn (Con chó Bấc)
IV. Luyện tập
1. Bài 1: Đọc thêm: Bia con vá
2. Bài 2: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có nghĩa tương tự
a) ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn
b) Cứu vật, vật trả ơn...
3. Hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Tập kể truyện, đặt tên khác cho truyện
- Học bài, chuẩn bị bài Động từ, tìm các động từ...
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 Tuần 15, Tiết 60
	Tiếng việt
động từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ
- Nhận diện và sử dụng thành thạo động từ khi nói, viết
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp - hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là chỉ từ? Nêu hoạt động của chỉ từ trong câu và cho ví dụ minh họa?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: GV chép 1 đoạn văn trong văn bản “Con hổ có nghĩa” -> HS tìm các từ ngữ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn -> GV nhận xét và vào bài
Hoạt động 1(10’) 
GV treo bảng phụ (BT 1 – 145)
- 1HS đọc ví dụ (VD d: Em yêu mẹ vô cùng)
?) Nêu hiểu biết của em về từ loại Động từ mà em đã học ở tiểu học? - 2 HS nêu
?) Dựa vào khái niệm đó, hãy tìm động từ trong các VD? 
a) Đi, đến, ra, hỏi
b) Lấy, làm lễ
c) Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề
d) Yêu
?) ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm?
- Chỉ hành động, trạng thái của sự vật
?) Nêu sự khác biệt giữa Danh từ và Động từ?
- Danh từ: + Thường kết hợp với số từ, lượng từ hoặc chỉ từ làm cụm danh từ (ko kết hợp được các từ đang, đã, sẽ...)
 + Thông làm chủ ngữ trong câu
 + Làm vị ngữ phải có từ “là”
- Động từ: + Thường kết hợp với :đang, đã, sẽ, hãy... 
 -> cụm động từ
 + Thường làm vị ngữ
 + Khi làm chủ ngữ thì không kết hợp được các từ trên (cong không kết hợp được với số từ, lượng từ...)
?) Từ so sánh trên, hãy nêu khái quát đặc điểm của động từ? - 2 HS nêu -> GV chốt -> HS ghi
A - Lý thuyết 
I. Đặc điểm của động từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- Kết hợp với: đã, đang, sẽ, hãy, vẫn...tạo thành cụm động từ
- Thường làm vị ngữ
- Khi làm chủ ngữ, không kết hợp được với đang, đã, hãy...
4. Ghi nhớ: sgk(146)
Hoạt động 2(10’)
* GV chuyển ý -> treo bảng phụ kẻ bảng phân loại (146)
?) Xếp động từ vào bảng phân loại cho phù hợp?
- Trả lời câu hỏi làm gì, không đòi hỏi có động từ khác đi kèm: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng (chỉ hành động của sự vật)
- Trả lời câu hỏi làm sao, thế nào:
+ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: dám, toan, định (chỉ tình thái)
+ không đòi hỏi động từ khác đi kèm: buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu (chỉ trạng thái)
?) Hãy tìm thêm những từ có động từ tương tự?
- Làm gì? - ăn, uống, học...
- Làm sao? Thế nào? – Thương, vỡ, ngủ, thức..
II. Các loại động từ chính
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét
* Động từ tình thái(thường có động từ khác đi kèm)
* Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động: trả lời câu hỏi làm gì
- Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao, thế nào
Hoạt động 3 (14’)
- HS đọc lại truyện
-> Xác định và phân loại
- HS nêu yêu cầu BT
?) So sánh nghĩa của 2 từ “đưa, cầm”
- HS đọc bài tập
-> trả lời miệng
B. Luyện tập
1.Bài tập 1(147)
a) Các động từ: có, khoe, mang, đem ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, chạy, giơ, bảo, mặc
b) Phân loại
- Động từ chỉ tình thái: mặc, có, mang, khen, thấy, bảo, giơ
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: còn lại
2. Bài tập 2(147)
- Sự đối lập về nghĩa giữa 2 động từ: đưa, cầm
-> thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu
3. Bài tập 3(SBT - 55)
a) ĐT b) DT
c) ĐT d) DT
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Cụm động từ: trả lời câu hỏi trong SGK, xem trước bài tập
E. Rút kinh nghiệm
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 15.doc