Giáo án Ngữ văn 6 tiết 62: Văn bản Mẹ hiền dạy con (Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc)

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 62: Văn bản Mẹ hiền dạy con (Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc)

Tiết 62 Văn bản MẸ HIỀN DẠY CON

 ( Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc)

A/ Mục tiêu cần đạt: Giỳp hs

- Hiểu được thái độ , tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của người mẹ thầy Mạnh Tử.

- Hs hiểu cỏch viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời Trung Đại.

- GDHS thái độ kính trọng và biết vâng lời cha mẹ.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên: Tranh ảnh về tập truyên “Liệt nữ truyện”, ảnh thầy Mạnh Tử.

- Học sinh : Học theo dụe hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

là cha là mẹ ai mà chẳng thương con, mong con khôn lớn, trưởng thành. Nhưng thương con, dạy con như thế nào cho chính đáng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử thời Trung Quốc cổ đại qua tác phẩm “ Mẹ hiền dạy con”.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 62: Văn bản Mẹ hiền dạy con (Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 62	Văn bản	 MẸ HIỀN DẠY CON
	 ( Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc)
A/ Mục tiờu cần đạt: Giỳp hs
- Hiểu được thỏi độ , tớnh cỏch và phương phỏp dạy con trở thành bậc vĩ nhõn của người mẹ thầy Mạnh Tử.
- Hs hiểu cỏch viết truyện gần với cỏch viết kớ, viết sử ở thời Trung Đại. 
- GDHS thỏi độ kớnh trọng và biết võng lời cha mẹ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Tranh ảnh về tập truyên “Liệt nữ truyện”, ảnh thầy Mạnh Tử.
- Học sinh : Học theo dụe hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
là cha là mẹ ai mà chẳng thương con, mong con khôn lớn, trưởng thành. Nhưng thương con, dạy con như thế nào cho chính đáng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử thời Trung Quốc cổ đại qua tác phẩm “ Mẹ hiền dạy con”.
I. Tìm hiểu chung.
1. Xuất xứ.
? Qua chuẩn bị ở nhà, em có hiểu biết gì về nguồn gốc của truyện ?
( Chiếu trên may hình ảnh tác phẩm lời giới thiệu)
- Chiếu nội dung phần ghi bảng( được dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc)
? Dựa vào kiến thức về thể loại đã học, cho biết truyện thuộc thể loại nào ?
- Thể loại truyện Trung đại.
2. Đọc , tóm tắt.
- Yêu cầu: giọng đọc vừa phải, trong nghiêm cho phù hợp vơi việc dạy con của một bà mẹ vừa yêu thương vừa nghiêm khắc.
3. Chú thích.
? Em hiểu thế nào là Tử?cho ví dụ.
-Tử : Con (Thái tử, Hoàng tử ...)
- Tử : Thầy (Mạnh Tử)
- Tử : Chết (bất tử, tử trận ...) 
- Tử : một phần rất nhỏ của vật chất( phân tử , nguyên tử)
4. Nhân vật, ngôi kể -> bỏ
? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- Mẹ, Mạnh tử . Nhân vật chính là người mẹ
? Em biết gì về thầy Mạnh Tử. ( Chiếu trên máy hình ảnh Mạnh Tử)
- Ghi bảng trên máy ( Bà mẹ, Mạnh Tử)
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?ý nghĩa?
- Ngôi thứ 3, người kể giấu mặt cách kể này thường mang tính khách quan
5. Bố cục văn bản ( sự việc)
 Bố cục truyện tuy rất ngắn gọn, nhưng truyện kêt theo mạch thời gian và sự việc.
? Truyện gồm mấy sự việc? Dựa vào bảng tóm tắt các sự việc mà các em làm câu hỏi 1 SGK hãy kể lại?
- HS kể.
? Có thể phân mấy sự việc làm một ý? ý chính của nó là gì?
- HS trả lời.
( Chiếu trên máy 5 sự việc)
+ Dạy con bằng cách chuyển nơi ở mới 
+ Dạy con bằng cách cư xử hàng ngày.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Mẹ hiền chọn môi trường sống cho con.
 Chiếu trên máy chiếu 3 sự việc đầu)
-nói : không ở được
-dọn nhà ra gần trường học.
Bắt chước nô nghịch,buôn bán đảo điên
2.Nhà ở gần chợ
-nói : chỗ này con ta ở được đây.
Bắt chước học tập lễ phép,cắp sách vở
3. Nhà ở gần trường học
-nói :không ở được
- dọn nhà ra gần chợ
- Bắt chước đào, chôn, lăn ,khóc
1. Nhà ở gần nghĩa địa
Bà mẹ
Mạnh Tử
Sự việc
? Bà mẹ Mạnh Tử đã mấy lần chuyển chỗ ở ? Đó là những nơi nào ?
-> Bà mẹ thầy Mạnh Tử đó ba lần chuyển nơi ở. Đú là:
- Lần 1: Dời nhà gần nghĩa địa.
- Lần 2: Dời nhà gần chợ.
- Lần 3: Định cư ở gần trường học. 
? Khi ở những nơi này bà đã chứng kiến cảnh con bà làm gì?
- HS dựa vào bảng 5 sự việc trả lời.
? Trước những hành động của con mình bà mẹ đã nói gì?
- Đây là chỗ con ta không ở đươc, hoặc đây là chỗ con ta ở được.
? Thông qua đó em có nhận xét gì về cách kể truyện và cách xây dựng nhân vật ở 3 sự việc đầu ?
- Cách kể đơn giản gần như giống nhau : Thấy người ta...về bắt chước. mẹ thấy thế nói ô  chỗ này...dọn nhà.
- Xây dựng nhân vật ít có tâm lý tâm trạng mà thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ kể, qua hành động, việc làm và ngôn ngữ nhân vật.
? Cách kể đơn giản lăp đi lặp lại gần như giống nhau ấy cho thấy thầy Mạnh Tử lúc còn nhot đã chị ảnh hưởng của môi trường xung quanh như thế nào ?
- Bắt chước, rập khuôn làm theo một cách vô ý thức-> vì coi đó như một trò chơi.
? Vì sao khi con thơ bắt chước những sự việc diễn ra trong đám tang người mẹ lại nghĩ ‘ chỗ này con ta không ở được’
- không tốt cho tâm lý
( Đưa hình ảnh về nghĩa địa và bình)
- Vì ở đó hầu như luôn chứng kiến cảnh đau thương, tang tóc...Người chứng kiến cũng sẽ rầu lòng nghĩ đến kết cục bi thảm của một kiếp người-> không tốt cho tâm lý
? Vì sao nhà ở gần chợ, bà mẹ lại nói ‘chỗ này không phải là chỗ con ta ở đươc’ và dọn nhà đi?
- Vì thầy MT bắt chứơc nói dối điên đảo đây là một thói xấu huỷ hoại nhân cách con người.
( Đưa ảnh về chợ và bình)
 	Đúng vậy tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng. Trẻ lại có thói quen rất thiứch bắt chước và làm theo. Tư duy độc lập chưa phát triển các em chưa phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái hay cái dở.
? Việc chuyển chỗ ở của một gia đình đến chỗ khác có khó khăn không?
-> Rất khú khăn vỡ họ phải thay đổi mọi thứ, khụng phải cứ muốn là chuyển ngay được.
? Nhưng tại sao bà mẹ không dùng cách khuyên răn con hay nghiêm cấm con trai không đựơc học theo cái dỏm cái xấu mà lại chon cách dọn nhà tốn kém?
- Vì bà nhận thức được rằng hoàn cảnh sống của con người có ảnh hưởng sâo sắc đến sự hình thành và phắt triển nhân cách của con người, nhất là trẻ con.
? Khi chuyển đến ở gần trường học bà mẹ đó núi: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đõy”. Em cú suy nghĩ gỡ về cõu núi đú?
- Cuộc sống gần trường học đó ảnh hưởng tốt tới tớnh nết thầy Mạnh Tử (Mạnh Tử bắt chước học tập lễ phộp, cắp sỏch vở).
( Đưa ảnh trường học và bình)
- Từ xưa đến nay, nhà trường là nơi GD , rèn luyện, đào tạo đội ngũ tri thức cho đất nước. Người học trò đến trường được dạy cách làm người ( Tiên học lễ hậu học văn) và học các nghành khoa học khác. Thủơ nhỏ học hành thì sau này nên người còn không học hành không biết được đạo lý làm người( Nhân bất học, bất trí lí) . Quả thật chú bé Mạnh Kha vốn hay học hỏi bắt chước đã chăm chỉ cắp sách đến trường, lễ phép, ngoan ngoãn với mọi người. Chính vì vậy mà bà mẹ mới vui lòng.
? Biết là khú khăn nhưng bà mẹ thầy Mạnh Tử vẫn quyết định chuyển nhà. Mục đớch chuyển nhà của bà là gỡ?
- Ghi :Tạo một mụi trường tốt, cú lợi nhất cho việc hỡnh thành tớnh cỏch con trẻ.
? Tìm những câu tục ngữ nói đến ảnh hởng của môi trờng với nhân cách con người
- Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng
- ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
? Qua ý nghĩa trên chứng tỏ mẹ của thầy MT là người như thế nào?
-Mẹ thầy MT là người thương con sâu sắc.
GV bình: Chúng ta thử hình dung những lần gia đình chuyển chỗ ở. Bao nhiêu rắc rối phức tạp diễn ra. Nào là tìm đất mua nhà mới. Vậy mà chỉ vài năm khi MT vẫn trong tuổi thơ ấu người mẹ hiền ấy đã quyết định và lo chu đáo 3 lần chuyển nhà. Vượt qua muôn ngàn khó khăn trong cuộc sống bà mẹ đã làm một công việc magn ý nghĩa GD cao. Đó là tranh nơi ở phức tạp, tiêu cực,tìm nơi lành mạnh cho việc hình thành nhân cách của con. Bà mẹ đó hẳn thương con vô cùng.
	 Ngoài việc tìm cho con môi trường sống lành mạnh. Nhưng ngay cả trong môi trường gia đình cũng có cách dạy con thành người tốt. Vậy mẹ MT đã làm như thế nào...
2. Dạy con bằng cách ứng xử hằng ngày.
 - yêu cầu học sinh đọc phần còn lại.
? Khi đã có môi trường sống tốt, nhân cách của con cứ thế phát triển thì lại có tình huống gì xảy ra ?
- Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ->mẹ nói đừa...
? Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào ?
- Bà vô cùng ân hận,bà tự nghĩ ‘ Ta nói lỡ mồm rồi...
? Vì sao sau câu nói bà lại suy nghĩ lại ?
- Vì trẻ nhỏ chưa phân biệt được đâu là lời nói đùa đâu là lời nói thật nhất là chuyện ăn uống-> bà mới suy nghĩ như vậy.
GV: Một việc làm nhỏ nhoi như thế, nhiều người có thể bỏ qua. Nói đùa với con cái, đùa vui trong gia đình là chuyện bình thường, Nhưng với tuổi ấu thơ giữa lời nói đùa, lời nói dối và lời nói nghiêm chỉnh, nó thật khó phân biệt. Cha mẹ nói đùa con lần thứ nhất rồi quen đi làn thứ hai, lần ba...khi sự thật không xảy ra đứa trẻ sẽ mất lòng tin sẽ bắt chước nói đùa, nói dối. Nguy hiểm biết bao. Bà mẹ MT chỉ một lần đùa mà đã hối hận và kịp thời sửa ngay.
? Bà sửa bằng cách nào?
- Mua thịt về cho con mình ăn.
?Cú ý kiến cho rằng: bà mẹ thầy Mạnh Tử cầu kỡ, nuụng chiều con qua mức. Em cú đồng ý với ý kiến đú khụng?
- Đú khụng phải là bà cầu kỡ, nuụng con. Nếu bà núi đựa khụng làm như lời bà núi thỡ sẽ là núi dối. Như vậy vụ tỡnh người mẹ đó dạy con tớnh khụng trung thực.
? Nêu ý nghĩa giáo dục của lần thứ tư này?
- HS trả lời
- Ghi: Giáo dục con tính trung thực, thật thà, biết giữ chữ tín
GV: Sau câu nói vô tình bà đã biết là mình đã nói dối con vì nhà bà rất nghèo nhưng với suy nghĩ xâu sắc, cách dạy con khéo léo bà đã buộc phải biến lời nói dối thành sự thật, tuy có lãng phí, có hoang một chút nhưng bù lại sẽ được rất nhiều: uy tín với con, tính trung thực sẽ được củng cố và phát triển trong tâm hồn con trai. Mẹ của Tăng Sâm (là học trò của Khổng Tử ở Văn Miếu HN trong tứ phối- 4 vị thờ cúng có Tăng Sâm). Ngày còn bé một hôm mẹ di chợ Tăng Sâm đòi đi theo. Mẹ dỗ ‘ở nhà, mẹ đi chợ mua cho miếng gan lợn mà ăn) ra chợ không có gan lợn để mua. Về nhà, để giữ chữ tín với con bà đã mổ lợn nhà lấy gan cho con ăn.
? Tìm những câu tục ngữ dân gian mà em biết tương ứng với sự việc này?
- Lời nói đi đôi với việc làm
- Nói đâu làm đấy.
- Nói một làm một. Nói hai làm hai.
GV :Mẹ thầy Mạnh Tử không chỉ dạy con về đạo đức mà còn dạy những gì ...
? Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng ?
- Thầy Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi.
? Với việc làm của MT bà mẹ đã dạy con bằng cách nào?
Liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung cửi và nói “ con.. đứt đi”
? So sánh gì về việc làm, hành động của các nhân vật ở lần này so với các lần trước
- Lần này gay cấn hơn hấp dẫn hơn nhiều
Gv: Mẹ đã tạo cho con môi trường tốt, dạy cho con đạo đức mà con không học hành-> vứt đi cho nên bà mẹ đã chặt đứt tấm vải và so sánh với việc bỏ học của con cái.
?Hành động và lời núi của bà mẹ đó thể hiện thỏi độ và mong muốn và tính cách gì của bà mẹ khi dạy con?
+ Mong muốn: con nờn người.
+ Thỏi độ kiờn quyết, dứt khoỏt, khụng một chỳt nương nhẹ.
+ Tính cách: Quyết liệt, mạnh mẽ, thẳng thắn
? Tác dụng của hành động và lời nói đó?
-Dạy con đức tớnh kiờn trỡ, siờng năng, kiờn định.
Thật đúng là có công mài sắt có ngày nên kim. Bên cạnh năng khiếu bẩm sinh thì đức tính cần cù học hành là điều kiện rất cần thiết để thành đạt trong sự nghiệp.
? Nhận xét cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ở sự việc này?
- Dạy con bằng cách so sánh, ẩn dụ chứ không hề nói thẳng.
GV: Thật vậy tấm vải đang đẹp đẽ thế kia,liền thế kia, công lao mẹ dệt biết bao khó nhọc, sao tự dưng mẹ lại cắt nó ? Những câu hỏi vừa trỗi dậy trong đầu con thì mẹ đã trả lời ngay “Con đang..” so sánh của bà thật mạnh mẽ, dứt khoát.
? Cảm nhận của em về mẹ thầy MT?
- Bà là người thông minh, thâm thuý, kín đáo, tế nhị và khéo léo.
? Qua đó em rút ra điều gì về tình thương con của mẹ MT?
- Thương con nhưng không nuông chiều
? Nếu em là MT lúc đó em sẽ có tâm trạng gì?
- Đau đớn, tủi hổ, nhận lỗi.
? Với cách dạy con như vậy đã dành kết quả gì?
- MT rất chuyên cần trở thành bậc đại hiền.
Đưa tranh
? Bức tranh này minh hoạ cho sự việc nào?Em thấy đặc điểm gì ở 2 nhân vật? Tại sao tác gỉa lại chọn sự việc ấy để minh hoạ?
- Sự việc 5. Vì đây là cách dạy con hay nhất vừa cụ thể dễ hiểu, vừa kiên quyết khiến con thấm thía lâu.
GV bình: Cách dạy con kiên quyết của bà gây ấn tượng manh và có tác động tích cực đối với thầy Mạnh Tử. Bởi không chỉ tỏ thái độ kiên quyết phủ định việc bỏ học đi chơi bằng hành động cắt đứt tấm vải đang dệt mà nó còn vang lên trong câu nói “ Con đang đi học....vậy”. Bà mẹ đau đớn lắm mời nói như thế. Tất cả đã thành ấn tượng không quên, thành bài học nhớ đời cho thầy Mạnh Tử và “từ hôm đó...cần” để sau này trở thành bậc đại hiền. ở nước ta bà Từ Dũ mẹ của vua Tự Đức cũng nổi tiếng là một người dạy con nghiêm khắc. Có một lần Tự Đức đi chơi quá giờ mặc dù đã là vua nhưng vẫn bị sử phạt băng roi để giáo dục con.
? Toàn bộ câu chuyên được kể theo ngôi thứ 3. Vây câu cuối cung “ Thế ....sao” là lời nói của ai có tính chất gì?
- Lời bình của tác giả.
GV : Truyện trung đại chủ yếu là dùng lời kể nhưng có khi cũng xen lẫn thêm lời bình của người kể.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
?Đây là câu chuyện ra đời vào trước công nguyên nhưng lại xếp vào chuyện trung đại vì sao ?
- HS trả lời
- Ghi :Ngụn ngữ kể chuyện xen lời bỡnh.
Cốt chuyện đơn giản.
Mang tớnh giỏo huấn, gần thể loại ký, sử.
2. Nội dung.
? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì về phương pháp giáo dục con của bà mẹ MT ?
- HS dựa vào nội dung ghi nhớ trả lời.
* Ghi nhớ SGK/115
IV Luyện tập.
1. Bài tập 1.
?Từ câu chuyện mẹ thầy MT xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con ?
+ Kính yêu cha mẹ, kính yêu người có công dạy dỗ mình nên người.
+ Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
4. Củng cố.
 Như vậy truyện MHDC ca ngợi tấm gương người mẹ có tấm lòng và phương phác dạu con của một cô giáo tài hoa. Bên cạnh nhân vật người mẹ- cô giáo nhân vật MT cũng thật đáng nhớ, đó là người con vừa hiếu thảo, vừa thông minh nhanh nhẹn.
5. Dặn dò.
 - Về nhà :	+ kể tóm tắt lại câu chuyện.
+ Học nắm vững phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị : 	Tính từ và cum tính từ.
+ Yêu cầu : Hiểu tính từ là gì ?Khả năng kết hợp của tính từ ? hoạt động của tính từ trong câu.các loại tính từ ?
	Cụm tính từ là gì ? Mô hình cụm tính từ 
( Dựa vào cánh tìm hiểu bài ở Động từ và cụm động từ để chuẩn bị)
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docme hien day con(1).doc