A/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
- Khái niệm truyện cười .
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm "Treo biển"và" Lợn cưới, áo mới" .
- Cách kể hài hước trong tác phẩm "Treo biển" về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác;
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên; Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ trong tác phẩm " Lợn cưới, áo mới" .
2. Kĩ năng :
- Đọc-hiểu văn bản truyện cười
- Nhận ra chi tiết gây cười của truyện "Treo biển"và" Lợn cưới, áo mới" .
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện .
- Kể lại câu chuyện
B/ Chuẩn bị: + GV : - Tranh ảnh, bảng phụ và một vài câu chuyện theo mô típ trên - Bài dạy.
+ HS : - Soạn bài - Đọc một số truyện cười tự sưu tầm ở địa phương.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1/ Kể lại truyện “ Chân, tay, tai, mắt, miệng”.- Nêu bài học sâu sắc qua câu chuyện này. 2/Câu hỏi trắc nghiệm, ghi ở bảng phụ.
HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu truyện cười :" Treo biển" và bài đọc thêm : " Lợn cưới, áo mới "
HĐ3:Bài học:
Tuần:13 Tiết: 51 Văn bản: - TREO BIỂN - LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Hướng dẫn đọc thêm) S: 30/11/2010 G:03/12/2010 A/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức : - Khái niệm truyện cười . - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm "Treo biển"và" Lợn cưới, áo mới" . - Cách kể hài hước trong tác phẩm "Treo biển" về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác; - Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên; Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ trong tác phẩm " Lợn cưới, áo mới" . 2. Kĩ năng : - Đọc-hiểu văn bản truyện cười - Nhận ra chi tiết gây cười của truyện "Treo biển"và" Lợn cưới, áo mới" . - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện . - Kể lại câu chuyện B/ Chuẩn bị: + GV : - Tranh ảnh, bảng phụ và một vài câu chuyện theo mô típ trên - Bài dạy. + HS : - Soạn bài - Đọc một số truyện cười tự sưu tầm ở địa phương. C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Bài cũ: 1/ Kể lại truyện “ Chân, tay, tai, mắt, miệng”.- Nêu bài học sâu sắc qua câu chuyện này. 2/Câu hỏi trắc nghiệm, ghi ở bảng phụ. HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu truyện cười :" Treo biển" và bài đọc thêm : " Lợn cưới, áo mới " HĐ3:Bài học: B1:Tìm hiểu văn “Treo biển”. @B1.1: Hướng dẫn đọc- hiểu chú thích. *MT: Hướng dẫn học sinh nắm và hiểu khái niệm truyện cười. H: Truyện cười là những loại truyện như thế nào? * GV chốt ý cho học sinh. - GV đọc mẫu- chú ý giọng đọc hài hước- gọi học sinh đọc. Nhận xét- sửa sai. @B1.2: Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. *MT: Tìm hiểu nội dung văn bản và rút ra bài học từ câu chuyện. H: Nhà hàng treo biển nhằm mục đích gì? H: Nội dung biển treo có những yếu tố nào? H: Có mấy ý kiến đóng góp về cái biển.( GV ghi bảng phụ các ý kiến này). Em có nhận xét gì về các ý kiến đó? H: Thái độ tiếp thu của nhà hàng ra sao? Nếu em là chủ nhà hàng trước tình huống này em sẽ giải quyết như thế nào? H: Truyện buồn cười ở chỗ nào và cho ta bài học gì trong cuộc sống? * HS trả lời GV chốt ý và cho HS ghi một số ý chính. * HS đọc phần ghi nhớ SGK/125. B2:HD đọc thêm văn bản :Lợn cưới, áo mới. @B2.1:Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chú thích. @B2.2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. *MT: Tìm hiểu nội dung văn bản và rút ra bài học từ câu chuyện GV: Truyện có hai nhân vật, họ chỉ gặp gỡ nhau trong phút chốc. Mỗi người nói có một câu mà tạo nên câu chuyện thú vị buồn cười. Hỏi: Vì sao anh chàng thứ nhất cứ đứng hóng ở cửa? Anh ta có tính gì đặc biệt? ( Khoe của) H: Anh mất lợn hỏi thăm như thế nào? Trong lời hỏi thăm có từ nào thừa? Vì sao? Lẽ ra anh ta phải hỏi như thế nào? H: Câu trả lời của anh có áo mới buồn cười như thế nào? Cử chỉ, điệu bộ của anh ta như thế nào? * HS thảo luận và trả lời. * GV treo bảng phụ có ghi 2 câu. H: Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện? B3: Hướng dẫn tổng kết . * GV tổng kết về nghệ thuật, ý nghĩa văn bản và chốt lại phần ghi nhớ SGK. B4: Hướng dẫn luyện tập. HD cho HS về làm phần Luyện tập ở cả 2 bài. * Văn bản1: TREO BIỂN I/ Tìm hiểu chung: * Khái niệm truyện cười: ( Chú thích *SGK/Tr124.) * Lưu ý các chú thích II/ Đọc- hiểu văn bản: 1/ Mục đích treo biển: Cốt để giới thiệu, quảng cáo, thu hút khách hàng. - Nội dung biển treo có 4 yếu tố: Địa điểm, hoạt động, mặt hàng, chất lượng hàng. - Cả 4 nội dung trên đều rất cần thiết. 2/ Nội dung góp ý của khách hàng: - Có 4 người góp ý về cái biển, mỗi người một ý khác nhau và được lập luận chặt chẽ. 3/ Tiếp thu của nhà hàng: Nhà hàng nghe theo răm rắp và lần lượt bỏ đi từng từ, từng nội dung của tấm biển, cuối cùng phải dở tấm biển xuống. Điều này khiến ta buồn cười vì sự tiếp thu không suy nghĩ xem xét của chủ nhà hàng. 4/ Bài học: Sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. III/Tổng kết: 1.Nghệ thuật : - Xây dựng tình huống cực đoan, vô lý , cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng . - yếu tố gây cười . - Kết thúc truyện bất ngờ : Chủ cửa hàng cất luôn tấm biển . 2.Ý nghĩa : - Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác. *Văn bản 2:Lợn cưới, áo mới (Hướng dẫn đọc thêm) I/ Tìm hiểu chung: II/ Tìm hiểu văn bản: 1/ Tính khoe của: Đây là một thói xấu, luôn tỏ ra cho người khác biết rằng mình giàu. Thói xấu này thường biểu hiện ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất và trang trí nhà cửa, nói năng khi giao tiếp. 2/ Hai nhân vật trong truyện: - Đều có tính khoe khoang đến kì cục. + Hỏi thăm thừa thông tin. + Trả lời thừa thông tin, cử chỉ. - Mỗi hành động, cử chỉ, lời nói của 2 nhân vật này đều buồn cười, đều quá đáng đến mức lố bịch được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật đối xứng và phóng đại trong dân gian. 3/ Ý nghĩa: Phê phán tính hay khoe của. III/ Tổng kết: 1. Nghệ thuật : - Tạo tình huống truyện gây cười . - Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch . - Sử dụng biện pháp phóng đại . 2. Ý nghĩa: Truyện Lợn cưới, áo mới chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội . IV/ Luyện tập :SGK HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: Học thuộc khái niệm truyện cười. Nắm nội dung 2 truyện. + Kể điễn cảm câu chuyện .+ Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong văn bản “Treo biển”;“Lợn cưới, áo mới”;Chuẩn bị ôn tập văn học dân gian. - Soạn bài:"Số từ và lượng từ" *Chuẩn bị bài mới : Ôn tập truyện dân gian(sgk/134) Cách soạn:- Kẻ bảng ôn về tên từng truyện, thể loại, nội dung, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. -Nắm vững và học thuộc lòng các khái niệm :Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn và truyện cười. -So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn với truyện cười . -Học sinh làm bài tập 1,2,3 Sách bài tập ( Bài 13 : Ôn tập dân gian) sẽ có lợi cho việc ôn tập tiết tới . Tuần : 13 Tiết : 52 Tiếng Việt: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ S: 30/11/2010 G:03/12/2010 A/ Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Khái niệm số từ và lượng từ : - Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ . - Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ : + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ . + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ . - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ, lượng từ. - Biết dùng số từ, lượng từ khi nói khi viết. 2. Kĩ năng : - Nhận diện được số từ và lượng từ . - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị . - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết . - Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp: 3. Thái độ:Tích cực, tự giác, nghiêm túc. B/ Chuẩn bị:GV đọc tư liệu tìm thêm ví dụ và bài tập .- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Bài cũ:GV treo bảng phụ về mô hình cấu tạo của cụm danh từ-Gọi Hs lên bảng điền các ví dụ vào (Những chiếc áo mới kia, Ba con vịt xám này, Tất cả các bạn HS giỏi của lớp 6/4) Cho biết cụm danh từ là gì?Cấu tạo của cụm danh từ? HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu truyện cười :" Treo biển" và bài đọc thêm : " Lợn cưới, áo mới " HĐ3:Bài học:GV giới thiệu: Vị trí t1 trong tổ chức của cụm danh từ ta có thể gặp những từ chỉ số lượng . Đó là số từ và lượng từ. B1: MT:Hướng dẫn HS tìm hiểu số từ , nhận diện và phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị * GV treo bảng phụ ghi các ví dụ và cho HS đọc H: Các từ in dậm trong những câu đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào tronh câu? Bổ sung ý nghĩa gì? Có vị trí như thế nào với từ mà chúng bổ nghĩa? H: Từ đôi trong câu a có phải là số từ không?Vì sao?( GV gợi ý về vị trí và ý nghĩa của từ trong cụm từ) H: Tìm thêm những từ có ý nghĩa khái quátvà công dụng như đôi? (Tá, cặp, chục..) H :Vậy số từ là gì? Vị trí của số từ?HS trả lời theo ghi nhớ SGK/128-GV cho làm bài tập nhanh ghi ở bảng phụ B2 :MT:Hướng dẫn tim hiểu lượng từ * GV treo bảng phụ ghi các ví dụ ở SGK cho * HS đọc H: Nghĩa các từ: các, những, cả, mấy...có gì giống và khác nghĩa số từ? * HS trả lời GV bổ sung: Giống vị trí - khác số từ chỉ số lượng chính xác và số thứ tự của sự vật còn các từ : mấy, những, các, cả chỉ lượng ít hay nhiều * GV: Các từ đó là lượng từ.Vậy lượng từ là gì?Cho ví dụ?- GV Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự, từ đó chia lượng từ ra thành hai nhóm- Gọi HS cho thêm ví dụ * GV có thể dùng bảng phụ kẻ sẵn mô hình cụm danh từ cho HS điền vào sau đó xác định vị trí của lượng từ và số từ * GV chốt ý theo ghi nhớ SGK/129- Gọi HS đọclại. B3 :Hướng đẫn thực hiện phần luyện tập *MT:Củng cố cho học sinh kiến thức lý thuyết đã học về số từ, lượng từ. * GV ghi bài tập vào bảng phụ - BT1Cho HS đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu đề baì -Gọi HS khác nhận xét-GV chốt ý - BT 2,3 Gọi HS đọc đề và thực hiện - GV nhận xét ghi điểm khuyến khích -Hướng dẫn HS về nhà làm bài 4 I/ Tìm hiểu chung: 1. Số từ: Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. -Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ đứng trước danh từ. Ví dụ:Hai chàng, một trăm ván cơm nếp, ba học sinh, năm cái bàn -Khi biểu thị số thứ tự số từ thường đứng sau danh từ. Ví dụ:Bác Hai, vua Hùng Vương thứ sáu * Lưu ý: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị - Ví dụ: các từ: đôi, tá, chục, cặp...là danh từ chỉ đơn vị 2.Lượng từ: a.Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật b. Phân loại: 2loại: -Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, hết thảy, toàn bộ.. - Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối:các, những, mọi, mỗi, từng, nơi, vài *Ghi nhớ: SGK II/ Luyện tập: Bài tập1: Số từ: -Một canh...hai canh...lại ba canh (số từ chỉ số lượng) -Canh bốn, canh năm (Số từ chỉ STT) Bài tập 2:Trăm núi, ngàn khe,muôn nỗi tái tê... được dùng chỉ số lượng nhiều, rất nhiều - không chính xác BT3:Điểm giống và khác nhau của hai từ :từng, mỗi -Giống:Tách ra từng cá thể từng sự vật -Khác: + Từng mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự + Mỗi: Ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: Nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ . Xác định số từ và lương từ trong tác phẩm “treo biển-lợn cưới, áo mới” . - Làm thêm bài tập tìm số từ, lượng từ. - Hướng dẫn HS soạn phần Ôn tập truyện đân gian. *RKN: Tuần: 13 Tiết: 49,50 Tập làm văn: BÀI VIẾT SỐ 3- VĂN KỂ CHUYỆN S: G: A/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức : - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường . - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường . 2.Kĩ năng : - Làm một bài văn kể chuyện đời thường . - HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa.- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phong,- Thời gian trong truyện phải phù hợp, biết cách kể phù hợp. 3. Thái độ:Nghiêm túc, tích cực B/ Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị đề bài. - HS: Chuẩn bị giấy bút, tinh thần làm bài. C/ Bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS . D/ Tổ chức các hoạt động dạy học: I. Đề ra: Kể về một người thân của em (bố, mẹ, ông, bà,...) II. Đáp án : 1Yêu cầu chung: -Hình thức: Bài làm đảm bảo sạch sẽ,rõ ràng, trình bày rõ 3phần theo bố cục -Thể loại:Văn tự sự-Kể chuyện đời thường -Nội dung:Kể về một người thân của em (bố, mẹ, ông, bà,...) 2.Yêu cầu cụ thể: Bài làm theo dàn ý sau: a.Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng(Người ấy là ai?Có quan hệ gì với em? Tình cảm của em với người ấy như thế nào? b.Thân bài: - Tả vài nét về ngoại hình của đối tượng. - Tính tình, công việc. - Quan hệ với mọi người(gia đình, hàng xóm, cơ quan, tình cảm đối với em,...) - Kể một sự việc bộc lộ được tính cách của đối tượng. c. Kết bài: -Cảm xúc suy nghĩ của em về đối tượng. III. Biểu điểm: -Điểm 9-10: Đạt được những yêu cầu trên, có nhiều đoạn văn viết hay có cảm xúc, biết kể chuỵện theo mạch cảm xúc, biết kết hợp tả và kể, xây dựng được những tình tiết hay, văn viết mạch lạc lưu loát không hoặc có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả , diễn đạt. -Điểm 7-8: Bài làm khá, biết kể câu chuyện theo mạch cảm xúc, văn trôi chảy có đoạn hay, bố cục rõ ràng mắc không quá 5lỗi về chính tả , diễn đạt. -Điểm 5-6: Nắm được cách kể chuyện theo mạch cảm xuc song ý còn nghèo,văn có đoạn lủng củng mắc không quá 7 lỗi chính tả diễn đạt -Điểm 3-4: Chưa nắm vững phương pháp kể chuyện,văn viết rối rắm khó theo dõi, bốcục không rõ ràng .Mắc nhiều lỗi chính tả , diễn đạt -Điểm 1-2 : Bài làm quá sơ sài chiếu lệ, nội dung lộn xộn rối rắm không theo doĩ đươc HĐ5: Hướng dẫn tự học: GV thu bài - Kiểm tra số lượng-Nhận xét-Chuẩn bị bài kể chuỵện tưởng tượng. -Tiết sau học bài: Số từ , lượng từ Tuần: 13 Tiết: 49-50 Tập làm văn: BÀI VIẾT SỐ 3- VĂN KỂ CHUYỆN S: G: A/ Mục tiêu cần đạt: - HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa.- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phong,- Thời gian trong truyện phải phù hợp, biết cách kể phù hợp. B/ Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị đề bài. - HS: Chuẩn bị giấy bút, tinh thần làm bài. C/ Bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS . D/ Tổ chức các hoạt động dạy học: I. Đề ra: Hãy kể về những đổi mới ở quê hương em. II. Đáp án : 1Yêu cầu chung: -Hình thức: Bài làm đảm bảo sạch sẽ,rõ ràng, trình bày rõ 3phần theo bố cục -Thể loại:Văn tự sự-Kể chuyện đời thường -Nội dung:Kể việc, kể về những đổi mới ở quê em 2.Yêu cầu cụ thể: Bài lầm theo dàn ý sau: a.Mở bài: Giới thiệu quê hương em. Khái quát sự đổi mới và cảm xúc của em. b.Thân bài: Quê em cách đây mười năm nghèo nàn , lạc hậu , buồn tẻ và lặng lẽ. - Quê em hôm nay đổi mới toàn diện và nhanh chóng. +Những con đường lầy lội trước kia nay đã được rải nhựa, bê tông hoá, hai bên trồng những hàng cây toả bóng mát.... +Những ngôi nhà mới, cao tầng thay cho những căn nhà trước đây lợp tôn, tranh, phên tre op ẹp... + Trường học hai tầng khang trang được xây dựng trên bãi cát với đầy đủ tiện nghi, dụng cụ tiện cho việc học tập nâng cao chất lượng. + Trạm xá, uỷ ban nhà văn hoá thôn cũng vừa được xây dựng lại trông thật bề thế khang trang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và có nơi tổ chức hội họp sinh hoạt vui chơi... + Khu công nghiệp mọc lên giữa bãi cát trắng Tây An như một huyền thoại giúp cho công việc làm ăn của người dân quê em được ổn định.- Việc giải toả và xây dựng nhà ở khu dân cư theo quy hoạch đã làm thay đổi bộ mặt của quê em - Đổi mới trong cách sống của mỗi gia đình, trong nếp làm , sinh hoạt , suy nghĩ +Mọi nhà đã có đủ tiện nghi sinh hoạt của gia đình: điện đài, ti vi, xe máy... + Có cuộc sống vật chất ,tinh thần tương đối thoả mái, đầy đủ. +Mọi người biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau +Đổi mới trong cách làm ăn, biết tiếp thu những cái mới những thành tựu khoa học, biết động viên, đầu tư cho con em học hành. c. Kết bài: Quê em trong tương lai. -Cảm xúc suy nghĩ và ước mơ của em III. Biểu điểm: -Điểm 9-10: Đạt được những yêu cầu trên, có nhiều đoạn văn viết hay có cảm xúc, biết kể chuỵện theo mạch cảm xúc, đan xen giữa thời gian hiện tại và quá khứ, xây dựng được những tình tiết hay, văn viết mạch lạc lưu loát không hoặc có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả , diễn đạt. -Điểm7-8 Bài làm khá, biết kể câu chuyện theo mạch cảm xúc, văn trôi chảy có đoạn hay, bố cục rõ ràng mắc không quá 5lỗi về chính tả , diễn đạt. -Điểm5-6 Nắm được cách kể chuyện theo mạch cảm xuc song ý còn nghèo,văn có đoạn lủng củng mắc không quá 7 lỗi chính tả diễn đạt -Điểm3-4 Chưa nắm vững phương pháp kể chuyện,văn viết rối rắm khó theo dõi, bốcục không rõ ràng .Mắc nhiều lỗi chính tả , diễn đạt -Điểm 1-2 Bài làm quá sơ sài chiếu lệ Nội dung lộn xộn rối rắm không theo doĩ đươc E.Dặn dò : GV thu bài - Kiểm tra số lượng-Nhận xét-Chuẩn bị bài kể chuỵện tưởng tượng... -Tiết sau học bài số từ , lượng từ Người VN chúng ta rất biết cười, dù ở bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy, rừng cười dân gian VN rất phong phú. Rừng cười ấy có đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước, nhưng không kém phần sâu sắc, có tiếng cười châm biếm, chua cay để đã kích phê phán những thói hư, tật xấu...Ở tiết học này các em sẽ được làm quen với
Tài liệu đính kèm: