Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 13 đến 17 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 13 đến 17 - Năm học 2010-2011

1-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Học sinh hiểu thế nào là truyện cười

 Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện”Treo biển ,Lợn cưới áo mới”

Biết ứng dụng nội dung ý nghĩa truyện vào thực tế

 II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1-GIỚI THIỆU BÀI:

Người Việt Nam ta vốn rất lạc quan yêu đời cho dù trong mọi tình huống , hoàn cảnh nào. Vì vậy rừng cười dân gian Việt Nam rất phong phú .Rừng cười ấy có đủ mọi cung bậc khác nhau:Có tiếng cười vui hóm hỉnh để quên đi những khó khăn, những lo toan của cuộc sống thường ngày, có tiếng cười sâu cay châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù.Chương trình ngữ văn 6 sẽ giới thiệu với chúng ta một số truỵện cười tiêu biểu trong rừng cười ấy.

2 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 HOẠT ĐỘNG 1:HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM VỀ TRUYỆN CƯỜI

 

doc 46 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 13 đến 17 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..	Ngày dạy : ......./ 12 /200 
 Tuần 13 Bài 12:tiết 49+50
Tập làm văn : Viết bài tập làm văn số 3
A_Yêu cầu:
_Giúp học sinh nhận thức được kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý và thực hành kể một câu chuyện hoàn chỉnh.
-Rèn luyện cách dùng từ, diễn đạt rõ ràng trôi chảy.
B-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1-Giáo viên chọn một trong các đề được gợi ý.Chú ý để không ra trùng lặp với đề tập làm văn số 2
2-Giáo viên chép đề lên bảng:
Học sinh chép đề làm bài.
3-Chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1:Kể về một cuộc gặp gỡ.
Đề 2:Kể về những đổi mới của quê em.
Dặn dò:
- Giáo viên thu bài
- Giáo viên yêu cầu chuẩn bị văn bản:Treo biển, Lợn cưới áo mới.
Ngày soạn : 	Ngày dạy : ......./ 12 /200 
Tuần 13 Bài 12:tiết 51
Kết quả cần đạt:
-Bước đầu nắm được định nghĩa truyện cười.Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những truyện trong bài học.Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể được những truyện này.
-Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ,.
-Nắm được đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.
 văn bản 
 treo biển
lợn cưới áo mới
1-Mục tiêu cần đạt :
Học sinh hiểu thế nào là truyện cười
 Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện”Treo biển ,Lợn cưới áo mới”
Biết ứng dụng nội dung ý nghĩa truyện vào thực tế 
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
Người Việt Nam ta vốn rất lạc quan yêu đời cho dù trong mọi tình huống , hoàn cảnh nào. Vì vậy rừng cười dân gian Việt Nam rất phong phú .Rừng cười ấy có đủ mọi cung bậc khác nhau:Có tiếng cười vui hóm hỉnh để quên đi những khó khăn, những lo toan của cuộc sống thường ngày, có tiếng cười sâu cay châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù.Chương trình ngữ văn 6 sẽ giới thiệu với chúng ta một số truỵện cười tiêu biểu trong rừng cười ấy.
2 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm về truyện cười 
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần chú thích * trong SGK?
?Chú thích này giới thiệu như thế nào về truyện cười?
? Thế nào là hiện tượng đáng cười?
(Hiện tượng đứng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái với tự nhiên)
?Cái cười nảy sinh khi nào?
( Có hiện tượng đáng cười và người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đứng cười ấy để cười)
Khái niệm truyện cười:
Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộ sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
 Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Giáo viên cùng học sinh đọc từ 3 đến 4 lần.
Chú ý giọng đọc hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ :”Bỏ ngay” được lặp lại 4 lần.
Học sinh giải nghĩa những từ khó trong SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc của tác phẩm
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Văn bản Treo biển là một truyện cười dân gian. Truyện có mấy nội dung?
?Hãy xác định các phần nội dung đó trên văn bản.
-Treo biển bán hàng
-Chữa biển và cất biển.
?Trong nội dung thứ hai, sự việc nào đáng cười nhất?
-Nội dung 2:Sự việc cất biển
?Theo em đối tượng đáng cười trong truyện này là ai?
-Nhà hàng
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản:
 1-Treo biển
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
H: Đọc nội dung thông báo của tấm biển?
ở đây có bán cá tươi
Hãy chỉ ra những nội dung thông báo chính trong những tấm biển đó?
-Nơi bán hàng
-Hoạt động của cửa hàng
-Thứ hàng bán
-Chất lượng hàng.
?Thep em có thể thêm hoặc bớt thông tin của tấm biển đó không?Ví sao?
-Không cần thêm hoặc bớt thông tin vì tấm biển đã đáp ứng đủ thông tin cho người mua
?Nếu sự việc chỉ dừng ở đây, đã gọi là truyện cười được chưa, tại sao?
-Chưa xuất hiện các yếu tố không bình thường để gây cười.
 2-Chữa biển và cất biển
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
?Từ khi tầm biển bán hàng được treo lên đến khi hạ xuồng thì nội dung của nó đã được góp ý và sửa chữa mấy lần?
-4 lần.
H Lần thứ nhất, người góp ý là ai, góp ý với nội dung gì?
-Người qua dường.
-Biển đề thừa chữ tươi vì không ai bán cá ươn.
H:Theo em, có thể bỏ chữ tươi trong tấm biển đó được không? Vì sao?
-Không thể bỏ chữ tươi vì thiếu đi một thông tin rất cần thiết về chất lượng hàng hoá.
H:Trước sự góp ý ấy, nhà hàng đã làm gì?
Sự việc này đáng cười ở chỗ nào?
-Nhà hàng vội vã nghe theo người khác , làm mất đi một lợi thế của nhà hàng.
?Lần thứ hai và lần thứ 3 nhà hàng được góp ý như thế nào? Góp ý với lí do gì?
-Tấm biển đề thừa hai chữ:”ở đây”
-Không ai bày cá ra khoe cho nên không cần phải đề chữ “có bán”
H:Nếu em là chủ cửa hàng, em sẽ giải thích như thế nào về sự góp ý của hai vị khách trên?
-Không thể bỏ”ở đây” vì người mua sẽ không rõ địa điểm bán hàng.
-Không thể bỏ “có bán” vì đây là biển quảng cáo bán hàng.
H:Trong cách nghe lời góp ý của nhà hàng không bình thường ở chỗ nào?
Chính sự không bình thường này khiến em có phản ứng như thế nào? 
Một mực nghe theo lời góp ý của khách hàng mà không cần suy xét, cho đến khi tấm biển còn mỗi chữ cá.( Một nội dung thông báo rất mơ hồ)
-> Gây cười.
?Truyện tưởng như có thể kết thúc ở đây với một sự việc không bình thường của nhà hàng khiến cho người đọc bật cười. Thế mà còn một sự việc nữa khiến cho người đọc không khỏi bất ngờ .Đó là sự việc nào và chỉ rõ bất ngờ ở chỗ nào?
-Người hàng xóm cho rằng, không cần đề biển vì nhà này đã bày cá với mùi tanh rồi.
-Nhà hàng nghe theo và cất nốt biển.
Sự việc kết thúc này gây cười ở chỗ nào?
-Trong việc bán hàng thì cần nhất là thông tin và quảng cáo về mặt hàng và chất lượng hàng hoá của mình.Việc cất biển tức là việc không cần đến người mua và bán hàng.
-Biến việc treo biển ban đầu trở thành một việc làm vô nghĩa và mất thì giờ.
 Hoạt động 3: ý nghĩa văn bản
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
*Nhắc lại nội dung cơ bản của truyện?(TRuyện mở đầu bằng sự việc gì và kết thúc bằng sự việc gì?)
?Theo em truyện dân gian mượn những sự việc như vậy để cười ai và cười điều gì?
-Truyện mở đầu bằng việc treo một tấm biển với nội dung thông tin đầy đủ, kết thúc bằng việc nhà hàng tự tay cất cái biển ấy vì nghe theo lời khuyên của những người qua đường và khách hàng
-Truyện cười những người không có chủ kién , không suy xét kĩ khi làm theo ý kiến của người khác dẫn đến hỏng việc.
- Có người từng nhận xét: Truyện cười tạo ra tiếng cười với nhiều sắc thái khác nhau:Có tiếng cười mua vui, có tiếng cười chế giễu phê phán nhẹ nhàng, có tiếng cười châm biếm đả kích sâu cay...
?Theo em truyện “Tre0 biển” tạo ra tiếng cười như thế nào?
- Tiếng cười mua vui, chế giễu phê phán nhẹ nhàng 
?Để tạo ra tiếng cười có ý nghĩa như vậy, tác giả đã kể những sự việc như thế nào?
?Nhận xét về kết cấu của truyện?
?Kết thúc của truyện có đặc điểm gì?
-Hình thức ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, khai thác những biểu hiện trái với lẽ tự nhiên của con người để gây cười , tạo ra những tiếng cười có ý nghĩa sâu sắc.
lợn cưới áo mới
 Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Giáo viên cùng học sinh đọc từ 3 đến 4 lần.
Học sinh giải nghĩa những từ khó trong SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc của tác phẩm
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Văn bản” Lợn cưới áo mới” là một truyện cười dân gian.Truyện cười việc gì?
?Những ai trong truyện này có tính khoe của?
-Cười việc khoe của.
-Anh có áo và anh có lợn.
?Em hiểu như thế nào về tình hay khoe của của người đời?
-Đây là một tính xấu của một kẻ thích phô trương sự giàu có hơn người của mình( Thường là những người giàu)
?Theo em truyện gây cười ở chỗ nào?
HS có thể trả lời đúng hoặc sai, giáo viên ghi nhận và chuyển sang phần tìm hiểu văn bản
GV:Thường những người giàu có mới khoe của và cũng đã bị người đời cười chê, ,nhưng những người khoe của trong trong truyện này khác lẽ thường tình ở chỗ nào , chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản để tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa tiếng cười trong truyện.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản:
 1-Vật được khoe
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
? Những vật được hai anh đem khoe là gì?
-Một cái áo mới may
 Một con lợn
?Nhận xét về những vật đem khoe?
-Đều là những vật hết sức bình thường.
?Việc khoe những vật hết sức bình thường như thế này gây cười ở chỗ nào?
-Cười vì việc không bình thường:Khoe khoang những thứ hiếm , lạ đã là xấu, đây lại khoe những vật không đáng khoe.
?Qua sự việc này nhân dân ta muốn cười giễu tính xấu gì của con người.
-Phê phán tình khoe khoang, nhất là tính khoe của.
?Không chỉ cười vì vật đem khoe, chuyện còn gây cười ở chỗ nào nữa?
 Cách khoe của
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Anh có lợn khoe ctrong tình trạng nào?
-Đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn sổng
?Đó có phải là dịp thuận lợi để khoe của không?Vì sao?
-Không vì đang rất bận trong việc tìm lợn.
?Cách khoe lợn diễn ra như thế nào?
-Hỏi to:Bác có thấy con lợn cưới của tôi qua đây không?
?Câu hỏi này không bình thường ở chỗ nào?
?Vì sao anh có lợn cố tình nói thừa thông tin như vậy?
-Thừa chữ cười vì nó không liên quan gì đến việc tìm lợn.
-Anh ta vừa tìm lợn nhưng lại nhân cơ hội này để khoe lợn.
Anh có áo có cách khoe khác anh khoe lợn ở chỗ nào?
-Kiên trì đợi dịp
?Sự kiên trì ấy thể hiện qua những chi tiết nào?
-Mặc áo từ sáng đến chiều , đứng hóng ở cửa
-Không thấy ai khen thì bực tức.
?Cách đợi khoe ấy đáng cười ở chỗ nào?
-Thường thì người ta chỉ kiên trì khi làm những việc lớn, khó khăn. Không có ai lại kiên trì như vậy để khoe mỗi một chiếc áo.
?Không chỉ cười ở sự đợi khoe, trong hoàn cảnh khoe và cách khoe có gì đáng cưòi?
--Điệu bộ cố tình khoe:Giơ vạt áo ra
-Lời nói cụ thể: Từ lúc tôi mặc chiéc áo mới này.
-Hoàn cảnh khoe không hợp lí: Cần phải trả lời đúng thông tin của người hỏi.
?Nếu cần phải trả lời câu hỏi của anh khoe lợn, thông thường ta phải trả lời như thế nào?
-Không thấy con lợn cưới nào qua đây cả.
?Vậy anh có lợn đã trả lời như thế nào?
?Em hiểu ý đồ của anh khoe áo trong câu trả lời này là gì?
-Phủ định việc khoe lợn của anh kia
-Cố tình khoe ngay chiếc áo mới của mình 
ở đây có sự ăn miếng trả miếng, vì những kẻ hay khoe của thường hay đố kị nhau.
?Trong hai cách khoe của ấy, em thấy cách nào lố bịch đáng cười hơn?
-Cả hai
-Cách khoe của anh khoe áo lố bich hơn, đáng cười hơn vì anh ta đã dồn tâm sức vào một việc không nên làm.
 Hoạt động 4:Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
?Theo em truyện “Lợn cưới áo mới”được nhân dân sáng tác nhằm mục đích gì?
-Chế giễu loại người có tính hay khoe của, đó ... u cầu học sinh đọc kĩ lời phê. Tự sẳ bằng bút chì.
Hoạt động 2:GV nhận xét chung về ưu điểm và nhược điểm trong các bài làm của học sinh.
Lưu ý nhiều hơn đến các yếu tố đời thường trong nội dung câu chuyện, các tìm tòi, sáng tạo trong cách kể, lời kể.
+ Bố cục bài viết.
+Sử dụng ngôi kể 
+Cách kể, thứ tự kể 
+Sử dụng nhận hoá, so sánh.
Hoạt động 3:
GV chữa một số lỗi tiêu biểu, phổ biến, uốn nắn, điều chỉnh những tưởng tượng lệch lạc , không có căn cứ của học sinh.
Hoạt động 4:
Học sinh đọc bài văn , đoạn văn hay có sáng tạo riêng đáng ghi nhận, giáo viên và học sinh cùng nhận xét, bình giảng ngắn.
Hoạt động 5.
Giáo viên đọc một bài tham khảo sưu tầm trong sách báo của các cây bút chuyên nghiệp
Hoạt động 6:
Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
1-Học sinh tiếp tục chữa, hoàn chỉnh bài đã trả.
2-Chuẩn bị tiếp dàn ý cho một đề ở bài 13.
Ngày soạn : ....../11/200	Ngày dạy : ......./ /200
Tuần 17 Bài 15 + 16 tiết 65
Kết quả cần đạt:
*Nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, thấy được tính hấp dẫn của truyện là ở chỗ đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để làm rõ bản chất, tính cách nhân vật.
* Biết sửa một số lỗi chính tả do đặc điểm phát âm của địa phương
* Biết kể miệng( tập nói) một cách rõ ràng, tự nhiên, diễn cảm, phù hợp với nội dung câu chuyện và đủ to để cả lớp cùng nghe
thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
A-Kết quả cần đạt:
+ Giúp học sinh hiểu và cảm phục:
1-Phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của người thầy thuốc chân chính:lương y Phạm Bân:Cụ tổ bên ngoại của tác giả: Nguyên Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng.Đó là bậc lương y chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đã ddawth sinh mạng của đám dân đen, con đỏ(dân thường) lúc ốm đau lên trên tất cả.Người thầy thuốc chân chính trước hết cần có lòng nhân ái, khoan dung, có bản lĩnh kết hợp với chuyên môn tinh thông, sâu sắc.
2-Truyện – kí trung đại viết bằng chữ Hán , kể chuyện người thật việc thật một cách gọn gàng, chặt chẽ mang tính giáo huấn rấy đậm nhưng cũng có phẩm chất nghệ thuật một tác phẩm văn chương.
3-Rèn luyện kĩ năng tập kể chuyển sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã được đọc, được nghe.
B_Các bước lên lớp
1-ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài cũ
? Kể lại truyện “Mẹ hiền dạy con” với ngôi kể thứ nhất trong vai bà mẹ.
?Vì sao nói bà mẹ Mạnh Tử cũng là một bậc đại hiền?
?Nhờ đâu mà Mạnh Tử đã trở thành một bậc đại hiền, một vị đại Nho?
?Theo em tác giả viết truyện này nhằm mục đích gì?
?Nghệ thuật kẻ chuyện ở đây có gid đặc sắc?
?Các chi tiết, các sự việc trong truyện đóng vai trò như thế nào?
3-Giới thiệu bài mới:
4-Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Tìm hiểu tác giả Hồ Nguyên Trừng và hoàn cảnh sáng tác của truyện?
GV yêu cầu đọc chú thích * trong SGK, Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Nguyên Trừng?
?Nêu hoàn cảnh sáng tác của Nam Ông mộng lục?
-Hồ Nguyên TRừng(1374-1446), con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhừ Minh tới chức Thượng thư )tương đương như chức Bộ trưởng hiện nay) Ông qua đời trên đất Trung Quốc.Nam Ông mộng lục là tác phẩm của Hồ Nguyên TRừng viét trong thời gian ở đây.
-Nam Ông mộng lục( Nam Ông là tên hiệu –bút danh của tác giả) là tập truyện kí viết bằng chữ Hán , trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở TRung Quốc khi bị bắt
GV cùng 3 đến 4 học sinh đọc và kể lại truyện
Yêu cầu lời kể ngắn gọn, giọng kể, giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con.
GV có thể chia thành các đoạn nhỏ để cho học sinh đọc:
Đoạn 1: Từ đầu...được người đương thời trọng vọng
Đoạn 2:Tiếp...xứng đáng với lòng ta mong mỏi
Đoạn 3:Phần còn lại
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu trúc của tác phẩm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?Tác giả kể chuyện theo trình tự nào?Vì sao em biết?
?Có thể chia truyện thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn? 
Đoạn 1: Từ đầu...được người đương thời trọng vọng:Giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y.
Đoạn 2:Tiếp...xứng đáng với lòng ta mong mỏi:Một tình huống gay cấn mà qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất.
Đoạn 3:Phần còn lại: Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả, theo quan niệm truyền thống của dân tộc: ở hiền gặp lành.
? Theo em nội dung nào là quan trọng nhất?
Vì sao?
-Nội dung 2
-Không chỉ đây là phần dài nhất mà nội dung này tập trung kể về một tình huống căng thẳng làm nổi rõ tính cách cao đẹp của Thái y lệnh họ Phạm.
Hoạt động 3; Tìm hiểu nội dung văn bản
1-Công đức của Thái y lệnh họ phạm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?Nhân vật người thấy thuốc họ Phạm được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào về tiểu sử?
-Có nghề y gia truyền , là thầy thuốc trong coi việc chữa bệnh trong cung vua(Giữ chức: Thái y lệnh)
-Tiểu sử đó cho biết vị trí và vai trò gì của người thầy thuốc họ Phạm?
-Có địa vị xã hội.
-Là thầy thuốc giỏi.
? Nhưng người đương thời trọng vọng thầy thuốc họ Phạm còn vì lí do nào?
-Thương người nghèo; trị bệnh cứu sống được dân thường.
?Các chi tiết nào nói rõ việc nào?
-Đem hết của cải trong nhà bán để mua thuốc và gạo , cấp và chữa trị cho con bệnh tứ phương.
-“Cứu sống hơn ngàn người”
?Những việc như thế đã nói lên phẩm chất gì ở người thầy thuốc họ Phạm?
-Có tài trị bệnh, có đức thương người, không vụ lợi.
 2-Thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người bệnh nghèo
?Tấm lòng thầu thuốc giỏi bộc lộ rõ nhất trong tình huống nào?
-Cùng một lúc phải lựa chọn một trong hai việc: đi chữa con bệnh trọng cho dân hay vào cung khám bệnh theo lệnh vua.
?Thái y lệnh họ Phạm đã quyết định như thế nào?Vì sao ngài quyết định thế ?
-Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau.
-Vì biết mạng sống của con bệnh trọng trông cậy vào mình.
Làm như thế người thầy thuốc họ Phạm sẽ mắc tội gì với vua?
-Tội chết , như lời qua trung sứ:” Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng của mình chăng?”
?Em hiểu gì về người thầy thuốc họ Phạm qua câu nói của ông:”Tôi có mắc tội , cũng không biết làm thế nào.Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảng khắc, chằng biết trông cậy vào đâu.Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát.Tội tôi xin chịu”.
-Đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết.
-Trị bệnh vì người chứ không vì mình.
-Tin ở việc mình làm
-Không sợ quyền uy.
3-Hạnh phúc của Thái y lệnh họ Phạm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau, cách xử thế can đảm đó của người thầy thuốc họ Phạm đã dẫn đến kết quả gì?
-Người bệnh được cứu sống; vua mừng rỡ gọi là:”bậc lương y chân chính”
?Truyện kể, về sau nhiều con cháu họ Phạm đều thành lương y, được người đời khen:”Không để sa sút nghiệp nhà”
Em hiểu điều đó như thế nào? 
-Tài đức Thái y lệnh họ Phạm sống mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?Câu chuyện Thái y lệnh họ Phạm cho em hiểu gì về người thầy thuốc chân chính?
-Người có tài trị bệnh, có lòng nhân đức, có tái đức.
+Đức của người thầy thuốc là y đức.
Qua truyện này, em hiểu y đức của người thầy thuốc chân chính là gì?
-Trị bệnh vì người chứ không phải vì mình.
Y đức này có cần cho người thầy thuốc hôm nay không?
-Rất cần.
-Vì thời nào, thầy thuốc giỏi cũng cốt nhất ở tấm lòng.
?Em hiểu gì giá trị nghệ thuật của truyện:”Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
-Khai thác tình huống mâu thuẫn để làm nổi rõ tính cách nhân vật.
-Truyện dùng hình thức ghi chép người thật việc thật nên có hiệu quả giáo dục trực tiếp. 
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK?
Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
Hoạt động 5: hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:Nhan đề nguyên tác:Y thiện dụng tâm.
Có hai cách dịch:Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng và thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Cách dịc thứ nhất đúng nhưng chưa đày đủ, lại dễ gây hiểu lầm.Nếu thầy thuốc chỉ có tấm lòng mà không giỏi nghề thì lại có khi giết oan người bệnh vì lòng tốt cảu mình
-Dịch theo cách thứ hai là chú trọng đến y đức cùng với sự chú ý cả chuyên môn nghiệp vụ nữa.Người thầy thuốc chân chính phải là người thầy thuốc vừa giỏi nghề lại vừa nhân ái, vừa thẳm sâu y tài, vừa dồi dào y đức.
Bài 2: Kể lại truyện bằng ngội kể thứ nhất trong vai nhân vật Thái y lệnh Phạm Bân.
Ngày soạn : ....../11/200	Ngày dạy : ......./ /200
Tuần 17 Bài 15+16 tiết 66
ôn tập tiếng việt
A-Kết quả cần đạt:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong học kì 1, lớp 6.
+ Củng cố kĩ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn.
B_Thiết kế bài học:
I_Ôn luyện và luyện tập(20-25 phút)
1-Học sinh suy nghĩ và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ , nghĩa của từ , phân loại từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ trong SGK?
GV tổng kết lại theo 5 sơ đồ tren một cách ngắc gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
2-Luyện tập:
a-Cho 3 từ sau:Nhân dân, lấp lánh, vài.
-Phân loại các từ trên theo các sơ dồ phân loại 1,3,5.
Mẫu ví dụ:
-Thuỷ Tinh:Từ ghép, từ Mượn, danh từ.
b-Có bạn học sinh phân loại các cụm danh từ, động từ và cụm tính từ như sau:... Bạn ấy sai hay đúng? Nếu sai thì sửa giúp bạn?
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
những bàn chân
đổi tiền nhanh
buồn nẫu ruột
cười như nắc nẻ
xanh biếc màu xanh
trận mưa rào
đồng không mông quạnh
tay làm hàm nhai
xanh vỏ đỏ lòng
c-Phát triển cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ thành câu?
-Đánh nhan, diệt gọn...
-Xanh biếc màu xanh...
-Những dòng sông ngày ấy...
 đ- Viết chính tả một đoạn văn sau(Chú ý các phụ âm thường mắc lỗi):
Ngày mùa quê em thật rộn ràng, nô nức và khẩn trương.Từ sáng tinh mơ, bà con nông dân, nhà nào nhà nấy, vợ chồng con cái tấp nập ra đồng.TRên cánh đồng lúa chín vàng suộm, tiếng liềm, hái đưa xoèn xoẹt.Hành hàng nón trắng lấp lánh.Bên bờ mương, mấy chiếc máy tuốt chạy hết công suất.Thóc chảy rào rào, rơm bay phùn phụt.Cậu Chín điều khiểm máy, mặt mũi đỏ văng, mồ hôi nhễ nhại, luôn tay bón lúa vào miệng máy.Mùi thơm của rơm . của lúa nồng nàn.
Vụ này làng em lại được mùa to.

Tài liệu đính kèm:

  • docV6(4).doc