Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thanh Yên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thanh Yên

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về: cấu tạo từ, từ mượn, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, danh từ, cụm danh từ.

 - Luyện cách dùng từ, đặt câu chính xác trong văn nói, viết

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kieán thöùc:

 - Cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;

 - Danh từ chung, danh từ riêng, quy tắc viết hoa danh từ riêng, mô hình cum danh từ;

  - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa, cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết từ nhiều nghĩa; từ mượn; lỗi dùng từ không đúng nghĩa; nhận biết danh từ chung v danh từ ring; cụm danh từ.

 - Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ, vận dụng kiến thức đ học lm một số bi tập. - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.

 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thanh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 24/10/2011	 TUẦN 12
ND: 31/10/2011	 	 TIẾT 45	 
 Văn bản:
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
 (Truyện cổ tích)
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay , Tai, Mắt ,Miệng.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 - Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay , Tai, Mắt ,Miệng.
 - Nét đặc sắc của truyện:cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
 2/ Kĩ năng: 
 - Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
 - Phân tích, hiểu ý của truyện.
 - Kể lại được truyện.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoaït ñoäng 1: Khôûi ñoäng
* Ổn định lớp.
Ổn định nề nếp – sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu thành ngữ “Thầy bói xem voi”?
Qua các truyện ngụ ngôn đã học, em rút ra bài học gì?
- Báo cáo sĩ số.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoaït ñoäng 2: Ñoïc- hieåu vaên baûn.
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Đọc mẫu một đoạn -> gọi HS đọc – nhận xét .
- Yêu cầu HS tìm hiểu một số từ khó chú thích dấu sao SGK.
Hỏi: Hãy tìm bố cục văn bản?
- Nghe.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đọc chú thích SGK.
- Ba phần:
+ Nguyên nhân.
+ Hành động và kết quả.
+ Bài học.
I. Tìm hieåu chung: 
 - Thể loại:ngụ ngôn.
 - Đề tài của truyện: mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
Hoaït ñoäng 3: Phaân tích
Hỏi: Em hãy tóm tắt các sự việc chính của truyện?
Hỏi: Trước khi quyết định chống lại lão miệng, các thành viên: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sống với nhau như thế nào?
Hỏi: Vì sao cô Mắt, cậu Chân , cậu Tay, bác Tai so bì với lão miệng?
- Yêu cầu HS xem lại đoạn “Cô Mắt .kéo nhau về”.
Hỏi: Sau khi bàn bạc thống nhất, họ đến nhà lão Miệng với thái độ như thế nào? Họ nói gì với lão Miệng?
Hỏi: Hậu quả của việc làm nóng vội của Chân, Tay, Tai, Mắt là gì?
Hỏi: Việc làm ấy có ý nghĩa như thế nào?
- GV nhận xét và liên hệ câu nói của Bác Hồ: “Đoàn kết ”.
 Hỏi: Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì ?
Hỏi: Sau khi hiểu tầm quan trọng của lão Miệng, họ quyết định như thế nào?
Hỏi: Nghệ thuật được sử dụng trong truyện trên là gì?
Cho HS xem tranh và phát hiện hình ảnh trong tranh.
Hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện là gì?
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Sống thân thiện, đoàn kết trong một cơ thể.
- Cho rằng lão Miệng sung sướng.
- Đọc thầm.
- Tức giận uất ức -> “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi lão nữa”
+ Chân, Tay: không hoạt động.
 + Mắt: lờ đờ.
 + Tai: ù.
 + Miệng nhợt nhạt.
- Tự hại chính mình 
-Không hợp lí vì nhờ Miệng mà các bộ phận mới khoẻ mạnh.
-Trả lời
-Ẩn dụ.
- Xem tranh.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II.Phân tích:
1.Nội dung:
 - Sự việc chính của truyện : Chân, Tay , Tai, Mắt bình đẳng trong việc hưởng thụ với miệng. Kết quả là họ phải chịu hậu quả của việc Miệng không được ăn: chẳng những Miệng nhợt nhạt, hai hàm khô cứng mà cả Chân, Tay , Tai, Mắt cũng không cất mình lên được.
 - Bài học rút ra từ truyện:
 + Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình.
 + Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ vừa tác động đến tập thể.
2.Nghệ thuật:
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
3.Ý nghĩa :
Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Hoaït ñoäng 4: Luyeän taäp
-Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên các truyện ngụ ngôn đã học.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
III.Luyện tập:
 - Truyện ngụ ngôn: Là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
 - Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. 
Hoaït ñoäng 5: Toång keát
Hỏi: Từ bài học, em có suy nghĩ gì về tình đoàn kết?
- Hướng dẫn tự học:
 + Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc;
 + Chuẩn bị: Kiểm tra tiếng Việt
 Học bài và làm bài tập các tiết tiếng Việt: 
 . Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt;
 . Từ mượn;
 . Nghĩa của từ;
 . Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
 . Chữa lỗi dùng từ;
 . Danh từ và cụm danh từ.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK.
NS: 25/10/2011	 TUẦN 12
ND: 31/10/2011	 	 TIẾT 46	 
Phần tiếng Việt
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về: cấu tạo từ, từ mượn, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, danh từ, cụm danh từ.
 - Luyện cách dùng từ, đặt câu chính xác trong văn nói, viết
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kieán thöùc:
 - Cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
 - Danh từ chung, danh từ riêng, quy tắc viết hoa danh từ riêng, mô hình cum danh từ;
 - Loãi do duøng töø khoâng ñuùng nghóa, caùch chöõa loãi do duøng töø khoâng ñuùng nghóa.
 2. Kó naêng:
 - Nhaän bieát töø nhiều nghĩa; từ mượn; lỗi duøng từ khoâng ñuùng nghóa; nhận biết danh từ chung và danh từ riêng; cụm danh từ.
 - Duøng töø chính xaùc, traùnh loãi veà nghóa cuûa töø, vận dụng kiến thức đã học làm một số bài tập.
 - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài
III – HÌNH THỨC:
 - Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài tại lớp 45 phút.
III – MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA:
 Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
Từ và cấu tạo tạo từ của tiếng Việt
Số câu
Số điểm... 
Tỉ lệ %
Khái niệm 
 Số câu:1
 Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Từ mượn
Số câu
Số điểm...
 Tỉ lệ %
Số câu: 01
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 01
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Sđ : 1đ
Tỉ lệ: 10%
Nghĩa của từ
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 01
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 01
Sđ: 0,5đ
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Chữa lỗi dùng từ
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 01
Sđ: 0,5đ
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Sđ: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Danh từ và cụm danh từ.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 02
Sđ: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Sđ: 4đ
Tỉ lệ:40%
Số câu: 01
Sđ: 2đ
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 5
Sđ: 6đ
Tỉ lệ: 70 %
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2đ
Tỉ lệ: 20 %
Số câu : 6
Số điểm: 6đ
Tỉ lệ: 60 %
Số câu :1
Số điểm: 2đ
20 %
Số câu:11
S.điểm:10
=100 %
ĐỀ: 
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm): 
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
 Câu 1: Từ là gì?
 	 A. Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất B.Tiếng
 C. Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu D. Là bộ phận của tiếng
 Câu 2: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng nước nào?
A. Tiếng Nga 	 B. Tiếng Anh
C. Tiếng Pháp 	 D. Tiếng Hán.
 Câu 3: Nghĩa của từ “học tập” là ?
A. Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
B. Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.	
C. Tìm tòi, hỏi han để học tập.	
 Câu 4 : Trong câu:
 “Tổ quốc tôi như một con tàu
 Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau”
 Từ “Mũi” được dùng với nghĩa nào sau đây?
	A. Nghĩa gốc.
	B. Nghĩa chuyển.
	C. Cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
 Câu 5 : Trong các từ sau, từ nào là từ mượn?
A. Mảng xà.	 	 	 B. Cha mẹ. 
C. Anh em. 	 	 D. Đất nước.
 Câu 6: Tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt được viết hoa như thế nào?
A. Viết hoa toàn bộ chữ cái của mỗi tiếng.	 
B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành.
 Câu 7: Điền từ thích hợp vào câu sau : 
“ Mặc dù còn một số....................., nhưng so với năm học cũ, lớp 6/3 đã tiến bộ vượt bậc.”
 A. Yếu điểm. 	 B. Điểm yếu. 
 Câu 8: Tổ hợp từ nào sau đây là cụm danh từ?
 A. Một thúng gạo nếp 	 B. đang vẽ tranh
 C. khóc nhè 	 D. cười nói líu lo	
B Tự luận:(6 điểm)
 Câu 9 (2 điểm): Cho danh từ “học sinh” 
Phát triển danh từ trên thành một cụm danh từ.
Đặt câu: Danh từ “học sinh” làm vị ngữ.
 Câu 10 (2 điểm): Xác định và ghi ra giấy: Cụm danh từ trong câu sau:
“ Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng lên nhà vua”
 Câu 11 (2 điểm): Điền cụm danh từ: “Một cái giếng nọ” vào mô hình cụm danh từ đã học
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
B
A
B
B
A
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
 a) Những học sinh ấy
Nam là học sinh chăm ngoan.
Câu 2:
 - Một người nông dân,
 - Một viên ngọc quý.
Câu 3: Mô hình cụm danh từ
PHẦN TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
PHẦN SAU
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Một
cái
giếng
nọ
IV –HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 Hoạt động 1 : Khởi động.
 - Ổn định nề nếp – sĩ số.
 	+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 	+ Nêu mục tiêu bài viết.
 Hoạt động 2: Phát đề.
 *Hướng dẫn: HS đọc kĩ đề, suy nghĩ cẩn thận, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
 * Quan sát: nhắc nhỡ học sinh chưa nghiêm túc.
 Hoạt động 3: Thu bài. 
 GV thu bài và kiểm tra số bài trên tổng số học sinh. 
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
 - Nhận xét tiết kiểm tra, động viên, khích lệ học sinh học tập.
 - Hướng dẫn tự học : Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 2. 
Tìm hiểu:
+ Lập dàn bài: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
+ Tham khảo các dàn bài SGK
+ Đọc bài viết số 2, phát hiện lỗi và sửa lỗi.
NS: 26/10/2011	 TUẦN 12
ND: 01/11/2011	 	 TIẾT 47
Tập làm văn
	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 -
Văn kể chuyện 
= a= a = a = a= a=a= a=a= a=
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
- Nhận rõ ưu- khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Qua đó củng cố thêm một bước về văn kể chuyện.
 - Rèn kĩ năng hình thành dàn ý bài văn tự sự. Cách dùng từ, đặt câu, sữa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
II – CHUẨN BỊ: 
 1/ Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bài viết số 2 đã có nhận xét đánh giá chung về ưu- khuyết điểm.
 2/ Học sinh: Lập dàn bài trước ở nhà, tự nhận thức về ưu- khuyết điểm qua bài viết của mình.
 III–TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 3/ Bài mới: Chép lại đề lên bảng.
Đề: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Đáp án: 
	 * Hình thức: 
 - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, viết đúng chính tả (0,5 điểm);
 - Bố cục rõ ràng, lời văn diễn đạt mạch lạc (0,5 điểm).
 - Lời văn kể chuyện trong sáng, hấp dẫn; Ngôi kể phù hợp (1 điểm).
 * Nội dung: 
 - Mở bài: Giới thiệu được người thầy (cô) giáo em quý mến (2 điểm).
 - Thân bài:
 + Hiền hoà, vui vẻ, hòa đồng, yêu quý học sinh, (1 điểm);
 + Nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ giúp đỡ, động viên học sinh. (1 điểm);
 + Làm việc khoa học, đi đầu trong các hoạt động của nhà trường, giúp đỡ đồng nghiệp, được đồng nghiệp và học sinh yêu quý. (1 điểm);
 + Sở thích, thói quen của thầy (cô) giáo. (1 điểm);
 - Kết bài: Thể hiện tình cảm của em giành cho thầy (cô) giáo và ước mơ của em sau này như thế nào? (2 điểm).
 4/ Nhận xét, đánh giá:
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT SỐ 2
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI(9-10)
KHÁ(7-8)
T. BÌNH(5-6)
YẾU(3-4)
KÉM(0-1-2)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/1
6/2
6/3
TỔNG CỘNG
	4.1 Ưu điểm:
	4.2 Khuyết điểm:
	4. 3 Biện pháp khắc phục:
5/ Tự học có hướng dẫn:
 - Về nhà xem lại các kiến thức đã học nhằm khắc sâu thêm tri thức về văn tự sự.
 - Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường trang 119-123 SGK Ngữ văn 6 tập 1.
+ Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi.
+ Đọc các bài tham khảo và nêu nhận xét theo yêu cầu sau mỗi bài tham khảo.
NS: 28/10/2011	 TUẦN 12
ND: 01/11/2011	 	 TIẾT 48
Tập làm văn
	 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
= a= a = a = a= a=a= a=a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu được các yêu cầu của bài làm tự sự. Thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự.
 - Nhận thức được về văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
 - Thực hành lập dàn ý.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
 - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
 2/ Kĩ năng: 
 Làm một bài văn kể chuyện đời thường.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
* Ổn định lớp.
 Ổn định nề nếp – sĩ số.
* Kiểm tra
 Kiểm tra sự chuẩn bị HS.
* Bài mới.
 Nêu tầm quan trọng của việc kể chuyện đời thường -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sĩ số.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: Củng cố - Hình thành kiến thức
- Gọi HS đọc các đề ở SGK (7 đề).
 Hỏi: Các đề trên yêu cầu chúng ta kể về điều gì?
-> Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
 Hỏi: Khi kể về những đề trên chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi HS nhận xét -> GV chốt lại.
Hỏi: Theo em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?
 Cho HS thảo luận.
- Gọi HS trình bày -> chốt lại.
Hỏi: Em hãy tìm một hoặc hai đề văn tự sự cùng loại?
- Nhận xét-> cho HS ghi vào vở.
- Gọi HS đọc đề và bài tham khảo “Kể chuyện về ông hay bà của em” 
 Hỏi: Bài làm trên có sát với đề không? Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Cá nhân đọc đề.
- Trả lời : kể về người thật, việc thật.
- Nhân vật và sư việc phải chân thực, không bịa đặt.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS tìm đề.
- Nghe – ghi .
- HS đọc.
- Sát- các sự việc kể trong bài có xoay quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.
1. Kể chuyện đời thường: 
Là kể về những câu chuyện hằng ngày, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Nhân vật và sư việc phải chân thực, không bịa đặt. 
Hoaït ñoäng 3: Lập dàn ý
- Gọi HS đọc đề đ (SGK trang 119).
- Chia nhóm cho HS lập dàn bài .
- GV gọi HS trình bày dàn bài của nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc.
- Thảo luận nhóm -> lập dàn bài.
- Trình bày.
- Chú ý nghe
2 Lập dàn ý:
Đề: Kể về những đổi mới ở quê em ( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng)
* Mở bài: Giới thiệu quê em đổi mới.
 * Thân bài: 
 - Làng trước kia nghèo, buồn, lặng lẽ.
 - Làng hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:
 + Những con đường, những ngôi nhà mới.
 + Trường học, trạm xá, uỷ ban, câu lạc bộ, sân bóng
 + Điện đài, tivi, xe máy, vi tính .
 + Nề nếp làm ăn, sinh hoạt 
* Kết bài: Làng trong tương lai.
Hoạt động 4: Tổng kết
 - GV gọi HS đọc 2 bài văn tham khảo (SGK trang 122, 123).
 - Viết hoàn chỉnh bài văn: Kể về những đổi mới ở quê em
 - Yêu cầu HS về nhà:
 + Tập kể chuyện đời thường theo các đề trong sách giáo khoa và tự chọn chủ đề về cuộc sống hàng ngày ở gia đình em để kể.
 + Chuẩn bị: Bài viết số 3 . Xem lại 7 đề trong sách giáo khoa trang 119 theo các bước : tìm hiểu đề, tìm ý , lập dàn bài cho từng đề.
 - Xem lại các kiến thức về văn bản tự sự để chuẩn bị tốt bài viết số 3.
- Đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu GV
3. Tổng kết:
Nhắc lại các kiến thức văn bản tự sự.
 DUYEÄT TUAÀN 12
Ngaøy . . . thaùng 11 naêm 2011
Toå tröôûng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 Tuan 11 Chuan PPCT moi.doc