Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Tiết 46. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu cần đạt:

 HS nắm được khái niệm về Danh từ. Hiểu được các loại Danh từ, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tế trong quá trình tạo lập văn bản.

B. Trên lớp.

 * Ổn định lớp.

 * Đề bài:

 A. Trắc nghiệm : ( 3 đ) :

Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn ý đúng nhất :

Cho đoạn văn sau : “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn . Vua, hoàng hậu, công chúa , hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi” .

 ( Cây bút thần )

Câu 1 : Đoạn văn trên có mấy danh từ chỉ đơn vị ?

A. 1 danh từ B. 2 danh từ

C. 3 danh từ D.4 danh từ

Câu 2 : Câu “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn”. Có mấy cụm danh từ?

A. 1 cụm B. 2 cụm

 C. 3 cụm D. 4 cụm .

Câu 3 : Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì ?

A. Tiếng B. Từ

C. Ngữ D. Câu

Câu4 : Trong các câu sau, từ “ ăn” ở câu nào được dùng với nghĩa gốc ?

A. Mặt hàng này đang ăn khách C. Cả nhà đang ăn cơm.

B. Hai chiếc tàu đang ăn than D. Chị ấy rất ăn ảnh .

Câu 5 : Danh từ có thể kết hợp được ở trước nó với những từ :

A. Chỉ số lượng C. Chỉ quan hệ thời gian, thể thức .

 

doc 6 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
.	Tiết 45: Văn bản: chân, tay, tai, măt, miệng.
 (Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS hiểu được:
	- Nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
	- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
B. Chuẩn bị: 	- GV:Giáo án, tài liệu liên quan đén bài học, sưu tầm một số văn bản tương tự.
	- HS: Đọc, tìm hiểu chú thích và trả lời câu hỏi SGK.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiển tra HS chuẩn bị ở nhà.
	- H: Kể và nêu ý nghĩa bài hoch của truyện “Thầy bói xem voi” và “ Đeo ngạc cho mèo”
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc.
HS: Kể lại văn bản.
HS: Nêu bố cục văn bản.
HS: Đọc đoạn đầu.
H: Qua lời giới thiệu, em thấy cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau như thế nào?
H: Vì sao họ lại so bì với lão Miệng? So bì việc gì?
H: Lí do mà họ đưa ra nghe có vẻ hợp lí nhưng xét kĩ ra em thấy ntn?
GV: Rõ ràng chỉ nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận ấy thì 4 nhân vật đó phảI phục vụ cho Miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả.
H:Em thấy cách nhận xét sự việc như thế có đúng không?
H: Sau khi không làm việc cho Miệng ăn thì cả bọn ntn?
HS: Kể lại.
H: Truyện mượn các bộ phận trên cơ thể con người để nói về việc (chuyện) con người, ví như cơ thể con người như một tổ chức, cộng đồng mà mỗi nhân vật là một cá nhân trong tổ chức đó. Từ mỗi quan hệ này truyện khuyên nhủ, răn dạy ta bài học gì?
HS: Tự rút ra nội dung như phần ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập.
I/. Tiếp xúc văn bản.
- Đọc và tìm hiểu chú thích.ư
- Kể.
- Bố cục.
II/. Tìm hiểu văn bản.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậy Tay, bác Tai, lão Miệng lúc đầu sống với nhau rất hòa thuận.
- Họ so bì với lão Miệng vì họ thấy rằng “họ phải làm việc vất mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.
- Chỉ nhìn thấy vẻ ngoài của miệng mà chưa thấy sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôI dưỡng, khỏe mạnh.
* ý nghĩa, bài học của truyện.
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời cộng đồng.
- Khuyên con người hãy vì mọi người và mọi người vì mỗi người.
* Ghi nhớ (SGK).
III/. Luyện tập.
 HS tự làm.
 GV nhận xét.
	* Củng cố: GV hệ thống nội dung bài học.
	* Dặn dó: HS chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt (T. 46).
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
..
..
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
Tiết 46. kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS nắm được khái niệm về Danh từ. Hiểu được các loại Danh từ, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tế trong quá trình tạo lập văn bản.
B. Trên lớp.
	* ổn định lớp.
	* Đề bài:
	A. Trắc nghiệm : ( 3 đ) : 
Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn ý đúng nhất : 
Cho đoạn văn sau : “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn . Vua, hoàng hậu, công chúa , hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi” . 
 ( Cây bút thần )
Câu 1 : Đoạn văn trên có mấy danh từ chỉ đơn vị ? 
a. 1 danh từ 	b. 2 danh từ 	
c. 3 danh từ 	d.4 danh từ 
Câu 2 : Câu “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn”. Có mấy cụm danh từ? 
a. 1 cụm 	b. 2 cụm	
	c. 3 cụm	d. 4 cụm . 
Câu 3 : Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì ?
a. Tiếng 	b. Từ 	
c. Ngữ 	d. Câu 
Câu4 : Trong các câu sau, từ “ ăn” ở câu nào được dùng với nghĩa gốc ? 
a. Mặt hàng này đang ăn khách	c. Cả nhà đang ăn cơm. 
b. Hai chiếc tàu đang ăn than	d. Chị ấy rất ăn ảnh . 
Câu 5 : Danh từ có thể kết hợp được ở trước nó với những từ : 
a. Chỉ số lượng	 c. Chỉ quan hệ thời gian, thể thức . 
b. Chỉ mức độ	d. Chỉ sự khẳng định, phủ định . 
Câu 6 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phù hợp với nghĩa : 
.. trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên . 
a. Đề bạt 	b. Đề cử 	c. Đề bạt 	d. Đề xuất . 
B/ Tự luận : ( 7 đ) 
Câu 1 ( 2 đ) : Thế nào là từ tiếng Việt? Trình bày cấu tạo của từ tiếng Việt? 
Câu 2 ( 5 đ) : Viết đoạn văn từ 7 -> 10 câu trong đó có dùng danh từ ( hãy gạch chân dưới danh từ ) ?
Đáp án đề 2:
A/ Trắc nghiệm : (3 đ) : Học sinh trả lời đúng mỗi câu ( 0,5 đ) 
 1.c 	3. a	5.a	 
 2.c	4. b	6.d	 
B/ Tự luận ( 7 đ) :
Câu 1 : ( 2 đ) : - HS trả lời SGK : 1 đ 
 - HS trả lời đúng cấu tạo của từ tiếng Việt : 1 đ
Câu 2 : ( 5 đ) : - HS viết được đoạn văn từ 7 đến 10 câu , diễn đạt lưu loát, mạch lạc . ( 2 đ) . 
 - HS gạch đúng các cụm danh từ ( 3 đ) . 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
..
..
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
Tiết 47: trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS biết tự đánh giá bài TLV của mình theo các yêu cầu đã nêu trong SGK.
	HS tự sửa các lỗi trong bài văn của mình và rút kinh nghiệm.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Chấm và chữa bài làm của HS.
	HS: Đọc lại đề và xây dựng dàn bài.
C. Các hoạt động dạy và học:
	* ổn định lớp.
	* Bài học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1.
GV: Quan sát, nhắc nhở hs.
GV: Nhận xét bài làm của hs theo yêu cầu đã nghe.
Bước 2.
GV: Trả bài cho hs.
Bước 3.
GV: Đưa ra các lỗi: ở nhiều bài viết viêch mắc lỗi vẫn còn nhiều, kể cả những lỗi cơ bản: chữ viết sơ sài, sai lỗi chính tả, dùng từ.
Một số lỗi về ngữ pháp câu không rõ ràng, liên kết , mạch lạc trong văn bản chưa đượ tốt.
Nhiều bài viết bố cục chưa hợp lí vv
Bước 4.
GV: Tổng kết giờ trả bài.
HS: Đọc và đối chiếu các yêu cầu trong SGK
HS: Nghe.
HS: Đọc và đối chiêuú với yêu cầu.
Nhận ra lỗi và so sánh với dàn bài chuẩn bị ở nhà.
HS: 
+Nhận biết các lỗi mắc phải.
+ Tự sửa lỗi.
+ Mốt số em lên bảng sửa
HS: Quan sát trong bài làm.
	* Củng cố: GV: Khái quát nội dung bài học. Nhắc lại những yêu cầu khi làm bài văn tự sự theo kiểu bài đã cho.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự – kể chuyện đời thường.
`	* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
..
..
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011 
Tiết 48: Luyện tập 
xây dựng bài tự sự – kể chuyện đời thường
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
	- Hiểu được các yêu cầu của bài văn TS, thấy rõ hơn vai trò, đặc điển của bài văn TS, sử dụng những lỗi chính tả phổ biến qua phần trả bài.
	- Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý và lập dàn bài.
	- Thực hành lập dàn bài.
B. Chuẩn bị:
	GV: Giáo án, xây dựng dàn bài một số đề văn.
	HS: Soạn bài theo yêu cầu trong SGK.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra hs chuẩn bị ở nhà.
	- H: Nêu lại cách làm một bài văn tự sự?
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Đọc các đề văn trong SGK.
H: Phạm vi, yêu cầu của đề ntn? 
HS: Phát biểu; GV: Định hướng.
HS: Mỗi em làm ra giấy một đề bài,
GV: Thu và nhận xét trước lớp.
GV: Chép đề “kể chuỵen về ông (hay bà) của em” lên bảng.
H: Đề yêu cầu làm việc gì?
HS: Phát biểu.
HS: Đọc tham khảo trong SGK.
HS: Xây dựng dàn bài.
H: Phần mở bài có nhiệm vụ gì?
H: Phần than bài có 2 ý lớn: “ý thích của ông” và “ông yêu các cháu” đã đủ chưa? Em nào có đề xuất ý gì khác? Nhắc tới người thân mà nhắc ý thích của người đó có thích hợp không? (có). ý thích mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không?
H: Kết bài ntn?
HS: Nhận xét chung về dàn ý của bài tự sự. 
HS: Đọc bài tham khảo.
H: Bài làm có sát vơI đề không?
H: Các sự việc xoay quanh chủ đề yeu hoa, yêu cháu không?
H: Bài làm đã nêu được các chi tiết gì đánh chú ý về ông?
H: Những chi tiết đó vẽ ra một người già có tính khí riêng không? (có). Vì sao em nhận ra là người già? (ít ngủ, yêu các cháu)
H: Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý?
H: Kể về một nhân vật cần chua ý những gì?
H: Cách mở bài đã giới thiệu người ông ntn?
GV: Giới thiệu kháI quát về ông.
HS: Làm theo yêu cầu.
VD: Đề “kể về người ban mới quen của em”
HS: Làm ra giấy.
GV: Thu và nhận xét.
HS: Đọc 2 bài tham khảo.
1). Các đề bài (SGK).
* HS: Ra đề.
2). Theo dõi cách làm một số đề văn tự sự:
a) Tìm hiểu đề: Đề yêu cầu kể chuyện đời thường người thạt, việc thật. Yêu cầu kể về ông (hay bà) của em nên kể sự việc thể hiện được tình cảm, phẩm chất của ông, biểu lộ tình cảm yêu mếm, kính trọng ông.
b) Phương hướng làm bài.
c) Dàn bài.
* MB: giới thiệu chung về ông.
* TB: 
+ ý thích của ông.
+ Ông yêu các cháu.
* KB: tình cảm, ý nghĩ của em về ông.
3). Bài làm tham khảo (SGK).
Nhận xét:
+ Bài làm sát với đề bài.
+ Các SV xoay quanh chủ đề yêu hoa, yêu cháu.
+ Bài nêu được chi tiết đáng chú ý về người ông:
 - Yêu hoa.
 - Yêu cháu: chăm sóc góc học tập, kể chuyện cổ tích, ít ngủ do tuổi già.
+ Kể về nhân vật phảI kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ., có ý nghĩa.
+ MB đã giới thiệu kháI quát chung về người ông: về hưu, tuổi cao, tóc bạc, rất hiền.
-> chưa cụ thể.
4) Lập dàn ý cho đề văn tự sự trong số các đề trên hoặc viết một bài về người ông của em.
	* Củng cố: GV khái quát nội dung bài học,
	* Dặn dó: HS chuẩn bị cho bài viết TLV số 3.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy. .
..
..
.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc